ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh không thể chữa khỏi và đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là đái tháo đường týp 2 xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng đang trong tuổi lao động, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, thậm chí ngay cả trẻ em tuổi dậy thì, nhất là ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng không chỉ cho mỗi cá nhân, gia đình người bệnh, mà còn làm tăng đáng kể gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội của chúng ta trước mắt cũng như lâu dài [1], [3]. Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) những biến chứng của bệnh thường rất phổ biến, xuất hiện ở khoảng 50% số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh có thể gặp như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, tắc đoạn chi, suy thận và mù mắt. Đó cũng là những nguyên nhân thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [7]. Việt Nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực đang có những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà còn cả về các lĩnh vực môi trường, hình thái bệnh tật…, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong 10 năm qua đang có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên những số liệu về bệnh đái tháo đường cũng mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn, những số liệu về bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh còn rất khiêm tốn. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập do chưa đánh giá hết được tình hình bệnh tật. Dự phòng đái tháo đường còn nhiều điểm chưa đúng, điều này thậm chí có cả nhân viên y tế [7]. Chính những lý do đó mà bệnh đái tháo đường thường được phát hiện muộn. Câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác y tế dự phòng là làm thế nào để mọi người dân có được những kiến thức cơ bản về bệnh và có nhận thức đúng trong việc thực hành phòng và điều trị. Nó không chỉ góp phần làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh mà còn chủ động làm chậm sự tiến triển các biến chứng của bệnh. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau đây: 1. Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường và một số yếu tố liên quan. 2. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị bệnh đái tháo đường của người dân trưởng thành xã Hương Long - Thành phố Huế.
ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh không thể chữa khỏi và đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là đái tháo đường týp 2 xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng đang trong tuổi lao động, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, thậm chí ngay cả trẻ em tuổi dậy thì, nhất là ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng không chỉ cho mỗi cá nhân, gia đình người bệnh, mà còn làm tăng đáng kể gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội của chúng ta trước mắt cũng như lâu dài [1], [3]. Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) những biến chứng của bệnh thường rất phổ biến, xuất hiện ở khoảng 50% số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh có thể gặp như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, tắc đoạn chi, suy thận và mù mắt. Đó cũng là những nguyên nhân thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [7]. Việt Nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực đang có những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà còn cả về các lĩnh vực môi trường, hình thái bệnh tật…, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong 10 năm qua đang có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên những số liệu về bệnh đái tháo đường cũng mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn, những số liệu về bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh còn rất khiêm tốn. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập do chưa đánh giá hết được tình hình bệnh tật. Dự phòng đái tháo đường còn nhiều điểm chưa đúng, điều này thậm chí có cả nhân viên y tế [7]. Chính những lý do đó mà bệnh đái tháo đường thường được phát hiện muộn. Câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác y tế dự phòng là làm thế 1 nào để mọi người dân có được những kiến thức cơ bản về bệnh và có nhận thức đúng trong việc thực hành phòng và điều trị. Nó không chỉ góp phần làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh mà còn chủ động làm chậm sự tiến triển các biến chứng của bệnh. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau đây: 1. Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường và một số yếu tố liên quan. 2. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị bệnh đái tháo đường của người dân trưởng thành xã Hương Long - Thành phố Huế. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Theo các nhà dân số học người từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ được coi là người trưởng thành [24]. Sức khỏe của người trưởng thành ở độ tuổi lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 3 tỷ người ở độ tuổi lao động, nhờ lực lượng này đã duy trì được nền kinh tế, cơ sở vật chất của xã hội và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống cho các gia đình và cá nhân . Có một đội ngũ lao động khỏe mạnh, có kiến thức là điều kiện tiên quyết để xóa bỏ sự đói nghèo [24]. 1.2. LỊCH SỬ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [7], [11], [17] Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được mô tả lần đầu tiên vào thời cổ Ai Cập, 1552 trước công nguyên. Xét nghiệm đường niệu ra đời vào đầu thế kỷ XIX. Bouhchardat, một bác sĩ người Pháp có lẽ là người đầu tiên nhận xét và công bố về tính đa dạng của bệnh cảnh lâm sàng và trong bản chuyên luận xuất bản năm 1875 đã đưa ra danh từ “ĐTĐ gầy” và “ĐTĐ mập” để phân biệt hai thể bệnh chính của ĐTĐ và xem ĐTĐ như là một hội chứng hơn là một bệnh. Hims Worth phân biệt “ĐTĐ đề kháng với insulin” và “ĐTĐ nhạy cảm với insulin” vào năm 1936. Năm 1976 Gudworth đưa ra danh từ “ĐTĐ týp 1” và “ĐTĐ týp 2”. Năm 1985 bảng phân loại của TCYTTG đưa ra từ “ĐTĐ phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “ĐTĐ týp 1” và “ĐTĐ không phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “ĐTĐ týp 2”. 3 Năm 1997 hiệp hội ĐTĐ Mỹ lại đề nghị thống nhất dùng từ “ĐTĐ týp1” và “ĐTĐ týp 2”. Năm 1921 Frederich G.Banting và Charles H. Best tìm ra được insulin và đưa vào điều trị. Thuốc hạ đường huyết được sử dụng vào năm 1955. Năm 1983 insulin sinh tổng hợp giống insulin người đầu tiên ra đời. 1.3. ĐỊNH NGHĨA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Theo TCYTTG (1999): “ĐTĐ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết về tác dụng của insulin hoặc cả hai”. Năm 2002 TCYTTG định nghĩa: “ĐTĐ là một bệnh mạn tính do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh” [21], [22]. Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [7], [11], [21], [22]. 1.4. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Bệnh ĐTĐ được phân thành 4 nhóm chính: 1.4.1. ĐTĐ týp 1 1.4.1.1. ĐTĐ tự miễn dịch và vô căn ĐTĐ týp 1 đặc trưng bởi sự hủy hoại tế bào beta của đảo Langerhans tụy (tự miễn dịch hoặc vô căn) và thiếu hụt gần như tuyệt đối insulin, vì thế dễ bị nhiễm toan ceton nếu không được điều trị. 4 1.4.1.2. ĐTĐ thể LADA (Theo Diabetes 12.2005) Gặp >10% ở người >35 tuổi, 25% ở người <35 tuổi [22]. 1.4.1.3. Đái tháo đường týp 1 vô căn 1.4.2. ĐTĐ týp 2 (còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin) Đây là týp thường gặp nhất, chiếm 85-90% số bệnh nhân mắc ĐTĐ. Đặc trưng bởi rối loạn hoạt động hay tiết insulin [22]. 1.4.3. Các týp đặc biệt khác bao gồm - Giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen - Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen - Bệnh lý tụy ngoại tiết - Bệnh nội tiết - ĐTĐ do thuốc, hóa chất - Nhiễm trùng - Các thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch - Một số hội chứng di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ [21], [22]. 1.4.4. ĐTĐ thai nghén ĐTĐ thai nghén là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện lần đầu tiên khi có thai, dù dùng insulin hay chỉ tiết thực để điều trị và ngay cả khi ĐTĐ vẫn tồn tại ngay sau sinh. Định nghĩa này không loại trừ tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose đã xảy ra trước hay cùng lúc khi có thai mà không được nhận biết trước đó [7], [11], [22]. 1.5. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Để chẩn đoán ĐTĐ hiện nay người ta dùng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của TCYTTG năm 1998 và đã được xác định lại năm 2002. Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong 3 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau: 5 1) Nồng độ glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200mg/dl ( ≥ 11,1 mmol/l) kèm 3 triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được. 2) Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥ 126mg/dl ( ≥ 7mmol/l), (đói có nghĩa là trong vòng tám giờ không được cung cấp đường). 3) Nồng độ glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dl (11,1mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Lưu ý: TCYTTG còn sử dụng glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ (cần lưu ý tính chính xác của máy đo đường huyết mao mạch); trong khi Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) chỉ sử dụng glucose huyết tương tĩnh mạch trong chẩn đoán ĐTĐ [11], [21], [22]. 1.6. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 1.6.1. Các yếu tố nguy cơ được coi là chính [5], [6], [9], [11], [14] - Tuổi >45 - BMI ≥ 23 - Gia đình có một trong số các đối tượng sau bị ĐTĐ: Bố đẻ, mẹ đẻ, ông bà nội nếu là nam, ông bà ngoại nếu là nữ, anh chị em ruột. - Tăng huyết áp (HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg). - Tiền sử bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, đột quỵ… - Vòng bụng ≥ 80cm với nữ và ≥ 90cm với nam. - Tỷ vòng bụng/vòng mông ≥ 0,95 với nam và ≥ 0,8 với nữ. - Đã được chẩn đoán trước đó có rối loạn chuyển hóa Lipid. - Đã từng được làm nghiệm pháp dung nạp đường và chẩn đoán có rối loạn đường huyết. - Đã được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ ở những lần mang thai trước. 6 1.6.2. Các yếu tố nguy cơ được coi là trung gian [6], [9], [14] - Ăn nhiều mỡ và thích ăn nhiều các loại thực phẩm có mỡ. - Thích và ăn nhiều các loại thực phẩm có vị ngọt như đường, sữa, bánh kẹo. - Công việc nhẹ nhàng: ví dụ làm hành chính, ít hoạt động thể lực. - Phụ nữ có tiền sử đẻ con nặng ≥ 4000gram. - Uống rượu nhiều hằng ngày (>300ml/ngày). - Nghiện thuốc lá, hút >10 điếu/ngày. 1.7. NHỮNG DẤU HIỆU NGHI NGỜ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [27] - Ăn nhiều - Uống nhiều - Tiểu nhiều - Gầy sút, suy kiệt (không giải thích được) - Nước tiểu có kiến bâu 1.8. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐÁO THÁO ĐƯỜNG [26] * Týp 2 - Phải dựa vào đường máu để chọn phương thức điều trị. - Điều trị là kết hợp chế độ ăn, chế độ luyện tập và thuốc. - Dùng thuốc có thể đơn hoặc phối hợp, trừ trường hợp đặc biệt phải tôn trọng nguyên tắc “bậc thang” tức là tăng dần về liều lượng và thể loại phối hợp. * Týp 1 - Khác với ĐTĐ týp 2, người bệnh ĐTĐ týp 1 ngay lập tức phải dùng insulin. - Trong điều trị vẫn phải phối hợp với điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập. 1.9. BIẾN CHỨNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [18], [22] 1.9.1. Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính đặc hiệu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là thẩm thấu do 7 tăng glucose máu, hạ glucose máu, nhiễm toan lactic, ĐTĐ týp 1 là nhiễm toan ceton. 1.9.2. Biến chứng mạn tính - Biến chứng vi mạch: Bệnh lý võng mạc ĐTĐ Bệnh lý vi mạch thận (bệnh lý thận ĐTĐ) Biến chứng thần kinh ĐTĐ - Biến chứng mạch máu lớn. 1.9.3. Biến chứng nhiễm trùng 1.9.4. Các biến chứng khác - THA - Biến chứng da - Bàn chân ĐTĐ - Suy kiệt - Vết thương chậm lành - Mờ mắt - Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống (giảm khả năng lao động, học tập, giảm đề kháng, ảnh hưởng kinh tế…). 1.10. BÉO PHÌ Có nhiều cách đánh giá béo phì nhưng thông dụng nhất là cách đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) Bảng 1.1. Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo TCYTTG [11] Giới Quá gầy Gầy Hơi gầy Bình thường Béo Quá béo Nam <16 16,1-18 18,1-20 20,1-25 25,1-30 >30 Nữ <16 16,1-18 18,1-18,6 18,7-23,8 23,8-28,6 >28,6 Để áp dụng phù hợp với đặc điểm của từng vùng, qua nghiên cứu thực tế ở các quốc gia Châu Á, TCYTTG đã chính thức ban hành tiêu chuẩn đánh giá 8 béo phì dựa vào BMI và VB vào tháng 2 năm 2002. Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào BMI và số đo VB của TCYTTG (áp dụng cho người trưởng thành Châu Á) [2], [11], [12], [14] Phân loại BMI (kg/m 2 ) Các yếu tố phối hợp Số đo vòng bụng: >90cm (nam), >80cm (nữ) Gầy <18,5 Thấp (nhưng là yếu tố nguy cơ của các bệnh khác) Trung bình Bình thường 18,5-22,9 Trung bình Có tăng cân Béo: +Có nguy cơ +Béo độ I +Béo độ II ≥ 23 23-24,9 25-29,9 ≥ 30 Tăng cân Béo vừa phải Béo nhiều Tăng vừa phải Béo nhiều Quá béo Ngoài ra có thể áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của IDF (2007): VB ≥ 90cm đối với nam và ≥ 80cm đối với nữ là có béo phì [2], [14], [18]. 1.11. TĂNG HUYẾT ÁP Chẩn đoán tăng huyết áp (THA) dựa theo tiêu chuẩn của TCYTTG Bảng 1.3. Xếp loại THA theo TCYTTG và hội THA thế giới (2003), hội THA Việt Nam (2006)[25] Xếp loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Tối ưu Bình thường Bình thường cao THA nhẹ (giai đoạn 1) THA vừa (giai đoạn 1) THA nặng (giai đoạn 2) <120 <130 130 - 139 140 - 159 160 - 179 ≥ 180 <80 <85 85 - 89 90 - 99 100 - 109 ≥ 110 1.12. TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ĐTĐ là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất, năm 1994 cả thế 9 giới mới có 110 triệu người mắc ĐTĐ, năm 1995 có 135 triệu người (4%), dự đoán đến năm 2010 số người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới là 221 triệu người, năm 2025 sẽ là 330 triệu người (5,4%) [1], [2], [7], [11], [14], [15]. Hậu quả của lối sống ít hoạt động thể lực, môi trường sống và làm việc căng thẳng, chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ là những yếu tố môi trường quan trọng làm tăng nhanh tỷ lệ bệnh ĐTĐ. Những yếu tố khác như sự già hóa của quần thể, bệnh béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ [7]. Bảng 1.4. Số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu (theo TCYTTG) [17] Khu vực 2000 2025 Triệu người Tỷ lệ % Triệu người Tỷ lệ % Đông Nam Á 32,667 21 79,517 27 Châu Mỹ 34,795 23 63,526 21 Tây Thái Bình Dương 30,343 20 55,911 19 Châu Âu 35,469 23 47,761 16 Đông Địa Trung Hải 16,706 11 42,857 14 Châu Phi 03,997 03 09,783 03 Toàn thế giới 177 300 Năm 2000, năm quốc gia có số người mắc ĐTĐ cao nhất xếp thứ tự là Ấn Độ (32,7 triệu người), Trung Quốc (22,6 triệu người), Mỹ (15,3 triệu người), Pakistan (8,8 triệu người) và Nhật Bản (7,7 triệu người) [17]. Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2%, Huế 0,96%, Thành phố Hồ Chí Minh 2,52%, đến năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh tại khu vực nội thành của 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) là 4,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% (lứa tuổi 30-64). Điều tra toàn quốc năm 2002, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi 30-64 của Việt Nam là 2,7%, tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 7,3%, riêng khu vực thành thị và khu vực công nghiệp tỷ lệ ĐTĐ là 4,4%, đồng bằng 2,7%, trung du 2,2% và miền núi 2,1% [4], [7], [20]. 1.13. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 10 [...]... thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh ĐTĐ, đối tượng nghiên cứu là từ 2 0-7 4 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội năm 2004 - Đánh giá tình hình bệnh ĐTĐ ở người từ 40 tuổi trở lên tại Thành phố Đồng Hới năm 2005 - Tìm hiểu kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống ĐTĐ ở người có yếu tố nguy cơ tại ba phường Ngọc Trạo, Ba Đình và Phú Sơn ở Thành Phố Thanh Hóa năm 2007 - Thực trạng ĐTĐ và một số yếu tố...11 - Khảo sát sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ của một số đối tượng nhân dân trên địa bàn Thành phố Huế năm 2001 - Dịch tễ học bệnh ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực 4 thành phố lớn năm 2001 (Hà Nội - Hải Phòng - Đà Nẵng - Thành Phố Hồ Chí Minh) - Điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở người từ 16 tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện ở Hà Nội 2002 - Nghiên cứu ảnh hưởng của. .. p: Tỷ lệ % người có hiểu biết đúng về bệnh ĐTĐ Chọn p = 50% d: Mức chính xác mong muốn, chọn d = 0,05 Từ đó tính được n = 384 người 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn - Lập danh sách tất cả những người ≥18 tuổi hiện đang sinh sống tại xã Hương Long - Thành phố Huế, có đánh số thứ tự - Dùng bảng số ngẫu nhiên và chọn ngẫu nhiên được 384 người trưởng thành vào mẫu nghiên... 2008 - Nghiên cứu tần suất xuất hiện ĐTĐ và rối loạn glucose máu đói ở người lớn tại Thành phố Huế năm 2008 Những nghiên cứu kể trên đa phần tập trung vào dịch tể học, các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ…Ở Huế hiện mới có 01 nghiên cứu “khảo sát sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ trên một số đối tượng nhân dân thực hiện năm 2001, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đầy đủ kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị. .. không có điều kiện đi học 4.2 TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 4.2.1 Tỷ lệ ĐTĐ - Qua kết quả điều tra 384 người trưởng thành xã Hương Long có 28 người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 7,3%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu tần 31 suất hiện mắc ĐTĐ và rối loạn glucose máu đói ở người lớn >15 tuổi tại 7 phường của Thành phố Huế năm 2008 (6,57%) [10], nghiên cứu ở Thành phố Vinh năm 2000 (5,64%) [14],... NGHIÊN CỨU Hương Long là một xã nằm ở vùng ven phía Tây Bắc trung tâm Thành phố Huế, phía Đông giáp xã Hương An - Huyện Hương Hồ, phía Tây giáp 13 phường Kim Long, phía Nam giáp Sông Hương, phía Bắc giáp xã Hương Chữ - Huyện Hương Hồ, có tổng diện tích 7km2 Dân số tính đến ngày 31/12/2008 là 10.150 người, trong đó nam 4.896 người (48,2%), nữ 5.254 người (51,8%), tỷ lệ nữ /nam = 1,07 Số hộ dân sống bằng... chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đầy đủ kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị ĐTĐ 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng khảo sát là 384 người trưởng thành (≥18 tuổi) hiện đang sinh sống tại xã Hương Long - Thành phố Huế 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dùng phương pháp mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên, có phân tích 2.2.1 Tính cỡ mẫu Sử dụng công thức:... bệnh đái tháo đường đang ngày một gia tăng Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng cao là một gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội Đây là một vấn đề mà mạng lưới y tế cơ sở cần phải quan tâm để giúp đỡ người dân theo dõi, điều trị phòng các biến chứng xảy ra - Tỷ lệ mắc ĐTĐ giữa nam và nữ có sự chênh lệch đáng kể (nam 32,1%, nữ 67,9%) và cũng tương đương với nghiên cứu tại 7 phường của Thành phố Huế. .. phù hợp với độ tuổi của bệnh nhân mắc ĐTD đuợc ghi nhận trong nghiên cứu 4.3 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 4.3.1 Kiến thức 4.3.1.1 Kiến thức về bệnh ĐTĐ Từ bảng 3.8 cho thấy trong 384 đối tượng nghiên cứu có 379 đối tượng được nghe nói đến bệnh ĐTĐ chiếm 98,7% đây là một tỷ lệ rất cao trong cộng đồng, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu tại Thành phố Vinh năm 2000 (93,6%)... quả, điền vào phiếu điều tra 2.5.1 Lập bộ câu hỏi Tiến hành nghiên cứu tài liệu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài để xây dựng nội dung bộ câu hỏi, gồm có 5 phần: - Những thông tin chung 14 - Nhóm thông tin về tiền sử cá nhân, tiền sử gia đình liên quan đến ĐTĐ - Nhóm thông tin kiến thức về bệnh ĐTĐ - Nhóm thông tin thái độ đối với bệnh ĐTĐ - Nhóm thông tin thực hành phòng và điều trị bệnh ĐTĐ . độ, thực hành phòng và điều trị bệnh đái tháo đường của người dân trưởng thành xã Hương Long - Thành phố Huế. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Theo các nhà dân. đơn - Lập danh sách tất cả những người ≥18 tuổi hiện đang sinh sống tại xã Hương Long - Thành phố Huế, có đánh số thứ tự - Dùng bảng số ngẫu nhiên và chọn ngẫu nhiên được 384 người trưởng thành vào. phòng và điều trị ĐTĐ. 11 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng khảo sát là 384 người trưởng thành (≥18 tuổi) hiện đang sinh sống tại xã Hương Long - Thành