LỜI CẢM ƠNĐể đề tài khóa luận đạt kết quả tốt đẹp, trước hết người viết muồn gửi lờicảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong khoa quản trị doanh nghiệp, bộ mônnguyên lý quản trị lời chúc sứ
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam có sự mở của sâurộng hơn với kinh thế giới làm cho môi trường kinh doanh có biên động liên tục tácđộng xấu đến các doanh nghiệp thép Việt nói chung và công ty TNHH Hoàng Vũ nóiriêng Hoàng Vũ là một doanh nghiệp đứng vững và đi đầu trong ngành thép không gỉ.Làm thế nào để doanh nghiệp quản trị rủi ro một cách hữu hiệu trong môi trường kinhdoanh đầy thách thức, cam go và quyết liệt, nhận thấy đây là vấn đề cấp bách và cầnthiết với các doanh nghiệp, người viết chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi rotại công ty TNHH Hoàng Vũ” để đi nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện quảntrị rủi ro trong doanh nghiệp Hoàng Vũ Đề tài được nghiên cứu theo các nội dung sau:Phần mở đầu:
Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu, tính cấp thiết, mục tiêu, pham vi, đốitượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh
Hệ thống hóa về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh các đặc trưng của rủi ro, phân loạirủi ro, lịch sử hình thành quản trị rủi ro, quá trình của quản trị rủi ro và các nhân tố ảnhhưởng đến quản trị rủi ro tại doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ
Giới thiệu tổng quan công ty TNHH Hoàng Vũ, phân tích ảnh hưởng các yếu tốbên trong và bên ngoài đến quản trị rủi ro tại công ty Phân tích thực trạng quá trìnhquản trị rủi ro tại công ty đưa ra các hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro tại công ty.Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHHHoàng Vũ
Từ hệ thống cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại công tyTNHH Hoàng Vũ để đưa ra đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tấc nhậndạng, phân tích, kiển soát và tài trợ rủi ro qua đó hoàn thiện công tác quản tị rủi ro tạicông ty
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để đề tài khóa luận đạt kết quả tốt đẹp, trước hết người viết muồn gửi lờicảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong khoa quản trị doanh nghiệp, bộ mônnguyên lý quản trị lời chúc sức khỏe, lời chào chân trọng và lời cảm ơn sâu sắc.với sự quan tâm dạy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các bạn đến nay người viết đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Hoànthiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ”
Cho phép người viết bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Trần Hùng đãtận tình giúp đỡ người viết trong suốt thời gian hoàn thành đề tài khóa luận tốtnghiệp
Xin được cảm ơn công ty TNHH Hoàng Vũ đã tạo điều kiện giúp đỡ người viếttrong quá trình thu thập thông tin cho đề tài
Mặc dù cố gắng trong học tập và nghiên cứu, nhưng với điều kiện thời gian hạnhẹp cũng như những hiểu biết trong kinh doanh còn hạn chế Người viết rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn, nhữngngười quan tâm đến đề tài này, để đề tài được hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hồng Phượng
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi
DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4
5.2.1 Phương pháp so sánh 4
5.2.2 Phương pháp thống kê 4
5.2.3 Phương pháp tổng hợp 4
6 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 Rủi ro trong kinh doanh 6
1.1.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 6
1.1.2 Đặc trưng của rủi ro 6
1.1.3 Phân loại rủi ro 7
1.1.3.1.Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro 7
1.1.3.2 Phân loại theo tính chất của rủi ro 8
1.1.3.3 Phân loại theo phạm vi của rủi ro 8
1.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiêp 8
Trang 41.2.1 Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro 8
1.2.2 Khái niêm và vai trò của quản trị rủi ro 10
1.2.3 Quá trình quản trị rủi ro 11
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro 11
1.2.3.2 Phân tích rủi ro 12
1.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro 12
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro 14
1.2.4.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 14
1.2.4.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ .17
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 17
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hoàng Vũ 18
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 19
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 20
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ
20
2.2.2 Các phòng ban trực tiếp tham gia vào công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Hoàng Vũ 23
2.2.3 Quá trình quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 24
2.2.3.1 Nhận dạng rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 24
2.2.3.2 Phân tích rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 29
2.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 32
2.3 Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ 36
3.1 Phương hướng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ trong thời gian tới 36
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ 38
3.2.1 Nhận dạng rủi ro tại công ty 38
Trang 53.2.2 Phân tích rủi ro tại công ty 39
3.2.3 Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro tại công ty 41
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 47
Trang 6DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
g Bảng 1: Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ 18 Bảng 2: Trình độ nhà quản trị công ty TNHH Hoàng Vũ 20 Bảng 3: Thống kê thăm dò về sự hiểu biết về quản trị rủi ro và sự cần
thiết của quản trị rủi ro đối với công ty Hoàng Vũ 20 Bảng 4: Thống kê các loại rủi ro đã gặp của công ty Hoàng Vũ trong
Trang 7DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Hoàng Vũ 17 Biểu đồ 1.1: Mức độ tổn thất của các rủi ro tại công ty Hoàng Vũ 29
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Danh mục từ viết tắt Từ đầy đủ
(Tổ chức thương mại thế giới)ASEAN Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)ISO International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá)
(Chỉ số giá tiêu dùng)
(Đô la Mỹ: đơn vị tiền tệ của Mỹ)
(Đồng: đơn vị tiền tệ của Việt Nam)
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hiện đại đang chứng chứng kiến nhiều sự thay đổi, từ sự thay đổi trongcách thức kinh doanh đến cách thức tổ chức và quản trị Cùng với bùng nổ của côngnghệ thông tin mang đến bước đột phá cho nền kinh tế xóa mọi khoảng cách địa lý,văn hóa, chính trị kéo thế giới xích lại gần nhau trong xu hướng toàn cầu hóa Chính từ
sự phát triển đó tạo ra một môi trường kinh tế đầy biến động tiền ẩn nhiều rủi ro và có
sự tác động trên diện toàn cầu Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từbong bóng nhà đất của Mỹ lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiềuđịnh chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo Các nền kinh tế lớntrên thế giới cũng lao đao với nền tài chính mong manh,tỷ lệ thất nghiệp và phá sảndoanh nghiêp ra tăng Đến năm 2012 tình hình kinh tế vẵn khá u ám còn có chiềuhướng đi xuống với nhiều cú sốc lớn tác động đến môi trường kinh tế với kinh tế Mỹchưa lấy lại đã phục hồi, kinh tế khối Eurozone vẫn đang đối mặt với tình trạng nợcông của các nước thành viên như Hy Lạp, Italia…Ở châu Á sự mâu thuẫn của haicường quốc Nhật Bản và Trung Quốc gây ra thiệt hại lớn về mặt thương mại tác độngxấu đến sự phát triển của kinh tế thế giới
Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới, kinh tế đã có nhiều thành công đưa đất nướctiến lên tầm cao mới Sau khi mở của nền kinh tế Việt Nam có được sự biến chuyểnchung cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu Nền kinh tế đa thành phần sở hữu,các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu Năm 2007đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập vào tổ chứcWTO(tổ chức thương mại quốc tế) đưa kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập kinh tếthế giới hòa chung cùng xu hướng thương mại hóa toàn cầu Tuy nhiên, điều đó tạo ranhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức Trước hết kinh tế Việt Nam sẽ cónhiều biến động đặc biệt sẽ chịu nhiều tác động từ sự biến động của nền kinh tế thếgiới Trong một môi trường luôn thay đổi như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần cónhận thức đúng đắn về quản trị rủi ro cũng như những nỗ lực để hoàn thiện, nâng caohiệu quả của công tác quản trị rủi ro để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất của rủi
ro, tìm ra cơ hội năng cao khả năng canh tranh hơn nữa tạo sự phát triển bền vững
Trang 102 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong thực hiện hợp đồngnhập khẩu tại Công ty TNHH Vạn Lợi.” Luận văn tốt nghiệp, Đào Thị Thu Phương,K39E, Khoa Thương Mại Quốc Tế, Trường ĐHTM năm 2007
Tác giả đưa ra một số lý thuyết về rủi ro và tổn thất, tác giả đề xuất một số giảipháp ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong thực hiện khâu thực hiện hợp đồng
Đề tài: “ Giải pháp kiểm soát rủi ro trong công tác mua mặt hàng dầu ăn củaCông ty cổ phần tập đoàn A-Z” Luận văn tốt nghiệp, Ngô Thu Trang, Khoa Quản TrịDoanh Nghiệp Thương Mại, Trường ĐHTM, năm 2008
Tác giả tập trung phân tích những rủi ro và đưa ra các kết luận và đề xuất kiểm soátrủi ro trong công tác mua hàng mặt hàng dầu ăn của Công ty cổ phần tập đoàn A-Z
Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết bịviễn thông của Công ty cổ phần Viễn Tin” Luận văn tốt nghiệp, Trịnh Trung Đức,Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, Trường ĐHTM, năm 2009
Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu những tổnthất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn Tin
Toàn bộ những bài viết, luận văn trên đã đóng góp cho em cơ sở lý luận vềphòng ngừa và giảm thiểu rủi ro Tuy nhiên chưa có bài viết nào, đề tài nào nghiên cứu
về “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ”
Thứ ba: Từ cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện công tác rủi ro trong công tyHoàng Vũ và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại doanhnghiệp trong tương lai
Trang 114 Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ từ
năm 2009 đến năm 2011 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tạicông ty Hoàng Vũ đến năm 2016
Không gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi rotrong kinh doanh tại công
ty TNHH Hoàng Vũ
Nội dung: Tập trung nghiên cứu những rủi ro chủ yếu công ty thường gặp phải và
quy trình quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ để đối phó với những rủi ro trên Đềxuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Hoàng Vũ
5 Phương pháp nghiên cứu
1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để nắm bắt thực trạng về rủi ro và quản trị rủi ro trong công ty TNHH Hoàng Vũ
và hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, em đã tiến hành thu thạp thôngtin có liên quan quản trị rủi ro tại công ty Hoàng Vũ Việc thu thập thông tin được tiếnhành theo 2 hướng:
Thứ nhất: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thứ hai: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra: phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở các câu hỏi bám
sát vấn đề nghiên cứu, cụ thể là:
Số phiếu: 30 phiếu.
Đối tượng điều tra: 30 người, 10 câu hỏi giám đốc, phó giám đốc kinh doanh,
trưởng các bộ phận, nhân viên, người lao động trực tiếp
Nội dung phiếu điều tra: chỉ ra những rủi ro thường xảy ra trong hoạt đông kinh
daonh của doanh nghiệp, mức độ tổn thất, nguyên nhân, các biện pháp công ty kiểmsoát và tài trợ rủi ro
Phương pháp phỏng vấn:
Số phiếu: 15 phiếu.
Đối tượng phỏng vấn: là giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, trưởng các bộ
phận, nhân viên
Trang 12Nội dung phiếu phỏng vấn: các câu hỏi không trùng lặp với câu hỏi trong phiếu
điều tra trắc nghiệm mà chuyên sâu vào công tác phòng quản trị rủi ro
1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm
2009, 2010, 2011 Các tài liệu về biện pháp đối phó và phòng ngừa rủi ro của công ty.Tài liệu ở phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty cung cấp Các luận văn liênquan đến đề tài nghiên cứu của khóa trước
1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
1.2.1 Phương pháp so sánh
Thứ nhất so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa kỳ thực hiện với
kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau
Thứ hai trên cơ sở so sánh kết quả kinh doanh qua các năm 2009, 2010, 2011đồng thời đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá các mặt mạnh, yếu, hiệu quả càkhông hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty.1.2.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thống kê trình độ của các nhà quản trị trongcông ty Hoàng Vũ để làm rõ nhận thức và thái độ của nhà quản trị với rủi ro và quảntrị rủi ro Ngoài ra, thông kê các kết quả điều tra được từ bản điều tra như thống kêthực trạng rủi ro tại công ty, thông kê thăm dò về sự hiểu biết về quản trị rủi ro và sựcần thiết của quản trị rủi ro đối với công ty, thống kê thăm dò loại rủi ro thường gặpcủa công ty, Thống kê ý kiến mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với công ty, các yếu tốtác động đến công tác quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ
1.2.3 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các thông tin đã thu thập cũng nhưcác kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả kết quả điều tra những loại rủi ro mà công tyHoàng Vũ quan ngại nhất, kết quả thăm dò những biện pháp kiểm soát và tài trợ đượccông ty Hoàng Vũ sử dụng Khái quát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong hoạtđộng kinh doanh của công ty Nguyên nhân gây ra rui ro mức tổn thất, thiệt hại cụ thể.Tổng hợp các biện pháp đã áp dụng để đối phó và phòng ngừa rủi ro
Trang 136 Kết cấu đề tài
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,danh mục từ viết tắt và phần mở đầu Khóa luận đươc trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ
Trang 14CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP1.1 Rủi ro trong kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong hoạt động kinh tế của con ngườithường có những tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về người vàtài sản Những tai họa, tai nạn, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên như vậy gọi
là rủi ro Như vậy, theo quan điểm này có thể định nghĩa “rủi ro là những sự kiện bấtlợi, bất ngờ xảy ra và gây tổn thất cho con người’
Theo từ điển Tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.Như vậy, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro hiện diện tronghầu hết hoạt động của con người, sự tồn tại khách quan của rủi ro do sự vận động ngẫunhiên và bất ngờ của sự vận hiện tượng, hạn chế trong nhận thức con người, so sự bấtcẩn của con người Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả
Sự hiện diện của rủi ro gây ra sự bất định Như vậy, sự bất định là sự nghi ngờ về khảnăng của chúng ta trong tiên đoán kết quả nó xuất hiện khi một cá nhân nhận thứcđược nguy cơ về rủi ro Nguy cơ rủi ro có thể phát sinh bất cứ khi nào và không thể dựđoán trước được Và một khi xảy ra thì hậu quả thường thấy là mang lại nhiều tổn thấtcho người gánh chịu rủi ro đó
Khái niệm rủi ro trong kinh doanh là:
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục đích kinhdoanh, tàn phá những thành quả hiện có, bắt buộc các chủ thể phải chi nhiều chi phíhơn về nhân lực, tài lực, vật lực trong quá trình kinh doanh hoặc trong quá trình pháttriển của mình
1.1.2 Đặc trưng của rủi ro
Rủi ro có tính đối xứng có tính đối xứng hoặc không đối xứng tùy thuộc vàoquan điểm cá nhân
Tần số xuất hiện rủi ro là thông số phản ánh việc rủi ro có thể xảy ra hay không.Xảy ra nhiều hoặc ít trong một koản thời gian nhất định
Trang 15Biên độ rủi ro là thông số phản ánh mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra cảu mỗi lầnxảy ra rủi ro.
1.1.3 Phân loại rủi ro
1.1.3.1.Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro
a Rủi ro bắt nguồn từ bên ngoài doanh nghiệp gồm:
Thứ nhất: Rủi ro từ môi trường kinh tế là rủi ro đến từ các yếu tố thuộc nền kinh
tế như nhu cầu giảm, tình trạng ứ đọng hàng hóa, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp,
nợ xấu, phá sản của doanh nghiêp, khủng hoảng tài chính… Các rủi ro này ảnh hưởngtrực tiếp đến các hoạt động kinh doanh như mất khách hàng, hàng tồn kho cao, giảmdoanh thu, giảm lợi nhuận gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp
Thứ hai: Rủi ro từ môi trường kỹ thuật – tự nhiên Đây là nhóm rủi ro như sựthay đổi công nghệ kỹ thuật hay xuất phát từ tự nhiên như động đất, sóng thần, bãolũ… những rủi ro này thường dẫn đến thiệt hại to lớn không chỉ về tài sản mà còn thiệthại về sức khỏe, tính mạng con người
Thứ ba: Rủi ro từ môi trường chính trị - phát luật Nhóm rủi ro này phát sinh do
sự thay đổi của quy phạm các văn bản luật hay sự thay đổi của thể chế chính trị.Những rủi ro này gây ra khó khăn, cẳn trở trong việc thực hiện các hoạt động kinhdoanh phù hợp với sự thay đổi của chính trị và pháp luật, khiến cho không thể thựchiện được hoạt động kinh doanh hoặc dẫn đến mất mát về mặt tài chính
Thứ tư: Rủi ro từ môi trường văn hóa – xã hội Nhóm rủi ro xuất phát từ sự thiếuhiểu biết phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật của các dân tộc hay cácquốc gia khác nhau dẫn đến cách hành xử không phù hợp gây ra thiệt hại tài sản đồngthời mất cơ hội kinh doanh
b Rủi ro bắt nguồn từ môi trường bên trong:
Thứ nhất: rủi ro từ hoạt động tác nghiệp Nhóm rủi ro xuất phát từ các hoạt độngnhư tài chính, nhân sự, mua hàng, bán hàng, sản xuất… Những rủi ro này thường gâytác động xáo trộn trong hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp dẫn đến không thựchiện được mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp
Thứ hai: rủi ro từ chiến lược của doanh nghiệp Nhóm rủi ro như rủi ro dự án, rủi
ro chuyển đổi cơ cấu, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, rủi ro ngành, rủi ro thương hiệu…
Trang 16nhóm rủi ro này gây ra những thiệt hại to lớn đến doanh nghiệp đặc biệt có thể dẫn đếnphá sản hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh
1.1.3.2 Phân loại theo tính chất của rủi ro
Rủi ro suy đoán (rủi ro đầu cơ): đây là rủi ro tồn tại cơ hội kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất
Rủi ro thuần túy (rủi ro thuần): là những rủi ro mà chỉ có thể dẫn tới những thiệt hại mất mát mà không có cơ hội kiếm lời
1.1.3.3 Phân loại theo phạm vi của rủi ro
Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm
soát của con người
Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức
1.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiêp.
1.2.1 Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro
Quá trình phát triển của quản trị rủi ro bắt đầu từ quản trị rủi ro không chính thứccho đến quản trị rủi ro chính thức Quản trị rủi ro không chính thức là những biện phápriêng biệt, không đồng bộ trong việc quản lý, phòng chống, hạn chế rủi ro và tổn thất.Còn quản trị rủi ro chính thức là tổng hợp các hoạt động có tổ chức chặt chẽ nhằmphát hiện nguy cơ, xây dựng các biện pháp phòng chống, kiểm tra, xử lý khắc phụchậu quả của rủi ro một cách có hiệu quả nhất Quá trình phát triển của quản trị rủi rochính thức có thể chia làm 2 giai đoạn như sau:
Thứ nhất : Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II đến năm 1960
Hoạt động của quản trị rủi ro chính thức được đánh dấu bắt đầu từ sau chiếntranh thế giới lần thứ II đến những năm 60 của thế kỷ 20 Vào thời kỳ ngay sau chiếntranh thế giới lần thứ II, các biện pháp phòng chống rủi ro của các tổ chức chủ yếu làmua bảo hiểm và thực hiện một số biện pháp an toàn khác Do đó, xuất hiện nhữngngười mua và bán bảo hiểm chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp Tất nhiên việcmua bảo hiểm không đồng nghĩa với quản trị rủi ro nhưng có thể nói quản trị rủi roxuất phát từ hoạt động mua bảo hiểm Vì lợi ích bảo hiểm mà cả người mua bảo hiểm
và người bán bảo hiểm phải nghiên cứu kỹ về rủi ro và những tổn thất có thể xuất hiệntrong đời sống cũng như quá trình kinh doanh Đối với người mua bảo hiểm họ phải
Trang 17biết được bản chất của bảo hiểm, rủi ro và quy luật vận động của rủi ro Từ đó xácđịnh rủi ro nào cần mua bảo hiểm và rủi ro nào có thể mạo hiểm chấp nhận mà khôngmua bảo hiểm Còn những rủi ro cần mua bảo hiểm thì phải mua ở mức độ nào sao cho
an toàn nhất, với một chi phí có thể chấp nhận được Đối với các công ty bảo hiểm, đểđạt được hiệu quả cao trong kinh doanh của mình thì họ phải có những biện pháp giảmthiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho khách hàng, qua đó làm giảm trách nhiệm bồithường của mình Những hoạt động trên đây là nguyên nhân, là sự khởi đầu cho hoạtđộng quản trị rủi ro
Thứ hai: Giai đoạn từ năm 1960 đến nay
Sau năm 1960, mặc dù bảo hiểm vẫn được sử dụng một cách rộng rãi nhưng các
tổ chức ngày càng muốn giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà bảo hiểm Hoạt độngnghiên cứu rủi ro ở các tổ chức được đẩy mạnh và các nhà nghiên cứu phát hiện rarằng một số rủi ro không thể được bảo hiểm hoặc bảo hiểm không đáp ứng được nhucầu của mình, hay một số hoạt động trong nội bộ của tổ chức có thể dự đoán được một
số rủi ro và kiểm soát các tác động của chúng Điều này dẫn đến quyết định tự bảohiểm rủi ro và đầu tư nghiên cứu rủi ro khiến những hoạt động ngăn ngừa tổn thấttrong các tổ chức ngày càng có hiệu quả Những hoạt động này dần dần được hoànthiện và đến giai đoạn này thì khái niệm quản trị rủi ro đã được nhiều người chấp nhận
và biết đến
Từ nền tảng của hoạt động quản trị rủi ro, lĩnh vực này bắt đầu giành được sựchấp nhận rộng lớn trong những thập niên tiếp theo Theo giáo sư H.Wayne Snidethuộc đại học Temple, hoạt động của quản trị rủi ro chính thức đi vào giai đoạn mang
tính quốc tế từ giữa những năm 1970- giai đoạn này được ông gọi là “giai đoạn toàn cầu hóa” Chính trong giai đoạn này, Hiệp hội quản trị rủi ro và bảo hiểm (viết tắt là RIMS) ra đời và bắt đầu xuất bản định kỳ các tài liệu, các công trình nghiên cứu về
quản trị rủi ro Hơn nữa, hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên thị trường bảo hiểmtrong những năm 80 đã làm gia tăng nhanh chóng xu hướng tránh sử dụng bảo hiểmnhư một phương tiện tài trợ tổn thất duy nhất
Trong những năm 90, các hoạt động của quản trị rủi ro tiếp tục phát triển.Tuy nhiên, quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực hoàn thiện như kế toán và tàichính Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của quản trị rủi ro thay đổi nhiều đối với từng
Trang 18nhà quản trị rủi ro khác nhau trong các tổ chức khác nhau Ví dụ, những vấn đề vềtrách nhiệm pháp lý có thể quan trọng nhất đối với nhà quản trị của một bệnh viện lớnnhưng nó lại ít quan trọng hơn đối với nhà quản trị của một tổ chức dịch vụ tài chínhnhư một tổ chức tín dụng cho vay tiền Trong giai đoạn này, việc mua bảo hiểm vẫnđóng một vai trò quan trọng trong hầu hết trách nhiệm của các nhà quản trị, nhưng tầmquan trọng của nó đang giảm đi Hơn nữa, các nguyên tắc của bảo hiểm cũng dần dầnhòa hợp với các hoạt động quản trị rủi ro của tổ chức.
1.2.2 Khái niêm và vai trò của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng,phân tích đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục hậu quả củacủa rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực của doanhnghiệp
Trong xu thế hội nhập ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, cơ hội mở ra càngnhiều nhưng bên cạnh đó cũng có không it thách thức cho doanh nghiệp trong nướcbới sự biến động khó lường của môi trường kinh tế kéo theo nhiều rủi ro xuất hiện gâyảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị rủi ro trong doanhnghiệp là một trong những công cụ hiệu quả để góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu rủi
ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp bởi những lợi ích mà quản trị rủi ro mang lại chodoanh nghiệp gồm:
Thứ nhất: quản trị rủi ro bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn,tăng sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn,tránhđầu tư lệch lạc Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếmlợi nhuận
Thứ hai: một doanh nghiệp có quá trình quản trị rủi ro có hiệu quả sẽ hoạtđộngổn định, giảm các chi phí trực tiếp và gián tiếp, được các đối tác và các tổ chức tàitrợ vốn tin cậy, giảm rủi ro tín dụng
Thứ ba: quản trị rủi ro tốt giúp daonh nghiệp đạt được mục tiêu và kết quả kinhdoanh như mong đợi, giúp daonh nghiệp có gia tăng vị thế và uy tín của doanh nghiệpcũng như nhà quản trị Làm cơ sở vững chắc cho những quyết định thành công tronghoạt động kinh daonh mạo hiểm
Trang 191.2.3 Quá trình quản trị rủi ro
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản trị rủi ro
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác nhận liên tục và có hệ thống các rủi ro tronghoạt động kinh doanh của tổ chức Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm xác nhận nhữngthông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa , đối tượng rủi ro vànguy cơ rủi ro
Để nhận dạng rủi ro có các phương pháp sau:
Thứ nhất: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: Các câuhỏi có thể sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc môi trường tác động; các câu hỏi thườngxoay quanh những vấn đề như : tổ chức đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn thất làbao nhiêu? Số lần xuất hiện của loại rủi ro đó trong thời gian nhất định? Những biệnpháp phòng ngừa, những ý kiến đánh giá, đề xuất công tác quản trị rủi ro
Thứ hai: Phân tích các báo cáo tài chính, đây là phương pháp thông dụng, mọi tổchức đều được thực hiện nhưng ở mức độ và sử dụng vào những mục đích khác nhau.Trong quản trị rủi ro bằng cách phân tích các báo cáo tài chính, các báo cáo hoạt độngkinh doanh, các tài liệu hổ trợ khác Chúng ta có thể xác định được mọi nguy cơ rủi rocủa tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý
Nhận dạng rủi ro
Kiểm soát và tài trợ rủi roPhân tích rủi ro
Trang 20Thứ ba: Phương pháp lưu đồ, đây là phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi
ro, để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cảcáchoạt động của tổ chức
Thứ tư là phương pháp thanh tra hiện trường đây là phương pháp thông qua việcquan sát, cảm nhận, đánh giá sự vận động của môi trương bên ngoài và bên trongdoanh nghiêp của bộ phận, cá nhân để nhận dạng rủi ro có thể xảy đến
1.2.3.2 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro: là qua trình nnghiên cứu các hiểm họa, xác định nguyên nhângây ra rủi ro và định lượng những tổn thất trong hoạt động kinh daonh Phân tích rủi robao gồm các công việc phân tích hiểm họa, phân tích mối nguyên nhân rủi ro, phântích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích tổn thất và đo lường rủi ro Đo lường rủi ro làtính toán xác định tần số và biên độ rủi ro
Trong phân tích rủi ro sử dụng các phương pháp gồm:
Thứ nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm Phương pháp là thu thập được
từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm đưa ra kết quả phân tích.Thứ hai là phương pháp xác xuất thống kê Phương pháp là việc thu thập được từcác tài liệu thống kê để đưa ra kết quả
Thứ ba la phương pháp chuyên gia Phương pháp là việc gửi các bảng hỏi liênquan đến công tác hoặc hoạt động cần tư vấn đến các nhà chuyên môn sau đó tổng hợpcác ý kiến và cứ thực hiện lặp lại quy trình cho các vấn đề khác nhau để đưa ra kếtquả nghiên cứu
Thứ tư là phương pháp sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng Phương pháp là biệnpháp sử dụng các kết quả phân tích trong thời gian trước và căn cứ vào các yếu tố ảnhhưởng trong thời gian tới để đưa ra phân tích rủi ro
Thứ năm là phương pháp phân tích cảm quan Phương pháp này đánh giá phântích rủi ro dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ được nhờ được sự phântích của các cảm giác của các cơ quan thụ cảm như: thị giác, xúc giác, thính giác, khứugiác và vị giác
1.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro
a) Kiểm soát rủi ro
Trang 21Kiểm soát rủi ro là sử dụng các công cụ các biện pháp kỹ thuật, chương trình đẻ
né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất hoặc những ảnh hưởng không tốt đến cho doanh nghiệp
Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, nắm bắt có hiệu quả những cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho tổ chức
Các công cụ của kiểm soát rủi ro:
Thứ nhất là né tránh rủi ro: là một trong các biện pháp quản trị rủi ro của nhàquản trị, khi phát hiện có những rủi ro có thể xảy ra thì họ chủ động né tránh các rủi rotrước khi nó xảy ra (ví dụ như từ bỏ một cơ hội kinh doanh có thể sinh lợi nếu thấytrong cơ hội đó có tiềm ẩn những nguy cơ thất bại) hoặc loại bỏ những nguyên nhângây ra rủi ro đó.Né tránh rủi ro là một biện pháp hữu hiệu, nó đảm bảo rằng người thựchiện sẽ không phải gánh chịu những tổn thất, thiệt hại trong trường hợp rủi ro đó xảy
ra, nhưng nó lại làm mất đi những lợi ích có thể có nếu như chấp nhận rủi ro đó Hơnnữa, trong nhiều trường hợp không thể né tránh rủi ro vì rủi ro và cơ hội thường songsong tồn tại Trong kinh doanh nếu né tránh hoàn toàn các rủi ro thì cũng có nghĩa là
đã từ bỏ hoàn toàn các cơ hội sinh lợi Một rủi ro lại không tồn tại trong một môitrường cụ thể nên tránh rủi ro này lại làm tăng hoặc phát sinh những rủi ro khác
Thứ hai là ngăn ngừa rủi ro: đây là sử dung các biện pháp làm giảm thiểu tần
suất xuất hiện của các rủi ro bằng cách tác động vào đối tượng chịu rủi ro hay tác độngvào môi trường có rủi ro
Thứ ba là giảm thiểu tổn thất: nghĩa là làm giảm bớt giá trị của hư hại khi tổn
thất xảy ra nói cách khác là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất Đây là nhữngbiện pháp được tiến hành sau khi tổn thất đã xảy ra Các biện pháp này cũng chứng tỏmột số tổn thất đã xảy ra mặc dù đã có những nỗ lực ngăn chặn nhất định Do vậy, cácbiện pháp này cần được tiến hành một cách nghiêm túc và chặt chẽ
Thứ tư là chuyển giao rủi ro: là biện pháp tìm các chủ thể khác để cùng gánh chịu
rủi ro
Thứ năm là đa dạng rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành cácdạng khác nhau Tận dụng sự khác biệt, dùng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thấtcho các hoạt động khác
b) Tài trợ rủi ro
Trang 22Khái niệm: Tài trợ rủi ro là việc cung cấp những phương tiện để bù đắp những
tổn thất khi rủi ro xảy ra
Các công cụ của tài trợ rủi ro gồm:
Thứ nhất là tự khắc phực rủi ro: việc các nhân hoặc tổ chức tự thanh toán các chiphí tổn thất
Thứ hai là chuyển giao rủi ro: biện pháp chuyển các chi phí tổn thất cho các cácnhân hoặc tổ chức kinh tế khác
Thứ ba là bảo hiểm: biện pháp trong đó hang bảo hiểm chấp nhận chịu một phânhoặc toàn bộ các tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
1.2.4.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài tác động đến quản trị rủi ro trên hai góc độ:
Thứ nhất đó là trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hoặc có ít
sự thay đổi thì hoạt động của công tác quản trị rủi ro đơn giản hơn, quy trình hoạt độngtinh gọn hơn Tuy nhiên trong môi trường có nhiều biến động, quy trình quản trị rủi ro
sẽ phức tạp, được quan tâm đầu tư về mặt tài chính cũng như nguồn nhân lực bởi côngtác quản trị rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó như một công cụ tạo cho doanhnghiệp sự phát triển bền vững
Thứ hai là trong môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố nhưkinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, kỹ thuật tự nhiên Mỗi yếu tố sẽ có ảnhhưởng khác nhau đến doanh nghiệp cũng như công tác quản trị rủi ro trong cách thức,quy trình hoạt động cũng như hiệu quả của quản trị rủi ro
1.2.4.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đển quá trình quản trị rủi ro bao gồm:
Thứ nhất là nhận thức và thái độ của nhà quản trị đối với quản trị rủi ro Ngoàinăng lực quản lý tốt cũng cần phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể cảm nhận,
dự báo và đánh giá những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và cảnhững mầm mống rủi ro bên trong tổ chức để chủ động đề xuất những thay đổi và trựctiếp dẫn dắt những quá trình thay đổi này Do vậy nhận thức của nhà quản trị là mộttrong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp Đồngthời đối với những chiều hướng thái độ khác nhau như nhà quản trị thích rủi ro, nhà
Trang 23quản trị bang quang với rủi ro hay nhà quản trị sợ rủi ro ảnh hưởng mang tính quyếtđịnh đến hiệu quả của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Thứ hai là quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp Rủi ro hiện diện trongmọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của mọi doanh nghiệp, không phânbiệt quy mô và loại hình Nhưng mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì hết sức khác nhaugiữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, với bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũ chuyên giachuyên nghiệp, chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo, cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặtchẽ,… các doanh nghiệp này lại có đủ điều kiện để sử dụng các công cụ tài chính hiệnđại để quản trị rủi ro Do vậy tác động tiêu cực của rủi ro thường được ngăn chặn vàgiảm thiểu trong mức giới hạn cho phép Đối với doanh nghiệp, do những hạn chế vềquy mô, không có khả năng thiết lập chương trình quản trị rủi ro đầy đủ như doanhnghiệp lớn, nên tác động tiêu cực của rủi ro thường rất nặng nề Mức độ tác động củarủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào hình thức tổ chức của doanh nghiệp Đối với cácdoanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, cóĐại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, giám đốc công ty… trongquá trình hoạt động các tổ chức này có sự quản lý, giám sát lẫn nhau Hội đồng quảntrị, Ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm toán nội bộ, yêu cầu Ban giám đốc công tyxây dựng chương trình quản trị rủi ro và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tàisản và các nguồn lực của công ty Trong các doanh nghiệp, thông thường chủ sở hữudoanh nghiệp đồng thời là người quản lý doanh nghiệp, thiếu các cơ chế kiểm tra,kiểm soát nội bộ, việc ra quyết định đầu tư thường do ý chí chủ quan của một vàingười, chương trình quản trị rủi ro thường bị bỏ qua, nên khả năng xảy ra rủi ro cũngnhư mức độ tác động tiêu cực thường rất lớn
Thứ ba là năng lực của nhân lực quản trị rủi ro Công tác quản trị rủi ro là mộthoạt động quản trị đặc thù bởi tính chất phức tạp và tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt độngcủa doanh nghiệp chính vì vậy, nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động của quảntrị rủi ro là những người không những phải có chuyên môn và kinh nghiệm quản trị rủi
ro mà còn là người có sự nhạy bén, nhanh nhạy trong nắm bắt sự thay đổi cũng như sử
lý thông tin Doanh nghiệp có nguồn nhân lực tài giỏi tạo ra hiệu quả cho công tác rủi
Trang 24ro, ngược lại nếu như doanh nghiệp không có nguồn nhân lực giỏi về quản trị rủi ro sẽkhông tạo hiệu quả quản trị rủi ro
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH
HOÀNG VŨ.
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hoàng Vũ.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hoàng Vũ
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ
- Quá trình phát triển: Được thành lập năm 1993 là đõn vị đầu tiên tại ViệtNam sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thép không gỉ với số vốn là40.000.000.000 VNĐ, số lượng công nhân viên từ ngày đầu thành lập có hơn 100 nhânviên Qua thời gian phát triển, hiện tại Công ty TNHH Hoàng Vũ sở hữu 2 nhà máysản xuất cuộn thép không gỉ cán nguội với công xuất trên 3000tấn/tháng, 1 nhà máysản xuất ống hàn thép không gỉ công xuất trên 3000tấn/tháng với số lýợng lao động là
425 ngýời Với những tiềm lực hiện có, Công ty TNHH Hoàng Vũ là nhà cung cấpchắnh, đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp danh tiếng trong và ngoài nýớc
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ
- Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phẩmthép không gỉ như: tấm cuộn, ống công nghiệp, ống tròn, ống vuông, xoắn, góc inox,que hàn
Trang 262.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hoàng Vũ.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Hoàng Vũ
(Nguồn: Công ty TNHH Hoàng Vũ)
- Ban giám đốc: thực hiện tổ chức và quản lý các hoạt động của công ty
- Phòng kinh doanh: xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty
- Phòng hành chính nhân sự: xây dựng và thực hiện quản trị nhân lực Thammưu cho ban giám đốc về cơ cấu tổ chức và các hoạt động tổ chức của công ty
- Phòng marketing: điều tra thông tin thị trường, điều tra nhu cầu khách hàng,xây dựng triển khai chương trình marketing
- Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính của công
ty, đảm bảo việc hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành Tham
Hệ thống cửa hàng Nhà máy
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng Kinh doanh
Phòng
Kế hoạch
Phòng Marketing
Phòng
Sản
xuất
Ban giám đốc
Trang 27mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo và điều hành đồng vốn chặt chẽ mang lại hiệuquả kinh tế.
- Phòng sản xuất: quản lý các tổ sản xuất thông qua các tổ trưởng, thực hiện kếhoạch sản xuất của công ty
- Hệ thống cửa hàng: là nơi trưng bày, bán các sản phẩm của Công ty TNHH
Hoàng Vũ Thu nhận đơn hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng
- Nhà máy: quản lý các tổ sản xuất thông qua các tổ trưởng, thực hiện kếhoạch sản xuất của công ty
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ
Bảng 1: Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ
5 Lợi nhuận trước thuế (1.471.777) 6.669.000 5.862.363
(Nguồn: công ty TNHH Hoàng Vũ)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, năm 2009 Hoàng Vũ bị lỗ đến1.471.777 nghìn đồng nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008ảnh hưởng toàn nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam khiến hoạt động sản xuấtcũng như tiêu thụ gặp khó khăn Từ năm 2010 đến năm 2011 doanh nghiệp đã dầnthay đổi để thích ứng với khó khăn thời khủng hoảng bằng việc đưa ra các biện phápchiến thuật phù hợp như tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả các hoạt độngbán hàng, xúc tiến bán hàng… từ đó đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp Tronghoàn cảnh tình hình khó khăn chung của cả nên kinh tế thế giới và dự báo còn khókhăn nữa Hoàng Vũ đang định hướng phát triển ổn định bền vững để vượt qua thời kỳkhủng hoảng
Trang 282.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ.
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ
a Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu mốccho nên kinh tế Việt Nam chính thức hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới tạo ra mốiliên kết giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, như vậy mọi sự biến độngcủa thị trường thế giới sẽ tác động đến thị trường Việt Nam Từ năm 2008 nền kinh tếthế giới rơi vào cuộc khủng hoảng, tiếp đó gây ra cuộc đại suy thoái kinh tế lớn nhấttrong lịch sử nhân loại, đến năm 2012 kinh tế thế giới bị chiều nhiều tác động nhưkhủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha…gây ra nguy cơkhủng hoảng nợ trong khối Eurozone, khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên tiếpđến các cuộc xung đột về lãnh hải của các nước ở Thái Bình Dương như Trung Quốc,Nhật Bản, Philipin, Việt Nam, Hàn quốc đặc biệt là cuộc xung đột của hai cường quốclớn trên thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản khiến thương mại toàn cầu sụt giảm cácyếu tố này biến động ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh toàn cầu khiến cho tăngtrưởng kinh tế chậm lại, hệ thống các ngân hàng thế giới chìm trong suy thoái, sản xuất
và tiêu dùng đình trệ khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn Kim ngạch xuấtkhẩu giảm, lạm phát tăng cao, giá cả năng lương như xăng và điện tăng cao, lãi suất, tỷgiá biến đổi khó lường, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng cao, bất động sản đóngbăng, nợ xấu tăng cao khó kiểm soát… trước tình trang chung của cả nền kinh tế,ngành thép không gỉ cũng chịu nhiều tác động xấu khiến doanh nghiệp thép nói chung
và công ty Hoàng Vũ nói riêng rơi vào hoàn cảnh khó khăn như giá nguyên vật liệutăng cao, hàng tồn kho cao, doanh nghiệp không tiếp cận được với đồng vốn….Tronghoàn cảnh mà môi trường kinh doanh luôn thay đổi các doanh nghiệp thép như Hoàng
Vũ phải nhận thức sâu sắc về quản trị rủi ro Môi trường kinh doanh có xuất hiệnnhiều rủi ro hơn, rủi ro càng khó năm bắt và dự đoán hơn, rủi ro mang lại nhiều tổnthất hơn, công tác quản trị rủi ro trở nên khó khăn và phức tạp hơn bởi vậy công tácquản trị rủi ro càng phải được coi trong hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo cần phải có
sự nhận định, tư duy đúng hướng về rủi ro và công tác quản trị rủi ro
Ngoài ra môi trường kinh doanh của Việt Nam đang trong quá trình thời kỳ quá
độ, chuyển đổi theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khiến
Trang 29hệ thống pháp luật cũng như các phương tiện khoa học kỹ thuật chưa hoàn chỉnh đặcbiệt nền kinh tế thi trường Việt Nam còn non trẻ, trình độ phát triển còn kém, chínhnhư vậy ảnh hưởng công tác quản trị rủi ro của công ty Hoàng Vũ sẽ phải có nhữngphương pháp nhận dạng, phân tích, kiểm soát tài trợ rủi ro đồng thời cần có quy trình,các thức hoạt động phải phù hợp với sự phát triển của các yếu tố kinh tế, khoa học kỹthuật, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật của nền kinh tế Việt Nam.
b Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
Thứ nhất là nhận thức và thái độ của nhà quản trị Các nhà quản trị của công tyHoàng Vũ gồm ban giám đốc và các trưởng phòng và phó phòng của các bộ phận.Chính nhận thức và thái độ của những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng quyết định đến hiệuquả công tác của quản trị rủi ro đồng thời cũng tác động đến thái độ và nhận thức củanhân viên về rủi ro cũng như quản trị rủi ro
Bảng 2: Trình độ nhà quản trị công ty TNHH Hoàng Vũ
Trong câu hỏi: Theo ông(bà) ban quản trị có hiểu về quản trị rủi ro và sự cầnthiết về thiết lập của quản trị rủi ro không?
Bảng 3: Thống kê thăm dò về sự hiểu biết về quản trị rủi ro và sự cần thiết
Trang 30của quản trị rủi ro đối với công ty Hoàng Vũ
Kết quả trên cũng cho thấy các nhà quản trị của công ty nhận thức về rủi ro cóthái độ cẩn trọng với rủi ro và họ cũng nhận thức về công tác quản trị rủi ro, vai trò và
sự cần thiết của công cụ này mang lại cho công ty trong bối cảnh kinh doanh có nhiều
sự biến động và thay đổi như hiện nay
Kết quả điều tra qua cho thấy các nhà quản trị có thái độ quan tâm cũng như sựthận trọng đối với rủi ro đồng thời cũng có sự nhận thức về rủi ro và quản trị rủi rotrong công ty Với nhận thức cũng như thái độ thận trọng với rủi ro của những ngườilãnh đạo có ảnh hưởng sâu sắc trong công tác quản trị rủi ro tại công ty Tuy tại công
ty Hoàng Vũ tuy không có phòng ban chức năng chuyên môn hóa về quản trị rủi rothay vào đó tại các phòng ban chức năng khác, các nhà quản trị luôn có sự nhắc nhởnhân viên về rủi ro và quản trị rủi ro cũng như có sự giám sát các quá trình hoạt độngtrong các lĩnh vực đặc biệt kiểm soát sát sao các biến động để phòng ngừa và giảmthiểu rủi ro tại công ty
Thứ hai là quy mô và hình thức tổ chức
Công ty Hoàng Vũ là doanh nghiệp thuộc lại doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo quyđịnh nghị định 56/2009 NĐ-CP) bởi vậy với nguồn lực hạn hẹp nên Hoàng Vũ chưa có
sự đầu tư nhiều cho quản trị rủi ro như các hoạt động khác trong doanh nghiệp cũngnhư các doanh nghiệp có quy mô lớn Mặt khác trong công ty Hoàng Vũ cũng chưa có
sự quan tâm đến quản trị rủi ro bởi họ không có phòng ban chức năng chuyên trách vềquản trị rủi ro chính chưa có sự chuyên môn hóa trong quản trị rủi ro nên công tácđược thực hiện rời rạc không có quy trình cụ thể để quản trị Trong doanh nghiệp làtheo loại hình công ty trách nghiệm hữu hạn có chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời làngười quản lý doanh nghiệp nên thiếu các cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc raquyết định đầu tư thường do ý chí chủ quan của một vài người, chương trình quản trịrủi ro thường bị bỏ qua, nên khả năng xảy ra rủi ro cũng như mức độ tác động tiêu cựcthường rất lớn vậy hiệu quả của công tác quản trị rủi ro còn kém
Thứ ba là năng lực của nguồn nhân lưc