1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại

43 564 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 464,5 KB

Nội dung

Ngày này, với sự hỗ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộnhanh chóng của khoa học kỹ thuật, có nhiều loại hình doanh nghiệp với các hoạt độngkinh doanh đa dạng, những rủ

Trang 1

TÓM LƯỢC

Nền kinh tế ngày càng phát triển, cộng thêm những yếu tố khác của môi trường

vĩ mô cũng như môi trường kinh doanh trong các ngành nói chung và ngành truyềnthông quảng cáo nói riêng của doanh nghiệp đã tạo ra những thuận lợi cũng như nhữngthách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Để vượt qua được những khó khăn, tránhđược những rủi ro và hạn chế tối đa được những tổn thất do những rủi ro đó mang lại,các doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản trị rủi ro Tuy nhiên,

ở một số doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã không thực sự coi trọng, hoặc có thựchiện công tác quản trị rủi ro, tuy nhiên không mấy hiệu quả Vì vậy, em quyết định

chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại” Khóa luận gồm có 4 phần:

Phần mở đầu: Nêu ra tính cấp thiết của công tác quản trị rủi ro của các doanh

nghiệp nói chung và sự cấp thiết của công tác này với công ty TNHH sản xuất vàthương mại Tân Thời Đại nói riêng Từ đó xác lập, tuyên bố vấn đề nghiên cứu, cácmục tiêu và phạm vi nghiên cứu và kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Chương I: Trình bày một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong hoạt

động của doanh nghiệp Cụ thể là các các khái niệm cơ bản về rủi ro, rủi ro trong kinhdoanh và công tác quản trị rủi ro cùng với các nhân tố ảnh hưởng công tác này

Chương II: Giới thiệu sơ lược về Công ty, phân tích và đánh giá những rủi ro xảy

ra trong hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác quản trị rủi ro trong Công tythông qua kết quả từ phiếu điều tra Thông qua đó, rút ra những thành tựu và tồn tạicũng như nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại đó

Chương III: Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị

rủi ro trong công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại

Ngoài những nội dung đã trình bày, khóa luận tốt nghiệp còn có lời cảm

ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và các phụ lục về phiếu điều tratrắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH sản xuất

và thương mại Tân Thời Đại

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thúy Hằng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để giúp chúng em đạt kết quả cao trong quá trình thực tập, nhà trường đã tạomọi điều kiện cho chúng em đi thực tập và giúp chúng em nắm chắc kiến thức và tiếpcận với thực tế Và em đã được các thầy cô trong Khoa Quản trị doanh nghiệp và Bangiám đốc cùng các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH sản xuất và thương mạiTân Thời Đại giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoaQuản trị doanh nghiệp, các thầy cô thuộc Bộ môn Nguyên lý quản trị cùng toàn thể cácthầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điềukiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Đào Hồng Hạnh – người đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc cùng toàn thểnhân viên, các phòng ban của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại đãcung cấp đầy đủ thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thựctập tại Công ty để em có thể nắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành đềtài nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC ii

LỜI CẢM ƠN iiii

MỤC LỤC iiiiii

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vvi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vvi

PHẦN MỞ ĐẦU 11

CHƯƠNG I 55:

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA 55

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 55

1.1 Một số khái niệm cơ bản: 55

1.1.1 Khái niệm rủi ro 55 1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 55 1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh 66 1.2 Các nội dung của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại 66

1.2.1 Phân loại rủi ro trong kinh doanh66 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại 77 1.2.2.1 Các nguyên tắc quản trị rủi ro: 77

1.2.2.2 Quá trình quản trị rủi ro: 77

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh.1010 1.3.1 Các nhân tố khách quan 1010 1.3.2 Các nhân tố chủ quan; 1212 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC 1313

QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN THỜI ĐẠI 1313

2.1 Khái quát về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại 1313

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 1313

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 1414

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 1414

2.1.4 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 1515

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại 1616

2.2.1 Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà công ty thường gặp 1616

2.2.2 Nội dung công tác quản trị trong công ty 1717

2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro 1717

Trang 4

2.2.2.3 Công tác kiểm soát rủi ro 2020

2.2.2.4 Công tác tài trợ rủi ro 2020

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty 2121

2.2.3.1 Các yếu tố bên ngoài 2121

2.2.3.2 Các yếu tố bên trong công ty 2323

2.3 Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại 2323

2.3.1 Thành công và nguyên nhân 2323 2.3.1.1 Thành công 2323 2.3.1.2 Nguyên nhân 2424 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 2424 2.3.2.1 Tồn tại 2424 2.3.2.2 Nguyên nhân 2525 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN THỜI ĐẠI .2626

3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 2626 3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro: 2626 3.3 Các đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại 2828 3.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại 2828 3.3.1.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại: 2828 3.3.1.2 Tăng cường công tác nhận dạng rủi ro:2828 3.3.1.3 Nâng cao hiệu quả công tác phân tích rủi ro tại công ty Tân Thời Đại: 2929 3.3.1.4 Xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá rủi ro trong công ty: 3030 3.3.1.5 Xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất: 3131 3.3.1.6 Nâng cao công tác tài trợ rủi ro: 3131 3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành, cơ quan liên quan: 3131 KẾT LUẬN 3333

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3434

PHỤ LỤC 3535

Trang 5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH sản xuất và

2

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại trong 3 năm 2012,

2013, 2014

15

3 Bảng 2.2: Các rủi ro thường gặp trong Công ty TNHH sản xuất

4 Bảng 2.3: Các rủi ro kinh doanh thường gặp trong Công ty

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Rủi ro hiện diện xung quanh ta, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạtđộng kinh doanh, bất kể là nơi nào chúng ta đều có thể gặp sự cố rủi ro Rủi ro được vínhư một thư gia vị, có lúc cay, lúc đắng, lúc ngọt, chúng làm cho cuộc sống của chúng

ta thêm nhiều mùi vị, nhiều màu sắc, nhiều tình huống và không nhàm chán

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng phải đối mặt với vô vàn rủi

ro, bởi chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Vì vậy, quản trị rủi ro là hoạt động không thể thiếu của một doanhnghiệp

Ngày này, với sự hỗ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộnhanh chóng của khoa học kỹ thuật, có nhiều loại hình doanh nghiệp với các hoạt độngkinh doanh đa dạng, những rủi ro cũng theo đó phát sinh nhiều hơn và phức tạp hơn.Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải nhận biết các loại rủi ro mà doanh nghiệp có thểgặp phải trong tương lai, để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp cho từng trườnghợp, né tránh được những rủi ro hoặc hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro có thểmang lại

Nhận ra tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, Công ty TNHH sản xuất vàthương mại Tân Thời Đại vẫn luôn dự báo những rủi ro có thể xảy ra, phân tích và đề

ra các giải pháp giúp phòng ngừa rủi ro cũng như hạn chế được tổn thất Tuy nhiên, dotiềm lực tài chính chưa đủ mạnh , kỹ năng quản trị rủi ro của các nhà quản trị còn kém

và có rất nhiều nguyên nhân khác khiến công tác quản trị rủi ro của công ty vẫn còntương đối đơn giản, chưa dự báo được hết các rủi ro có thể xảy ra, gây ra những tổnthất khá lớn cho công ty

Xuất phát từ những vấn đề và những phát hiện qua quá trình thực tập tại Công ty

TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại nên em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại” làm đề tài

khóa luận

Trang 8

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

Qua một thời gian tìm hiểu, em được biết tại trường Đại học Thương Mại, đã cómột số đề tài luận văn, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro như sau:

 Phạm Thị Hoa Hoè (2013), Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ công nghiệp Hưng Việt, Đại học Thương mại

Luận văn đã nêu lên đầy đủ phần lý luận liên quan đến rủi ro Trong phần thựctrạng tác giả đã nêu được đa số các rủi ro xảy ra đối với công ty trong thời gian mà tácgiả nghiên cứu, phân tích tình trạng phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro của công ty như thếnào và từ đó đề xuất được các giải pháp phòng ngừa tối ưu hơn cho công ty, nhằmhoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty

 Đặng Thu Trang (2013), Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại Công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ Vận Hậu, Đại học Thương mại

Luận văn đã đánh giá được tình hình thực trạng của quản trị rủi ro của công ty,

đã đưa được những sự kiện rủi ro cụ thể đã xảy ra trong công ty trong thời gian nghiêncứu, nêu được những biện pháp phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro mà công ty đã

áp dụng và hiệu quả của những biện pháp đó Đề xuất được những giải pháp mới giúpcông ty hoàn thiện công tác quản trị rủi ro

 Nguyễn Thị Ngọc (2014), Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tronghoạt động mua hàng đá Granite và đá Marble của công ty TNHH đầu tư xây dựng vàThương mại An Thái, Đại học Thương Mại

Luận văn đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi rotrong hoạt động mua hàng Từ đó, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi

ro trong hoạt động mua hàng tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và Thương mại AnThái

Những luận văn trên đã giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề quản trị rủi ro trongdoanh nghiệp Tuy nhiên, em khẳng định luận văn của em là hoàn toàn khác với tất cả

các luận văn trước đó, vấn đề mà khóa luận em đi sâu nghiên cứu là: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài bao gồm:

Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Trang 9

Phân tích và đánh giá thực trạng thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công tyTNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại.

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHHsản xuất và thương mại Tân Thời Đại

4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại, hoạt

động trong lĩnh vực quảng cáo tại thị trường Nghệ An

Về thời gian: Các số liệu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời

Đại các năm 2012, 2013, 2014 Các giải pháp được xây dựng cho thời gian 5 năm tới(2015-2020)

Về nội dung nghiên cứu: thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH

sản xuất và thương mại Tân Thời Đại, và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi rotại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp phiếu điều tra:

Lập các phiếu điều tra với các câu hỏi trắc nghiệm, kết hợp các câu hỏi đóng, cáccâu hỏi mở liên quan đến công tác quản trị rủi ro của công ty, và chuyển đến các cán bộ,nhân viên trong công ty để có được các thông tin và quan điểm của họ về công tác quảntrị rủi ro tại công ty

Phương pháp phỏng vấn:

Xây dựng một bộ câu hỏi khác nhau liên quan đến tình hình thực trạng quản trị rủi rotrong công ty, sau đó gặp và trực tiếp hỏi nhhững nhân viên và cán bộ trong công tytheo những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn

Ngoài ra, các dữ liệu thu thập được bằng những quan sát trực tiếp thực tế tại công ty.

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Là các dữ liệu lấy từ:

Nguồn bên trong công ty: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2012,

2013, 2014; kế hoạc kinh doanh; bảng nhân sự lao động…

Nguồn bên ngoài công ty: qua các trang báo mạng internet

5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 10

Đối với các dữ liệu sơ cấp: tổng hợp, tính tỉ lệ phần trăm các chỉ tiêu, phân tích

và so sánh các chỉ tiêu từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá và kết luận về thực trạngcông tác quản trị rủi ro tại công ty

Đối với các số liệu thứ cấp: so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm từ đóđánh giá tình hình kinh doanh chung của công ty Dựa vào các báo cáo tình hình thiệthại của công ty, đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro của công ty

6 Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn,phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danhmục sơ đồ- hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành

3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công

ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại

Chương III: Các kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệc công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại.

Trang 11

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 Một số khái niệm cơ bản:

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro là sự bất trắc xảy ra liên hệ đến việc xuất hiện một biến cố không mongđợi Thuật ngữ rủi ro sử dụng trong kinh doanh còn có thể hiểu là sự nguy hiểm cầnđược ngăn ngừa hay được bảo hiểm Có nhiều khái niệm rủi ro, trong những lĩnh vựckhác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau:

Theo từ điển Tiếng việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại”.Theo quan điểm của các nhà đầu tư, rủi ro lại được định nghĩa là “NPV và IRR

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trìnhkinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển củamột doanh nghiệp

Rủi ro vừa mang đến cơ hội cũng như tạo ra những thách thức cho doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp nhận dạng, phân tích rủi ro một cách kịp thời và chính xác,doanh ngiệp có thể tránh được những tổn thất do rủi ro mang lại và còn có thể nắm bắtđược những cơ hội mà rủi ro đem lại

Trang 12

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh

Quản trị rủi ro là sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe doạ

các loại tài sản và thu thập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanhchính chủ một ngành kinh doanh hay của một doanh nghiệp sản xuất

Mục tiêu chính của quản trị rủi ro là né tránh các tổn thất từ rủi ro tai nạn Mục tiêuthứ hai là tối thiểu hoá tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hoá hậu quả của một tổn thất

1.2 Các nội dung của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Phân loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt:

Rủi ro căn bản: bao gồm các thiệt hại thông phàm về nguồn gốc và hậu quả Đó

là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị Nó tácđộng trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số, nó không rói vào cá biệt một ai cả Vìvậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm loại rủi ro này

Rủi ro cá biệt: là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt Các rủi

ro mà cá nhân phải gánh chịu, nó không phải chủ thể để toàn xã hội phải quan tâm.Rủi ro này cố thể được loại bỏ bởi một số cá nhân thông qua bảo hiểm, ngăn ngừa thiệthại hoạc một số kỹ thuật giảm thiểu rủi ro khác

Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán:

Rủi ro thuần tuý tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hộikiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể Rủi

ro thuần tuý được phân thành 5 nhóm: Rủi ro cá nhân; Rủi ro về tài sản; Rủi ro pháplý; Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác

Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổnthất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất Rủi

ro suy đoán có thể được phân loại theo nhóm nguyên nhân như sau: Rủi ro do thiếukinh nghiệm và kỹ năng quản lý; Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh; Rủi ro do sựthay đổi thị hiếu của khách hàng; Rủi ro do lạm phát; Rủi ro do điều kiện không ổnđịnh của thuế; Rủi ro do thiếu thông tin kinh tế và thiếu kinh nghiệm quản lý; Rủi rotình hình chcinsh trị bất ổn

Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán:

Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thoảhiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc… ) và chia sẻ rủi ro

Trang 13

Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thoả hiệp đóng góp về tiền bạchay tài sản không có tác động gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham giavào quỹ đóng góp chung.

Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh:

Rủi ro kinh tế: rủi ro kinh tế thường bị ảnh hưởng của môi trường chính trị, vàngược lại Các rủi ro kinh tế có thể là: suy thoái kinh tế; lạm phát; mất khả năng thanhtoán do tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn hơn mức dự trữ ngoại tệ; dự trữ ngoại tệ nhỏ hơn kimngạch nhập khẩu; nợ nước ngoài lớn hơn GDP

Rủi ro chính trị: Các chính sách và đường lối phát triển kinh tế xã hội của mộtđất nước cũng là một nguồn rủi ro tiềm năng vô cùng quan trọng, vì nó có ảnh hưởngnhiều đến các hoạt động của các tổ chức Đây cũng là rủi ro vĩ mô, bao gồm: Chínhsách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về thuế, hạn ngạch và các giới hạn thươngmại khác; Chính sách tài chính, lưu thông tiền tệ, kiểm soát ngoại hối, lãi suất; Chínhsách lao động và tuyển dụng lao động; Chính sách môi trường, sức khoẻ

Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý – kiệntụng, làm hao tổn sức người và tài sản như: Vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư;Tranh chấp hàng hoá, nhãn hiệu và thương hiệu; Bồi thường khiếu nại đối với kháchhàng; Thay đổi luật pháp liên quan đến kinh doanh

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại

1.2.2.1 Các nguyên tắc quản trị rủi ro:

Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu

Khi xác định được mục tiêu cần phải tính rủi ro và quan tâm đến công tác quảntrị rủi ro

Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị

Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức

1.2.2.2 Quá trình quản trị rủi ro:

Nhận dạng rủi ro:

Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ

thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ sở của nhận dạng rủi ro:

Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm): thường được tiếp cận

là ở yếu tố của môi trường hoạt động của doanh nghiệp

Trang 14

Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường kinh tế; Môitrường KH KTCN; Môi trường văn hóa- xã hội; Môi trường tự nhiên.

Môi trường đặc thù: Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh; Các cơquan hữu quan

Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trịnói riêng

Nhóm đối tượng rủi ro (nguy cơ rủi ro):

Nguy cơ rủi ro về tài sản là khả năng tổn thất về tài sản vật chất ( tài sản hữuhình: Động sản và bất động sản; tài sản vô hình: thương hiệu, quyền tác giả, sự hỗ trợ

về chính trị… ), tài sản tài chính ( các loại cổ phiếu và trái phiếu) Tài sản có thể bị hưhỏng, bị hủy hoại hay tàn phá mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau

Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý là các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất

về trách nhiệm pháp lý đã được quy định Luật dân sự và hình sự quy định chi tiết cáctrách nhiệm mà người dân phải thực hiện Nhà nước ban hành hiến pháp, các luật, quyđịnh và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo luật cho một số hoạt động Các trách nhiệmpháp lý thay đổi theo từng quốc gia cũng là một vấn đề phải lưu ý

Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực là rủi ro liên quan đến “ tài sản con người ”của tổ chức Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, côngnhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cungcấp, người cho vay, các cổ đông

Phân tích rủi ro:

Khái niệm: là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây

ra rủi ro và phân tích những tổn thất

Nội dung:

Phân tích hiểm họa: Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc

những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra

Phân tích nguyên nhân rủi ro: Khi phân tích nguyên nhân rủi ro, doanh nghiệp

sẽ phải phân tích nguyên nhân liên quan tới yếu tố con người và yếu tố kỹ thuật

Phân tích tổn thất: Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán

những tổn thất có thể có

Trang 15

Phương pháp phân tích rủi ro: Phương pháp thống kê kinh nghiệm ; Phương

pháp xác suất thống kê ; Phương pháp phân tích cảm quan ; Phương pháp chuyên gia ;Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động

Kiểm soát rủi ro :

Khái niệm : là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính

sách… ) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khôngmong đợi có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra

Nội dung :

Né tránh rủi ro: Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né

tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi khôngthừa nhận nó ngay từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừanhận

Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tổn thất và mức

độ rủi ro khi chúng xảy ra

Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro

bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra

Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị của một tổ chức có

một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người cóquyền lợi gắn liền với tổ chức Phòng quản trị của một tổ chức phải cung cấp thông tin

để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trongtương lai họ cần đạt được

Tài trợ rủi ro :

Khái niệm : là khoản tiền dùng để bù đắp (hay cứu trợ) một phần tổn thất xuất

hiện, nó được chỉ cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro Các rủi rokhông thể ngăn ngừa và kiểm soát sẽ được tài trợ

Biện pháp tài trợ rủi ro : Có hai phương pháp tài trợ rủi ro cơ bản là lưu giữ rủi

ro và chuyển giao rủi ro

Phương pháp lưu giữ rủi ro bao gồm : Không bảo hiểm ( để mặc nhiên, doanhnghiệp không bảo hiểm hay sử dụng bất kỳ một biện pháp nào để ngăn ngừa hay giảmthiểu rủi ro Khi có sự cố xảy ra, doanh nghiệp sẽ tự bù đắp tổn thất bằng nguồn củadoanh nghiệp) ; Tự bảo hiểm (không phải là bảo hiểm vì nó không chuyển giao rủi rocho người khác Người tự bảo hiểm và người bảo hiểm có thể chia sẻ các tổn thất của

Trang 16

họ trong tương lai Nguồn tự bảo hiểm của doanh nghiệp bao gồm : chi phí hoạt động,nguồn tích luỹ hay nguồn bảo hiểm trực hệ)

Phương pháp chuyển giao rủi ro bao gồm : Trả chậm bằng các nguồn (chí phí

ổn định và chi phí tín dụng) ; Sử dụng các nguồn khác (các nguồn khác ngoài bảohiểm hoạc bảo hiểm)

1.2.3 Sự cần thiết hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại

Ngày nay, với sự hỗ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộnhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh doanh đã trở nên đa dạng vàhiệu quả hơn Tuy nhiên, những rủi ro cũng theo đó mà phát sinh nhiều hơn và phứctạp hơn Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải nhận biết các loại rủi ro mà doanhnghiệp có thể phải đối mặt trong tương lai để có thể đưa ra những đối sách thích hợpnhằm ngăn ngừa được các rủi ro và giảm thiểu tổn thất mà các rủi ro đó đem lại Theothời gian, những rủi ro có thể xuất hiện nhiều hơn và phức tạp hơn, để có thể nhậndạng được hầu hêt các rủi ro cũng như giúp doanh nghiệp giảm thiểu được tối đanhững tổn thất thì công tác quản trị rủi ro phải được thực hiện một cách hoàn thiệnhơn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Môi trường vĩ mô:

Môi trường kinh tế:

Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, nền kinh tế cũng gặp không ít những thayđổi như khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giáthay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểmsoát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy đều được coi là những rủi ro lớncho các doanh nghiệp Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nềnkinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật của côngnghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thíchứng với đổi mới

Môi trường văn hoá – xã hội:

Các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư Đó là sự thayđổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong xã hội khi doanhnghiệp không thích ứng kịp thời được với những sự thay đổi đó, là điểm xuất phát củanhững rủi ro khác nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 17

Văn hoá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm: Không am hiểu phong tục tập quán, am hiểu về lối sống ngôn ngữ và các giá trịchuẩn mực đạo đức có liên quan Các yếu tố đó nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tớikhách hàng và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Và có thể gây ra những rủi

ro với những tổn thất không thể lường trước được

Môi trường chính trị:

Các chính sách và đường lối phát triển của quốc gia cũng là một nguồn rủi rotiềm năng vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động tổ chức Nhưcác chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách hạn ngạch, chính sách tài chính,chính sách lao động và chính sách môi trường, sức khỏe…

Môi trường pháp luật:

Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả củacộng đồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng,

dễ áp dụng; một hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy vàphục vụ kinh doanh; một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảmpháp luật thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là mộtmôi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp Ngược lại, nơipháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luậtthiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, kháchquan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chiphí quá cao đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp

Môi trường tự nhiên:

Nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núilửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên, Các rủi ro này thường có hai đặcđiểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hạitrên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng màcho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới Doanh nghiệp có thể xem xét

kỹ sự thay đổi của môi trường tự nhiên, để từ đó có thể chủ động phòng tránh hoặc lựachọn giải pháp thích hợp

Môi trường đặc thù:

Nhà cung cấp: trong mối quan hệ với nhà cung ứng của doanh nghiệp cũng tồn

tại vô số các rủi ro ví dụ như sự tăng giá đột ngột, hàng hoá hỏng hóc thiếu hụt,…doanh nghiệp cần phải có những giải pháp phù hợp để hai bên cùng có lợi, duy trì mối

Trang 18

quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung cấp uy tín khi xảy ra những rủi ro mà hcính

họ cũng không lường trước đươc

Khách hàng: khách hàng có thể có những lý do riêng mà huỷ hợp đông, hay có

những yêu cầu quá khắt khe mà doanh nghiệp không thể đáp ứng, hay giá cả có thểquá cao so với khách hàng, hoặc khách hàng quá khó tính… cũng có thể tạo ra nhữngrủi ro và những tổn thất khá lớn đối với doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp khi cạnh trên thị trường đều có đối thủ, khi

các đối thủ có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp khó chiếm lĩnhthị trường và không giữ được khách hàng của mình Hậu quả mang lại những thiệt hại

về tài chính cho công ty Thiệt hại này đôi khi có thể làm cho công ty phá sản

1.3.2 Các nhân tố chủ quan;

Nguồn nhân lực:

Trình độ quản lý: khi trình độ quản lý kém thì khả năng nhận diện và phân tích

một vấn đề không đúng có thể dẫn đến quyết định sai lầm Nếu nhận thức và thực tếhoàn toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn Các nhà quản trị phải có đủ năng lực để nhìnnhận ra được vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động trước mọi rủi ro có thể xảy ra

Có những biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro cũng như tổn thất do rủi ro mang lại

Đội ngũ nhân viên: nhân viên cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây rarủi ro cho các doanh nghiệp Đội ngũ nhân viên yếu kém về trình độ, về năng lựcnghiệp vụ, đồng thời, thiếu tinh thần trách nhiệm đạo đức, sức khỏe và văn hóa kinhdoanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ… có thể gây ra những rủi ro chocông ty

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng về giao thông, thiết bị, văn phòng có thể ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính: tài chính mạnh thì công ty mới có thể phát triển lâu dài Là

cơ sở để phát triển được những yếu tố khác Cũng là một yếu tố để chứng minh uy tíncủa doanh nghiệp với các đối tác, các nhà cung cấp khi giao dịch trên thị trường Để có

sự tài trợ các rủi ro một cách tốt nhất cần có một nguồn tài chính mạnh Đối với các rủi

ro đã xảy ra gây tổn thất lớn, phải có tài chính thì mới có thể bù đắp được những tổnthất và không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh donah của doanh nghiệp

Trang 19

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

TÂN THỜI ĐẠI

2.1 Khái quát về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Thời Đại được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 2010 theo Giấy phép số 2901574388

Địa chỉ : 146 – Phường Hà Huy Tập – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ AnTell : 0383 561 567 – 0916 554 868

Đến năm 2011 công ty mở thêm chi nhánh ở thành phố Hà Tĩnh với rất nhiềucông trình quảng cáo,nội thất,ngoại thất,showroom, sản xuất lắp đặt cửa cuốn… đápứng yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

Các thiết kế và thi công nội thất của công ty cho các công trình liên quan đếnQuán Bar, nhà hàng, Văn phòng, showroom đều được hoàn thành đáp ứng mong đợicủa các Chủ đầu tư về kỹ- mỹ thuật, tiến độ của dự án trong khuôn khổ kinh phí chophép

Đến nay, công ty không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thiết kế và thi công công trìnhquảng cáo, công ty còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, hội nghị.Các công việc được chuẩn bị kĩ lưỡng, các sự kiện hoàn hảo, đem lại hiệu quả cao.Máy móc hiện đại đi kèm với đội ngũ nhân công lành nghề góp phần lớn vào kiểmsoát chất lượng công trình cho đối tác, xây dựng uy tín cho công ty

Trang 20

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Công ty chủ yếu thiết kế thi công biển quảng cáo đáp ứng nhu cầu, tạo niềm vui

và làm hài lòng khách hàng, tạo công ăn việc làm cho toàn thể công nhân viên và đemlại lợi ích cho xã hội

và Hà Tĩnh, rồi tiến tới các tỉnh lân cận khác

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân

Thời Đại

(Nguồn:Phòng hành chính Công ty Tân Thời Đại)

Nhận xét: cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty tương đối đơn giản, gọn nhẹ, giúpban lãnh đạo công ty dễ quản lý và kiểm soát các hoạt động của từng phòng ban

Tổng giám đốc

Giám đốc

Phó giám đốc

Trang 21

2.1.4 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những

Năm2014

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty năm 2012, 2013, 2014)

Từ số liệu bảng trên, ta thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu qua cácnăm như sau:

Năm 2013 so với năm 2012: Công ty đã thực hiện những kế hoạch kinh doanh

có hiệu quả hơn nên doanh thu đã tăng 6.908 triệu đồng tương ứng với 24%, lợi nhuậncũng tăng lên đáng kể Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty là 69 triệu đồng tăng

so với năm 2012 là 21 triệu, tương đương 44%

Năm 2014 so với năm 2013: Công ty đã khắc phục được một số hạn chế còn tồntại trong năm 2013 và tiếp tục phát huy những thế mạnh, vì thế doanh thu cũng tănglên đáng kể Năm 2014, doanh thu thuần là 42.321 triệu đồng, tăng 7.075 triệu đồng sovới năm 2013 tương ứng 20% Và nhờ các biện pháp giảm thiểu chi phí, lợi nhuận củacông ty năm 2014 là 83 triệu đồng, tăng 14 triệu tương ứng với 20%

Cho thấy công ty đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, và có hướng phát

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w