1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx

75 700 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 254,21 KB

Nội dung

Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Sau thời gian thực tập tại Phòng Kinh doanh Xuất, Nhập khẩu tạiCông ty TNHH sản xuất và thương mại SeaBoat, em đã hoàn thành

chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển hoạt động kinh

doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat’’

Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu củariêng em dưới sự hướng dẫn của TS Đàm Quang Vinh trong thời gian emthực tập tại Phòng Kinh doanh Xuất, Nhập khẩu thuộc công ty TNHH sảnxuất và thương mại SeaBoat.

Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàntoàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 12 năm 2011Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN CHỨC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS ĐàmQuang Vinh Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã luônnhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy, đặc biệt là sự động viên vềmặt tinh thần của thầy đã giúp em vững tâm và vượt qua được những giai đoạnkhó khăn để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình

Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH sản xuất vàthương mại SeaBoat, các anh các chị trong công ty, đặc biệt là các anh chịcán bộ PhòngKinh doanh Xuất , Nhập khẩu đã hướng dẫn em trong suốtthời gian thực tập tại trung tâm và nhiệt tình giúp em hoàn thành đề tàinghiên cứu.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa ThươngMại & Kinh Tế Quốc Tế đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học Đại học,không chỉ tiếp thu kiến thức chuyên môn mà em còn học được những bàihọc bổ ích về cuộc sống.

Hà Nội, tháng 12 năm 2011Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN CHỨC

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀTHƯƠNG MẠI SEABOAT 4

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀTHƯƠNG MẠI SEABOAT 4

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuấtvà thương mại Seaboat 4

1.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat 5

1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠTĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SEABOAT 9

1.2.1 Đặc điểm về vốn 9

1.2.2 Đặc điểm về nhân lực 11

1.2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất 13

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 14

1.3.1 Thị trường thế giới 14

1.3.2 Thị trường nội địa 15

1.3.3 Thách thức từ môi trường cạnh tranh 15

1.3.4 Cơ chế chính sách Nhà nước 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨUCỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT 17

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 17

2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm nhập khẩu 17

2.1.2 Quy mô các mặt hàng nhập khẩu của Công ty 20

2.1.3 Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu 23

2.1.4 Thị trường nhập khẩu của Công ty 26

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNGTY 30

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNGTY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT 34

2.3.1 Ưu điểm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat 34

Trang 4

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công

ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat 37

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPCHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHHSẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016 42

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬPKHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOATĐẾN NĂM 2016 42

3.1.1 Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Côngty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016 42

3.1.2 Phươnghướng phát triển hoạt độngkinh doanh nhập khẩu củaCông ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016 43

3.2 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬPKHẨU CỦA CÔNG TY TNHH VÀ SẢN XUẤT SEABOAT 44

3.2.1 Giai đoạn sống của sản phẩm 44

3.2.2 Năng lực của Công ty 45

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINHDOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNGMẠI SEABOAT 46

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo của bộ máy tổ chức và trìnhđộ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong cho Công ty TNHH sản xuấtvà thương mại Seaboat 46

3.3.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 48

3.3.3 Huy động tối đa nguồn vốn kinh doanh 49

3.3.4 Đổi mới cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu 51

3.3.5 Phát triển thương mại điện tử 51

3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 52

3.4.1 Hoàn thiện, thống nhất hệ thống văn bản pháp luật liên quan tớihoạt động nhập khẩu 53

3.4.2 Kiến nghị về chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước 53

3.4.3 Có chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý 54

3.4.4 Tổ chức hội thảo và trao đổi thông tin 55

Trang 5

DTNKDoanh thu nhập khẩu

Trang 6

Bảng 1.1: Cơ cấu vốn và tài sản của Seaboat qua các năm 9

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Seaboat qua các năm 11

Bảng 2.1: Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Công ty Seaboat (2007 – 2011) 23

Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Công ty Seaboat 27

Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty Seaboat giai đoạn 2007 – 2011 30

Bảng 3.1: Cho thấy mục tiêu trước mắt mà công đã đề ra và phải đạt được trong 5 năm tới 42

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat 7

Hình 2.1: Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Seaboat qua các năm 2007- 2011 20Hình 2.2: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường chính của công ty Seaboat 28

Hình 2.3: Lợi nhuận của công ty Seaboat qua các năm 2007- 2011 31

Hình 2.4 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2008– 2011 33

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.

Hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nó là nhân tố phát huy sức mạnh nền kinh tế trong nước.Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua nhập khẩu.Nhập khẩu hàng hoá là một phần không thể thiếu trong ngoại thương Nhập khẩu được cho phép bổ sung những sản phẩm chưa sản xuất được trong nước hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia Đặc biệt là đối với Việt Nam đang tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu hàng nhập khẩu ngày càng tăng

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn Vì được thành lập chưa lâu nên hiện tại Công typhải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ vốn, kinh nghiệm kinh doanh, thị trường cung cấp sản phẩm, quá trình đàm phán ký kết và ký kết hợp đồng kinh doanh Nhưng vấn đề khó khăn nhất của công ty vẫn là vấn đề về nhập khẩu.Đây cũng là những vấn đề đang được Công ty đặc biệt quan tâm.Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Seaboat qua việc nghiên cứu tài liệu về hoạt động của công ty, kết hợp với vốn kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học kinh tế quốc dân, em

đã chọn để tài:“Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat’’ làm đề tài thực tập cuối khóa

của chuyên ngành mình.

Trang 8

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Nhằm đưa ra giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Để có thể đạt được các mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Tìm hiểu rõ về Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat - Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

- Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

3.2 Phạm vi nghiên cứu.

3.2.1 Không gian nghiên cứu.

- Chỉ nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat

- Không nghiên cứu những hoạt động khác ở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại SeaBoat.

3.2.2 Thời gian nghiên cứu.

Trang 9

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat giai đoạn 2007- 2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2016

4 Kế cấu của đề tài.

Đề tài em thực hiện gồm Phần mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về Công tyTNHH sản xuất và thương mạiSeaboat.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu củaCông ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

Chương 3: Phương hướng phát triển và một số giải pháp chohoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất vàthương mại Seaboat đến năm 2016.

Trang 10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀTHƯƠNG MẠI SEABOAT

Mục đích nghiên cứu của chương 1 là giới thiệu một cách chi tiết vềđịa điểm thực tập:Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat, qua đógiúp người đọc hình dung được quá trình hình thành, phát triển, các chứcnăng, nhiệm vụ chính, đồng thời thấy đươc cơ cấu tổ chức của côngty.Ngoài ra, còn cập nhật cho người đọc những đặc điểm của công ty, vànhững nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu.Bên cạnh đó, nêu lên sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanhnhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat Từ đó, giúpngười đọc hiểu được tầm quan trọng và tính kinh tế của hoạt động kinhdoanh này.

Trên cơ sở đó, cấu trúc của chương 1 được chia thành ba phầnchính: (1.1) Giới thiệu chung về công ty TNHH sản xuất và thương mạiSeaboat, (1.2) Những đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh nhập khẩu của công ty (1.3) Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Trang 11

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀTHƯƠNG MẠI SEABOAT.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Seaboat được thành lập vào năm 2007 Theo giấy phép kinh doanh số 0104006698 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội- Phòng đăng ký kinh doanh số 2 cấp Tiền thân Công ty là một bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Nam Bình.

Tên chính thức: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Seaboat Địa chỉ: Số 420 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà nội Tên giao dịch: Seaboat trading and production company limited Địa chỉ email: seaboatvn@gmail.com

Số điện thoại: 043 858 6216.

Số tài khoản: 000547790784 Tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, theo hình thức kinh doanh thương mại Theo giấy phép kinh doanh thì lĩnh vực kinh doanh chính là nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn Khi về Việt Nam, Công ty sẽ cho thiết kế và lắp đặt các thiết bị máy móc thành các hệ thống tự động, hệ thống hoạt động đồng bộ theo yêu cầu khách hàng, vì vậy những sản phẩm chính mà Công ty cung cấp là:

 Cần trục.

Trang 12

 Thiết bị nâng hạ: chuyên dùng để cẩu hàng hóa lên tàu hoặc di

 Xuồng cao su, xuồng cao tốc.

 Động cơ thủy dành cho xuồng caosu.

 Thiết bị ngoại vi và điều khiển các phương tiện thủy từ xa Ngoài việc kinh doanh các sản phẩm nói trên Công ty còn nhận bảo trì, sửa chữa, kiểm tra, các loại máy móc, các thiết bị đo lường, biến tần, bộ nguồn của tất cả các nhãn hiệu trên thế giới Đồng thời công ty còn nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng, vận hành tốt sản phẩm cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam đảm bảo mục tiêu kinh doanh và mục tiêu phát triển.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

1.1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ.

Chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty: Thông qua các hoạt

động của mình Công ty liên kết, hợp tác, mua – bán với các đối tác và bạn hàng trong và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam quy định Nhằm có được những nguồn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng các hệ thống thiết bị trên tại khu vực miền Bắc.

Nhiệm vụ của công ty :

 Công ty đảm bảo xây dựng, thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu.

Trang 13

 Xây dựng, đề ra các phương án về nhập khẩu, về bán hàng, dịch vụ sau bán hàng theo mục tiêu và kế hoạch đã đề ra của Công ty.

 Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn.

 Tổ chức nghiên cứu nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường tìm hiểu và khảo sát thị trường nhằm cung cấp được những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu khách hàng, giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.

 Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh nhập khẩu: thực hiện chính sách về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, nguồn lực, hạch toán kinh tế, nguồn hàng nhập khẩu, thủ tục hải quan, thực hiện đúng cam kết đã ký kết hợp đồng với các bạn hàng, nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.

 Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ đã cam kết, đã ký với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước… Đồng thời chăm lo tới đời sống của họ nhằm đảm bảo duy trì và phát huy hiệu quả làm việc của họ.

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat ban đầu chỉ có 8cán bộ, công nhân viên Hiện nay, Công ty đã có số nhân viên lên tới gần 60 người Từ chỗ chưa có bộ máy tổ chức, chưa có cơ cấu rõ ràng với các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng marketing, kế toán, hậu cần Thì qua hơn 9 năm phát triển của Công ty từ khi là bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Nam Bình thì nay đã có cơ cấu bộ máy rõ ràng với các bộ phận chức năng sau khác nhau như hình dưới đây:

Trang 14

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Seaboat.

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mạiSeaboat.

Cơ cấu tổ chức của một số phòng ban quan trọng của công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat được phân bố như sau:

- Giám đốc: Người giữ vai trò chủ chốt trong công ty là người quyết

định thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển của Công ty thông qua sự tổng hợp ý kiến, đánh giá từ hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc

Qua đó ta thấy giám đốc có nhiệm vụ là: theo dõi, giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doạnh của Công ty.

- Phó giám đốc: Quản lý các lĩnh vực khác nhau và tư vấn cho giám

đốc về các công tác điều hành, quản lý các lĩnh vực khác nhau.

-Phòng kinh doanh xuất, nhập khẩu:

 Tham mưu cho giám đốc các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.

Trang 15

 Chức năng của phòng là thu thập thông tin về các mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế Từ đó tìm ra những mặt hàng tiềm năng cho Công ty và chuẩn bị các công tác cho việc ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế.

 Mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh cả trong và ngoài nước Đẩy mạnh và hoàn thiện các quan hệ có sẵn.

 Thực hiện và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu, đề ra các giải pháp giúp hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty có hiệu quả cao.

-Phòng Marketing:

 Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và hỗ trợ các bộ phận khác, quản lý đội bán hàng trực tiếp các cửa hàng và đại lý của công ty

 Tiến hành hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo trên các báo, đài vô tuyến, truyền hình

 Theo dõi tình hình phát triển cũng như doanh thu tại các khu vực, lập báo cáo gửi lên cấp trên và đề xuất các phương án phát triển và mở rộng thị trường

 Tiến hành khảo sát và ký kết hợp đồng mở các đại lý nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng một cách tốt nhất, thuận lợi nhất.

- Phòng kế toán - thống kê - tài chính:

 Chịu trách nhiệm về công tác hạch toán, kế toán, thống kê tài chính của công ty.

 Thu đầy đủ các báo cáo về kế toán, tài chính, vật tư của các trung tâm và xí nghiệp đúng thời hạn.

 Làm thủ tục thanh toán với các trung tâm và Ngân hàng nhanh gọn, chính xác

 Nộp các báo cáo kinh doanh đúng kỳ hạn.

Trang 16

- Phòng tổ chức hành chính (có tổ lái xe trực thuộc):

 Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình sản xuất kinh doanh trên khu vực cho Giám đốc Công ty.

 Cung cấp đầy đủ kịp thời văn phòng phẩm, kiểm tra, sửa chữa các phòng trong khu vực quản lý

 Đảm bảo việc đưa đón vận chuyển bằng ôtô phục vụ cung ứng thông tin kịp thời

 Kiểm tra, đôn đốc thực hiện an toàn lao động và bảo hộ lao động vệ sinh công nghiệp toàn khu vực

-Phòng hậu cần: Phụ trách vấn đề quản lý các cơ sở chung của công

ty như quản lý kho bãi, quản lý và sửa chữa xe, các vấn đề về vận chuyển, lưu thông hàng hóa và chịu sự quản lý trực tiếp của PGD nhân sự.

1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾNHOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TYSEABOAT.

1.2.1 Đặc điểm về vốn.

Các chỉ tiêu tài chính là những chỉ tiêu hết sức quan trọng nó không những phản ánh tình hình kinh doanh của công ty mà nó còn cho chúng ta thấy ràng cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý hay chưa Hơn thế nữa nó còn cho chúng ta biết rằng với cơ cấu vốn như thế nó có tác động thuận chiều hay nghịch chiều với lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh.

Bảng 1.1: Cơ cấu vốn và tài sản của Seaboat qua các năm.

Trang 17

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Seaboat.

Căn cứ vào Bảng 1.1 ta thấy :

Về tài sản: Tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm,trong đó

cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng Cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tổng tài sản tăng 3.515 triệu đồng (tăng tương đương khoảng 43,36 % tổng tài sản) Năm 2011 so với năm 2010 tăng 19.580 triệu đồng (tăng tương đương khoảng 68.51% tổng tài sản năm 2010).

Nhận xét: So với quy mô nguồn nhân lực trong công ty, và một số

doanh nghiệp cùng ngành có cùng quy mô thì tổng tài sản của công ty ở mức trung bình Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tổng tài sản của công ty qua các năm đều tăng khá mạnh, điều này có thể được hiểu rằng lợi nhuận hàng năm của công ty đã được công ty tái đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh Vì thế, căn cứ vào tổng tài sản và xu hướng tái đầu tư trong công ty ta có thể dễ nhận thấy lĩnh cực mà công ty đang kinh doanh rất hấp dẫn và hoạt động kinh doanh nhập khẩu được công ty rất chú trọng và phát tiển Chính những điều này đã góp phần tạo động lực tích cực cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm,

trong đó cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng Tuy nhiên tốc độ tăng nợ phải trả thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu Cụ thể là: Năm 2010 so với năm 2009 tổng nguồn vốn tăng là 3.515 triệu đồng (tăng tương đương 43,36%) Năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 19.580 triệu đồng ( tương đương với 168,5%) đây là năm tăng mạnh nhất về tổng nguồn vốn.

Trang 18

Nhận xét : Nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty đều tăng qua các

năm Mà yếu tố quan trọng nhất góp phần tăng tổng nguồn vốn là mức độ tăng vốn chủ sở hữu và tăng nợ phải trả trong ngắn hạn Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận không chia và vốn đóng góp thêm của các thành viên Việc này có thể cho thấy rằng các thành viên trong công ty rất chú trọng đến hoạt đọng kinh doanh nhập khẩu Nó cũng là nhân tố có tác động tích cực đến việc phát triển kinh doanh nhập khẩu của công ty.

1.2.2 Đặc điểm về nhân lực.

Nguồn nhân lực luôn được Công ty quan tâm chú trọng hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Trong những năm gần đây, Công ty luôn tìm cách nâng cao hơn nữa đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho các cán bộ Công ty liên tục tuyển chọn thêm nhân viên mới có trình độ đáp ứng yêu cầu trong công việc của Công ty vào làm việc, thực hiện chính sách nghỉ hưu cho những cán bộ công nhân viên đến tuổi nghỉ hưu Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua

Trang 19

Căn cứ vào bảng 1.2 ta thấy:

Tổng số lao động: Số lượng lao động tăng qua từng năm.Cụ thể năm

2009/2008 số lượng lao động tăng 6 người ( tăng tương đương 15%).Năm 2010/2009 số lượng lao động tăng 6 người(tăng tương đương 13,04%) Năm 2011/2010 số lượng lao động tăng 8 người( tăng tương đương 15,3%) Nhìn chung số lượng lao động tăng tương đối qua các năm là đều nhau.

Theo giới tính: Nhìn một cách tổng quan số lượng lao động, cán bộ

công nhân viên cả nam và nữ đều tăng qua các năm Nhưng theo số liệu tương đối thì số lượng công nhân viên nam giảm qua các năm còn số lượng công nhân viên nữ tăng qua các năm Điển hình năm 2010/2009 số lượng công nhân viên nam giảm 3,68% so với cùng kỳ năm 2009, số lượng công nhân viên nữ tăng tương đối là 3,68%.

Theo trình độ học vấn: Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ

Thạc sĩ, Đại học tăng lên 18 người so với năm 2008,tăng 13 người so với năm 2009 và 09 ngườiso với năm 2010.

Về độ tuổi có sự trẻ hóa trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, số lượng cán bộ công nhân viên độ tuổi từ 25- 40 và 41- 50 tăng qua các năm từ đó đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.

Trang 20

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự tăng lên đáng kể qua các năm và có mức thu nhập khá so với mức thu nhập trung bình hiện nay cụ thể năm 2008 là 2.500.000 đồng/ người, năm 2009 là 3.000.000 đồng/ người, năm 2010 là 3.800.000 đồng/ người, năm 2011 là 4.500.000 đ/người.

Nhận xét:

Với đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại của Công ty với sự phân công bố trí tương đối hợp lý của ban lãnh đạo đã cho phép Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển Nhưng bên cạnh đó cũng có những vấn đề đặt ra đối với Công ty trong quá trình hoạt động như: do sự chuyển ngành và đi học nâng cao trình độ của một số cán bộ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của Công ty Vì thiếu những cán bộ có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ tốt nên đã gây ra sự trì trệ trong công việc cũng như giải quyết những công việc phát sinh; thêm nữa đội ngũ nhân viên trong Công ty Seaboat đa phần là khá trẻ nên kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm công tác nhập khẩu chưa nhiều Đồng thời hiểu biết cũng như kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này cũng không cao vì thế Công ty gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc xử lý các tình huống trong quá trình nhập khẩu ví dụ như: mặc dù đã làm nhiều lần làm thủ tục Hải quan nhưng nhân viên vẫn khá lúng túng mỗi khi làm tờ khai nhập khẩu, khai báo và giải thích cho nhân viên Hải quan hiểu đó là sản phẩm Công ty mới lần đầu nhập về kinh doanh Khi Hải quan kiểm hóa thì nhân viên vẫn chưa linh hoạt dẫn đến mất nhiều thời gian, chi phí hay hợp đồng còn sai những lỗi cơ bản… Nghiệp vụ nhập khẩu của nhân viên chưa tốt, trình độ chuyên môn không cao là nguyên nhân khiến Công ty mất nhiều chi phí, thời gian, công sức, tiền bạc cho công tác thanh toán, thông quan hàng hóa.

1.2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất.

Trang 21

Công ty đặt trụ sở chính tại địa chỉ số 15, ngõ 420 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội được đưa vào sử dụng từ năm 2008 với diện tích sử dụng 1000 m2 đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhập khẩu và lưu kho phù hợp với quy mô tạm thời của Công ty Được sự hỗ trợ từ Công ty cổ phần Nam Bình Công ty cũng đươc sử dụng hệ thống kho của Công ty Nam Bình; hệ thống này được bảo quản và tổ chức một cách có hệ thống, tổng kho Nam Bình tại Thanh Trì có 12 nhà kho, mỗi nhà kho được trang bị một hệ thống thiết bị phương tiện bảo quản phòng cháy chữa cháy Vì vậy sản phẩm nhập khẩu đem về nhập kho luôn được đảm bảo cẩn thận Vì đặc điểm kinh doanh chủ yếu là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa theo hình thức kinh doanh thương mại, nên công ty tập trung trang bị cho mình đội phương tiện, đội ngũ xe vận tải sẵn sàng vận chuyển mặt hàng mọi lúc, mọi nơi cho khách hàng Nhưng hầu như những mặt hàng có khối lượng lớn thì công ty giao thẳng trực tiếp tại các cảng Hải Phòng.

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠTĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.

1.3.1 Thị trường thế giới.

Với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ, theo cả chiều rộng và chiều sâu nên quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với quốc gia, và giữa quốc gia với khu vực ngày càng được mở rộng và thân thiết hơn Đặc biệt sau 4 năm Việt Nam gia nhập WTO(World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới), ký một số hiệp định song phương và đa phương với một số đối tác chiến lược đã giúp cho chúng ta mở cửa thị trường, hòa mình vào một sân chơi lớn mang tầm toàn cầu, dần dần xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan giúp cho các doanh nghiệp có thể tự do lưu thông vốn, lao động trên phạm vi toàn thế giới Chính những điều này tạo nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các đối tác ở khắp các nước trên thế giới, cũng như

Trang 22

sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình các nhà cung cấp tốt nhất Bên cạnh đó, có quan hệ nhập hàng từ nhiều đối tác cho phép Công ty chủ động hơn về thời gian nhập hàng, giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp Bởi Công ty Seaboat có thể lựa chọn thời gian, số lượng hàng nhập phù hợp với điều kiện lưu kho và khả năng tiêu thụ của mình.

Nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2009 đã làm cho nền kinh tế thế giới đi xuống một cách trầm trọng Nhiều quốc gia, cũng như nhiều doanh nghiệp trên thế giới phải điêu đứng, thậm chí phá sản hàng loạt Đặc biệt một quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ Vì vậy nó đã có nhưng ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh nhập khẩu của công ty Seaboat.

1.3.2 Thị trường nội địa.

Với chính sách mở của Nhà nước ta, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập Do lượng doanh nghiệp tăng cao như vậy dẫn đến nhu cầu về máy móc, thiết bị, linh kiện máy móc để xây dựng cơ sở hạ tầng doanh nghiệp là rất lớn Vì vậy Công ty Seaboat cần phải có những kế hoạch chiến lược tận dụng cơ hội này để phát triển mạng lưới khách hàng trên toàn miền Bắc và phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên do suy thoái kinh tế và tỷ lệ lạm phát ở nước ta trong các năm vừa qua ngày càng tăng, cụ thể tính đến cuối năm 2011 tỷ lệ lạm phát đã ở mức 15,8% đã làm cho sức mua của cá nhân cũng như tổ chức giảm Vì vậy công ty phải biết nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển kinh cả mua và bán hàng hóa trong kinh doanh nhập khẩu.

1.3.3 Thách thức từ môi trường cạnh tranh.

Việc mở cửa nền kinh tế khiến nước ta càng ngày càng có nhiều các công ty nước ngoài đặt trụ sở kinh doanh tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư trực tiếp(FDI) Họ có thể trực tiếp sản xuất rồi cung cấp cho doanh

Trang 23

nghiệp Việt Nam vì thế giá cả và điều kiện cung cấp hàng hóa là rất cạnh tranh Ngoài ra, Công ty còn chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực, cùng ngành hoạt động như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu máy móc, linh kiện, thiết bị khác hay các hãng vận tải nổi tiếng và có uy tín như T&T, Viettrans, FedEx Express… Tất cả đều tạo cho Công ty Seaboat một áp lực cạnh tranh rất lớn đòi hỏi Công ty phải có tầm nhìn, kế hoạch phát triển chiến lược và phải biết được điểm yếu, điểm mạnh cũng như cơ hội và thách thức thì mới giúp cho công ty có thể trụ vững cũng như phát triển được trên thị trường.

1.3.4 Cơ chế chính sách Nhà nước.

Thủ tục hành chính luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp từ trước tới nay Nó làm mất nhiều thời gian từ đó dẫn đến chậm tiến trình nhập khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Từ thực tế trên, Nhà nước ta đã có rất nhiều biện pháp và chính sách tích cực nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính: Ví dụ như ứng dụng công nghệ tờ khai điện tử vào khâu thủ tục hải quan, các máy soi hàng hiện đại… Khi các thủ tục này được tinh giản, thì công ty Seaboat cũng như các công ty xuất nhập khẩu khác sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, qua đó có thể hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.

Ngoài ra, để phát triển nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã và đang đầu tư xây dựng lại và mới rất nhiều công trình, nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng: như xây dựng các nhà kho, bến bãi đạt tiêu chuẩn chất lượng cao; xây dựng các cảng biển lớn, sâu để cho tàu lớn của nước ngoài có thể vào tận sâu trong cảng, xây dựng và phát triển một số cảng biển mang tầm khu vực mà quốc tế… Nhờ đó việc lưu chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn đáng kể Các vấn đề này được cải

Trang 24

thiện là một cơ hội rất tốt cho quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị của Công ty Seaboat.

Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu về tổng quan về công ty TNHH sảnxuất và thương mại SeaBoat, giúp người đọc có được cái nhìn chung nhấtvề công ty SeaBoat, đánh giá được vị trí và tiềm năng của SeaBoat tronggiai đoạn hiện tại và sắp tới, đồng thời chỉ ra được sự cần thiết phải pháttriển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty SeaBoat tại Việt Namđể thấy được rằng việc phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu có tầmquan trọng và tác động như thế nào đến sự phát triển của công ty cũng nhưviệc định hướng cho các chiến lược mà SeaBoat sẽ sử dụng tiếp theo Dựavào những thông tin ở chương 1, chúng ta có thể phần nào đánh giá đượchoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, là tiền đề để bước vàoChương 2 – Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat

Trang 25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨUCỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

Qua chương 1 cho ta cái nhìn tổng quan về Công ty TNHH sản xuấtvà thương mại Seaboat, và có một cái nhìn chung về sản phẩm mà công tycung cấp và sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩucủa Công ty.Chương 2 sẽ tập trung vào việc trình bày và đi sâu phân tíchđánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHHsản xuất và thương mại Seaboat, bằng cách phân tích tình hình kinh doanhnhập khẩu của công ty, đồng thời đánh giá những ưu điểm và những hạnchế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty để tìm ra nhữngnguyên nhân của những hạn chế đó

Theo đó chương 2 được cấu tạo như sau: (2.1): Khái quát về hoạtđộngkinh doanh nhập khẩu của công ty (2.2): Phân tích tình hình kinhdoanh nhập khẩu cuả công ty (2.3): Đánh giá hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.

Trang 26

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm nhập khẩu.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat là công ty có hoạt động nhập khẩu đa dạng phục cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng Trong đó chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng như: Linh kiện máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng như: xuồng cao su, áo lặn… Cụ thể các mặt hàng cũng như các sản phẩm nhập khẩu của Công ty như sau:

- Biến tần: Bao gồm các sản phẩm sau:

 J7 series inverter drives: Sản phẩm này có chức năng tự động tăng mô men động cơ, khi mô men tải tăng giới hạn dòng điện ở tốc độ cao để biến tần không bị quá dòng Sản phẩm có nhiều chế độ hoạt động thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian.

 V1000 series inverter drives: Người sử dụng có thể lưu thông số cài đặt , dễ dàng can thiệp vào bộ nhớ của biến tần để lập trình cho các ứng dụng chuyên dùng một cách linh hoạt.

 F7 series inverter drives: Điều khiển vector dòng điện đạt được các đặc tính truyền động mạnh, cho các loại máy móc cần mô men quay ở tốc độ thấp như các thiết bị nâng hạ Chức năng copy để lưu lại thông số đã cài đặt và ghi lại sang biến tần khác cùng loại, hỗ trợ truyền thông thích hợp với nhiều hệ thống mạng toàn cầu.

 G7 series inverter drives: Sản phẩm này làm giảm rất nhiều dòng rò và nhiễu thích hợp cho những loại máy cần độ chính xác cao cũng như cần sự phối hợp đồng bộ, màn hình tinh thể lỏng năm dòng hiển thị và dễ dàng xem ý nghĩa các thông số.

Trang 27

 L7 series inverter drives: Dòng ra định mức cao, trình tự nâng hạ xác định, màn hình điều khiển kỹ thuật số tinh thể lỏng năm dòng với bảy ngôn ngữ Cài đặt và cho biến tần hoạt động nhờ khả năng kết nối máy tính momen khởi động lớn.

- Ac servo drives: Gồm có các sản phẩm sau: Servo motors, SGMAH

Series, SGMPH Series, SGMGH Series, SGMSH Series, SGMDH Series.

- Rô – bốt.

- Bộ nguồn switching: Có rất nhiều sản phẩm như:

 LCS Series: Là bộ nguồn giá rẻ, đáp ứng cho mọi ứng dụng phổ thông.

 SWS Series: Tất cả các model hợp chuẩn.

 HWS Series: Tuân theo các tiêu chuẩn mới của Châu Âu, kích thước nhỏ gọn bộ nguồn đa chức năng, tuổi thọ cao.

 FPS Series: Thích hợp cho máy chạy song song hai bộ, có sẵn loại ổ ghim nằm ở mặt trước.

 DLP Series: Tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Canada, tích hợp sẵn đèn báo động sụt áp.

- Dc-dc converters: Có 3 sản phẩm chủ yếu là:

 PP Series: Kích thước nhỏ gọn, cách ly ngõ vào và ngõ ra, điện áp ngõ ra có thể điều chỉnh tùy thích.

 PH Series: Tiêu chuẩn châu Âu, kích thước nhỏ gọn,dễ sử dụng  PH300S/PH600S Series: Điện áp ngõ vào dãy rộng, tiêu chuẩn châu Âu, kích thước nhỏ gọn, công suất lớn.

- Bộ lọc nhiễu: Đây là sản phẩm có tác dụng làm giảm nhiễu do

truyền dẫn, bức xạ trên đường vào từ bộ nguồn; đồng thời làm giảm xung

Trang 28

nhiễu điện áp cao Các sản phẩm lọc nhiễu mà hãng này cung cấp cho Công ty là:

 MBS series: Thiết bị được thiết kế thỏa mãn các tiêu chuẩn của mạch lọc nhiễu điện từ, nhiễu cao tần Sản phẩm được tăng thêm hiệu quả nhờ vỏ bọc kim loại.

 PBF series: Đầu nối đơn giản với thiết kế nhỏ gọn, dễ tháo lắp bằng jack ghim.

 MC13 series: Có thể gắn cố định bằng vít hoặc gắn trên thanh Rail Sản phẩm được thiết kế an toàn với đầu nối có vỏ bảo vệ dòng rò thấp.

 MX13 series: Sản phẩm rất thuận tiện để gắn trong tủ điều khiển vì nó có kích thước được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn công nghiệp Đồng thời sản phẩm này dễ dàng lắp đặt, bảo trì và giảm nhiễu xuống mức 40Db.

Ngoài ra Công ty Seaboat còn nhập khẩu các sản phẩm khác như:

- Braking unit

- PG card gồm có : PG – A2, PG – B2, PG – X2, PG – D2,…

-Peripheral với các sản phẩm là: cáp nối, SI – 232/J7, CVST31060,

JVOP144, EZZ08386A.

- Biến trở: Loại 2/5 kilo Ôm – 1 oát từ Midori Nhật Bản và loại

1/2/5/10/20 kilo Ôm – 1 Oát từ Tokyo Cosmos của Nhật Bản.

- Nhập khẩu các sản phẩm điện trở thắng từ Đài Loan.

- Man – Takraf của cộng hòa liên bang Đức: Thiết bị nâng hạ, hệ

thống băng tải dài.

- Schenck Process GmbH của Đức: Các loại cân ô tô, cân băng tải

định lượng.

- Thiết bị lặn: Bao gồm chân nhái, ống thở, bình khí, máy nén khí.

Trang 29

- Quần áo lặn: Bao gồm các cỡ nhỏ, trung bình, lớn của thương

2.1.2 Quy mô các mặt hàng nhập khẩu của Công ty.

Tổng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2007-2011 được thể hiện qua hình dưới đây:

Nguồn: Tính toán dựa trên giá trị nhập khẩu của Công ty từ năm2007-2011.

Hình 2.1: Tổng kim ngạch nhập khẩu của côngty Seaboat qua các năm2007- 2011.

Căn cứ vào Hình 2.1 ở trên ta thấy tổng kim ngạch nhập khẩu của

Công ty có sự biến động và thay đổi theo các năm.

Vào năm 2007 tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt 19 tỷ VND Sau hơn một năm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 30

bước đầu đi vào ổn định và thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là các thị trường truyền thống.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2008 là 19,1 tỷ VND, tăng không đáng kể so với năm 2007 là 19 tỷ VND Nguyên nhân của sự gia tăng chậm chạp này là do cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho tốc độ phát triển của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng và sụt giảm, làm cho dòng chảy thương mại toàn cầu trở nên rối loạn Năm 2009, kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng, nhưng Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời, linh hoạt Chính phủ đã sử dụng hai nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế vĩ mô Đặc biệt chính sách lãi suất có hiệu quả cao (hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiệp), đã giải cứu nền kinh tế thoát khỏi suy giảm và tạo sự hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp.Mặc dù trong năm 2009 tỷ giá USD/VND tăng hơn 9% so với năm 2008, xảy ra các cơn sốt USD cục bộ, khan hiếm ngoại tệ Công ty phải mua USD theo mức giá gần ngang với thị trường tự do Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Tuy nhiên, trong năm 2009, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn có kết quả tốt hơn năm 2008 nhờ sự phục hồi kinh tế do các chính sách hỗ trợ và gói kích cầu của chính phủ Lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại từ tháng 2/2009 duy trì ổn định ở mức 10,5%/năm, đến ngày 01/12/2009 tăng lên 12%/năm Doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ 4% lãi suất cho vay ngắn hạn Do vậy công ty gặp nhiều thuận lợi cả về lãi suất lẫn khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng Ban lãnh đạo công ty đã mở thêm nhiều tài khoản giao dịch, vay vốn Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cũng đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người

Trang 31

dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng Sự phục hồi của các ngành xây dựng, sản xuất trong nước đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu của công ty như sắt thép, bột giấy, phân bón, hàng tiêu dùng… Đầu năm 2009, giá các mặt hàng vẫn giảm theo xu hướng từ năm 2008 Bắt đầu từ tháng 3 năm 2009, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, giá thế giới của các loại vật tư hàng hóa đã tăng 70% - 80%, có loại tăng trên 100% so với thời điểm đáy của thời kỳ khủng hoảng Cùng với sự tăng giá là sự tăng cao nhu cầu hàng hóa trong nước, làm tăng cơ hội và hiệu quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty Trước những cơ hội mới, Ban lãnh đạo công ty đã chớp thời cơ, thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu, đạt hiệu quả cao hơn

Do đó, trong năm 2009 này, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đã tăng lên 24 tỷ VND, tăng 4,9 tỷ VND so với năm 2008.

Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 27,9 tỷ VND tăng 3,9 tỷ VND so voi năm 2009(Tăng tương đương với 16% trên tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009.)

Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của Công ty đã tăng đến 31,1 tỷ VND So với năm 2010 tăng 3,2 tỷ VND(Tăng tương đương 11,46% so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010) Điều này chứng tỏ sự phát triển của Công ty Số hợp đồng nhập khẩu của Công ty đã tăng lên, chính điều này đã tạo lên sự phát triển vượt bậc của Công ty Và trong năm 2011 thì số thị trường nhập khẩu của Công ty cũng tăng lên, phần nào đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và có cơ hội lựa chọn cao hơn từ các thị trường khác nhau.

Trang 32

2.1.3 Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu.

2.1.3.1 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat chủ yếu kinh doanh nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất Trong đó chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng như: linh kiện máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty nên công ty không chỉ tiến hành kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất, mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Do đó danh mục sản phẩm nhập khẩu của công ty bao gồm các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và cả các mặt hàng phục vụ tiêu dùng.

Bảng 2.1: Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Công ty Seaboat (2007 – 2011)

Trang 33

Bộ thiết bị và quần áo lặn 200 300 320 400 420

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, đa số các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của Công ty đều tăng qua các năm Năm 2011 tất cả các mặt hàng trong danh mục những mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ Biến tần cho đến động cơ thủy đều tăng một cách tương đối Tuy nhiên cũng có một số mặt hàng lượng kinh donh nhập khẩu giảm nhưng cũng không đáng kể như: DC-DC converters.

Chỉ có mặt hàng Rô-bốt nhập khẩu giảm vào năm 2008, mặt hàng Braking unit giảm vào năm 2009, nhưng năm 2010 số lượng sản phẩm nhập về để kinh doanh cũng chỉ bằng với năm 2008 và năm 2011 số lượng mặt hàng này đã gia tăng một cách đáng kể do nhu cầu thiết yếu của thị trường tăng

Cùng với đó là mặt hàng Schenck Process GmbH năm 2008 có giảm đôi chút Do năm 2008 Công ty có nhiều biến động trong hoạt động giới thiệu và quảng bá sản phẩm, và do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã làm giảm sức mua của mặt hàng này trong thị trường nội địa Nhưng với Man – Takraf lượng nhập khẩu năm 2011 tăng gần gấp đôi năm 2007, hay đa phần số lượng sản phẩm nhập khẩu năm 2011 đều tăng một lượng đáng kể so với năm 2007 – Đây là dấu hiệu thể hiện sự kinh doanh nhập khẩu vững mạnh của Công ty.

2.1.3.2 Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chính.

Trang 34

Công ty nhập khẩu các linh kiện và máy móc có giá trị rất khác nhau

tùy theo từng loại Bảng 2.1 cung cấp số liệu về giá trị nhập khẩu của

những mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty giai đoạn 2007 – 2011.

Căn cứ vào Bảng 2.1 có thể thấy biến tần và bộ nguồn Switchinh là

hai mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của Công ty.Chúng luôn chiếm tỷ trọng lớn tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Thường chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của toàn Công ty.Tuy nhiên hai loại sản phẩm này chỉ tăng ở một mức nhỏ về mặt giá trị qua các năm do gần đây, do Công ty tăng cường kinh doanh các loại sản phẩm còn lại.Vì muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng nội địa, và công ty muốn giảm bớt rủi ro khi chỉ tập trung kinh doanh hai mặt hàng chủ yếu trên.

Đứng thứ nhất: Là mặt hàng biến tần luôn chiếm trên dưới 30%

trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, có xu hướng tăng đều đặn và khá ổn định trong những năm gần đây Cụ thể kim ngạch nhập khẩu biến tần từ 6012 triệu VND năm 2007 lên tới 8502 triệu VND năm 2010 ( tức là tăng 2490 triệu VND trong 4 năm liền) Nhưng xét về mặt tỷ trọng thì giá trị biến tần nhập khẩu có xu hướng giảm từ 34% giá trị tổng kim ngạch xuống còn 28% năm 2011.

Đứng thứ hai : Sau biến tần là bộ nguồn Switching luôn chiếm

khoảng 19% đến 23% giá trị tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này cũng có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tăng từ 4147 triệu VND năm 2007 tới 5456 triệu VND năm 2009 Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 thì giá trị nhập khẩu mặt hàng bộ nguồn Switching tăng 218 triệu VND Đây cũng là mặt hàng nhập khẩu khá lớn của Công ty vì nó thường đi kèm cùng với biến tần Nhưng xét về tỷ trọng thì bộ nguồn Switching có xu hướng giảm từ 23% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu xuống còn 19% tổng giá trị.

Trang 35

Đứng thứ ba: Sau mặt hàng bộ nguồn Switching là các sản phẩm

Schenck Process GmbH luôn chiếm bình quân trên 10% trong tổng kim ngach nhập khẩu của công ty Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng khá nhanh trong những năm gần đây Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 thì giá trị nhập khẩu các mặt hàng Schenck Process GmbH đã tăng 389 triệu VND Đây là mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu đều nhất qua các năm.

Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nhập khẩu sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín cho công ty, đa dạng hoá chủng loại Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.

2.1.4 Thị trường nhập khẩu của Công ty.

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat ngày càng phong phú, không chỉ phục vụ cho các khách hàng trong ngành sản xuất mà còn phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp với thị trường nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng khắp nơi trên thế giới Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,Đài Loan chỉ có một thị trường ở Châu Âu đó là Đức Trong đó, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty và là những thị trường truyền thống của công ty Việc phát huy quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp của 3 thị trường này được công ty chú trọng, cùng với đó là công ty mở rộng thêm những thị trường kinh doanh mới ở khắp nơi trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Giá trị nhập khẩu qua các năm từ các thị trường Đức, Nhật, Trung Quốc lớn do Công ty nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: linh kiện máy móc, thiết bị bán dẫn

Trang 36

Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Công ty Seaboat.

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty Seaboat.

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.2 trên ta có thể thấy được thị trường nhập

khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra còn có Đức cũng là một thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty, với thị phần lớn, trên 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.

Trang 37

Hình 2.2: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường chính của côngty Seaboat.

Trong hai năm 2008 và 2009, Nhật Bản là thị trường kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của công ty.Với giá trị nhập khẩu năm 2008 là 6,7 tỷ VND chiếm 35% và đạt 8,1 tỷ VND năm 2009 chiếm 34%; tiếp theo đó là thị trường Trung Quốc với 5,2 tỷ VND năm 2008 chiếm 25% và 6,1 tỷ VND năm 2009 chiếm 25% Đức là thị trường lớn thứ ba với thị phần khảng 16% trong hai năm 2006 và 2007 Đứng thứ tư là Đài Loan với thị phần là khoảng 14% trong 2 năm 2008 và 2009 Tiếp đến là các quốc gia khác.

Tuy nhiên đến năm 2010 và 2011 thì thị trường nhập khẩu có một sự thay đổi nhỏ nhỏ Đài Loan vươn lên là thị trường đứng thứ 3 cung cấp sản phẩm dịch vụ cho công ty, chiếm khoảng 14% tổng giá trị kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011 Đức đã rơi xuống đứng thứ 4 giá trị nhập khẩu trong thị trường này chỉ rơi vào khoảng 11% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty

Từ những số liệu ở trên chúng ta có thể thấy rẳng Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chính của công ty với giá trị nhập khẩu khá cao Công ty

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

• Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình sản xuất kinh doanh trên khu vực cho Giám đốc Công ty. - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
ng hợp báo cáo định kỳ tình hình sản xuất kinh doanh trên khu vực cho Giám đốc Công ty (Trang 14)
Căn cứ vào Bảng 1.1 ta thấy: - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
n cứ vào Bảng 1.1 ta thấy: (Trang 15)
1.2.2. Đặc điểm về nhân lực. - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
1.2.2. Đặc điểm về nhân lực (Trang 16)
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Côngty Seaboat qua các năm. - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của Côngty Seaboat qua các năm (Trang 16)
Bảng 2.1: Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Côngty Seaboat (2007 – 2011 ). - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
Bảng 2.1 Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Côngty Seaboat (2007 – 2011 ) (Trang 30)
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Côngty Seaboat. - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
Bảng 2.2 Thị trường nhập khẩu của Côngty Seaboat (Trang 33)
Nhìn vào số liệu ở bảng 2.2 trên ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật  Bản, Đài Loan vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu  cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh  - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
h ìn vào số liệu ở bảng 2.2 trên ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh (Trang 34)
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY (Trang 36)
Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2007 – 2011.Công ty luôn đạt mức lợi nhuận dương - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
n cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2007 – 2011.Công ty luôn đạt mức lợi nhuận dương (Trang 37)
Bảng 3.1: Cho thấy mục tiêu trước mắt mà công đã đề ra và phải đạt được trong 5 năm tới. - Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
Bảng 3.1 Cho thấy mục tiêu trước mắt mà công đã đề ra và phải đạt được trong 5 năm tới (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w