Phương hướng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ (Trang 46)

6 Kết cấu đề tài

3.1. Phương hướng quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ trong thời gian tới

trong thời gian tới.

Do đặc điểm môi trường kinh doanh cũng như mô hình tổ chức, năng lực tài chắnh, phạm vi hoạt động trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thường phải đối diện với nhiều loại rủi ro. Các loại rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng cũng có thể không xảy ra, chúng có thể xảy ra riêng lẻ, nhưng đôi khi một vài rủi ro có thể

đồng thời xảy ra. Một số rủi ro có mối liên hệ với nhau, nhưng cũng có rủi ro hoàn toàn độc lập. Mức độ tác động của rủi ro cũng không giống nhau trong những không gian và thời gian khác nhau, trong những doanh nghiệp khác nhau. Trong số các loại rủi ro, có những rủi ro hoàn toàn thuộc về khách quan, nhưng cũng có nhiều rủi ro đến từ chắnh những nguyên nhân chủ quan trong nội bộ doanh nghiệp. Song tất cả các loại rủi ro đều có một điểm chung giống nhau là đều cần đến công tác quản trị rủi ro nói chung cần phải bao quát và kiểm soát được mọi loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối diện. Trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ mắc rủi ro, giới hạn thiệt hại trong mức giới hạn có thể chấp nhận, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực để kịp thời phản ứng trước mọi biến cố bất lợi xảy ra trong doanh nghiệp. Bộ máy giám sát rủi ro của doanh nghiệp cần hoạt động độc lập, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro. Chắnh tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, tại doanh nghiệp Hoàng Vũ định hướng phát triển công tác quản trị rủi ro theo ISO 31000:2009. Đây là tiêu chuẩn cung cấp các nguyên tắc, khuôn khổ và hình thức quản lý rủi ro một cách minh bạch, có hệ thống và đáng tin cậy trong bất kỳ phạm vi hoặc môi trường hoạt động của mọi tổ chức. Như vậy cách thức hoạt động cũng như nội dung hoạt động quản lý rủi ro mà công ty hướng tới:

Thứ nhất, xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro. Xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng về quản trị rủi ro thông qua tuyển dụng thêm các chuyên viên về quản trị rủi ro đồng thời tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của dooanh nghiệp. Các chốt kiểm soát về rủi ro được lựa chọn dựa trên các tiêu chắ: lĩnh vực có lợi nhuận cao, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy rủi ro xảy ra.

Thứ hai, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chắnh định lượng hóa rủi ro theo cách tiếp cận ISO 31000:2009. Kết hợp các chỉ tiêu định tắnh và các chỉ tiêu định lượng và tắnh toán khả năng xảy ra rủi ro. Đối với mỗi quá trình hoạt động, phân tắch độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho doanh nghiệpẦ) và khả năng (xét về mặt số lượng sự cố) cho mỗi lần xảy ra rủi ro hoạt động, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất. Các mức độ ảnh hưởng và khả năng

xảy ra mỗi loại rủi ro được phân công theo tầm ảnh hưởng là cao hay thấp. Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. Doanh nghiệp sắp xếp theo các điểm từ 1 đến 5 và biểu diễn theo dạng ma trận. Các kết quả thu được là mức độ rủi ro = ( Mức độ ảnh hưởng rủi ro hoạt động) x (Khả năng xảy ra sự kiện). Từ mức độ rủi ro được định lượng hóa như trên, doanh nghiệp tắnh toán để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro.

Thứ ba, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tắch, xử lý rủi ro. Các doanh nghiệp nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tắch, đánh giá và xử lý rủi ro. Các doanh nghiệp nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với hiệp hội các doanh nghiệp thép Việt Nam để chia sẻ thông tin tổn thất.

Thứ tư, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro từ các yếu tố bên trong doanh nghiệp như con người, quy trình, hệ thống. Các chắnh sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng dụng cho rủi ro ắt nhất cần bao gồm: Nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), Tập trung đánh giá trên mọi phạm vi kinh doanh xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tư, sự tập hợp và sự so sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro hoạt động báo cáo cho ban giám đốc.

Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro bên ngoài, xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro. Giải pháp cơ bản cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba,; tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng đo lường các rủi ro khác. Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ (Trang 46)