6 Kết cấu đề tài
3.2.1. Nhận dạng rủi ro tại công ty
Vấn đề gây hạn chế hiệu quả nhận dạng của công ty Hoàng Vũ nói riêng và hiệu quả của công tác quản trị rủi ro nói chung là chắnh do trong cơ cấu tổ chức của công ty không có phòng quản trị rủi ro để chuyên môn hóa công tác quản trị rủi ro. Chắnh vì vậy Hoàng Vũ cần phải lập phòng quản trị rủi ro nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và việc nhận dạng rủi ro. Mặt khác yếu quan trọng quyết định sự thành công của công tác quản trị rủi ro đó chắnh là vấn đề nguồn nhân lực về quản trị rủi ro của công ty. Hiện nay công ty đang thiếu và yếu về nguồn nhân lực về quản trị rủi ro đặc biệt là các chuyên viên về rủi ro những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực quản trị rủi ro. Bởi vậy để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực trong dài hạn công ty TNHH Hoàng Vũ cần tuyển mới các chuyên viên về rủi ro đồng thời công ty xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo kiến thức chuyên sâu về rủi ro cho nhân viên cốt cán trong công ty. Như vậy công ty đã lập nền móng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản tri rủi ro.
Mặt khác quản trị rủi ro hiệu quả cần phải nhận diện đầy đủ các nguy cơ rủi ro có thể đến với doanh nghiệp. Việc nhận diện rủi ro cần được tiến hành liên tục trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối diện thường không hoàn toàn giống nhau về loại hình và mức độ tác động. Song phương pháp nhận diện rủi ro sử dụng chưa tạo ra hiệu quả do vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là phương pháp sử dụng còn bó hẹp ở hai phương pháp thanh tra hiện trường và phương pháp sử dụng báo cáo tài chắnh, công ty nên sự kết hợp sử dụng phương pháp lưu đồ. Phương pháp này dựa biểu đồ hoạt động tác nghiệp trong công ty để nhận diện hoạt động nào và bộ phận nào gặp rủi ro nào. Như vậy phương pháp lưu đồ nhận diện đầy đủ về những rủi ro có thể tác động đến kế hoạch kinh doanh của mình, doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro. Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của dooanh nghiệp. Các chốt kiểm soát về rủi ro được lựa chọn dựa trên các tiêu chắ: lĩnh vực có lợi nhuận cao, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy rủi ro xảy ra. Trong công ty phải
luôn thiết lập hệ thống thông tin để mọi sự thay đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty được các chuyên viên rủi ro nắm bắt thông tin về sự thay đổi cũng như những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn tạo cơ sở cho công tác nhận dạng rủi ro được chắnh xác.
Việc nhận diện rủi ro không đơn giản chỉ là nêu tên loại rủi ro, mà cần phải mô tả và lượng hóa được rủi ro. Chắnh vì vậy khi công ty Hoàng Vũ sử dụng kết hợp và linh hoạt ba phương pháp gồm: phương pháp sử dụng báo cáo tài chắnh, phương pháp thanh tra hiện trường và phương pháp lưu đồ để có thể nhận diện chắnh xác rủi ro cũng như nguy cơ rủi ro từ đó cụ thể hóa trong khi triển khai kế hoạch, doanh nghiệp phải đối diện với những loại rủi ro nào, do nhân tố nào tác động. Phải lượng hóa được khả năng thiệt hại rủi ro gây ra theo nhiều kịch bản khác nhau. Để nhận dạng rủi ro tôt nói riêng và quản trị rủi ro hiệu quả nói chung doanh nghiệp cần có sự quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời sử dụng các phương pháp một cách chắnh xác. 3.2.2. Phân tắch rủi ro tại công ty.
Phân tắch rủi ro là một nội dung quan trọng của chắnh sách quản trị rủi ro. Phân tắch rủi ro giúp doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Việc phân tắch rủi ro được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn về giải pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch kinh doanh, đồng thời tận dụng những yếu tố thuận lợi để đạt được thành công lớn hơn. Tại công ty Hoàng Vũ, công tác phân tắch rủi ro được thực hiện có phương pháp tuy nhiên, công ty chỉ sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê kinh nghiệm nhưng chưa đạt được hiệu quả bởi sự thiếu nhân lực có chuyên môn về quản trị rủi ro, đồng thời việc sử dụng dữ liệu phân tắch cũ sẽ không tạo ra sự chắnh xác bởi sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Vì vậy, công việc phân tắch rủi ro của công ty không tạo ra hiệu quả cho nên công ty cần phải có sự chọn lọc nguồn nhân lực có chuyên môn về rủi ro cũng như sử dụng kết hợp các phương pháp khác như phương pháp xếp hạn những nhân tố tác động, phương pháp chuyên gia bằng việc sử dụng các chuyên gia trong và ngoài công ty để đưa ra sự phân tắch xác thực về sự ảnh hưởng của rủi ro đến công ty.
Công ty Hoàng Vũ cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chắnh định lượng hóa rủi ro theo cách tiếp cận ISO 31000:2009. Kết hợp các chỉ tiêu định tắnh và
các chỉ tiêu định lượng và tắnh toán khả năng xảy ra rủi ro. Đối với mỗi quá trình hoạt động, phân tắch độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho doanh nghiệpẦ) và khả năng (xét về mặt số lượng sự cố) cho mỗi lần xảy ra rủi ro hoạt động, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất. Các mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra mỗi loại rủi ro được phân công theo tầm ảnh hưởng là cao hay thấp. Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. Doanh nghiệp sắp xếp theo các điểm từ 1 đến 5 và biểu diễn theo dạng ma trận. Các kết quả thu được là mức độ rủi ro = ( Mức độ ảnh hưởng rủi ro hoạt động) x (Khả năng xảy ra sự kiện). Từ mức độ rủi ro được định lượng hóa như trên, doanh nghiệp tắnh toán để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro.
Ngoài ra công ty cần phải thực hiện xây dựng quy trình các bước trong phân tắch rủi ro để đưa ra cách thức thực hiện chuẩn trong phân tắch để tạo ra sự thu nhận và phản hồi thông tin trong phân tắch để tạo ra tắnh hệ thống và bao quát tạo cơ sở cho công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro. Bởi vậy, các bước phân tắch rủi ro trong công ty Hoàng Vũ có thể áp dụng như sau:
Bước thứ nhất, đánh giá thận trọng và kỹ lưỡng về hệ thống, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, phân tắch những rủi ro đối với từng bộ phận, trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan đến từng loại rủi ro đã được nhận diện đồng thời đo lường tổn thất của rủi ro tác động đến doanh nghiệp.
Bước thứ hai, nhận định xem doanh nghiệp có những điểm yếu nào, điểm mạnh nào khi đối diện với từng loại rủi ro; khả năng vượt qua thách thức.
Bước thứ ba, trao đổi ý kiến giữa các bộ phận và cá nhân có liên quan để có những ý kiến đánh giá khách quan về rủi ro.
Bước thứ tư, nhận định xác xuất và quy mô rủi ro có thể xảy ra, xếp hạng rủi ro. Rủi ro nào có xác xuất xảy ra cao, rủi ro nào xác xuất xảy ra thấp; rủi ro có khả năng gây tổn thất lớn, rủi ro chỉ gây tác động nhỏ; rủi ro chủ yếu và rủi ro thứ yếu, mức độ tác động của từng loại rủi ro...
Bước thứ năm: Đánh giá lập báo cáo rủi ro. Sau khi phân tắch rủi ro và xếp hạng rủi ro, cần phải tiến hành đánh giá và lập báo cáo rủi ro. Báo cáo phải là kết quả tổng kết của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người chịu trách nhiệm chắnh về kế hoạch kinh doanh được triển khai. Trên cơ sở nhận diện, phân tắch rủi ro, báo cáo phải đưa ra
được đánh giá về khả năng xảy ra rủi ro và chi phắ phải bỏ ra để khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra so với chi phắ bỏ ra để quản trị rủi ro. Báo cáo đánh giá rủi ro là cơ sở để người quản lý doanh nghiệp quyết định giải pháp xử lý.
3.2.3. Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro tại công ty.a. Đối với công tác kiểm soát rủi ro: a. Đối với công tác kiểm soát rủi ro: a. Đối với công tác kiểm soát rủi ro:
Công ty Hoàng Vũ có thể sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ngoài hai biện pháp đang sử dụng chủ yếu là ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất. Các biện pháp gồm:
Thứ nhất là né tránh rủi ro: Khi phân tắch đánh giá xác xuất xảy ra rủi ro quá lớn, khả năng gây tổn thất cao, chi phắ để kiểm soát rủi ro lớn, thì phương án tốt nhất là né tránh rủi ro bằng cách: Ngừng ngay toàn bộ, hoặc từng phần phương án đầu tư đang chuẩn bị và thay đổi toàn bộ hoặc từng phần phương án bằng phương án khác có rủi ro ắt hơn
Thứ hai là chuyển rủi ro cho tổ chức, cá nhân khác: Nhiều loại rủi ro có thể chuyển giao cho bên thứ ba thông qua các công cụ phòng ngừa rủi ro. Đơn giản nhất là sử dụng các hình thức mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm để bảo hiểm tài sản;
Thứ ba là tiến hành thực hiện mở rộng bộ các giải pháp để giảm thiểu rủi ro ở mức giới hạn có thể chấp nhận và quản lý rủi ro. Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro hết sức đa dạng, có thể bắt đầu từ khâu nhân sự như bố trắ người thắch hợp để giải quyết công việc, kiện toàn bộ máy tổ chức của doanh nghiệp; xây dựng một phương án kinh doanh có chất lượng tốt; rà soát lại các cam kết, các điều khoản hợp đồng trước khi ký kết với các đối tác bảo đảm sự chặt chẽ, đúng luật; tắnh toán xác định chuẩn xác các nguồn lực đầu vào, các yếu tố đầu ra...
Thứ tư là đa dạng hóa rủi ro: Trong nhiều trường hợp, giải pháp tốt nhất của doanh nghiệp là chấp nhận rủi ro để hạn chế rủi ro. Không có quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh nào không có rủi ro. Trường hợp sau khi phân tắch, đánh giá rủi ro, cân nhắc các giải pháp quản trị rủi ro với chi phắ bỏ ra để kiểm soát rủi ro không đạt hiệu quả mong muốn, trong khi nguy cơ xảy ra rủi ro không cao, mức độ tổn hại nếu rủi ro xảy ra không lớn, vẫn nằm trong giới hạn cho phép... thì giải pháp chấp nhận rủi ro có thể lại là tốt nhất. Việc chấp nhận rủi ro có thể chấp nhận toàn bộ, hoặc chấp nhận từng phần trong tổng thể của kế hoạch.
Các giải pháp xử lý và kiểm soát rủi ro nêu trên không phải áp dụng một cách cứng nhắc, mà cần có sự linh hoạt, uyển chuyển, có thể được áp dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả quản trị rủi ro cao nhất. Điều này phụ thuộc vào quyết định của người có thẩm quyền quản lý doanh nghiệp. Quyết định như thế nào trong từng trường hợp cụ thể, trong không gian và thời gian xác định..., các giải pháp có đạt hiệu quả cao như mong muốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, kiến thức và kinh nghiệm của nhà quản trị. Chắnh điều này nhà quản trị doanh nghiệp cần nâng cao khả năng chuyên môn và kinh nghiệm kiểm soát rủi ro bằng việc công ty mở các khóa đào tạo cho các nhà quản trị, thông qua đào tạo tạo dựng cho nhà quản trị có được được những kỹ năng, khiến thức cần thiết để kiểm soát rủi ro.
Chắnh sách của công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp cần phải được phổ biến đến các bộ phận và cá nhân có liên quan và cần được theo dõi và kiểm tra một cách nghiêm túc ở tất cả các khâu từ xác định, nhận diện rủi ro, phân tắch, xếp hạng rủi ro, lập báo cáo đánh giá rủi ro, thực hiện các giải pháp quản lý, kiểm soát rủi ro. Công tác phổ biến cũng như kiểm soát là một phần quan trọng không thể thiếu của công tác quản trị rủi ro.Việc phổ biến, tuyên truyền chắnh sách quản trị rủi ro nhằm làm cho các bộ phận, các thành viên liên quan hiểu rõ và nâng cao ý thức phòng ngừa rủi ro, tạo sự đồng thuận, đoàn kết để giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức. Qua đó từng bước xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Công tác kiểm soát giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những khiếm khuyết trong chắnh sách để sửa chữa kịp thời nhằm hoàn thiện chắnh sách quản trị rủi ro đã đề ra. Không có kế hoạch nào, chắnh sách nào thật sự hoàn hảo ngay từ khi xây dựng mà luôn có khiếm khuyết chỉ bộc lộ trong quá trình tổ chức thực hiện. Công tác kiểm soát còn phải bảo đảm yêu cầu mọi bộ phận, mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt chắnh sách quản trị rủi ro.
b. Đối với công tác tài trợ rủi ro:
Trong chắnh sách tài trợ rủi ro chúng ta cần có thực thi mở rông các giải pháp, có thể nâng cao các qũy dự phòng đối với những rủi ro có tác động lớn tìm các nguồn tài trợ từ bên ngoài công ty để đảm bảo cho công tác mang lại hiệu quả cao. Đối với các rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả doanh nghiệp không thể có đủ điều kiện như các doanh nghiệp lớn (có đủ bộ máy, tổ chức, đội ngũ chuyên gia
có kinh nghiệmẦ) để tắnh toán và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tắnh toán mức thu lợi có thể đạt được, tắnh toán mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu trên thị trường. Như vậy, giải pháp tài trợ hữu hiệu nhất là doanh nghiệp nên tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Dưới đây là một số tổ chức tài chắnh chủ yếu thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chắnh cho doanh nghiệp ở Việt Nam để có nguồn tài trợ cho quản trị rủi ro hiện nay:
Thứ nhất ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chắnh thuộc sở hữu 100% của Chắnh phủ, vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ đồng, hoạt động cho vay phi lợi nhuận Chắnh sách tắn dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tắn dụng đầu tư. Ngoài ra Ngân hàng phát triển còn thực hiện chắnh sách tắn dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tắn dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Thứ hai quỹ Bảo lãnh tắn dụng cho doanh nghiệp: Quỹ này được thành lập nhằm mục tiêu trợ giúp các doanh nghiệp vay vốn nếu không có đủ tài sản bảo đảm tiền vay. Các Quỹ Bão lãnh tắn dụng cho doanh nghiệp sẽ là một trong các kênh quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn, nhất là các doanh nghiệp khởi sự, thiếu tài sản thế chấp. Việc bảo lãnh tắn dụng hiện nay chủ yếu vẫn do Ngân hàng phát triển đảm nhiệm, nhưng số lượng doanh nghiệp nhận được bảo lãnh cũng rất khiêm tốn. Mặt