6 Kết cấu đề tài
1.2.4.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đển quá trình quản trị rủi ro bao gồm:
Thứ nhất là nhận thức và thái độ của nhà quản trị đối với quản trị rủi ro. Ngoài năng lực quản lý tốt cũng cần phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể cảm nhận, dự báo và đánh giá những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và cả những mầm mống rủi ro bên trong tổ chức để chủ động đề xuất những thay đổi và trực tiếp dẫn dắt những quá trình thay đổi này. Do vậy nhận thức của nhà quản trị là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Đồng thời đối với những chiều hướng thái độ khác nhau như nhà quản trị thắch rủi ro, nhà
quản trị bang quang với rủi ro hay nhà quản trị sợ rủi ro ảnh hưởng mang tắnh quyết định đến hiệu quả của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Thứ hai là quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Rủi ro hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và loại hình. Nhưng mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì hết sức khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, với bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo, cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ,Ầ các doanh nghiệp này lại có đủ điều kiện để sử dụng các công cụ tài chắnh hiện đại để quản trị rủi ro. Do vậy tác động tiêu cực của rủi ro thường được ngăn chặn và giảm thiểu trong mức giới hạn cho phép. Đối với doanh nghiệp, do những hạn chế về quy mô, không có khả năng thiết lập chương trình quản trị rủi ro đầy đủ như doanh nghiệp lớn, nên tác động tiêu cực của rủi ro thường rất nặng nề. Mức độ tác động của rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, giám đốc công tyẦ trong quá trình hoạt động các tổ chức này có sự quản lý, giám sát lẫn nhau. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm toán nội bộ, yêu cầu Ban giám đốc công ty xây dựng chương trình quản trị rủi ro và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản và các nguồn lực của công ty. Trong các doanh nghiệp, thông thường chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là người quản lý doanh nghiệp, thiếu các cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc ra quyết định đầu tư thường do ý chắ chủ quan của một vài người, chương trình quản trị rủi ro thường bị bỏ qua, nên khả năng xảy ra rủi ro cũng như mức độ tác động tiêu cực thường rất lớn.
Thứ ba là năng lực của nhân lực quản trị rủi ro. Công tác quản trị rủi ro là một hoạt động quản trị đặc thù bởi tắnh chất phức tạp và tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. chắnh vì vậy, nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động của quản trị rủi ro là những người không những phải có chuyên môn và kinh nghiệm quản trị rủi ro mà còn là người có sự nhạy bén, nhanh nhạy trong nắm bắt sự thay đổi cũng như sử lý thông tin. Doanh nghiệp có nguồn nhân lực tài giỏi tạo ra hiệu quả cho công tác rủi
ro, ngược lại nếu như doanh nghiệp không có nguồn nhân lực giỏi về quản trị rủi ro sẽ không tạo hiệu quả quản trị rủi ro
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ.