- Thứ hai: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại công ty bất động sản Đông Á nhậndạng, phân tích, kiểm soát, và tài trợ rủi ro trong các dự án xây dựng khu đô thị.- Thứ ba: Tìm ra nh
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
SXKD : Sản xuất kinh doanh
DN: Doanh nghiệp
QĐ: Quyết định
TP: Thành phố
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tếthị trường, mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Tiếntrình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hôị ở Việt Nam đã đang và sẽ đặt nềnkinh tế nước ta nói chung và các DN nói riêng đối diện với các thách thức trước tìnhhình cạnh tranh khốc liệt nhằm giành lấy thị phần và khách hàng ngay cả trong phạm
vi không gian của thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế giới Việt Nam sauhơn 20 năm thực hiện công tác đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, tiến trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn Đi kèm với nó
là quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra mạnh mẽ
Trong xu thế phát triển chung của thế giới là hội nhập, hợp tác phát triển, công
ty bất động sản Đông Á cũng đã nhận thấy được những cơ hội và thách thức mới củacông ty trong hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vực hoạt động đầu tư khu đô thịnói riêng Trong quá trình thực tập tại công ty em đã nghiên cứu và thu thập đượcnhiều thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động xây dựngcác khu đô thị nói riêng Tuy nhiên hoạt động đầu tư vào các khu đô thị lại tiềm ẩnnhiều rủi ro đòi hỏi các nhà quản lý phải có chính sách quản lý đầu tư khoa học và hợp
lý Vì vậy qua thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty bất động sản Đông Á” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp
của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có những đề tài nghiên cứu về giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi rotrong kinh doanh của các DN
Nguyễn Thị Hương Giang (2011), Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn than Hồng Thái, Luận văn tốt nghiệp,
trường đại học Thương Mại : Đề tài này đưa ra các lý thuyết cơ bản về rủi ro, ngănngừa và giảm thiểu rủi ro, đồng thời nguyên cứu thực trạng về công tác ngăn ngừa vàgiảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và từ đó đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và giảmthiểu rủi ro trong kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn than Hồng Thái
Trang 3Phạm Thị Hả (2010), Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động bán thiết bị điện của Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam tại thị trường trong nước, Luận văn tốt nghiệp, khoa quản trị doanh nghiệp, trường Đại học Thương Mại.
Nội dung của luận văn này cũng tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các cơ sơ lý luận
về rủi ro và công tác ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro và từ đó đưa ra các kết luận vàbiện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bán hàng của Tổngcông ty thiết bị điện Việt Nam
Nguyễn Thị Tươi (2011), Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh
doanh tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ xây dựng Tầm nhìn mới, Luận văn tốt nghiệp, khoa quản trị doanh nghiệp, trường Đại học Thương
Mại Tác giả đã đưa ra các lý luận cơ bản và phân tích thực trạng ngăn ngừa và giảmthiểu rủi ro trong kinh doanh tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao côngnghệ xây dựng Tầm nhìn mới, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và giảmthiểu rủi ro tại công ty
Ngoài những luận văn kể trên cùng với những kiến thức đã học, tham khảo tàiliệu về quản trị rủi ro của trường Đại Học Thương Mại, cùng với việc nghiên cứu, tìmhiểu về công tác quản trị rủi ro tại Công ty bất động sản Đông Á em thấy rằng: Bắtnguồn từ cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro Để có thể tồn tại vàtránh được những rủi ro không đáng có thì việc nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểmsoát, tài trợ rủi ro và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro
là việc hết sức cần thiết cho công ty bất động sản Đông Á Do đó em chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty bất động sản Đông Á”
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích những rủi ro từ đó đề xuấtnhững giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro để công tác quản trị rủi ro của công
ty bất động sản Đông Á được hoàn thiện hơn
3 Các mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và các vấn đề được xác lập.Việc nghiên cứu đề tài sẽ hướng tới những mục tiêu sau:
- Thứ nhất: Làm rõ lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro, rủi ro trong đầu tư xây dựng khu đôthị và quản trị rủi ro trong đầu tư xây dựng khu đô thị
Trang 4- Thứ hai: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại công ty bất động sản Đông Á ( nhậndạng, phân tích, kiểm soát, và tài trợ rủi ro) trong các dự án xây dựng khu đô thị.
- Thứ ba: Tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản trịrủi ro của công ty
- Thứ tư: Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro củacông ty bất động sản Đông Á
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty, các số liệu 3 năm gần nhất (2010 –2011- 2012), nghiên cứu thực tiễn hoạt động của công ty nói chung và công tác quảntrị rủi ro của công ty nói riêng
Do công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, và do thời gian cũng như kết cấukhoá luận có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu trong phạm viquản trị rủi ro đối với các dự án xây dựng khu đô thị của công ty bất động sản Đông Á
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng một số phường pháp ngiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến công tác quản trị rủi
ro của công ty
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ, nhân viên trong công ty về công tác quảntrị rủi ro của công ty đã và đang thực hiện như thế nào
6 Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty bất động sản Đông Á Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty bất động sản Đông Á
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO, CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
Trang 5- Khái niệm rủi ro
Có nhiều định nghĩa đưa ra về rủi ro theo những cách tiếp cận khác nhau.Nhưng về cơ bản các định nghĩa đều cho rằng: Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài
sự mong đợi của con người và gây ra những thiệt hại cho con người trong các hoạtđộng của mình Mặc dù rủi ro là những sự kiện khách quan nằm ngoài mong muốn củacon người nhưng con người hoàn toàn có thể kiểm soát được ở những mức độ khácnhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro mang đến
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lường trước
được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai
và bất kỳ ở đâu
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậu
quả (có thể là hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếphoặc hậu quả gián tiếp)
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và
vì thế, nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động
- Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngạicho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang
có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian,trong quá trình phát triển của mình
Rủi ro trong kinh doanh có các đặc điểm cơ bản sau:
- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của DN là hai đại lượng đồng biến với nhau trongmột phạm vi nhất định, mà mọi nhà kinh doanh thường nói “ rủi ro càng lớn thì lợinhuận hứa hẹn càng cao”
- Khi đề cập đến rủi ro người ta thường nhắc đến hai yếu tố đặc trưng của rủi ro
là biên độ rủi ro (mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra) và tần suất xuất hiện của rủi ro (sốtrường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/ tổng số trường hợp đồng khả năng )
- Rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn màchỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra
1.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro
Trang 6Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng rủi ro, phân tích
và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro nhằm khắc phục các hậu quả của rủi
ro đối với hoạt động kinh doanh, sử dụng tối ưu các nguồn lực trong hoạt động củaDN
Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế cácrủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát đó là quá trình xem xét toàn bộ hoạtđộng của tổ chức, xác định nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó Từ đó
có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất
1.1.2.1 Vai trò của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị của DN, cụ thểhóa các lợi ích mà hoạt động quản trị rủi ro mang lại cho các DN khi thực hiện tốt là:
- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp DN thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và
có thể kiểm soát, đặc biết là xây dựng và thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh
- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiêncông việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môitrường kinh doanh, cơ hội và thách thức của DN
- Góp phần bổ sung và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực trong DN Giảm thiểunhững sai xót trong mọi khía cạnh của DN
- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh DN Xác định và quản lý những rủi robao trùm toàn công ty Liên kết mức giữa tăng trưởng, rủi ro, và lợi nhuận
- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của DN, nắm bắt thời cơ xácđịnh mức vốn cần huy động trong hoạt động SXKD
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động tối thiểu hóa những bất ngờ trong hoạt động kinh doanh
và do đó là thua lỗ
Trong các DN, quản trị rủi ro là những vấn đề trọng tâm của hệ thốngquản trị DN và quản trị chiến lược có hiệu quả Nếu hệ thống quản trị rủi ro được thiếtlập có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống DN từ việc xácđịnh, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi cũng như mối đe dọa ảnh hưởng tớiviệc đạt được mục tiêu đề ra của DN
1.1.2.2.Nguyên tắc của quản trị rủi ro
Trang 7Trong hoạt động quản trị nào cũng cần có các nguyên tắc, việc áp dụng cácnguyên tắc một cách nhất quán đảm bảo cho sự thành công của hoạt động quản trị đó.Trong quản trị rủi ro áp dụng các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng đến việc đạt được mục tiêu là phòngngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro:
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro là phải kiểm soátđược rủi ro Đối với một quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh cụ thể, cónhiều rủi ro tiềm tàng cùng đe dọa xảy ra Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng cũng
có thể không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất lớn đến rất nhỏ.Chúng có thể chỉ là đe dọa, nhưng cũng có thể làm cho DN bị tổn thất nặng nề Dovậy vấn đề ở đây là làm thế nào kiểm soát được rủi ro, giới hạn tác động của nótrong phạm vi cho phép Để đạt được mục tiêu này, DN phải nỗ lực nâng cao nănglực, chủ động xây dựng được dự án đầu tư phù hợp với năng lực của mình và chủđộng phòng ngừa rủi ro ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh DNcần xây dựng nhiều kịch bản, từ tốt nhất đến xấu nhất, để luôn giữ được khả năngchủ động ứng phó trong mọi trường hợp
Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị, đầu tiên nhàquản trị phải có tư duy đúng đắn về quản trị rủi ro và phải gắn trách nhiệm của mình
để đạt được mục tiêu quản trị đó:
Khi có tư duy đúng đắn về rủi ro và quản trị rủi ro thì nhà quản trị sẽ nhận thứcđúng đắn hơn về lợi ích và tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đối với DN củamình và từ đó gắn trách nhiệm của mình vào việc quản trị rủi ro để đạt được mục tiêuquản trị một cách có hiệu quả nhất
Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn với tổ chức hay gắn với DN, hoạt động quảntrị rủi ro phải được phổ biến tới toàn bộ các nhân viên, bộ phận trong DN, huy động tất
cả mọi người đều tham gia:
Khi tất cả mọi người trong tổ chức, DN đều có nhận thức và cùng tham gia vàohoạt động quản trị rủi ro của tổ chức, DN mình thì công tác quản trị rủi ro sẽ đượcthực hiện dễ dàng và có trách nhiệm hơn, tạo nên một nhận thức và một nền văn hóachung cho toàn tổ chức, DN
1.2.Nội dung nghiên cứu của đề tài
Trang 81.2.1 Phân loại rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
Rủi ro có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Sau đây là một số cáchphân loại chủ yếu:
1.2.1.1 Phân loại theo các giai đoạn của quyết định đầu tư
- Rủi ro trước khi ra quyết định ( Rủi ro thông tin): Đây là loại rủi ro xảy ra khithu thập các thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bảnchất của các yếu tố liên quan đến phương án, dẫn dến ra các quyết định sai
- Rủi ro khi ra quyết định ( rủi ro cơ hội): Rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựachọn phương án không tối ưu
- Rủi ro sau khi quyết định: Là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế
1.2.1.2 Phân loại theo nguyên nhân của rủi ro
Có hai loại: Rủi ro do các yếu tố khách quan và rủi ro do các yếu tố chủ quan
-Rủi ro do các yếu tố khách quan: Xảy ra ngoài ý muốn của con người và không
thể lường trước hay kiểm soát được Rủi ro này thường là những nguyên nhân xảy ra
từ môi trường tự nhiên như: động đất, cháy nổ, mưa, bão lụt, hạn hán…hay rủi ro dokhủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô củaChính phủ Vì vậy các DN rất khó kiểm soát để hạn chế rủi ro
- Rủi ro do các yếu tố chủ quan: Loại rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi
của con người hoặc của các tổ chức kinh doanh, như hệ thống luật pháp thay đổi, thểchế chính trị không ổn định, chính sách quản lý vĩ mô lệch hướng
1.2.1.3 Phân loại theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
- Rủi ro giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận do mục tiêu của giaiđoạn này là được thị trường chấp nhận
- Rủi ro giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả giá lớn nhất khôngtương xứng với tốc độ phát triển của chi phí nhỏ nhất DN phải tìm cách để kéo dàigiai đoạn này
- Rủi ro giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản
1.2.1.4 Phân loại theo tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh.
Trang 9 Rủi ro do yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài
- Rủi ro pháp luật: là những rủi ro từ các chính sách pháp luật các quy đinh của nhànước đối với hoạt động của DN
- Rủi ro kinh tế: là rủi ro do các yếu tố của các hoạt động kinh tế mang lại: do lãi suất,đầu tư, tiền tệ…
- Rủi ro văn hóa- xã hội: là rủi ro do những biến động của yếu tố văn hóa, các tác độngcủa các giá trị văn hóa, các lối sống, trào lưu, của dân cư và các phong tục, tập quán
- Rủi ro do yếu tố điều kiện tự nhiên: đây là rủi ro do các tác động của tự nhiên nhưđộng đất, thời tiết khí hậu, mưa, gió, bão
Rủi ro do yếu tố môi trường kinh doanh bên trong
- Rủi ro từ phía khách hàng: đây là rủi ro từ phía khách hàng mang lại ví dụnhư khiếu nại về dịch vụ hay sản phẩm của công ty
- Rủi ro từ phía nhà cung cấp: là những rủi ro về cung cấp nguyên vật liệu nhưchậm cung ứng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu ko đảm bảo, giá nguyên vật liệu thayđổi hay nhà cung cấp không đủ uy tín
- Rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh: đây là các rủi ro chịu tác động của các yếu
tố cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh càng nhiều, càng mạnh, tình hình cạnh tranh biến đổi
sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, giá thành sản phẩm và cuối cùng làhiệu quả của các dự án
- Rủi ro từ phía cơ quan quản lý nhà nước: là những rủi ro từ các thủ tục hànhchính, rủi ro từ thái độ làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước
1.2.1.5 Phân loại theo tính chất của rủi ro
- Rủi ro theo suy tính ( rủi ro mang tính chất đầu cơ): là loại rủi ro phụ thuộcvào mong muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủđộng lựa chọn phương án cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại
- Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ýchí chủ quan của nhà đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại những thiệt hại cho cácphương án đầu tư, kinh doanh
1.2.1.6.Phân loại theo khẳ năng phân tán, chia sẻ rủi ro
- Rủi ro phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp
và chia sẻ rủi ro giữa các chủ thể có liên quan
Trang 10- Rủi ro không phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng vai trò tiền bạc hay tài sảnkhông có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹđóng góp chung
Nhà quản trị quan tâm đến việc phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnhvực khác nhau
1.2.1.7 Phân loại theo phạm vi
- Rủi ro theo ngành dọc hoặc rủi ro cá biệt: là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu, từng bộphận riêng biệt trong hoạt động đầu tư, kinh doanh Đây là loại rủi ro có thể giảm thiểubằng cách đa dạng hóa đầu tư
- Rủi ro chung: Là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt độngđầu tư Đây là loại rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa đầu tư
1.2.1.8 Phân loại theo mức độ khống chế rủi ro
- Rủi ro không thể khống chế được ( rủi ro bất khả kháng)
- Rủi ro có thể khống chế được
1.2.2 Các nội dung của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Để hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả thì công tác quản trị rủi ro phải ápdụng theo một quy trình cụ thể bao gồm các nội dung: Nhận dạng rủi ro, phân tích và
đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro Nội dung cụ thể của từng hoạt độngtrong quy trình như sau
1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro
- Khái niệm:
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy trong hoạt động kinh doanh của DN
Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về tên và loại rủi ro, các mốihiểm họa, các mối nguy hiểm sẽ xảy ra với DN
• Mối hiểm họa: Gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tang mức độ tổn thất của rủi ro.
• Mối nguy hiểm: Là một điều kiện thực hay tiềm năng có thể là nguyên nhân của các tai
nạn gây tử vong hoặc thương tật cho con người, gây hư hỏng các loại máy móc thiết
bị, tài sản, hoặc gây tổn thất về tài chính cho một tổ chức
- Cơ sở nhận dạng rủi ro:
Tập trung vào 2 vấn đề chính
Trang 11• Nguồn rủi ro: Là phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm thường được tiếp cận là ở
yếu tố của môi trường hoạt động của DN
o Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường kinh tế; Môi trường
KH KTCN; Môi trường văn hóa – xã hội; Môi trường tự nhiên
o Môi trường đặc thù: Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh; Các cơ quan hữuquan
o Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trị nóiriêng
• Nhóm đối tượng rủi ro: Là nguồn phát sinh nguy cơ rủi ro
o Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản hữu hình hay tàisản vô hình ( danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyền tác giả ) và các kết quả này xảy ra
do các mối hiểm họa hoặc rủi ro Tài sản có thể bị hư hỏng, bị hủy hoại hay tàn phá,mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau Việc không thể sử dụng tài sảntrong một thời gian – tổn thất về mặt thời gian – là ví dụ cho một loại tổn thất thường
bị bỏ qua.Nguy cơ về tài sản cũng có thể tạo ra các kết quả tích cực
o Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất về tráchnhiệm pháp lý đó được quy định Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý thực sự là một
bộ phận của nguy cơ rủi ro về tài sản.Thật ra nguy cơ rủi ro trách nhiệm pháp lý cónhững đặc trưng khác hẳn với các nguy cơ rủi ro về tài sản vì nó là nguy cơ rủi rothuần túy
o Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: Là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sản conngười của tổ chức (rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực) Rủi ro có thể gây tổnthương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tượng có liênquan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp, người cho vay, các cổ đông…
- Phương pháp nhận dạng rủi ro
Để nhận dạng được rủi ro cần lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã,đang và sẽ có thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụng một phương pháp sau:
• Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích bản báo cáo hoạt động
kinh doanh, bản dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tài liệu bổtrợ khác, nhà quản trị có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của DN về tài sản, vềtrách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
Trang 12o Bằng cách kết hợp các báo cáo này với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách,
ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai Lý do là vì các hoạt động của tổchức cuối cùng rồi cũng gắn liền với tiền hay tài sản
o Theo phương pháp này, từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện các rủi rotiềm năng có thể phát sinh Kết quả nghiên cứu được dự báo cáo cho từng tài khoản.Phương pháp này đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu sẵn có, có thể dungđược cho cả nhà quản trị rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp…Cũng nên lưu ý làphương pháp này không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán Cuối cùng, ngoàiviệc giúp nhận dạng rủi ro, phương pháp này cũng hữu ích cho việc đo lường và định
ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro
• Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tả các
hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể của
DN, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềmtàng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
o Trước tiên ta xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của
tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên vật liệu, nguồn năng lượng, và tất cả các đầu vào khác
từ người cung cấp, và kết thúc với thành phẩm trong tay người tiêu thụ
o Kế đó, một bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồnnhân lực có thể được sử dụng cho từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà
tổ chức có thể gặp
• Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn
ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong DN và các hoạt động tiếp theo sau đócủa nó, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượngrủi ro Qua đó, họ có thể rút ra các nhận định khách quan về rủi ro thường gặp tronghoạt động kinh doanh của DN
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác của DN: Nhà quản trị có thể nhận dạng các
rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các bộ phận khác trong DN;hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính thức Với phương pháp này, thông tin cóthể được thu thập bằng văn bản hoặc bằng miệng
o Thông qua giao tiếp thường xuyên và có hệ thống với các bộ phận khác trong tổ chức.Các giao tiếp này bao gồm:
Trang 13Thứ nhất, mở rộng việc tiếp xúc với các cán bộ quản lý và nhân viên ở các bộphận khác, qua đó nhà quản trị rủi ro cố gắng có được những hiểu biết đầy đủ về cáchoạt động cũng như các tổn thất có thể có từ các hoạt động này.
Thứ 2, các báo cáo miệng hoặc bằng văn bản của các bộ phận do họ tự đềxướng hoặc thực hiện theo một hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm giúp nhà quản trịrủi ro nắm được những thông tin cần thiết
o Không nên xem thường tính quan trọng của hệ thống giao tiếp như thế Các bộ phậnnày thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị rủi ro
có thể bỏ sót Thật vậy, sự thành công của nhà quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều vàotinh thần hợp tác của các bộ phận trong tổ chức
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài: Thông qua sự tiếp xúc, trao đổi,
bàn luận với các cá nhân tổ chức bên ngoài DN, có mối quan hệ với DN ( Như là các
cơ quan thuế, các cơ quan thông tin quảng cáo các văn phòng luật), nhà quản trị cóđiều kiện bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời có thểphát hiện ra các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này
o Để bổ sung cho việc giao tiếp với các bộ phận khác trong tổ chức, nhà quản trị rủi ronên trao đổi thêm với những người có quan hệ với tổ chức như các chuyên viên kếtoán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên viên thống kê hay các chuyên gia kiểmsoát tổn thất Mục đích của các trao đổi là nhằm tìm hiểu xem những người này cónhận ra được các rủi ro nào mà mình đa bỏ sót không, hoặc chính những người này cótạo ra các rủi ro mới cho tổ chức không
• Phương pháp phân tích hợp đồng: Do có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp
đồng với những người khác Nhà quản trị rủi ro cần nghiên cứu từng điều khoản trongcác hợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiệnhợp đồng, đồng thời có thể biết được các rủi ro tang lên hay giảm đi thông qua việcthực hiện các hợp đồng này
• Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham khảo hồ sơ
được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xuhướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai
Các số liệu thống kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của tổnthất mà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác Hơn nữa,các số liệu này cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân,thời điểm và vị trí tai nạn,đặc điểm của người bị nạn và người quản đốc, và tất cả các
Trang 14yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn Cácnét chung hoặc nhóm các tình huống thường xảy ra sẽ gợi sự quan tâm đặc biệt.
1.2.2.2 Phân tích và đo lường rủi ro
Phân tích rủi ro
- Khái niệm phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhângây ra rủi ro và phân tích những tổn thất
- Nội dung phân tích rủi ro
• Phân tích hiểm họa: Là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc
những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Để phân tíchcác điều kiện, yếu tố, có thể sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điều tra khácnhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc là thông qua quátrình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
• Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo nên rủi ro,
đây là công việc khá phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhânđơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhântrực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa…Nguyên nhânchủ quan như:
o Sai lầm của tổ chức, DN về chiến lược kinh doanh Sai lầm trong việc lựa chọn chínhsách, cơ chế quản lý của tổ chức
o Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động Do thiếu tinh thầntrách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần… của nhân viên
• Phân tích tổn thất, hậu quả: Có hai trường hợp
o Phân tích những tổn thất đã xảy ra: Dựa trên sự đo lường để đánh giá những tổn thất
đã xảy ra
o Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán những tổn thất có thể có
- Các phương pháp phân tích rủi ro
• Phương pháp phân tích thống kê kinh nghiệm
• Phương pháp xác suất thống kê
• Phương pháp phân tích cảm quan
• Phương pháp chuyên gia
• Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động
Đo lường rủi ro
- Khái niệm đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thất khi rủi ro xảy ra
- Mục đích của đo lường, đánh giá rủi ro
Trang 15Thực chất của việc đo lường, đánh giá rủi ro là tính toán xác định tần suất rủi ro
và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro
Thông qua 2 yếu tố đó, xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Nguồn: Bài giảng môn Quản trị rủi ro – Trường ĐH Thương Mại
• Nhóm I: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cao,tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng
• Nhóm II: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiệnthấp, tổn thất ít xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng
• Nhóm III: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiệncao; tổn thất thường xảy ra nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp
• Nhóm IV: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiệnthấp, những rủi ro này ít khi gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đốithấp
Dựa vào sự cao thấp của mức độ rủi ro nghiêm trọng và tần suất xuất hiện rủi ronhà quản trị có thể xác định các chỉ thị chiến lược trong quản trị rủi ro
- Các phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro
• Phương pháp định lượng: Bao gồm:
o Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo lườngtrực tiếp như cân đong, đo, đếm…
o Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua công việc suyđoán tổn thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình (như là các chi phí
cơ hội, sự giảm sút về sức khỏe, tinh thần người lao động…)
o Phương pháp xác suất thống kê: Xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đạidiện, tính tỉ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định được tổng số tổn thất
• Phương pháp định tính: Là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia để
xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất
• Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kỹ
thuật và tư duy
1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro
Trang 16- Khái niệm kiểm soát rủi ro
Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách, để nétránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi có thể đếnvới tổ chức khi rủi ro xảy ra
Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thấtxảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN
- Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro
Kiểm soát giúp cho DN tăng độ an toàn trong kinh doanh, giảm được cho phíhoạt động kinh doanh chung, hạn chế được những tổn thất xảy ra đối với con người.Tăng cường uy tín của DN trên thương trường, tìm kiếm được những cơ hội và biến cơhội thành hiện thực
- Nội dung của kiểm soát rủi ro
• Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động, hoặc loại bỏ những nguyên nhân
gây ra rủi ro
• Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ rủi
ro khi chúng xảy ra
• Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng
cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra
1.2.2.4 Tài trợ rủi ro
- Khái niệm tài trợ rủi ro
Là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xẩy ra hoặc tạolập các quỹ cho các chương trình khác nhau để để bớt tổn thất
- Các biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro
Bao gồm các biện pháp sau:
• Tự khắc phục rủi ro là biện pháp mà cá nhân tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi phítổn thất (chủ động khắc phục, bị động khắc phục)
• Tài trợ bằng biện pháp chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra nhiều thựcthể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro Chuyển giao rủi ro có thểđược thực hiện bằng nhiều cách như bảo hiểm, chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi
ro đến một hay một nhóm người, chuyển giao bằng hợp đồng giao ước
Trang 171.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp (nhân tố chủ quan)
- Nhận thức của nhà quản trị: Trong hoạt động quản trị rủi ro nhận thức của nhà quản trịrủi ro có thể giúp cho hoạt động quản trị rủi ro đạt đươc thành công nếu có nhận thứcđúng đắn hoặc có thể làm cho hoạt động quản trị rủi ro không đạt kết quả nếu chưanhận thức đúng về rủi ro và tầm quan trọng của quản trị rủi ro
- Trình độ, kiến thức kỹ năng kinh nghiệm của những người thực hiện công tác quản trịrủi ro trong DN: Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hoặc hạn chế của côngtác quản trị rủi ro trong DN
- Thái độ của những người thực hiện công tác quản trị rủi trong DN cũng ảnh hửơng tớihoạt động này: Sự sơ xuất bất cẩn thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến những rủi ro trongkinh doanh của công ty
- Nguồn lực của doanh nghiệp: nguồn lực về vốn, lao động, trang thiết bị ảnh hưởngrất lớn đến việc cung cấp vốn, huy động vốn, cung cấp nguồn nhân lực, vật lực chohoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp
- Việc áp dung công nghệ thông tin, ứng dung công nghệ vào thu thập và xử lý thông tintrong công tác quản trị rủi ro của công ty: Việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụngcông nghê thông tin vào thu thập,xử lý thông tin tốt trong công tác quản trị rủi ro sẽtạo điều kiện thuận lợi trong việc nắm bắt và xử lý kịp thời khi có các rủi ro xảy ra mộtcách nhanh nhất
1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (nhân tố khách quan)
Những nhân tố của môi trường kinh tế pháp luật chính trị, văn hóa tác động vàodoanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể tác động và điều khiển được như:
Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế: Tình hình kinh tế như suy thoái kinh tế, sự thay đổi của tỷ giá hốiđoái, lạm phát … được coi là các rủi ro lớn cho các DN Không chỉ vậy, sự hình thành
và phát triển của các liên minh kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới làm chocác DN trong nước gặp phải khó khăn vì phải cạnh tranh với các DN nước ngoài
- Môi trường chính trị: Sự thay đổi của thể chế chính trị, chính sách, pháp luật theohướng bất lợi hay cơ hội cho DN Sự ổn định về chính trị an ninh, an toàn cho DN, chongười dân thì sẽ tránh được nhiều rủi ro Nhưng một quốc gia thường xuyên có bạoloạn, đảo chính, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công, đình công, thường xuyên có sựcan thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi
Trang 18phối, phân biệt đối xử, tham ô hối lộ trầm trọng đều gây nguy cơ rủi ro cho hoạt độngkinh doanh của các DN.
- Môi trường pháp luật: Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh cáchoạt động trong kinh doanh Pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, thựcthi pháp luật thiếu minh bạch, thiếu công bằng khách quan, các quyề sở hữu tài sản,quyền bảo vệ hợp đồng luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao đều là nguồn gốc của cácrủi ro cho các doanh nghiệp Sự trậm trễ trong giao hàng, những khó khăn trong quátrình thực hiện hợp đồng đều có thể gây ra các thiệt hại cho các DN
- Môi trường văn hóa/ xã hội: Không am hiểu phong tục tập quán, không am hiểu về lốisống, ngôn ngữ, các giá trị, chuẩn mực ứng xử của nơi khác dẫn đến cách hành xử,giao tiếp không phù hợp gây ra thiệt hại, mất mát, mất các cơ hội kinh doanh
- Môi trường tự nhiên: các thiên tai như động đất, lũ lụt là các biến cố hoàn toàn do cácnguyên nhân khách quan và chỉ có thể khắc phục khi chúng đã xảy ra
Nhân tố thuộc môi trường vi mô:
- Khách hàng: khách hàng là người mua và sử dụng những dịch vụ, sản phẩm của doanhnghiệp, sức mua của khách hàng, mức độ hài lòng, nhu cầu cũng như thái độ, hành vimua hàng của khách đối với các sản phẩm của công ty có thể gây thuận lợi hoặc khókhăn cho DN
- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, quyết định sự ổn địnhcủa nguồn hàng, nguyên vật liệu mà công ty cần Nhà cung ứng có tiềm lực mạnh, ổnđịnh, sản phẩm có chất lượng và thương hiệu sẽ đảm bảo nguồn hàng cung cấp chohoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng khi
sử dụng sản phẩm mà công ty bán ra Song nếu nhà cung ứng của công ty không đủtiềm lực lớn, sản phẩm chất lượng kém thiếu tính ổn định không đảm bảo nguồn hàngcung ứng cho gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Chính sự ổn địnhcủa nhà cung cấp, cũng như uy tín chất lượng hàng hóa là một trong những yếu tố cóthể gây rủi ro cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Nhà cung ứng cóthể vi phạm hợp đồng, có hành vi gian dối, có yêu cầu thay đổi, điều chỉnh hợp đồng,hay đơn phương hủy bỏ hợp đồng
- Đối thủ cạnh tranh: tình hình cạnh tranh càng mạnh, các đối thủ cạnh tranh càng nhiềugây khó khăn trong việc mở rộng thị trường cũng như ảnh hưởng đến việc cạnh tranh
về giá, cạnh tranh về các sản phẩm, dịch vụ của các DN trên thị trường
Trang 19- Cơ quan quản lý nhà nước: Các thủ tục, chính sách của cơ quan nhà nước có thể tạođiều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn trở ngại trong việc hoàn tất các thủ tục pháp lýtrong hoạt động kinh doanh của các DN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY
BẤT ĐÔNG SẢN ĐÔNG Á 2.1 Khái quát về công ty bất động sản Đông Á
- Tên doanh nghiệp ( Tiếng Việt ):
CÔNG TY BẤT DỘNG SẢN ĐÔNG Á
- Tên doanh nghiệp ( Tiếng Anh )
ESTATE & ADVISORY BUILDING INVESTMENT A COMPANY
- Tên giao dịch ( tên viết tắt ) của doanh nghiệp: ĐÔNG Á EIC
- Địa chỉ liên hệ: số 11/A1 Tân Hương – Đông Hương – TP Thanh Hoá
- Điện thoại: 0373.857.528 ; fax: 0373.857.529
- Email: dongaeic_1996@yahoo.com ; websile: dongaeic.com.vn
- Quyết định thành lập doanh nghiệp số: 1898GP/TLDN ngày 25/10/1996 do Chủ tịchUBND tỉnh Thanh Hoá QĐ
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 2800327086 do Sở kế hoạch và đầu tư ThanhHoá cấp ngày 26/10/1996
2.1.1 Qúa trình phát triển của công ty
Công ty Đông Á được thành lập ngày 25/10/1996 theo quyết định số1998/GP/TLDN của UBND tỉnh Thanh Hoá Đây là công ty chuyên kinh doanh và đầu
tư xây dựng đã gây được thương hiệu tin cậy trong tỉnh và các tỉnh bạn, đến nay công
Trang 20ty đã mở rộng được thêm nhiều ngành nghề kinh doanh như: kinh doanh bất động sản
và phát triển nhà ở, tư vấn thiết kế và kinh doanh nhà hàng, khách sạn ngày01/09/2004 được đổi tên từ Công ty đông Á thành Công ty bất động sản và tư vấn xâydựng Đông Á Năm 1996 khi mới thành lập công ty chỉ có 32 lao động với số vốn điều
lệ là 15 tỉ đồng thực hiện các công trình xây dựng giản đơn có vốn đầu tư thấp, đạtdoanh thu năm gần 3 tỉ đồng, thu nhập bình quân người lao động 500.000 đồng/ người/tháng, đến nay sau hơn 13 năm phát triển và trưởng thành công ty đã có 354 lao độnglàm việc lâu dài cho công ty và hàng trăm lao động hợp đồng theo thời vụ ở các địaphương trong tỉnh và tỉnh bạn
Công ty cùng một thời điểm thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng giao thông,xây dựng dân dụng và đầu tư bất động sản Doanh thu năm 2009 đạt trên 69 tỷ đồng,phấn đấu năm 2010 đạt trên 100 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cán bộ công nhânviên công ty năm 2009 đạt 3,55 triệu đồng/người/tháng, 6 tháng đầu năm 2010 đạt3,97 triệu đồng/người/tháng
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn luôn đảm bảo tốtcác chế độ cho người lao động theo đúng luật lao động hiện hành, giúp đỡ các cán bộcông nhân viên yên tâm làm việc và gắn bó với công ty, xem công ty như một tổ ấmcủa chính gia đình mình
Công ty luôn chăm lo đến đời sống chính trị - tinh thần cho người lao động, cụthể công ty đã thành lập Chi bộ trực thuộc Thành uỷ thành phố Thanh Hoá, Công đoàntrực thuộc công đoàn sở xây dựng Thanh Hoá, hàng năm công ty tổ chức cho cán bộcông nhân viên đi nghỉ mát, thăm quan du lịch, việc Hiếu, Hỷ …của các gia đình vàthân nhân cán bộ, nhân viên trong công ty đều được ban lãnh đạo công ty hết sức quantâm Công ty luôn cử cán bộ công nhân viên của mình đi học tập nâng cao trí thức taynghề, trình độ chuyên môn tiếp thu những khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại đểphục vụ cho hoạt động SXKD của công ty, đa số cán bộ công nhân viên công ty đềuxin được ký hợp đồng dài hạn với công ty
Đặc biệt từ năm 2005 đến nay công ty chuyển hướng SXKD tập trung đầu tưmột số dự án lớn trọng điểm điẻn hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Trang 21- Dự án khu đô thị mới Quảng Tân - huyện Quảng Xương có tổng mức đầu tưgần 150 tỷ đồng thực hiện hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng theo chủ trương củachính phủ Tương ứng với diện tích đất 133,557 m2 trả cho công ty.
- Dự án khu đô thị mới ven sông Hạc Thành phố Thanh Hoá được Chủ tịch uỷban nhân dân tỉnh Thanh Hoá chỉ định đầu tư quản lý và thực hiện có tổng mức đầu tưtrên 755 tỷ đồng
- Dự án khu du lịch nghỉ mát Đông Á – Nam Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá cótổng mức đầu tư là gần 647 tỷ đồng
- Dự án khu văn phòng giao dịch, văn phòng cho thuê và khách sạn tại đại lộ LêLợi thành hpoos Thanh Hoá đang thực hiện tổng số vốn đầu tư dự tính 65 tỷ đồng Công trình xây dựng 13 tầng với quy mô tiêu chuẩn 5 sao Dự kiến hoàn thành côngtrình vào tháng 12 năm 1013
- Công trình: Nâng cấp, cải tạo QL45 gói thầu số 04 đoạn km103+00 –km111+400 tỉnh Thanh Hoá với tổng giá trị quyết toán gần 26 tỷ đồng
- Công trình: nâng cấp QL47 gói thấu số 02 đoạn km7 – km15 và cấu cốc tỉnhThanh Hoá với giá trị dự án gần 51 tỷ đồng
- Công trình xây dựng doanh trại Đảo Nẹ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ThanhHoá có tổng giá trị dự toán trên 13 tỷ đồng
2.1.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
Trang 22+ Đào tạo nghề ngắn và dài hạn (từ 1 năm đến 3 năm)
- Quy mô hoạt động: trên toàn lãnh thổ Việt Nam
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm gần nhất của công ty (2010 – 2012)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của công ty (2010 – 2012)
Đơn vị tính: VND
Trang 23STT Thời gian
Chỉ tiêu
So sánh (%)2011/2010
2012/2011
(Nguồn: báo cáo tài chính)
Qua bảng kết quả kinh doanh qua 3 năm ta thấy công ty làm ăn luôn có lãi Cụthể năm 2011 tổng doanh thu tăng từ 62.096.827.095 đồng lên 77.985.898.522 đồng.Tăng thêm 15.889.071.427 đồng và tăng 125,6% so với năm 2010 và năm 2012 sovới năm 2011 tăng thêm 1.776.702.780 đồng năm 2012 so với năm 2011 tăng 102,3%,đặc biệt là tổng thu nhập DN tăng lên đáng kể năm 2011 so với năm 2010 tăng 124%,đến năm 2012 tăng mạnh hơn gấp đôi so với năm 2011 cụ thể là 218,6% Năm 2010tổng thu nhập DN thấp do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Tuy nhiên đếnnăm 2011 công ty đã có những biện pháp khắc phục hữu hiệu là: áp dụng các chínhsách đãi ngộ như tăng lương, thưởng đối với các nhân viên kinh doanh bất động sảnđạt và vượt mức doanh thu, công ty ra hạn mức doanh thu tối thiểu để các nhân viêncủa mình phấn đấu, tăng cường các máy móc trang thiết thị hiện đại cho công ty cungnhư phục vụ các công trình xây dựng nhằm tăng năng suất lao động, đầu tư vào cáccông trình, dự án có quy mô lớn hơn do vậy doanh thu của công ty tăng lên rất nhiều.Lợi nhuận trước và sau thuế cũng liên tục tăng, ta có thể thấy cụ thể ở bảng trên Cụthể lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 116% và năm 2012 so vớinăm 2011 là 187%, lợi nhuận sau thuế tăng 124% từ năm 2010 đến năm 2011 và năm
2012 tăng 181,5% so với năm 2011 Qua kết quả hoạt động SXKD của công ty đãphân tích ta thấy có sự thay đổi đáng kể và rõ rệt Cụ thể là doanh thu và lợi nhuận củacông ty không ngừng tăng qua các năm, trên thực tế danh tiếng và quy mô của công ty
Trang 24ngày càng được mở rộng, các dự án và các gói thầu xây dựng công ty ký kết ngày càngnhiều Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả và có những chuyểnbiến tốt
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty bất đông Sản đông Á
Hiện nay, công ty bất động sản Đông Á đang tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tưvào các dự án xây dựng trong đó tập trung vào các dự án xây dựng khu đô thị, quy môcủa các dự án ngày càng lớn, thiết kế ngày càng phức tạp chính vì vậy rủi ro phát sinhngày càng nhiều Tuy nhiên công tác quản lý rủi ro vẫn còn chưa được chú trọng đúngmức
2.2.1 Phân loại các rủi ro kinh doanh của công ty
Các loại rủi ro chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại công ty bấtđộng sản Đông Á
2.2.1.1 Rủi ro do cơ chế chính sách
Hoạt động đầu tư xây dựng khu đô thị là vấn đề liên quan đến đời sống, là mốiquan tâm thường trực của người dân, Do đó trong bất cứ xã hội hay thể chế chính trịnày thì đầu tư xây dựng khu đô thị cũng được quan tâm đặc biệt và có các định chếpháp lý để điều tiết quản lý hoạt động đầu tư
Trong quá trình đầu tư, các cơ chế chính sách luôn đi song hành với hoạt độngđầu tư như các quy định về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch đất đai, đơn giáxây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách về thuế, phí … Sự thay đổi về các quy địnhnày có tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư của dự án và trực tiếp ảnh hưởng đếnhiệu quả của dự án tại công ty bất động sản Đông Á
Có thể liệt kê một số rủi ro liên quan đến cơ chế chính sách như sau:
Thay đổi thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản: Dự án khu đô thị có liên quan mậtthiết đến việc xây dựng các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản vì nó chứa trong mìnhnhiều hạng mục công trình xây dựng Chính vì thế, việc thay đổi thủ tục đầu tư xâydựng cơ bản có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro cho chủ đầu tư mà rủi ro đầu tiên ta có thểthấy là hồ sơ dự án sẽ phải thay đổi lại cho phù hợp với thủ tục mới Tiếp đó thời gianchuẩn bị thủ tục cho dự án sẽ phải kéo dài, chi phí chuẩn bị cũng tăng lên ảnh hưởngtrực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư của công ty
Trang 25Thay đổi quy hoạch đất đai: Khi xây dựng khu đô thị, chủ đầu tư phải thiết kếdựa trên các quy hoạch của nhà nước Ngoài ra, các quy hoạch này còn ảnh hưởng đếnmôi trường, cảnh quan xung quanh khu đô thị Do đó, nếu có sự thay đổi trong quyhoạch đất đai tại địa phương nơi tiến hành dự án thì có thể gây ra nhiều rủi ro đối với
dự án
1 Thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật: Một trong những văn bản do các cơ quan nhà nướcban hành có ảnh hưởng đến các dự án xây dựng là các tiêu chuẩn kỹ thuật Đây là cáctiêu chuẩn mà theo đó các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công xây dựng phải tuân theokhi thiết kế công trình Khi các tiêu chuẩn này thay đổi ( theo xu hướng tăng lên) thìviệc đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi chủ đầu tư phải thay đổi lạithiết kế kỹ thuật hoặc nâng cao năng lực máy móc thi công, tăng cường nguyên vậtliệu… Điều này sẽ khiến cho chi phí của công trình tăng lên
2 Thay đổi trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng: Để có thể tiến hành đầu tư xâydựng khu đô thị thì yêu cầu về mặt bằng xây dựng là yếu tố tiên quyết Cớ chế chínhsách của Nhà nước về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng có tác động lớn đến chủđầu tư Diện tích chiếm đất đai của khu đô thị là lớn, đòi hỏi thời gian thu hồi đất dài.Việc có những thay đổi trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là một rủi ro khánghiêm trọng đối với một dự án xây dựng khu đô thị Khi giá đất đền bù thay đổi, chiphí đầu tư của dự án theo đó cũng thay đổi Trong trường hợp chủ đầu tư không huyđộng được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát sinh thêm này, tiến độ công trình sẽ bị đìnhhoãn kéo theo nhiều vấn đề khác nảy sinh gây khó khăn cho công ty trong việc thi côngcông trình
3 Chính sách thuế đánh vào người kinh doanh bất động sản thay đổi cũng là một rủi rođối với tất cả các dự án Theo thông tư số 161/2009/TT- BTC ngày 12 tháng 8 năm
2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợpchuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản thì người chịu thuế trongtrường hợp xác định được giá vốn, có đầy đủ giấy tờ, chứng từ hợp lệ sẽ phải chịu thuếsuất 25% trên thu nhập chịu thuế còn với các trường hợp không xác định được giá vốnkhác thì thuế suất phải chịu là 2% trên giá trị giao dịch Đối với dự án nhà ở trong khu
đô thị thì giấy tờ chuyển nhượng sẽ có đầy đủ, như vậy, thuế suất mà người mua sẽphải chịu khi chuyển nhượng lại các căn nhà này là 25% trên thu nhập chịu thuế Đây
là một mức thuế khá cao So với việc mua đất bên ngoài, giấy tờ không đầy đủ và chịu
Trang 26mức thuế suất 2% so với giá trị được tính theo khung giá đất của địa phương ( thườngthấp hơn nhiều so với giá thị trường) thì điều này bất lợi hơn đối với những người muađất với mục đích đầu tư (đầu cơ) Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu
tư Họ thay vì chọn mua những công trình trong dự án mà mua nhà đất ở ngoài Điềunày sẽ có thể làm việc bán nhà trong dự án của công ty bất động sản Đông Á trở nênkhó khăn hơn
2.2.1.2 Rủi ro từ các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đã trải qua nhiều biến động trong đó cóviệc giá vật liệu xây dựng không ngừng tăng và vẫn có xu hướng tăng trong thời giantới Mà vật liệu xây dựng chiếm một phần khá lớn trong chi phí xây dựng của dự ánchính vì vậy đây là một rủi ro lớn có thể nhận thấy của công ty
4 Theo số liệu được Tổng cục thống kê công bố trong Niên giám thống kê hàng năm tathấy xu hướng tăng giá trong nhóm hàng vật liệu xây dựng là rất rõ ràng Trong đó, giávật liệu góp phần đáng kể (vào khoản 83%) vào việc tăng giá chung trong đơn giá xâydựng công trình Thêm vào đó áp lực từ việc đóng cửa các cơ sở sản xuất gạch thủcông làm cung giảm sẽ đẩy giá gạch xây lên cao
5 Tương tự như đối với gạch xây, đá và cát xây dựng cũng là những mặt hàng có thểthiếu hụt trong thời gian tới Mặt hàng đá và cát xây dựng lại là loại vật liệu khi khaithác có khả năng ảnh hưởng đến môi trường cao nên đang bị siết lại Thêm nữa, theobáo cáo của Bộ Xây dựng cho Thủ tướng về dự báo nhu cầu và cân đối cung-cầu cát,sỏi xây dựng trong nước đến năm 2015, định hướng 2020, khối lượng tiêu thụ cát xâydựng những năm qua hầu hết đều vượt so với nhu cầu đã dự báo theo quy hoạch Thực
tế, tiêu thụ cát xây dựng năm 2005 là 64,44 triệu m3, năm 2006 là 73,09 triệu m3,trong khi quy hoạch dự báo trước đây năm 2010 nhu cầu chỉ có trên 35 triệu m3 Theo
Bộ Xây dựng, do tốc độ đô thị hóa cao và nhu cầu xây dựng nhà ở ngày một tăng, nhucầu cát xây dựng từ nay đến năm 2020 của nước ta tiếp tục tăng cao Như vậy, có thể
dự báo được việc tăng giá mạnh đối với các mặt hàng cát, đá dùng cho xây dựng trongthời gian tới Mặt hàng thép cũng có xu hướng tăng giá Mặc dù hiện nay ta thấy trênthị trường lượng thép cung ra khá dồi dào, thêm vào đó có thể trong thời gian tớilượng thép nhập khẩu sẽ tăng lên nhưng do nhu cầu cũng tăng nên giá thép vẫn khônggiảm mà thậm chí có xu hướng tăng
Trang 276 Một yếu tố quan trọng trong việc tăng giá các mặt hàng thuộc nhóm ngành vật liệu xâydựng đó là giá xăng dầu Giá vật liệu trong vài năm gần đây không ngừng gia tăngkhông chỉ do khan hiếm về nguồn cung, tăng về lượng cầu mà còn do giá xăng dầukhông ngừng tăng lên
7 Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh nói chung và chi phixây dựng các dự án khu đô thị nói riêng của công ty bất động sản Đông Á
8 Một yếu tố đầu vào cấu thành nên chi phí xây dựng công trình đó là yếu tố tiền lươngcho người lao động Với việc Nhà nước liên tục điều chỉnh chính sách tiền lương tốithiểu, chi phí nhân công cho dự án theo đó cũng tăng lên
9 Qua những phân tích trên ta thấy xu hướng tăng giá các yếu tố trong đơn giá xây dựngngày càng có xu hướng tăng theo thời gian Vì dự án có thời gian thi công kéo dài nênảnh hưởng của giá vật liệu tăng là không thể tránh khỏi, dự án càng kéo dài, ảnhhưởng càng nghiêm trọng Mặt khác, chính việc tăng giá quá mức của nguyên vật liệucũng lại sẽ ảnh hưởng lại đến tiến độ của công trình Trong một số trường hợp giá vậtliệu tăng quá cao buộc chủ đầu tư sẽ phải tạm dừng thi công để chờ giá bình ổn Côngtrình bị trì hoãn, chậm tiến độ, giai đoạn này ảnh hưởng đến giai đoạn sau Vì vậy cóthể kết luận đây là một trong những rủi ro nghiêm trọng của dự án, cần phải được theodõi, có biện pháp quản lý chặt chẽ
Ngoài ra, đầu vào của một dự án còn bào gồm: lao động, máy móc thiết bị.Cũng tương tự như đối với nguyên vật liệu, các yếu tố này cũng có thể gặp những rủi
ro về chất lượng, số lượng và giá cả đây cũng là một yếu tố gây nên rủi ro cho hoạtđộng của công ty
2.2.1.3.Rủi ro thị trường
10 Đối với một dự án thì thị trường là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu Đặcbiệt đối với các dự án xây dựng khu đô thị mới có tổng mức đầu tư rất lớn và thời gianđầu tư kéo dài thì việc nghiên cứu thị trường để tránh các rủi ro do thị trường là việc
13 Rủi ro do thị trường bất động sản hoạt động không ổn định Ở Việt Nam hầu như chưa
có cơ chế nào kiểm soát được hoạt động của thị trường bất động sản một cách hiệu
Trang 28quả Các giao dịch mua bán nhà đất thường được thực hiện một cách không chính thức( giấy tờ trao tay) và có tính đầu cơ cao Do mang tính đầu cơ cao nên khi tình hìnhkinh tế bất ổn thì thị trường dễ rơi vào tình trạng đóng băng, khi đó việc tiêu thụ cácsản phẩm của dự án sẽ rất khó khăn Mấy năm gần đây do khủng hoảng kinh tế, giánhà ở giảm mạnh nhưng vẫn không có nhiều người mua, dẫn đến việc thu hồi vốn củacác chủ đầu tư gặp khó khăn Giá nhà giảm trong khi các chi phí cần thiết cho việc bánnhà ( quảng cáo, chăm sóc khách hàng…) cần phải tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả kinh tế của dự án và việc kinh doanh bất động sản của công ty Đông Á gặpkhó khăn và bị đình trệ.
2.2.1.4.Rủi ro kinh tế vĩ mô
Một dự án dù ở bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào khi được triển khai đều chịu tácđộng của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lãi suất, lạm phát, khủng hoảng …Không nằm ngoài quy luật đó, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị của Công ty bấtđộng sản Đông Á cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô này Đốivới dự án đang xét chúng ta thấy có những yếu tố kinh tế vĩ mô sau đã đang và sẽ tiếptục tác động gây nên các rủi ro cho dự án
Lãi xuất: Đối với một dự án yêu cầu lượng vốn đầu tư lớn như một dự án khu đô thịthì nguồn vốn phải huy động từ nhiều nguồn mà trong đó một phần lớn là vốn vay ngânhàng Lãi suất chính là giá của việc đi vay vốn Vì vậy sự biến động của lãi suất trongkhoảng thời gian mà dự án triển khai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vốn của dự án
Thực tế ở Việt Nam lãi suất mặc dù được kiểm soát khá chặt chẽ bởi các quyđịnh của Chính Phủ và sự điều chính của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn biến độngkhá mạnh và khó kiểm soát Chi phí vốn tăng làm chi phí của dự án tăng và trực tiếplàm giảm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Thêm vào đó, việc chính sách về lãisuất cơ bản thay đổi còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư
Tỷ giá: Chính sách tỷ giá sẽ có tác động đến dự án nếu như dự án này phải nhậpkhẩu các nguyên liệu đầu vào hoặc sử dụng vốn nước ngoài
Lạm phát: Lạm phát cao cũng là một yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả của
dự án Như ta biết, lạm phát là hiện tượng phản ánh sự tăng giá chung của hàng hóatrên thị trường Ngoài hậu quả trực tiếp là ảnh hưởng đến chi phí của dự án thông quaviệc tăng giá vật tư đầu vào thì lạm phát còn có thể gây ra những hậu quả sau: