V. LỰA CHỌN VÙNG DỰ ÁN MỞ RỘNG
2. Khu vực dân tộc thiểu số
2.4. Mô tả tóm lược những nhóm DTTS phổ biế nở Nghệ An và Thanh Hóa
Những nhóm DTTS của tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa được mô tả tóm lược dưới đây. Phần mô tả hoàn thiện các nhóm dân tộc này được trình bày trong Phụ lục 5.
Dân tộc Dao. Người Dao có nhiều tên khác như Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao
Thanh Y, Dao Đỏ, Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Ðầu. Dân số của nhóm dân tộc Dao vào khoảng hơn 479, 000 người cùng chung sống với các nhóm dân tộc khác dọc theo biên giới Việt Trung và Việt Lào và một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ. Ngôn ngữ của người Dao thuộc nhóm Mông-Dao. Người Dao thờ phụng tổ tiên của mình là Bàn Hồ.
Người Dao sống chủ yếu nhờ trồng lúa nương và lúa nước, họ còn trồng cả cây hoa màu. Họ vẫn sử dụng các công cụ thô sơ nhưng áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong canh tác. Một số nghề phụ đang phát triển gồm dệt vải, làm mộc, rèn, làm giấy và ép dầu thực vật. Bữa ăn của họ chủ yếu được nấu bằng măng tre và rau, thỉnh thoảng có thêm thịt và cá. Người Dao nuôi nhiều lợn và gia cầm nhưng chủ yếu là để dùng trong cúng lễ. Người Dao sống trong nhà sàn hoặc nhà nửa sàn nửa đất.
Dân tộc H’mong. Dân tộc Mông có dân số trên 558,000 người sống tập trung tại các vùng cao
của các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và Nghệ An. Một số tên khác của dân tộc này là: Mông Đỏ, Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen) và Mông Súa. Ngôn ngữ của người Mông thuộc nhóm Mông – Dao. Người Mông sống chủ yếu bằng du canh du cư. Họ cũng trồng gạo và ngô trên ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô, lúa nương và lúa nước và lúa mạch đen. Ngoài ra, họ còn trồng cây lanh để lấy sợi dệt và cây thuốc. Các gia đình người Mông nuôi gia súc, chó, ngựa và gà. Trước đây, người Mông quan niệm rằng phụ nữ chăn nuôi còn đàn ông chịu trách nhiệm đi săn bắn ngoài rừng.
Quần áo của người Mông được may từ vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Áo phụ nữ mông có cổ là một miếng vải treo trên bả vai được thêu sặc sỡ. Váy may và trang trí công phu, là váy mở xếp nếp xoè rộng.
Dân tộc Khơ Mú. Dân tộc Khơ Mú có dân số hơn 43,000 người sống tại các tỉnh Nghệ An, Lai
Châu, Sơn La, Thanh Hóa và Yên Bái. Họ còn có các tên gọi khác là Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy. Tiếng Khơ-mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Người Khơ-mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, đồng bào dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Đồng bào đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực…Người Khơ-mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Đến nay ở nhiều vùng người Khơ-mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cánh xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. Sắc thái Khơ-mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt. Các họ của người Khơ-mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và ăn thịt các loài động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.
Dân tộc Mường Dân tộc Mường có dân số hơn 914,000 người sinh sống ở các tỉnh Bắc Bộ.
Phần lớn nhất tập trung ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Người Mường còn có tên gọi Mol, Mual, Moi. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo. Đồng bào Mường sống định canh định cư miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường
nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo.
Trang phục của nam giới Mường là bộ quần áo cánh màu chàm. Phụ nữ đội khăn màu trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn thân có xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc. Váy của phụ nữ Mường khá dài, mặc cao đến nách. Những chiếc cạp váy được dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo những hoa văn hình học và những hình con rồng, phượng, hươu, chim... tuyệt đẹp. Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm. Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, đồng bào rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ lớn khoảng một tuổi mới đặt tên. Người Mường tổ chức tang lễ với những nghi lễ khắt khe.
Dân tộc Thái. Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hoá và sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di dịch cư. Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn nghữ Tày-Thái. Người dân tộc Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường truyền câu ca “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái, đây là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Tuy nhiên người Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng… và nhiều thứ cây trồng khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông, nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ, bền đẹp. Người Thái sống trong các nhà sàn. Một làng của người Thái được gọi là bản gồm 40 đến 50 ngôi nhà được xây dựng sát nhau. Ở tộc người Thái đen mái nhà có hình mai rùa có phần trang trí gọi là khau cút trên nóc nhà.
Dân tộc Thổ. Dân tộc Thổ hiện có hơn 51.000 người, sinh sống chủ yếu ở miền Tây tỉnh Nghệ
An, một số tên khác của dân tộc này là Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng. Ngôn ngữ của dân tộc Thổ thuộc nhóm Việt-Mường. Người Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúa và gai là chính. Trong canh tác lúa, ngoài cách thức chọc lỗ tra hạt, đồng bào còn gieo vãi và dùng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi, võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v... Một tấm lưới săn thú cần đến 30-40 kg sợi gai. Cá, chim thú là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Thổ và đồng bào có kinh nghiệm săn bắn, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, rừng cung cấp các loại rau, quả, củ làm thức ăn thông thường cũng như khi đói kém do mất mùa.
Ngày trước đồng bào Thổ ở nhà sàn. Nhưng ngày nay họ thích xây nhà trên mặt đất hơn. Người Thổ không có nghề dệt vải. Ở một số vùng quần áo của người Thổ giống với quần áo của nông dân người Kin vào nửa đầu thế kỷ này. Phụ nữ Thổ mua váy từ người Thái. Theo thói quen, có một mảnh vải vuông trắng làm khăn trùm đầu cho phụ nữ. Khăn tang cũng là một mảnh vải dài màu trắng. Mối quan hệ gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau đã tồn tại từ lâu đời trong bản người dân tộc Thổ. Theo truyền thống của tổ tiên, đất đai khai phá được là chủ sở hữu của những người dân trong bản, bất kể đó là rừng, đồi, sông suối hay đồi núi. Mối người sống trong bản được tự do tận dụng những tài sản này và hưởng thụ thành quả lao động của mình.