Ảnh hưởng xã hội của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động xã hội của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 2 tỉnh nghệ an và thanh hóa (Trang 85 - 93)

VIII. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

5. Ảnh hưởng xã hội của dự án

Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với đối tượng được hưởng là hộ gia đình và các đối tượng hoặc nhóm lợi ích khác được hướng dẫn bởi chỉ số phù hợp với cơ cấu LIFE (CIFOR) và Cơ cấu Tài sản Bền vững (DFID). Cơ cấu này đưa ra các chỉ số sau thường phản ánh các thay đổi khác nhau diễn ra như là kết quả của việc triển khai dự án FSDP. Những thay đổi này là tích cực hoặc tiêu cực. Những thay đổi tích cực phản ánh ảnh hưởng có lợi cho dự án đối với nhiều người được hưởng lợi trong khi tác động tiêu cục thường là kết quả bất lợi, rủi ro hoặc tình trạng không chắc chắn của dự án. Mục đích của phân tích ảnh hưởng xã hội là gợi ý các biện pháp sẽ tối đa hóa các tác động tích cực và giảm thiểu hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực hoặc có hại. Hậu quả tích cực hoặc tiêu cực có thể được nhận biết có thể diễn ra trong thời gian ngắn, trung bình hoặc trong thời gian dài.

5.1.Chỉ số LIFE và chỉ số sinh kế bền vững Thay đổi đối với cơ hội nghề nghiệp

Thay đổi đối với mức thu nhập và phân bổ thu nhập Thay đổi đối với các điều kiện rừng và môi trường

Thay đổi đối với tình trạng giá trị tài sản (phân phối quyền, tham gia vào các hoạt động lâm

nghiệp cộng đồng đưa ra quyết định, tiếp xúc với các cơ hội nghề nghiệp chia sẻ thu nhập và lợi ích, chia sẻ chi phí và trách nhiệm, tiếp xúc với vai trò lãnh đạo.)

Thay đổi vốn nhân lực (kỹ thuật, kiến thức, khả năng làm việc và sức khỏe của người dân cùng

cho phép người dân theo đuổi các chiến lược nghề nghiệp khác nhau và đạt được mục tiêu nghề nghiệp của họ.)

Thay đổi vốn xã hội (hệ thống và quan hệ của người dân; tổ chức xã hội, tổ chức làm việc, mối

quan hệ trợ giúp, tư cách thành viên của các nhóm được hình thức hóa với quy tắc được chấp nhận, tiêu chuẩn và luật và quan hệ tin tưởng, chuyển nhượng và trao đổi cho mạng lưới an toàn thân mật giữa những người nghèo.)

Thay đổi vốn tự nhiên (Dự trữ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên bắt nguồn từ đó và phục vụ

hiệu quả để đem lại nghề nghiệp, hình thành vốn tự nhiên, từ các hàng hóa vô hình chung như không khí và sinh thái học thành tài sản có thể phân chia được sử dụng trực tiếp cho sản xuất (cây, đất v.v...).

Thay đổi vốn vật chất (có thể vận chuyển; chòi canh và nhà cửa, cung cấp đủ nước và hệ thống

vệ sinh; sạch sẽ, năng lượng có thể chấp nhận được; và truy cập thông tin (liên lạc).

Thay đổi đối với vốn tài chính (Dự trữ sẵn có, tiền tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt.

Dòng tiền thông thường: Lương hưu, chuyển khoản từ nhà nước và gửi tiền.)

5.2 Lợi ích/Tác động có lợi

Đối với chủ đất của hộ gia đình . Dựa vào kết quả khảo sát hộ gia đình người tham gia trong

tương lai của FSDP ở Thanh Hóa và Nghệ An đã phát biểu rằng nếu dự án thành công trong việc ổn định công việc và nghề nghiệp trong cộng đồng sẽ được tăng cường và mức thu nhập của họ sẽ tăng do giảm được đói nghèo tại địa phương. Thu nhập tăng có thể đem lại nhiều tiết

kiệm hơn có thể được sử dụng để đầu tư sản xuất khác hoặc dành cho việc học của trẻ nhỏ. Dự án cũng sẽ dẫn đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn bắt nguồn từ việc tăng khả năng của chủ sở hữu rừng trồng của hộ gia đình, do đó tăng mức độ bao phủ của rừng và củng cố mức độ bảo vệ môi trường. Tất cả những chiến lược dài ngày này sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống không chỉ của người được hưởng lợi của hộ gia đình trong tương lai mà còn cho toàn xã hội.

Ngoài những tác động tích cực thường được đề cập bởi người tham gia của cả hai tỉnh, các hộ gia đình ở Thanh Hóa cũng nhận ra các tác động tích cực khác như khu vực rừng trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế địa phương, vùng và quốc gia liên quan đến tăng khả năng cung cấp nguyên liệu thô từ gỗ của chủ sở hữu rừng trồng cho các nhà máy chế biến gỗ nhỏ và các nhà máy giấy và bột giấy ở các trung tâm công nghiệp lớn.

Nhìn chung, các tác động tích cực cùng nhau củng cố CUỘC SỐNG và, vốn xã hội, tài chính và tài nguyên thiên nhiên của hộ gia đình và xã hội.

Đối với các nhóm lợi ích tại địa phương . Ngoài những người tham gia trong hộ gia đình, còn

có các nhóm khác trong xã hội chịu sự tác động, cụ thể là người buôn bán tại địa phương, hầu hết những người môi giới thị trường và người trung gian và các chủ sở hữu nhà máy chế biến gỗ tại địa phương. Nguồn cung cấp thường xuyên nguyên liệu thô từ gỗ bắt nguồn từ rừng, các rừng trồng của chủ sở hữu nhỏ sẽ đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp buôn bán địa phương và các công ty chế biến gỗ được lợi từ cả người môi giới và người trung gian thị trường và các cơ sở chế biến gỗ và cộng đồng nói chung. Người buôn bán tại địa phương và các doanh nghiệp chế biến gỗ tại địa phương sẽ trực tiếp được hưởng lợi với lợi nhuận cao hơn và cộng đồng với các hoạt động kinh tế được tăng cường tại địa phương.

Đối với các hộ gia đình không tham gia . Có hai loại hộ gia đình không tham gia trong cộng

đồng, tuy nhiên, có thể bị ảnh hưởng bởi Dự án. Đầu tiên, là các chủ gia đình không có đất rừng theo giá trị của tiêu chuẩn cơ bản của quyền sở hữu đất không đủ điều kiện tham gia vào dự án FSDP. Tùy thuộc vào nhóm thu nhập và hoạt động tạo thu nhập, họ có thể gián tiếp hưởng lợi từ dự án liên quan tới tác động của dự án để kích thích kinh tế địa phương. Nếu những hộ gia đình không tham gia là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp của họ có thể được nâng lên nhờ các hoạt động kinh tế địa phương mạnh hơn.

Loại chủ sở hữu không tham gia thứ hai có thể là chủ sở hữu đất rừng không tham gia, những người có đủ tiền để phát triển, trồng rừng. Kinh nghiệm thành công của FSDP trong xã hội có thể thúc đẩy chủ sở hữu đất rừng có khả năng tài chính đầu tư vào rừng trồng như trường hợp của một số chủ đất có khả năng ở Thanh Hóa và Nghệ An, những người được khuyến khích trồng rừng với kinh nghiệm thành công của các Chủ sở hữu đất rừng khác trong xã hội, những người trước đây đã tham gia vào các chương trình phát triển rừng trồng do chính phủ tài trợ trong quá khư như 327 và 661.

Đối với các tổ chức trung gian . Các đơn vị triển khai, người quản lý dự án và nhân viên triển

khai khác, có trách nhiệm chính là hoạt động với cương vị người trông coi và giám sát của một trong số những tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất trong nước, rừng, chắc chắn sẽ được hưởng lợi dưới nhiều cách. Nhìn chung, việc triển khai dự án thành công sẽ dẫn đến việc tạo

dựng vốn nhân lực, tài chính, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và tài sản vật chất của các tổ chức có liên quan. Chắc chắn rằng, khả năng phát triển dự án và các tài sản vốn côn người khá của tổ chức triển khai sẽ được tăng cường. Tương tự, tài sản tài chính và xã hội của họ sẽ được tăng cường bởi thành phần hỗ trợ tài chính và bản chất tham gia và hợp tác của dự án. Dự án sẽ dẫn đến tạo dựng quan hệ và thiện chí khi triển khai và hỗ trợ các tổ chức góp phần tích trữ tài sản vốn xã hội. Mặc dù dự án không trực tiếp cung cấp tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, chính phủ chắc chắn sẽ phân bổ vốn bổ sung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất cụ thể là đường vận chuyển hoặc đường từ trang trại đến chợ để kích thích tiếp thị các sản phẩm từ rừng trong cộng đồng của dự án. Cuối cùng, nếu dự án thành công, sẽ có việc xây dựng đáng kể của vốn tài nguyên thiên nhiên không chỉ của các vùng dự án mà còn trên toàn quốc. Với tư cách người trực tiếp trông coi tài nguyên rừng của quốc gia, những người triển khai dự án sẽ rất tự hào về tất cả công việc xây dựng vốn toàn diện.

Đối với các tổ chức hỗ trợ như trường cao đẳng và đại học và các tổ chức nghiên cứu và đào tạo và các tổ chức phi chính phủ, họ cũng sẽ nhận biết việc tạo dựng vốn nhân lực, vốn tài chính và xã hội đáng kể.

Đối với công chúng . Nhìn chung, công chúng sẽ được lợi trực tiếp liên quan đến việc nhận

thức, hiểu biết tăng và tôn trọng tầm quan trọng và giá trị của việc phát triển rừng, bảo tồn và bảo vệ nói riêng và bảo tồn và bảo vệ môi trường nói chung do đó tăng tài sản vốn nhân lực của công chúng. Họ cũng sẽ là người nhận tác động có lợi cuối cùng của việc tạo dựng thành công tài nguyên thiên nhiên và rừng góp phần vào môi trường trong sạch hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.

5.2.Rủi ro, những điều cần quan tâm và các tác động tiêu cực khác

Mặc dù dự án thường đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có rủi ro và điều không được chắc chắn khi tham gia triển khai dự án có thể để lại những tác động xấu và tiêu cực nếu các biện pháp khắc phục không được tiến hành.

Đối với người tham gia là hộ gia đình . Các loại rủi ro được nhận biết bởi hộ gia đình có thể

được chia làm ba phần: rủi ro kinh tế, rủi ro kỹ thuật và rủi ro về môi trường. Rủi ro xã hội có thể được thêm vào ba loại này.

Rủi ro kinh tế thường được đề cập nhiều nhất bởi hộ gia đình ở cả Nghệ An và Thanh Hóa là thị trường không ổn định do biến động giá thường dẫn đến thời kỳ Thái nghén dài của các dự án rừng trồng và các dự án phát triển rừng khác. Nhận xét sau của một thành viên hộ gia đình nhấn mạnh hoặc phản ánh lo lắng hoặc quan ngại về tương lai của hầu hết những người tham gia: “Hôm nay chúng tôi trồng cây, tương lai sẽ ra sao”

Vì sự không ổn định, họ lo lắng về thị trường ổn định và vững chắc cho sản phẩm rừng của mình. Họ lo ngại rằng khi nào là thời điểm để thu hoạch, họ không thể kiểm soát được giá trị thị trường tốt hoặc công bằng cho sản phẩm của mình. Nếu điều này xảy ra, họ sẽ không thể hoàn trả số tiền đã vay và họ sẽ ngập trong nợ nần.

Mặc dù họ lo lắng về biến đổi giá và giảm giá có thể xảy ra trong tương lai, nhưng họ không thể nhận ra rằng một trong những nguyên nhân của việc giảm giá các sản phẩm gỗ có thể là do cung cấp quá nhiều gỗ cùng một loại trong tương lai vì hầu hết mọi người tham gia trong hộ gia đình

đều tham gia trồng rừng cùng một loại cây keo. Để khắc phục khả năng xảy ra này, dự án cần hỗ trợ và khuyến khích đa dạng hóa các mô hình và loại cây trồng. Điều đó có thể khuyến khích việc giới thiệu các loại cây tre có thể dùng vào nhiều mục đích ở cả khu vực trồng rừng và hệ thống nông lâm nghiệp.

Một điều mà họ không quan tâm nhiều nhưng đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế là duy trì giá trị của các sản phẩm lâm nghiệp của mình. Dựa trên cuộc phỏng vấn, vấn đề duy trì giá trị không được đề cập. Dường như họ chỉ lo lắng về thị trường chứ không lo lắng về việc duy trì giá trị. Chỉ cần họ có thể bán được sản phẩm của mình bất chấp việc không thu được giá hoặc giá trị tốt nhất cho sản phẩm của mình. Ngay bây giờ, những người dân đã thu hoạch nhận thấy rằng họ không nhận được giá tốt nhất cho sản phẩm của mình, nhưng họ có thể không biết giá trị thị trường thực tế cho sản phẩm họ đang giữ là bao nhiêu. Một trong những lý do để việc duy trì giá trị thấp của người trồng rừng đối với sản phẩm lâm nghiệp của mình có thể là hệ thống thị trường tại địa phương bị chi phối bởi người buôn bán địa phương thực chất là người môi giới hoặc người trung gian. Hơn ai hết, họ là những người duy trì hầu hết giá trị của sản phẩm gỗ từ rừng của người dân tại thời điểm nhận biết lợi nhuận cực cao theo chi phí của người trồng rừng.

Cần duy trì giá trị của các sản phẩm lâm nghiệp đối với người dân tin nhầm rằng giá trị của FFG được đưa ra bởi dự án. Qua FFG, người dân có thể tập hợp lại với nhau và được tổ chức cho hệ thống thị trường duy trì giá trị và nhiều lợi nhuận hơn cho sản phẩm lâm nghiệp của họ.

Một cách khác để tăng duy trì giá trị của sản phẩm lâm nghiệp của họ, mà người dân không thể nhận thức được là có thể thành lập các nhà máy chế biến nhỏ liên quan đến chủ sở hữu đất rừng vừa và nhỏ qua sự hỗ trợ của FFG. Thay vì chỉ bán các sản phẩm lâm nghiệp như nguyên liệu từ gỗ, họ có thể được tổ chức để thành lập các nhà máy chế biến gỗ tại địa phương để chuyển gỗ thô thành các sản phẩm đã qua xử lý hoặc các sản phẩm gỗ đã hoàn thành như khung kính trượt và đồ dùng gia đình. Điều này không chỉ đem lại việc duy trì giá trị và giá cao hơn cho các chủ sở hữu rừng trồng, mà còn 101 tạo công ăn việc làm tại địa phương và tạo cơ hội nghề nghiệp trong cộng đồng.

Một biện pháp tăng giá trị khác mà người dân có thể không biết là áp dụng phương pháp chuỗi giá trị cho việc quản lý trồng rừng của mình và có thể trong tương lai cho các hoạt động chế biến gỗ. Ở các rừng trồng, phương pháp chuỗi giá trị sẽ cho phép người dân nhận biết được giá trị lớn hơn của rừng trồng của mình bằng cách cho phép người dân bán các loại sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn của chu kỳ hoặc sự luân phiên trồng cây. Ví dụ: đoạn gỗ là sản phẩm trong khi cắt tỉa ở giai đoạn đầu của chu kỳ trồng cây có thể được bán làm vỏ bào hoặc làm nguyên liệu cho vật phẩm mới, đoạn gỗ nhỏ khi cắt tỉa ở giai đoạn sau có thể được bán cho nhà máy bột giấy làm gỗ làm giấy và sản phẩm thu hoạch sau cùng có thể được bán làm gỗ xẻ hoặc đoạn gỗ dán có thể sử dụng làm nguyên liệu tho cho việc sản xuất gỗ dán và các sản phẩm gỗ loại hai có giá trị cao hơn khác được sử dụng trong các ngành xây dựng nhà của hoăc đồ dùng gia đình.

Một rủi ro kinh tế khác thường không được hộ gia đình đề cập là rủi ro sử dụng đất có thể dẫn đến tranh chấp, đặc biệt liên quan đến những chủ đất đã dành một phần đất rừng của mình để

đang dành để trồng cây hoa lợi tăng thu nhập cần phải được nghiên cứu hoặc xem xét phù hợp trước khi một phần hoặc tất cả đất này được chuyển thành rừng trồng vì sợ rằng thu nhập của gia đình họ sẽ giảm đặc biệt trong giai đoạn ngắn, tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Rủi ro về kỹ thuật liên quan đến khả năng thất bại của hộ gia đình khi phát triển rừng trồng chất lượng cao như dự kiến do hoạt động quản lý không hiệu quả từ những người khác, chọn sai loại cây giống do không để ý đến sự phù hợp cho địa điểm của các loại cây và không áp dụng cắt tỉa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động xã hội của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 2 tỉnh nghệ an và thanh hóa (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w