Giám sát và Đánh giá KHPTDTTS

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động xã hội của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 2 tỉnh nghệ an và thanh hóa (Trang 25 - 27)

IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS

6. Giám sát và Đánh giá KHPTDTTS

6.1. Vấn đề

Có lẽ vấn đề chính trong Giám sát và Đánh giá (GS-ĐG) KHPTDTTS là ở chỗ khuôn khổ theo dõi KHPTDTTS hiện hành thiếu những tiêu chí thích hợp đặc biệt là thiếu biện pháp đánh giá tác động của các hoạt động của KHPTDTTS trong việc thực hiện dự án FSDP của những người tham gia vào KHPTDTTS. Tương tự, mối quan tâm khác liên quan đến nhu cầu phải có những cố gắng đầy quyết tâm hơn nữa để áp dụng việc GS-ĐG trong các hoạt động KHPTDTTS.

Thiếu tiêu chí GS-ĐG. Một số tiêu chí đã được xây dựng và được sử dụng trong việc theo

dõi các hoạt đông KHPTDTTS. Trong báo cáo công tác Giambelli và Nga đã gợi ý 7 tiêu chí để GS-ĐG KHPTDTTS, đó là: 1) số xã trong đó KHPTDTTS được thực hiện vào bất cứ năm nào

trong thời kỳ của dự án; 2) Tỷ lệ % các hoạt động đã lập kế hoạch được hoàn thành vào dịp cuối năm; 3) tỷ lệ % ngân sách KHPTDTTS đã sử dụng vào dịp cuối năm; 4) số người hưởng lợi là dân tộc thiểu số tham gia thực hiện các hoạt động KHPTDTTS trên tổng số người tham gia; 5) số phụ nữ hưởng lợi là dân tộc thiểu số tham gia thực hiện các hoạt động KHPTDTTS trên tổng số người tham gia; 6) tỷ lệ % người dân tộc tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS có Sổ Đỏ; 7) tỷ lệ % người dân tộc tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS và được vay vốn từ ngân hàng chính sách để trồng rừng.

Bảy tiêu chí này đều là các tiêu chí đầu ra cho việc thực hiện. Nó định lượng được đầu ra coi đó là kết quả của việc thực hiện dự án trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi những tiêu chí này rất hữu ích trong việc theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động KHPTDTTS nó không định lượng những giá trị lớn dần hoặc tác dụng của các hoạt động KHPTDTTS đối với hiệu quả cùng tham gia dự án FSDP của người dân tộc thiểu số và khả năng thu hút cách ứng xử mong muốn và những thay đồi về con người, xã hội, các nguồn lực tự nhiên ngoại trừ tiêu chí thứ 7. Nga sử dụng một bộ gồm 18 tiêu chí lõi trong đánh giá của mình về tất cả các hoạt động của KHPTDTTS cho 4 tỉnh Miền Trung (Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế). Để làm việc này Nga được sự giúp đỡ của các bên có liên quan các Bân QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện và các Nhóm công tác thuộc KHPTDTTS họ được tập huấn về việc sử dụng những tiêu chí này để đánh giá KHPTDTTS. Bộ tiêu chí được sử dụng là: 1) Tiêu chí thực hiện chung; 2) Mức độ thực hiện KHPTDTTS; 3) Mức độ giải ngân; 4) Tiền tiếp cận được với các hoạt động đã lập kế hoạch như thế nào; 5) Số người hưởng lợi; 6) Số người thiểu số tham gia dự án tiếp cận được vốn vay; 7) Tiêu chí giới; 8) Tiêu chí người nghèo; 9) Tiêu chí về lao động là trẻ em; 10) Tiêu chí về sự rủi ro trong tranh chấp; 11) Tiêu chí tham gia; 12) Tiêu chí về kết quả họat động; 13) Tiêu chí an toàn và bền vững.

Bộ tiêu chí này cần kết hợp với tiêu chí tác động. Nhưng những tiêu chí tác động chỉ có tác dụng trong đánh giá tác động KTXH của các hoạt động KHPTDTTS đến cá nhân những người hưởng lợi và cộng đồng. Nó không kết hợp với các tiêu chí tác động mà những tiêu chí này cân đo tác động của sự tham gia chương trình KHPTDTTS về việc thực hiện dự án FSDP của đồng bào thiểu số

6.2. Cải tiến tiêu chí Giám sát – Đánh giá

Để làm cho các tiêu chí tác động thích hợp hơn và có ý nghĩa hơn nó phải kết hợp những tiêu chí định lượng được ảnh hưởng của sự tham gia vào dự án FSDP và hiệu quả của nó. Loại tiêu chí tác động của dự án FSDP thay đổi theo các hoạt động KHPTDTTS. Tuy nhiên, nhìn chung tiêu chí tác động KHPTDTTS định lượng được sự thay đổi hiệu quả rừng trồng của dự án FSDP xuất phát từ sự tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS. Ví dụ, nếu hoạt động của KHPTDTTS có sự tham gia của đồng bào thiểu số là một chuyến tham quan học tập hay thăm viếng lẫn nhau giữa các trang trại, thì một tiêu chí thích hợp sẽ là ảnh hưởng của chuyến tham quan học tập đó vào việc quản lý rừng trồng của đồng bào dân tộc. Việc chuyển giao kỹ thuật ngay trên trang trại của nông dân là một phương tiện theo dõi ảnh hưởng của hoạt đông đào tạo người thiểu số (Phụ lục 4).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động xã hội của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 2 tỉnh nghệ an và thanh hóa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w