Vì tính hiệu quả và yêu cầu chung của Dự án, Chính phủ Việt nam và Ngân hàng Thế giới đã quyết định mở rộng dự án FSDP ở tỉnh Nghệ An, Việt nam. Đánh giá tác động xã hội (SIA) đã được thực hiện để đảm bảo rằng việc triển khai mở rộng dự án sẽ đạt được thành quả xã hội tối đa. Tương quan với khảo sát SIA, một đánh giá KHPTDTTS cũng được tiến hành để tang cường tính thực thi liên quan tới mục tiêu và trọng tâm của CLPTDTTS. Một chương trình KHPTDTTS hướng tới người thụ hưởng là những người nghèo và hệ thống lựa chọn cũng đang được đề xuất (Phụ lục 5) để thúc đẩy tính hiệu quả và xác đáng của dự án MDP.
Để cung cấp dữ liệu cho khảo sát kinh tế xã hội của SIA và các thông tin liên quan, các dữ liệu đã được thu thập từ 13 huyện bao gồm 5 huyện miền núi và dân tộc thiểu số (1 của tỉnh Nghệ An và 4 của tỉnh Thanh Hóa, 5 bản làng dân tộc thiểu số và 33 hộ gia đình ở hai tỉnh có dự án mở rộng.
Kết quả của khảo sát SIA chỉ ra rằng dự án mở rộng FSDP tương đối xác đáng, và có nhu cầu rất lớn ở những khu vực mục tiêu triển khai dựa trên những tiêu chí kinh tế xã hội. Khả năng thu hút các tiểu chủ trồng rừng sắp tới dựa trên những yếu tố xã hội, tài chính và con người hoặc tài sản cố định nhìn chung là tương đối khả quan.
Dự tính dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, dự án cũng gặp phải những rủi ro tiềm ẩn mà các hộ gia đình quan ngại. Để giảm thiểu những rủi ro và tính nhạy cảm của những hộ gia đình thụ hưởng và những người tham gia khác do ảnh hưởng của dự án FSDP, có rất nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro hay các hình thức can thiệp đã được đề xuất: (Lợi ích, rủi ro và các biện phám giảm thiểu được tổng hợp trong Phụ lục 10)
Để giảm thiểu những rủi ro bất ổn thị trường và biến động giá cả, giá thị trường thấp và giá trị sở hữu gỗ và các lâm sản khác thấp, Dự án cần xem xét kỹ hỗ trợ những điểm dưới đây:
Đầu tư nghiên cứu hiệu quả hệ thống thông tin thị trường để người nông dân có thể quyết định thời gian tốt nhất cho việc thu hoạch và bán các sản phẩm của mình.
Hỗ trợ nông dân mở rộng rừng hiệu quả để phát triển các kỹ năng phát triển trồng rừng, bao gồm các kỹ thuật trồng rừng cùng với việc đa dạng hóa sử dụng rất rừng và giới thiệu các sản phẩm đa dạng.
Sớm thành lập và phát triển Nhóm trồng rừng (FFG). Thành lập các hợp tác xã chế biến gỗ giữa những hộ sở hữu đất thông qua Nhóm FFG.
Nâng cao giá trị tiếp cận trong mọi hoạt động phát triển trồng rừng.
Để giảm thiểu những tác động ngược của việc xung đột trong quá trình sử dụng đất của các hộ trồng rừng trong quá trình triển khai Dự án. Dự án cần đảm bảo rằng kế hoạch sử dụng đất và triển khai trồng rừng ở các hộ dân phải hợp lý để thấy việc chuyển đổi đất rừng hiện tại sẽ không ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nông dân.
Để giảm thiểu những rủi ro kĩ thuật về khả năng thất bại trong việc phát triển trồng rừng hiệu quả và năng suất do sự hạn chế của người dân về các kỹ thuật trồng rừng và sự quản lý Dự án kém hiệu quả, Dự án cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản và một nhóm mở rộng phát triển có định hướng và tập trung vào Dự án trồng rừng.
Để giảm thiểu rủi ro môi trường do sự bùng nổ của bệnh dịch phát sinh trong quá trình độc canh trồng rừng, nhóm thiết kế Dự án cần khuyến khích các tiểu chủ trồng rừng chấp nhận phổ biến mở rộng các loài cây mới trong dự án trồng rừng.
Để ngăn ngừa rủi ro xã hội về việc cách ly người nghèo, Dự án cần thiết lập một mục tiêu lợi ích hiệu quả và lựa chọn như đã trình bày trong phần Phụ lục 4 và sử dụng các biện pháp giám sát thực tế và công cụ đánh giá có thể theo dõi hiệu quả và đánh giá hiệu quả của dự án, sự xác đáng và hiệu quả của Dự án trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, Phụ lục 9.
Để giảm thiểu những rủi ro từ việc các hộ dân tộc thiểu số hạn chế tham gia Dự án đặc biệt là người nghèo vì tình trạng kinh tế - xã hội của họ thường bị thiệt thòi so với đa số người Kinh, dự án sẽ thông qua một cơ chế hướng mục tiêu xã hội một cách có hiệu quả và thực hiện một Chương trình phát triển dân tộc thiểu số có hiệu quả trong vùng dự án có dân tộc thiểu số.
Để giảm thiểu rủi ro thực hiện Dự án kém hiệu quả do thiéu các chuyên gia trồng rừng và xung đột quyền lợi của nhóm hỗ trợ triển khai, Dự án cần đảm bảo có đủ số nhân sự chất lượng và thiết lập hệ thống ưu đãi cho toàn bộ nhân viên Dự án đặc biệt là những người đóng góp thực hiện hiệu quả Dự án. Các hình thức khuyến khích có thể bằng cách thưởng tiền mặt như tăng lương, quà tặng và đào tạo liên tục chuyên sâu để nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức và các kỹ năng phục vụ cho việc thực hiện Dự án được hiệu quả hơn.
Để có thể kiểm soát được toàn bộ yêu cầu cho việc xây dựng và triển khai hiệu quả Dự án, việc Thông tin cho cộng đồng về sự cần thiết của Dự án FSDP, Chiến lược Hỗ trợ Toàn diện và Đào tạo đang được đệ trình cho Ban quản lý Dự án để triển khai.
Dựa trên đánh giá tổng thể sự xác đáng và nhu cầu của Dự án, khả nằng mang lại lợi nhuận và những lợi ích xã hội của dự án, có thể kết luận rằng dự án FSDP mở rộng ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có thể được chấp nhận rộng rãi và nếu việc giảm thiểu rủi ro và tăng cường lợi ích được chấp nhận và thực hiện hiệu quả, Dự án có thể được triển khai bền vững.
ADB. 1991. Định hướng Phân tích Xã hội cho các Dự án Phát triển. Manila. Philipin.
Bế Việt Đằng, Nguyễn Khắc Tùng, Trần Mạnh Cát .1978. Chuyên gia Ngôn ngữ Dân tộc Hmông – Dao; Các gia đình Dân tộc thiểu số; Trong các Gia đình Dân tộc Thiểu số ở Miền Bắc Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà nội. (Bản Tiếng Việt).
Bế Việt Đằng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi. 1982. Người Êđê và Mnông ở tỉnh Đăk Lăk, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội. (Bản Tiếng Việt).
Bế Việt Đằng, Nguyễn Văn Huy, Chu Thái Sơn (Hiệu chỉnh) 1992. Dân tộc Tày và Nùng ở Việt nam. Toyota Foundation – Tokyo – Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội.
Bellwood P. 1997. Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago. 2nd Edition. Honolulu: Ấn phẩm của Đại học Haiwaii.
Cuisinier J. 1946. Les Mường, Géographie humaine et Sociologie. Paris.
Diệp Trung Bình, Ma Khánh Bằng 1978. Ngôn ngữ The Hoa trong Gia đình các Dân tộc Thiểu số; trong Các gia đình Dân tộc thiểu số; Trong các Gia đình Dân tộc Thiểu số ở Miền Bắc Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội (Bản Tiếng Việt).
Đặng Nghiêm Văn, Cẩm Trọng, Nguyễn Văn Huy, Khổng Diên, Ngô Đức Thịnh 1978. Ngôn ngữ Mon – Khơ me trong các gia đình Dân tộc thiểu số; Trong các Gia đình Dân tộc Thiểu số ở Miền Bắc Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. (Bản Tiếng Việt).
Đặng Nghiêm Văn (hiệu chỉnh), Cấm Trọng, Trần Mạnh Cát, Ngô Vinh Bình, Lê Duy Dai 1981.
Dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai – Kon tum. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội (bản Tiếng Việt).
DFID. Ngày… Bản hướng dẫn Khung chương trình Dân sinh Bền vững. Liên minh Châu Âu. Hà Hữu Nga, 2005. Tiền sử Việt Nam. Khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà nội.
Hà Hữu Nga 2009. Nghiên cứu Thực tế về Hiểu biết của Người dân về việc phát triển bền vững Dân tộc Thiểu số ở Việt nam, Semina khoa học và Công nghệ của tỉnh Quảng Ngãi.
Hà Hữu Nga 2010. Nguồn gốc của sự đang dạng tên trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt nam. Semina khoa học về tiến trình phát triển của Văn hóa Việt Nam, Đại học Frei, Béc lin, được tổ chức tại Thành phố Hội An, 31/8/2010.
Le Si Giao 1998. Ngôn ngữ Tày – Thái trong gia đình Dân tộc Thiểu số ở Việt nam. Tìm hiểu Văn hóa và Lịch sử của người Thái ở Việt nam. Chương trình nghiên cứu dân tộc Thái.
Đại học Quốc gia Hà nội, Nhà xuất bản Văn hóa Quốc gia, Hà nội. (Bản Tiếng Việt).
Nguyen Khac Canh 1998. Các làng Khơ-me ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. (Bản tiếng Việt).
Nguyen Khac Ngu 1967. Chế độ Mẫu quyền ở Chăm pa. Bản quyền Tác giả, Sài Gòn. (Bản Tiếng Việt).
Nguyen Quoc Loc (Hiệu chỉnh), Nguyen Huu Thong, Tran Van Tuan, Duong Dinh Khoi, Vu Thi Viet, Nguyen Xuan Hong, Nguyen Van Manh 1984. Dân tộc Thiểu số ở tỉnh Bình Trị Thiên. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Thành phố Huế. (Bản tiếng Việt).
Nguyen Tu Chi 1996. Công trình Nghiên cứu dân tộc Mường. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. (Bản Tiếng Việt).
Nguyen Van Manh 2009. các đặc tính kinh tế xã hội văn hóa và thiết chế của dân tộc Thiểu số ở khu vực Phía Nam của Miền Trung Việtnam. Đại học Khoa học Huế. (Bản Tiếng Việt)
Phan An, Nguyen Xuan Nghia 1984. Dân tộc Khơ me. Các dân tộc Thiểu số ở Miền Nam Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội. (Bản Tiếng Việt).
Phan Xuan Bien 2010. Xã hội truyền thống của người Ma trong các tập quán hôn nhân và cuộc sống gia đình (Bản tiếng Việt). http://www.dalat.gov.vn/.
Pulhin, Juan M. et. Al. 2008. Cải cách Sở hữu Đất rừng ở Philipin: Đánh giá Tác động Môi trường và Kinh tế Xã hội. UPLB CFNR Los Banos Philipin và CIFOR Bogor, Indonesia.
Rebugio, Lucrecio L. 1991. Chấp nhận của Xã hội và Tính bền vững của Rừng phục vụ Cộng đồng ở Tây Samoa. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Manila. Philippines
Tapp, Nicholas 2003. Ngườin H’mong Hoa – Bối cảnh, Đại lý và sự Ảo tưởng. Nhà xuất bản Học thuật Brill, Boston – Leiden.
Tài liệu Dự án Chương trình Phát triển Lĩnh vực Trồng rừng (FSDP): Sổ tay Thực hiện Chương trình FSDP
Chiến lược Phát triển Dân tộc Thiểu số
Sơ thảo Báo cáo Dân tộc Thiểu số và Chuyên viên Nghiên cứu Tác động Xã hội, Tháng 4 năm 2010.
Đánh giá Chương trình Phát triển Dân tộc Thiểu số, Chuyên viên Nghiên cứu Tác động Xã hội và Dân tộc Thiểu số. Sơ thảo Báo cáo Chiến lược.
Báo cáo Đánh giá Nội bộ Hoàn chỉnh
Sổ tay hướng dẫn Hành động cho việc Phát triển Trồng rừng của Tiểu chủ Báo cáo chương trình FSDP về Đánh giá Cộng đồng, Tháng 7, 2009.
CHI TIẾT NHIỆM VỤ
Chuyên gia Đánh giá Tác động Xã hội và Phát triển Dân tộc Thiểu số
Ngày đệ trình: 02/11/2010
Tên: Lucrecio Rebugio
Chức vụ: Chuyên gia Đánh giá Tác động Xã hội và Phát triển Dân tộc Thiểu số
Khung thời gian: Từ ngày 08 tháng 11 đến 31 tháng 12 năm 2010
(Khung thời gian bao gồm các nghiên cứu thực hiện trong gia đình để hoàn thiện các báo cáo nhiệm vụ)
(Phụ thuộc vào chữ ký phê duyệt của SKM và cổ đông của Hợp đồng #3)
Hoạt động / Kết quả 1. Kế hoạch thực hiện
Trong vòng hai ngày kể từ khi bắt đầu dự án, xây dựng bản dự thảo kế hoạch công việc cụ thể để giải quyết các vấn đề yêu cầu của nhiệm vụ, bao gồm khung thời gian giao các sản phẩm yêu cầu / dự tính (xem bản đính kèm Phụ lục trong Báo cáo Nhiệm vụ).
2. Thông tin đầu vào của Đánh giá Tính khả thi của địa điểm trồng rừng FSDP
Chuyên viên Nghiên cứu Tác động Xã hội và Phát triển Dân tộc Thiểu số sẽ tham gia vào bản Đánh giá Tính khả thi của chương trình FSDP tại các tỉnh thực thi dự án mới đề xuất là Thanh Hóa và Nghệ An. Chuyên viên nghiên cứu sẽ cung cấp các dữ liệu đầu vào kỹ thuật tập trung vào các khía cạnh tác động xã hội của đánh giá.
Phạm vi công việc và các nhiệm vụ chính:
Trong khả năng kỹ thuật của mình, chuyên viên sẽ xác định các lợi ích tiềm năng của dự án, hồ sơ kinh tế văn hóa, xã hội và những kinh nghiệm hiểu biết hiện có liên quan tới phát triển trồng rừng và các lợi ích xã hội, kinh tế và văn hóa mà dự án có thể mang lại. Chuyên viên sẽ phát triển các phương thức quản lý cho dự án để tối ưu hóa những lợi ích xã hội và giảm thiểu những tác động ngược từ dự án Các nhiệm vụ được mô tả như dưới đây.
3. Các nhiệm vụ theo Đánh giá Tác động Xã hội
Đánh giá xã hội gồm những nhiệm vụ dưới đây, qua đó chuyên viên phân tích sẽ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật:
Kiểm tra và cập nhật báo cáo Đánh giá Tác động Xã hội của dự án, tổng hợp các kinh nghiệm của cộng đồng dân cư/ các hộ gia đình thụ hưởng từ và bị ảnh hưởng bởi, chương trình FSDP đang tiến hành. Điều này sẽ giúp cung cấp các dữ liệu đầu vào cho các khuyến nghị đánh giá cho các hoạt động Tài chính Bổ sung, bao gồm các Kế hoạch Phát triển khu vực Dân tộc Thiểu số FSDP. Chương trình sau này có thể dựa trên kiểm tra mẫu kế hoạch EMPD được tiến hành bởi dự án triển khai ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định.
Xác định những người tham gia dự án tiềm năng và đánh giá hồ sơ kinh tế, văn hóa và xã hội của họ cũng như hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm của họ về quản lý trồng rừng bền vững. Xác định các tác động tiềm ẩn của dự án đối với cộng đồng địa phương, tham gia hay không tham gia vào chương trình FSDP, và đưa ra các biện pháp để tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu các tác động ngược.
Cần bao gồm quy trình tư vấn kèm theo ví dụ cụ thể về các trường hợp thụ hưởng và cộng đồng bị tác động bởi dự án cùng với ví dụ đối chiếu rộng hơn ở cộng đồng dân tộc thiểu số;
Khuyến nghị các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào lập kế hoạch dự án, thực hiện và giám sát đánh giá.
Xác định các hoạt động (ví dụ: đào tạo và mở rộng, lựa chọn địa điểm, lập kế hoạch quản lý rừng) cần thiết để đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và thúc đẩy lợi ích; cũng cần đánh giá các tác động ngược đối với cộng đồng và các hộ gia đình không tham gia vào các hoạt động của dự án;
Tổng hợp thông tin kinh tế xã hội hiện có cho việc chuẩn bị dự án, và để thiết lập vạch ranh giới để đối chiếu với các thành quả mà dự án đạt được;
Xác định các chỉ số tác động xã hội có thể đáp ứng được và thực tế sẽ được bao gồm trong hệ thống Đánh giá và Giám sát. Sử dụng các Chỉ số Khung công việc Xã hội của chương trình DFID làm cơ sở cho dự án này và xây dựng trên cơ sở đó theo nhu cầu cho các trường hợp cụ thể đối với chương trình FSDP.
Kiểm tra quy trình triển khai và lập kế hoạch cho Kế hoạch Phát triển khu vực Dân tộc Thiểu số, và cung cấp các khuyến nghị cho sự phát triển khi cần thiết.
Cập nhật báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án. 4. Kết quả dự kiến
Hồ sơ kinh tế xã hội của những người tham gia dự án và dự án sắp tới, tác động và lợi ích đối
với cộng đồng trong khu vực dự án đề xuất.
Quy trình nâng cấp trong lập kế hoạch và thực hiện Kế hoạch Phát triển tại khu vực Dân tộc Thiểu số, với các khuyến nghị khi cần thiết.
Đào tạo, mở rộng, và các dịch vụ khác để nâng cao hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm thực