VI. HỘ GIA ĐÌNH HƯỞNG LỢI MỤC TIÊU
1. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình mẫu
1.2 Cấu trúc gia đình
Ở cả hai tỉnh, phần lớn vợ chồng đều là nông dân. Người chồng thường già hơn người vợ một chút. Bình quân, thành viên trong hộ gia đình ở Nghệ An già hơn ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, ở cả hai tỉnh, độ tuổi của phần lớn chồng và vợ trong hộ gia đình rơi vào trong khoảng 30 đến 55 tuổi. Người chồng ở cả hai tỉnh đều có trình độ học vấn tương đương (tất cả đều có trình độ tối thiểu là cấp 2) trong khi đó, trong số những người vợ, người vợ ở Nghệ An thường có trình độ cao hơn người vợ ở Thanh Hóa. Ở Nghệ An, tất cả những người vợ đều có trình độ tối thiểu là cấp hai Trong khi đó, ở Thanh Hóa, chỉ 75 phần trăm có trình độ cấp hai.
Quy mô gia đình trung bình ở Thanh Hóa là 5 người trong khi đó ở Nghệ An là 6 người. Ở cả hai tỉnh số con trung bình là 3 người. Số hộ gia đình nhiều thế hệ ở Thanh Hóa (31%) nhiều hơn ở Nghệ An (24%). Ở Nghệ An, gần như tất cả (98%) đều có trình độ tối thiểu là cấp hai. 25% có trình độ Cao đẳng hoặc Đại Học. Ở Thanh Hóa chín mươi ba phần trăm (93%) có trình độ tối thiểu là cấp hai và chỉ 17% có trình độ Cao Đẳng hoặc Đại học. Do đó, ai đó có thể nói rằng trẻ trong hộ gia đình ở Nghệ An được giáo dục tốt hơn trẻ trong hộ gia đình Thanh Hóa. Ở Nghệ An, nếu trẻ không còn đi học, chúng có khả năng làm việc như những công nhân lành nghề (33%), nông dân (20%) hoặc được thuê làm việc như những công nhân lành nghề của nhà nước (giáo viên, y tá v.v...) (10%). Ở Thanh Hóa, những đứa trẻ không còn đi học sẽ làm việc như những nông dân (42 phần trăm), công nhân lành nghề (22%) hoặc nhân viên nhà nước. Mọi người có thể nhận thấy ở Thanh Hóa, số trẻ làm nông nghiệp nhiều hơn ở Nghệ An. Điều này có thể phản ánh trẻ em ở Nghệ An có trình độ học vấn cao hơn và có nhiều cơ hội hơn đối với việc làm khác ở tỉnh hơn là trẻ ở Thanh Hóa.