Sở hữu đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động xã hội của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 2 tỉnh nghệ an và thanh hóa (Trang 66 - 67)

VI. HỘ GIA ĐÌNH HƯỞNG LỢI MỤC TIÊU

1.8Sở hữu đất lâm nghiệp

1. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình mẫu

1.8Sở hữu đất lâm nghiệp

Tầm quan trọng của an ninh chiếm hữu đất trong các dự án rừng của tiểu chủ như FSDP và trong tất cả các dự án rừng xã hội khác vì vấn đề đó không thể cường điệu hóa quá mức. Kinh nghiệm của các quốc gia nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh cho thấy rằng lâm nghiệp xã hội thành công như chiến lược phát triển rừng để giảm nghèo đói ở nông thôn và tăng chất lượng môi trường được kết hợp với phạm vi rộng đối với an ninh chiếm hữu đất. Điều này đặc biệt, nếu được tăng cường bằng việc cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và các hỗ trợ phát triển cần thiết khác.

Ở các vùng mở rộng của FSDP ở Nghệ An và Thanh Hóa, Dự án yêu cầu tất cả người tham gia đều phải có Chứng Nhận Sử Dụng Đất (LUC), tại địa phương còn được gọi là Sổ Đỏ. Sổ đỏ là vật bảo đảm cho an ninh chiếm hữu đất. Sổ đỏ cấp cho chủ sở hữu đất quyền sử dụng loại đất cụ thể như được mô tả trong sổ đỏ. Sổ đỏ có thể được chuyển đổi bằng cách thừa kế hoặc bán. Sổ đỏ có thể chuyển nhượng và có thể được sử dụng làm thế chấp ngân hàng. Lý do chính tại sao dự án FSDP cần người tham gia trong tương lai phải có LUC cho đất của mình, là vì một trong số những thành phần quan trọng của dự án FSDP là cung cấp hỗ trợ tài chính dưới dạng tín dụng hoặc nợ ngân hàng.

Ở Thanh Hóa, tất cả đều có LUC, ngoại trừ một người. Và điều này lạ vì trường hợp ngoại lệ là chủ sở hữu đất rừng có diện tích sử dụng đất lớn nhất trong số các hộ gia đình được phỏng vấn. Ở Nghệ An, chỉ có 11 hoặc 65 % trong tổng số 17 hộ gia đình có LUC. Trong số 6 hộ gia đình khác không có LUC, ba hộ đã được cấp chứng nhận giao đất bởi xã có liên quan, một loại sổ đỏ

được cấp bởi xã có liên quan. Nhìn chung, mặc dù LUC hoặc Sổ đỏ được ưu tiên hơn các tài liệu chiếm hữu đất khác, tuy nhiên, trên thực tế, liên quan đến đặc quyền và các quyền hoa lợi, những giấy tờ đó dường như không có gì khác nhau như đã gặp ở huyện Diễn Châu và Nghi Lộc. Ở Nghi Lộc, các hộ gia đình sở hữu Chứng nhận chuyển giao đất hoặc Sổ xanh cũng được phép thu hoạch và trồng lại rừng của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động xã hội của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 2 tỉnh nghệ an và thanh hóa (Trang 66 - 67)