1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Dược phẩm và Thương Mại Thành Công

56 2,2K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

TÓM LƯỢCTrong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, quản trị rủi ro là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngànhsản xuất và ki

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, quản trị rủi ro là một hoạt động

vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngànhsản xuất và kinh doanh dược phẩm Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gaygắt gây áp lực cho các doanh nghiệp phải giảm các chi phí lãng phí xuống mức tốithiểu, trong đó có chi phí gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh Vì vậy, các doanhnghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh và đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải làm tốt công tác quản trị rủi ro.Tuy nhiên, ở một phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc đầu tư nguồnlực cho hoạt động quản trị rủi ro không được quan tâm một cách đầy đủ Hơn nữa hiệnnay có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quản trị rủi ro một cách đồng bộ vàtoàn diện dẫn đến thực trạng là các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát các rủi

ro và hạn chế tổn thất hiệu quả nhất Vì vậy mà đề tài mà em trình bày dưới đây có nộidung chính là:

Chương 1: Diễn giải một cách cơ bản lý thuyết về rủi ro và hoạt động quản trịrủi ro của doanh nghiệp

Chương 2: Đi sâu vào việc phân tích và làm rõ thực trạng công tác quản trị rủi

ro của Công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công Bằng các phương phápthu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tìm ra được các kết quả đạt được vànhững tồn tại trong công tác quản trị rủi ro của Công ty

Chương 3: Đưa ra một số đề xuất và kiến nghị hoàn thiện quản trị rủi ro trongsản xuất và kinh doanh dược phẩm của công ty TNHH Dược phẩm và thương mạiThành Công như:

Thiết lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro

Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro kinh doanh

Nâng cao công tác vận chuyển, kiểm tra chặt chẽ quá trình giao nhận, dự trữ vàthanh toán tiền hàng

Kiến nghị về vốn, về nhân lực của Công ty

Kiến nghị về việc nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạchkinh doanh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian gắn bó học tập và rèn luyện tại Trường Đại học ThươngMại, những gì em đạt được ngày hôm nay là nhờ sự tận tình dạy bảo của các Thầy Côtrong trường Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giảng dạytại khoa Quản trị doanh nghiệp - những người đã trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn em trongnhững tháng ngày học tập tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo –PGS.TS Trần Hùng – người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại ThànhCông em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích về thực tế hoạt động sản xuất và kinhdoanh tại Công ty, giúp em bổ trợ những kiến thức đã được học tại trường Em nghĩrằng những điều đó sẽ giúp cho em có thêm những kiến thức cần thiết để khi bước vàolàm thực tế thì trong tay đã có những kiến thức nhất định Công ty TNHH Dược phẩm

và thương mại Thành Công là một công ty sản xuất và kinh doanh nhiều lĩnh vực đadạng Với góc độ là sinh viên thực tập, sự hiểu biết còn ít ỏi nên em chỉ tìm hiểu một

số vấn đề đã nêu trong khóa luận tốt nghiệp này

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và các Anh,các Chị phòng Hành chính, phòng Kế Toán – Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ emtrong thời gian thực tập tại Công ty

Sinh viên

Trần Thị Huế

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu đề tài 3

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro 5

1.1.1 Khái niệm về rủi ro 5

1.1.2 Phân loại rủi ro 5

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro 8

1.1.4 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro 9

1.1.5 Vai trò của quản trị rủi ro 9

1.2 Nội dung quản trị rủi ro của doanh nghiệp 10

1.2.1 Nhận dạng rủi ro 10

1.2.2 Phân tích rủi ro 11

1.2.3 Đo lường rủi ro 13

1.2.4 Kiểm soát rủi ro 14

1.2.5 Tài trợ rủi ro 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp 16

1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 16

1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong 17

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 19 2.1 Khái quát về hoạt động của công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 19 2.1.2 Chức năng , nhiệm vụ của Công ty 19 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 20 2.1.4 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty 21 2.1.5 Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (2010 - 2012) 22 2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Dược phẩm và Thương Mại Thành Công 23 2.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 23 2.2.2 Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm và Thương Mại Thành Công……… … 28 2.3 Một số đánh giá về công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dược phẩm và

Thương Mại Thành Công 34 2.3.1 Một số kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro của Công ty 34 2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới rủi ro cho công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 35 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 36 2.3.4 Các phát hiện qua nghiên cứu về quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 38 3.1 Định hướng phát triển của công ty từ nay đến năm 2015 38 3.2 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 38 3.2.1 Dự báo triển vọng về quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 38

Trang 5

3.2.2 Quan điểm hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 39 3.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 39 3.3.1 Các đề xuất nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công 39 3.3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dược phẩm

và thương mại Thành Công 42 KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công

3 Bảng 2.3: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các mắt

4 Bảng 2.4: Bảng đánh giá những vấn đề yếu kém của Công

Trang 7

Viết vắt Diễn giải

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc nhận diện những tháchthức, lường trước những rủi ro cũng như kiểm soát, điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh là điều cấp thiết đối với lãnh đạo mỗi doanh nghiệp Như chúng ta đã biết một

hệ thống quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệpđứng vững và vượt qua những biến cố trong giai đoạn khó khăn Tuy nhiên, việc tổchức một hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh như thế nào lại là điều không phải doanhnghiệp nào cũng biết Quản lý rủi ro là một quá trình xem xét, đánh giá toàn diện cáchoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấuđến các hoạt động của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra những giảipháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ Chính vì vậy, quảntrị rủi ro là một bộ phận không tách rời trong chiến lược của doanh nghiệp Quản trị rủi

ro sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được dòng đời, sự phát triển và tồn tại của doanhnghiệp trong môi trường cạnh tranh thường trực Thế nhưng, trên thực tế có rất nhiềusai lầm trong việc nhìn nhận vai trò cũng như cách triển khai quản trị rủi ro Với nhiềudoanh nghiệp, hoạt động quản lý rủi ro được hiểu một cách đơn thuần là việc sử dụngdịch vụ bảo hiểm để giúp doanh nghiệp tránh được các tổn thất khi có sự cố diễn ra Vìvậy, họ chọn sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và xem như đã thực hiện tốt và đầy đủcông tác quản lý rủi ro Số khác nhìn thấy vai trò quan trọng của quản trị rủi ro nhưnglại tiến hành không đúng dẫn đến kết quả không như mong đợi

Nhưng để hoạt động này mang lại hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sáchquản lý rủi ro, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết ủng hộ việc triển khai,đảm bảo không tồn tại những khu vực không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát Đồngthời, lãnh đạo doanh nghiệp phải thật sự coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền vàđào tạo để xây dựng văn hóa quản lý rủi ro đến mọi đối tượng trong DN Trong điềukiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, lãnh đạo DN phải chuẩn bị một tâm thế thíchnghi và bản lĩnh ứng phó trước những thay đổi, biến động tiêu cực Điều đó đang và sẽbuộc không ít DN phải trả giá đắt cho sự yếu kém về năng lực quản trị rủi ro của mình

Từ đây, các chủ DN sẽ thấu hiểu được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro,

Trang 9

qua đó có sự chuẩn bị thực chất hơn, kỹ lưỡng và bài bản hơn để sẵn sàng đương đầuvới những sóng gió khác trên thương trường.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Dược phẩm vàthương mại Thành Công cũng đã chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, tuy nhiên nóchưa thực sự đạt hiệu quả Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro

có ý nghĩa quan trọng đối với các DN hiện nay cũng như công ty TNHH Dược phẩm

và thương mại Thành Công, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro củacông ty TNHH Dược phẩm và Thương Mại Thành Công” Qua đây góp phần làm rõnhững mặt đạt được và tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dượcphẩm và thương mại Thành Công

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Trong những năm gần đây, quản trị rủi ro đã và đang ngày càng được quan tâm

và trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Nhưng câu hỏi đặt ra làlàm thế nào để doanh nghiệp có thể làm tốt được công tác quản trị rủi ro, do vậy số lượng

đề tài nghiên cứu về vấn đề này cũng tương đối lớn Có thể kể ra một số đề tài như:

Một là: “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại trênđịa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam của NH Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam” của Vũ Thị Ngọc, khoa Quản lý kinh tế - Trường Đại học ThươngMại: 2008 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thanh

Hai là: “Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với hoạt độngtín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu trong điều kiện kinh tế thị trườnghiện nay” của Nguyễn Thị Minh Thảo, khoa Khoa học kinh tế – trường Đại họcThương Mại: 2011 Giáo viên hướng dẫn: Đinh Văn Sơn

Ba là: “Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tại sở giao dịch ngân hàng

NN và PTNN Việt Nam” của Phạm Thị Đào Hảo, khoa Quản trị doanh nghiệp –trường Đại học Thương Mại: 2011

Tuy nhiên, hầu hết các đề tài đều không tiếp cận quản trị rủi ro như một quátrình liên tục bao gồm các nội dung: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro,kiểm soát và tài trợ rủi ro Hơn nữa các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu công tácquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà chưa có đề tài nào nghiêncứu hoạt động quản trị rủi ro trong sản xuất và kinh doanh dược phẩm Hoạt động

Trang 10

nghiên cứu để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHHDược phẩm và thương mại Thành Công cũng chưa được thực hiện.

3 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài và các vấn đề nghiên cứu

đã được xác lập Việc nghiên cứu đề tài sẽ hướng tới các mục tiêu sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa lý luận chung về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp.Thứ hai: Làm rõ thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dượcphẩm và thương mại Thành Công

Thứ ba: Tìm ra những thành công, tồn tại và những nguyên nhân tồn tại trongthực tiễn hoạt động quản trị rủi ro của công ty TNHH Dược phẩm và thương mạiThành Công

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công

ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Bài khóa luận sử dụng:

a Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua sưu tập số liệu phòng kinh doanh,phòng kế hoạch, phòng kế toán tổng hợp, phòng kỹ thuật Ngoài ra còn tìm hiểu trongbáo cáo tài chính, kết quả kinh doanh và dựa vào hoạt động nghiên cứu của công ty từnhững năm trước cũng như xem xét, phân tích các số liệu về tăng trưởng kinh tế trêntạp chí doanh nghiệp thương mại

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra trắc nghiệm: Đây là phương phápthu thập dữ liệu qua phiếu điều tra để điều tra đối tượng là nhân viên

Phiếu điều tra được chia thành 2 phần:

Trang 11

Quan điểm về quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty.

Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty

Phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi chủ yếu tập trung để làm rõ quan điểm củaCBCNV trong công ty về rủi ro và công tác quản trị rủi ro tại Công ty Trong cuộcđiều tra này đã có 10 phiếu điều tra được phát ra và thu về 10/10 phiếu

- Phương pháp phỏng vấn

Xây dựng câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng là nhà quản trị để làm rõ các rủi

ro mà Công ty gặp phải trong kinh doanh Bảng câu hỏi phỏng vấn có 8 câu

b Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh rồiđưa ra kết luận về hoạt động quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh dược phẩm củaCông ty: phân tích số lần xảy ra rủi ro trong các năm, phân tích số liệu thống kê về cáctổn thất qua các năm

Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tạicông ty TNHH Dược phẩm và Thương Mại Thành Công

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO

VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro

1.1.1 Khái niệm về rủi ro.

Có nhiều định nghĩa về rủi ro:

Theo Từ điển Tiếng Việt: Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến Theo Từ điển Oxford: Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại Theo George Rejda: Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn gây ra những mất

mát thiệt hại – “Risk is defined as uncertainty concerning the occurrence of a loss”

Như vậy: Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra, gây tổn thất

1.1.2 Phân loại rủi ro.

a Phân loại theo tính chất của rủi ro

+ Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc nhữngtổn thất (rủi ro chỉ có một chiều) như: rủi ro do thiên nhiên gây ra, rủi ro mất mát…

Rủi ro thuần túy bao gồm:

- Rủi ro cá nhân : là tổn thất về thu nhập hay tài sản của một cá nhân như: chếtsớm, tuổi già, mất sức lao động, thất nghiệp

- Rủi ro về tài sản: là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất mát, đượcchia làm 2 loại: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp

- Rủi ro pháp lý: là kết quả từ việc bất cẩn không cố ý gây lên, là tổng hợp giữakhả năng thiệt hại về tài sản hiện tại và tổn thất về thu nhập trong tương lai

- Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác: Khi một đối tác nào đó đồng ýlàm việc cho một tổ chức, người đó phải có trách nhiệm với bất kỳ tình huống nào mà

tổ chức sẽ gặp phải Khi một cá nhân hay tổ chức bị phá sản đó là hậu quả của tổn thất

về tài chính, khi đó rủi ro đó là hiện hữu

+ Rủi ro suy đoán (đầu cơ): Rủi ro này tồn tại khi có một cơ hội kiếm lợi nhuậncũng như một nguy cơ tổn thất, hay nói một cách khác rủi ro khả năng có lợi và tổnthất có thể xảy ra (rủi ro có đặc tính 2 chiều)

Rủi ro suy đoán bao gồm:

- Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh: ở tầm vĩ mô và vi

mô của các nhà quản trị dẫn đến những thiệt hại lớn về mặt kinh tế

- Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh: rủi ro này có thể gây phá sản cho doanh nghiệp

Trang 13

- Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng: rủi ro này bắt nguồn từ sự hạnchế về marketing dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không bán được Từ đó gây tổn thất vềtài chính của công ty.

- Rủi ro do lạm phát: Rủi ro này là do chi phí đầu vào lớn hơn mức dự kiến, dẫnđến thu nhập giảm

- Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế: thuế là một công cụ để điều hànhthu nhập trong nền kinh tế Nếu không được tính toán kỹ, công ty sẽ dễ bị thua lỗ và

b Phân loại theo khả năng phân tán, chia sẻ.

+ Rủi ro có thể phân tán: Nếu có thể giảm bớt rủi ro thông qua các thỏa hiệpnhư đóng góp tài sản, chia sẻ rủi ro cho mọi người cùng gánh chịu

+ Rủi ro không thể phân tán: Là những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hoặcnhững tài sản của những người tham gia vào quỹ đóng góp chung và nó được sử dụngkhi người tham gia đó có thể giảm bớt được rủi ro như cổ phần hóa doanh nghiệp

c Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng.

+ Rủi ro cơ bản: bao gồm các thiệt hại thông phàm về nguồn gốc và hậu quả

Đó là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị Nótác động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số, nhiều người hoặc nhiều doanhnghiệp phải chịu Nhìn chung rủi ro cơ bản không rơi vào cá biệt một ai cả Do vậytoàn xã hội sẽ phải có trách nhiệm loại trừ rủi ro này

+ Rủi ro riêng biệt: Là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt Rủi

ro này có thể là động hay tĩnh Là các rủi ro mà cá nhân phải chịu, nó không phải chủthể để toàn xã hội phải quan tâm

d Phân loại theo đối tượng chịu rủi ro.

+ Rủi ro về tài sản: là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất mát,được chia làm 2 loại: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp

Trang 14

+ Rủi ro về nhân lực: Rủi ro mất mát liên quan đến con người như tử vong, tinhthần, tâm lý, uy tín, danh dự…Là tổn thất về thu nhập hay tài sản của một cá nhânnhư: mất sức lao động, thất nghiệp.

+ Rủi ro về trách nhiệm pháp lý: bao gồm sự thay đổi hay khác biệt về pháp luậtliên quan đến kinh doanh, sự thiếu kiến thức về pháp lý, sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng kinh

tế, vi phạm pháp luật quốc gia, các tranh chấp kiện tụng trong kinh doanh

+ Rủi ro về uy tín trách nhiệm xã hội

e Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro.

Bao gồm:

+ Rủi ro từ môi trường tự nhiên

+ Rủi ro từ môi trường chính trị - pháp luật: Các chính sách và đường lối pháttriển kinh tế xã hội của một đất nước cũng là một nguồn rủi ro tiềm năng vô cùng quantrọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các tổ chức Đây cũng là loại rủi ro vĩ

mô, bao gồm:

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về thuế và các giới hạn thươngmại khác

Chính sách tài chính, lưu thông tiền tệ, kiểm soát ngoại hối, lãi xuất

Chính sách lao động và tuyển dụng lao động

Chính sách môi trường, sức khỏe

+ Rủi ro từ môi trường văn hóa – xã hội: xã hội loài người luôn tồn tại, luônphát triển Mỗi một sự thay đổi về các quan niệm sống, quan hệ giữa người và người,

sự bình đẳng giữa nam và nữ, giai cấp…đều có thể là một tiềm năng của rủi ro Đâycũng là loại rủi ro vĩ mô vì nó tác động lên toàn xã hội Loại rủi ro này có thể là:

- Sự thay đổi các quan niệm sống và hành vi của con người trong xã hội

- Cấu trúc xã hội thay đổi

- Nền văn hóa của một đất nước

Trang 15

- Suy thoái kinh tế: sức mua của các cá nhân giảm làm cho doanh thu của doanhnghiệp bị giảm.

- Lạm phát

- Mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn hơn mức dự trữ ngoại tệ

- Dự trữ ngoại tệ nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu

- Nợ nước ngoài lớn hơn GDP

+ Rủi ro từ môi trường bên trong của tổ chức: Trong quá trình hoạt động (sảnxuất kinh doanh hay thực hiện dịch vụ ) một tổ chức có thể thực hiện theo quy trình:tuyển dụng lao động, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết, thực hiệnsản xuất hay dịch vụ, bán sản phẩm hoặc dịch vụ, thu tiền về Quy trình này luôn tồntại những rủi ro tiềm năng ở bất cứ công đoạn nào Các rủi ro này có thể là: tuyển dụng

và sa thải lao động, hư hỏng tài sản vật chất, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường dothải chất độc làm tổn hại sức khỏe của cộng đồng, kiện tụng do tranh chấp hàng hóa,kiện tụng do vi phạm hợp đồng kinh tế

+ Rủi ro từ môi trường KT - CN: thiếu thông tin về sự thay đổi công nghệ.+ Rủi ro từ môi trường tự nhiên: môi trường xung quanh là môi trường vật chất,

vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cuộc sống và sinh hoạt của tổ chức Cácnguồn rủi ro này có thể là: thiên tai, động đất, sóng thần, bão lũ, gió mùa…

f Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội.

+ Rủi ro sự cố: xảy ra hoàn toàn bị sai lệch so với dự đoán

+ Rủi ro cơ hội: gắn liền với quá trình ra quyết định nên đòi hỏi phải thu thậpđược thông tin

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro được hiểu theo các cách sau:

- Quản trị rủi ro là công việc dự báo về những nhân tố gây ra rủi ro, từ dự báo

đó tìm ra các hệ số định lượng xây dựng các chỉ tiêu để đo lường các rủi ro trongtương lai

- Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có

hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mấtmát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

Trang 16

1.1.4 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro.

+ Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu: Nhằm phòng ngừa rủi ro và khắcphục rủi ro mà không gây tốn kém chi phí, không được xa rời mục tiêu của tổ chức, tất

cả mọi hoạt động phải hướng vào mục tiêu Khi quản trị rủi ro tốt sẽ giúp doanhnghiệp đạt được mục tiêu của mình Khi xác định mục tiêu phải tính đến rủi ro để cóbiện pháp phòng ngừa và khắc phục tránh tổn thất

+ Quản trị rủi ro phải gắn với trách nhiệm của nhà quản trị: Xuất phát từ tínhchủ động của quản trị rủi ro, tất cả các công việc như nhận dạng, đánh giá, đo lường,khắc phục thuộc công việc của nhà quản trị Bởi vậy cần phải gắn với trách nhiệm củanhà quản trị Trách nhiệm được quy định rõ thì nhà quản trị mới có ý thức chịu tráchnhiệm với cả tổ chức

+ Quản trị rủi ro phải gắn với tổ chức: Rủi ro đối với một cá nhân trong doanhnghiệp, nhưng toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp đó họ không có ý thức thì cũngkhông thể chống được rủi ro Vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực của cả một hệ thống các thànhviên trong doanh nghiệp

1.1.5 Vai trò của quản trị rủi ro.

- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kết quả kinh doanh nhưmong đợi: Có thể coi đây là vấn đề bao trùm nhất, lớn nhất, thành công hay thất bạicũng dựa vào mục tiêu Nếu nhà quản trị quản trị rủi ro tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạtđược mục tiêu và ngược lại nếu làm không tốt sẽ đem đến hậu quả khó lường

- Quản trị rủi ro giúp giảm các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp: điều này nóilên mức độ tổn thất của chi phí đó Thường các rủi ro xảy ra bất ngờ, không lường hếtđược mức độ quan trọng, tổn thất mang tính gián tiếp thường kéo dài, chi phí trực tiếpảnh hưởng nhỏ hơn Do vậy nhà quản trị nên kiểm soát tốt rủi ro, không nên xem nhẹ

- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả các cơ hội kinh doanh: rủi

ro và cơ hội là hai mặt của một vấn đề Doanh nghiệp thấy được cơ hội cần phải nắmbắt được cơ hội và phải xử lý được rủi ro

- Quản trị rủi ro giúp tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị: Quảntrị rủi ro tốt, ít sự cố thì doanh nghiệp sẽ tăng sự ổn định, giữ được chiều hướng pháttriển bền vững từ đó tăng độ an toàn, nâng cao vị thế

- Quản trị rủi ro giúp tăng độ an toàn trong hoạt động của tổ chức

Trang 17

- Quản tri rủi ro là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp thực hiện thành công cáchoạt động kinh doanh mạo hiểm: trong kinh doanh thường rủi ro càng cao thì lợinhuận càng lớn Do vậy doanh nghiệp muốn tạo đột phá phải biết mạo hiểm nhưngmạo hiểm không đồng nghĩa với liều lĩnh Mạo hiểm phải dựa trên quản trị rủi ro, nhàquản trị phải hiểu rõ để kiểm soát tình hình

1.2 Nội dung quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

1.2.1 Nhận dạng rủi ro.

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Nội dung nhận dạng rủi ro.

Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về: tên và loại rủi ro, các mốihiểm họa, các mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro

- Mối hiểm họa: là các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng xảy ra hay tăngmức độ nghiêm trọng của rủi ro

Hiểm họa vật chất mang tính hữu hình

Hiểm họa tinh thần mang tính vô hình

Hiểm họa về đạo đức

- Mối nguy hiểm: là các yếu tố gây ra rủi ro, các nguyên nhân của rủi ro.Mốinguy hiểm được chia làm 2 nhóm chính:

Mối nguy hiểm tự có mang tính khách quan: như đất đai, nhà xưởng, máy mócthiết bị, môi trường mà tổ chức đó hoạt động

Mối nguy hiểm do con người tạo ta (mang tính chủ quan) như: nhân sự của tổchức, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

- Nguy cơ rủi ro/ tổn thất: là những đe dọa, những khả năng dẫn đến rủi ro hoặc tổn thất.Việc nhận dạng rủi ro gồm 3 thành phần:

Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất và mức

độ rủi ro suy đoán

Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất

Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả và hậu quả

1.2.1.2 Cơ sở nhận dạng rủi ro:

Dựa trên các số liệu thống kê: sử dụng số liệu trong quá khứ tính cho tương lai

Trang 18

Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường (môi trường bên trong vàmôi trường bên ngoài): chính trị - pháp luật, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ, văn hóa –

xã hội, tự nhiên, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh

Dựa trên phân tích hoạt động của doanh nghiệp: tại doanh nghiệp có bất ổn nhưrủi ro hoặc hoạt động thiếu sự giám sát

Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị: có những rủi ro không báotrước được nhưng có nhiều nhà quản trị vẫn nhận được nhờ trực giác của họ dựa trênkinh nghiệm Có rất nhiều quyết định thành công bằng trực giác, tuy nhiên họ phải amhiểu rất sâu về lĩnh vực đó

- Phương pháp lưu đồ: Nhà quản trị xây dựng các lưu đồ về hoạt động kinhdoanh trong những điều kiện cụ thể, từ đó nhận dạng các rủi ro có thể phát sinh trongtừng bước, từng giai đoạn hoạt động (xác định trong mỗi bước có những rủi ro gì?Chúng có những điểm chung và riêng gì ?)

- Phương pháp thanh tra hiện trường: thông qua việc quan sát, cảm nhận, đánh giátrực tiếp của các bộ phận, các cá nhân, nhà quản trị nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra

- Phương pháp dựa trên các số liệu thống kê: thông qua việc tham khảo hồ sơlưu trữ về các tổn thất trong kinh doanh, nhà quản trị có thể dự báo các rủi ro có thểxảy ra trong tương lai

1.2.2 Phân tích rủi ro.

Phân tích rủi ro là một hoạt động cần thiết và quan trọng, nó cho phép nhà quảntrị biết được về các rủi ro và từ đó mới có thể kiểm soát được chúng

1.2.2.1 Nội dung phân tích.

+ Phân tích nguyên nhân (mối nguy hiểm) của rủi ro:

- Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên: thiên tai bão lũ…

Trang 19

Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, kháchhàng…

- Nguyên nhân chủ quan:

Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm, chính trị không ổn định, hệ thốngpháp luật thay đổi

Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh

Sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức

Thiếu thông tin quản trị

Thiếu kiến thức kinh nghiệm trong kinh doanh

Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động của doanh nghiệp

Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần…của cácnhân viên

Do buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh…

Do mâu thuẫn, xung đột, hiểu nhầm trong quan hệ với đối tác hay khách hàng.+ Phân tích đối tượng chịu rủi ro:

Bao gồm: đối tượng chịu rủi ro gián tiếp và đối tượng chịu rủi ro trực tiếp.+ Phân tích tổn thất/ hậu quả: là những thiệt hại, mất mát trước mắt hoặc lâudài, những rủi ro chưa xảy ra hoặc đã xảy ra Nhiều khi từ một sai lầm nhỏ nếu nhưkhông được xử lý sẽ dẫn đến nghiêm trọng

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro:

Năng lực tài chính của doanh nghiêp: cùng một rủi ro nhưng có doanh nghiệpthì đó là nghiêm trọng nhưng có doanh nghiệp rủi ro đó lại là bình thường

Thái độ của con người đối với rủi ro: Thái độ là trạng thái tinh thần của con người đốivới bối cảnh, môi trường và các sự kiện, các ảnh hưởng tới họ Thái độ của con người sẽ ảnhhưởng tới rủi ro và các hoạt động quản trị rủi ro theo các chiều hướng khác nhau

Trang 20

1.2.2.2 Các phương pháp phân tích rủi ro.

+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm

+ Phương pháp xác suất thống kê: là kỹ thuật phân tích định lượng Phân tíchrủi ro là việc phân tích định lượng, người ta sử dụng chỉ tiêu định lượng để phân tíchđịnh tính

+ Phương pháp phân tích cảm quan: là việc dùng các giác quan, sự quan sát củanhà quản trị

+ Phương pháp chuyên gia: là việc sử dụng rộng rãi các chuyên gia làm việcđộc lập, khách quan với nhau

+ Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động: là việc tìm ra nguyên nhân gâyrủi ro, so sánh định tính, so sánh từng cặp để sau đó tổng hợp và cho điểm

1.2.3 Đo lường rủi ro.

+ Có độ tin cậy cao: dựa vào công cụ đo, người đo phải có thẩm quyền tráchnhiệm và có trình độ chuyên môn

+ Có tính hữu ích

+ Đảm báo tính hệ thống

+ Tiết kiệm

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đo lường.

+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro/ tổn thất: mức độ nghiêm trọng của tổn thấtxác định mức độ, quy mô của tổn thất xảy ra Thông thường người ta xác định sựnghiêm trọng của tổn thất bằng cách lấy trung bình giá trị thiệt hại của các tổn thất khixảy ra trong một khoảng thời gian nhất định

Đơn vị đo là tiền Mức độ nghiêm trọng của tổn thất xảy ra các lần khác nhauthì giá trị lại khác nhau Tùy từng doanh nghiệp mà họ chấp nhận mức độ khác nhaudựa vào khả năng tài chính của doanh nghiệp

+ Tần suất của rủi ro/ tổn thất: Tần suất của tổn thất thể hiện số lượng các tổnthất xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định Các tổ chức có thể dựa trên các dữliệu thống kê để xác định tần suất của tổn thất Nếu có số mẫu phân tích đủ lớn, có thểxác định xác suất xảy ra của các tổn thất theo số lượng tổn thất xảy ra trên tổng số mẫuphân tích Tần suất của rủi ro cao hay thấp do đặc thù của công việc Tần suất cao thìmức độ nghiêm trọng thấp và ngược lại tần suất thấp thì mức độ nghiêm trọng cao Sẽkhông có những rủi ro mà cả tần suất và mức độ nghiêm trọng đều cao

Trang 21

+ Chi phí của rủi ro/ tổn thất: là toàn bộ những thiệt hại mất mát về người vàcủa cải trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro, bồi thường tổn thất được quy thành tiền.

Phân loại chi phí của rủi ro / tổn thất bao gồm:

- Phân loại theo biểu hiện của chi phí: chi phí hữu hình và chi phí vô hình

- Phân loại theo các biện pháp quản trị rủi ro: chi phí phòng ngừa rủi ro, chi phíkhoanh lại/ cách ly rủi ro, chi phí khắc phục rủi ro, chi phí bồi thường rủi ro/ tổn thất,chi phí chia sẻ rủi ro

1.2.3.2 Các phương pháp đo lường.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công

cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất

1.2.4 Kiểm soát rủi ro.

Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trìnhhành động…để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởngkhông mong đợi của rủi ro đối với tổ chức

Kiểm soát rủi ro mang tính tích cực, tính chủ động nhằm cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Kiểm soát rủi ro đòi hỏi có những biện pháp đồng bộ, toàn diện, các biện phápnhận dạng, đo lường phân chia và san sẻ rủi ro

Kiểm soát rủi ro giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh, nắm bắt có hiệuquả các cơ hội kinh doanh; giảm các khoản chi phí; đảm bảo tính an toàn trong hoạtđộng của doanh nghiệp

Trang 22

+ Nội dung kiểm soát rủi ro:

- Né tránh rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp hạn chế hay loại bỏ nhữngnguy cơ rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp Chủ động né tránh bằng cáchkhông thực hiện các hoạt động Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân rủi ro

- Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiệncác rủi ro (giảm tần suất của rủi ro) Tác động vào chính đối tượng bị rủi ro; tác độngvào môi trường (nguy cơ rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng)

- Giảm thiểu tổn thất: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệthại mất mát mà rủi ro mang lại (giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro) bằng việc: cứuchữa tài sản/ khoanh vùng rủi ro; xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống rủi ro;thực hiện công tác dự phòng

- Chuyển giao rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp tìm các chủ thể khác nhau

để cùng gánh chịu rủi ro Thực hiện bằng việc chuyển tài sản/ hoạt động có nguy cơrủi ro cho người khác; ký kết các hợp đồng chuyển giao rủi ro/ chia sẻ trách nhiệm

- Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạngkhác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất củanhững hoạt động khác

1.2.5 Tài trợ rủi ro.

Là các hoạt động nhằm cung cấp những phương tiện để bù đắp các tổn thất khirủi ro xảy ra Doanh nghiệp không thể chỉ thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, màcòn phải thực hiện tài trợ rủi ro Mặc dù, có những nỗ lực nhất định đối với kiểm soátrủi ro của các nhà quản trị nhưng những tổn thất vẫn xuất hiện Vì vậy đòi hỏi cónhững phương tiện để bù đắp nó và trên thực tế không bao giờ kiểm soát hết rủi ro

+ Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Tự khắc phục rủi ro: là biện pháp cá nhân/ doanh nghiệp bị rủi ro, tự thanhtoán các chi phí tổn thất

Tự khắc phục rủi ro chủ động: nhà quản trị nhận dạng được rủi ro, đánh giáđược mức độ tổn thất họ sẽ chủ động xây dựng các biện pháp phòng ngừa có kế hoạchtài trợ

Tự khắc phục rủi ro bị động: trong điều kiện nhà quản trị không nhận dạngđược rủi ro, không đo lường được mức độ rủi ro, không cố gắng xử lý các rủi ro Khi

đó các biện pháp tự tài trợ sẽ mang tính bị động

Trang 23

Nội dung thực hiện tự khắc phục rủi ro: xác định mức tự khắc phục; thực hiệncác hoạt động tự bảo hiểm; chi trả cho các tổn thất.

- Chuyển giao rủi ro: là các biện pháp chuyển việc thanh toán chi phí tổn thấtcho các cá nhân/ doanh nghiệp khác

- Bảo hiểm: là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hãng bảo hiểm chấp nhậngánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra

Nội dung cần thực hiện: lựa chọn loại bảo hiểm/ hãng bảo hiểm; thương lượngcác điều khoản bảo hiểm; thông báo khi phát sinh tổn thất; kiểm tra định kỳ toàn bộchương trình

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro được hiểu là những tác động trực tiếphoặc gián tiếp đến rủi ro, hoặc những yếu tố làm gia tăng mối hiểm họa, nguy cơ rủiro/ tổn thất Các nhân tố này có thể được chia làm các nhóm sau:

1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh.

+ Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên ngoài.

Mỗi quốc gia đều tồn tại và phát triển gắn liền với những thể chế chính trị nhấtđịnh Phát triển kinh tế luôn có mối quan hệ biện chứng với chính trị Kinh doanhtrong môi trường chính trị ổn định là điều kiện cần cho sự thành công của các doanhnghiệp Với một môi trường chính trị bất ổn, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải những rủi

ro bất khả kháng không thể lường trước được Hậu quả của những loại rủi ro này sẽ rấtquan trọng đối với một tổ chức, bởi vì rủi ro chính trị thường là nguyên nhân của nhiềurủi ro khác và tạo ra chuỗi rủi ro

+ Nhóm nhân tố thuộc môi trường pháp lý.

Môi trường pháp lý ổn định là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho cácdoanh nghiệp ổn định, yên tâm phát triển kinh doanh Sự thay đổi theo hướng bất lợicủa các quy phạm, quy định của văn bản pháp lý như: thắt chặt chính sách quản lý,tăng thuế xuất nhập khẩu…hoặc có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật là nguyênnhân làm tăng rủi ro trong kinh doanh, làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp

+ Nhóm nhân tố kinh tế.

Nhân tố kinh tế thường khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinhdoanh Ảnh hưởng này nhiều khi lại trái ngược nhau, có những ảnh hưởng thuận chiều

Trang 24

dẫn đến suy giảm sự phát triển và kết quả kinh doanh Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm:

sự biến động của chu kỳ kinh doanh, tài chính, tiền tệ, sự mất cân bằng cung – cầu, giá

cả, lạm phát, tình hình cạnh tranh…

+ Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên.

Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới đầy bất trắc, bởi nhữnghiện tượng thiên tai như bão lụt, gió xoáy, động đất…Những rủi ro do những điều kiện

tự nhiên gây ra đang có xu hướng ngày càng gia tăng và là mối lo ngại của toàn nhân loại

+ Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kỹ thuật công nghệ.

Kỹ thuật là nhân tố nền tảng quyết định sản xuất, quyết định tăng năng xuất laođộng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Khoa học kỹ thuật phát triển nhằm đểphòng chống, hạn chế những rủi ro, chế ngự thiên nhiên, chống lại bệnh tật …nhưngxét theo khía cạnh khác, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng tạo ra những loại rủi

ro mới trong cuộc sống Mặt khác, trong kinh doanh, đôi khi khoa học kỹ thuật mới rađời và nhanh chóng được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanhnghiệp đang áp dụng những kỹ thuật cũ

+ Nhóm nhân tố thuộc điều kiện xã hội.

Trong kinh doanh không thể không đề cập đến môi trường xã hội, nếu như thiếuhiểu biết về các vấn đề xã hội như: các mối quan hệ xã hội, tôn giáo, văn hóa, phongtục tập quán…của từng địa phương mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sẽ phảiđối mặt với nhiều bất trắc và rủi ro

1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong.

Tác động của các nhân tố chủ quan tới quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh chính là sự ảnh hưởng của các nguồn lực bên trong doanh nghiệp bao gồm khảnăng tài chính, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, ban lãnh đạo DN

+ Tình hình tài chính: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, nóảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Tình hình tài chính yếu

sẽ khiến cho doanh nghiệp khi mua hàng bị ép giá bởi các nhà cung cấp, không cóđược nhà cung cấp có chất lượng,

Ngoài ra tình hình tài chính còn ảnh hưởng tới ngân sách dành cho quản trị rủi rocủa DN

Trang 25

+ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Các trang thiết bị cơ sở hạ tầng sẽ ảnhhưởng tới dự trữ và bảo quản hàng hóa Điều này gây rủi ro cho hàng hóa bị hỏng,bẹp…

Phương tiện vận chuyển không đáp ứng được công việc làm cho doanh nghiệpphải thuê ngoài thường gây ra rủi ro là chi phí cao, không đảm bảo chất lượng

+ Nhận thức của nhà quản trị và nhân viên kinh doanh về quản trị rủi ro: Nănglực của nhà quản trị rủi ro sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quản trị rủi ro kinh doanh của

DN Ban lãnh đạo xây dựng hệ thống quản tri rủi ro nhưng chưa đồng bộ sẽ khôngphát huy khả năng quản trị rủi ro hiệu quả

1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về thái độ của con người

Thái độ của con người có thẻ ảnh hưởng tới quản trị rủi ro theo các chiều hướngkhác nhau, nó là một nhân tố quan trọng làm tăng hoặc giảm rủi ro trong kinh doanh.Nếu người ta chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác…thì rủi ro sẽ xảy

ra thường xuyên hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn Ngược lại, nếu thường xuyên quantâm, cảnh giác, thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn hoặc nếu xảy ra sẽ ít nghiêm trọng hơn Bởi

vì thái độ của con người với rủi ro sẽ ảnh hưởng tới hành vi của họ.Khi người ta lo sợ

và quan tâm đến rủi ro thì họ tìm cách phòng chống rủi ro, qua đó có thể hạn chế đượcrủi ro Như vậy, có thể nói thái độ của con người có ảnh hưởng gián tiếp tới rủi ro vàtổn thất.Thái độ của con người với rủi ro có thể chia làm 3 nhóm:

- Nhóm người thích rủi ro, mạo hiểm

- Nhóm người bàng quan với rủi ro

- Nhóm người sợ rủi ro

Thái độ của con người với quản trị rủi ro là một trong những yếu tố quyết địnhđến hành vi của họ đối với rủi ro

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.

2.1 Khái quát về hoạt động của công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Tên gọi : Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công Tên giao dịch quốc tế : TC Pharma

Địa chỉ : Km 6 + 200, quốc lộ 38, Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại : 04.38560 948 Fax : 04.35146 344

Email : support@tcpharma.vn Website: www.tcpharma.vn

Mã số thuế : 0100234851-005

Được thành lập năm 1993, tiền thân là công ty TNHH Dược phẩm Thành Công

chuyên kinh doanh các mặt hàng dược phẩm chữa bệnh cho người, TC pharma đã có

một vị trí uy tín nhất định trên thị trường với các dòng sản phẩm đến từ các quốc gia

có ngành công nghiệp sản xuất Dược phẩm nổi tiếng trên thể giới: Pháp, Hà Lan, Mỹ,Thuỵ Điển, Hàn quốc, Thái Lan và Ấn Độ

Từ năm 1999, song song với việc kinh doanh hàng Dược phẩm nhập khẩu,Công ty tiến hành tham gia nghiên cứu một lĩnh vực mới: Sản xuất dược liệu, dượcphẩm, Thực phẩm chức năng Các dòng sản phẩm được đưa ra thị trường đã thu về kếtquả khả quan, đặt nền móng cho việc phát triển quy mô, bài bản một mô hình sản xuấttiên tiến, hiện đại

Năm 2003, Công ty chính thức đi vào hoạt động

2.1.2 Chức năng , nhiệm vụ của Công ty.

Trang 27

+ Nhiệm vụ:

Thu mua dược liệu, nguyên phụ liệu, hóa chất phục vụ cho việc sản xuất của Công ty

Tham gia vào mạng lưới phân phối các loại dược phẩm, hàng hóa y tế với các Công tytrong nước tuân thủ theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi và theo quy chế hiện hành

Phối hợp với trạm kiểm nghiệm sở Y tế trong việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý thuốc trên địabàn toàn tỉnh Bắc Ninh

Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả lực lượng lao động trong Công ty đúng pháp luật

Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế

Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mà nhà nước đề ra

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty.

F tổ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Trong đó:

Ban giám đốc Công ty gồm có 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

+ Giám đốc Công ty là người đại diện cho công ty trước pháp luật Là ngườiđứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanhcủa Công ty và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật

Phòngkếtoántàichính

Phòngđiềuhànhsảnxuất

Bộphậnsảnxuất

Phòngkiểmtra chấtlượng

Phòng cơđiện

Phân xưởng bàochế tổng

hợp(xưởng GMP)

Phân xưởng đông dược

Trang 28

+ Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất là cộng sự đắc lực chogiám đốc Công ty, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động trongphạm vi trách nhiệm của mình.

- Bên cạnh đó Công ty có các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu chogiám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhtheo những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra

+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự của Công ty Lập

và triển khai các kế hoạch đào tạo, tuyển chọn cán bộ và công nhân viên có tay nghềcao, tổ chức đội ngũ nhân sự, xây dựng các quy chế của Công ty

+ Phòng kinh doanh: có chức năng tìm kiếm các khách hàng mới cho Công ty,đồng thời chăm sóc khách hàng đã có và tìm hiểu nghiên cứu thị trường

+ Phòng kế toán tài chính: có chức năng tính toán sổ sách về tài chính của Công

ty, đồng thời tính toán trả lương cho nhân viên

+ Phòng điều hành sản xuất: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch

và tổ chức cung cấp các loại nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất của Công ty, giámsát việc mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

+ Phòng kiểm tra chất lượng: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch

và tổ chức cung cấp các loại nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất của Công ty, giám sátviệc mua sắm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất

+ Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị, cung cấp điệncho hoạt động của Công ty

2.1.4 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Sản xuất các sản phẩm thuốc đông và tây y: Good man New, Q- thymodulin,khang linh đơn, Meraginp, Calci floode Calci Plus, Samin M50, Zinc Glu…

- Nuôi trồng dược liệu phục vụ sản xuất sản phẩm

- Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm

- Sản xuất trang thiết bị Y tế

- Kinh doanh và phân phối dược phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc: hiệnCông ty sản xuất và phân phối hơn 200 sản phẩm với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Quản trị căn bản, Bài giảng Quản trị rủi ro, (2008), Trường Đại học Thương Mại Khác
2. Bộ môn quản trị doanh nghiệp, Bài giảng Quản trị tác nghiệp, (2008), Trường Đại học Thương Mại Khác
3. PGS. TS Nguyễn Quang Thu, (2008), Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê Khác
4. T.S Nguyễn Anh Tuấn, (2006), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội Khác
5. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, TH.S Kim Ngọc Đạt, TH.S Hà Đức Sơn Khác
6. Tài liệu của công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công.7.Website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w