Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV Công Nghiệp Hưng Việt mà khóa luận đã đề xuất có giải pháp là được lâu dài có giải pháp là tình thế và sẽ
Trang 1TÓM LƯỢC
Để công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững, các công ty cần phải quan tâmđến rất nhiều vấn đề, trong đó quan trọng là công tác quản trị rủi ro Qua quá trìnhnghiên cứu thực tế khóa luận “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH
TM và DV Công Nghiệp Hưng Việt” đã hoàn thành các nội dung sau :
1.Đã hệ thống hóa được các vấn đề có tính lý luận cùng với phương án đánh giá
về quản trị rủi ro trong công ty
2.Đã phân tích cụ thể thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH TM
và DV Công Nghiệp Hưng Việt từ đó rút ra các nhận xét về : Thành công và hạn chếcủa công ty TNHH TM và DV Công Nghiệp Hưng Việt trong công tác quản trị rủi ro
3.Từ thực trạng công tác phát triển rủi ro tại công ty, khóa luận đã đề xuất đượccác giải pháp về: Tăng cường công tác nghiên cứu và nhận dạng rủi ro; Nâng cao hiệuquả công tác phân tích rủi ro tại công ty Hưng Việt; Xây dựng phương án né tránh rủi
ro và hạn chế tổn thất ; Nâng cao công tác tài trợ rủi ro
Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM
và DV Công Nghiệp Hưng Việt mà khóa luận đã đề xuất có giải pháp là được lâu dài
có giải pháp là tình thế và sẽ phát huy tác dụng trong một thời gian với một điều kiện
cụ thể đã được đề cập Các giải pháp đó có thể chưa đầy đủ hoàn chỉnh, nhưng cũngđịnh hình được một hướng đi cần phải có trong lĩnh vực rủi ro của công ty trong thờiđiểm hiện nay
Quản trị rủi ro đóng vai trò rất quan trọng, nên em hy vọng những giải pháp trêncần được kiểm nghiệm trên thực tế và các giải pháp này sẽ được bổ sung hoàn thiện hơn, để
có thể góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Hưng Việt
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Vận dụng các kết quả nghiên cứu của khóa luận,tiếp tục nghiên cứu sâu về công tác nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường, đánhgiá rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro trong công ty giữa bối cảnh kinh tế thị trườngđang tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh doanh của công ty
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học thương mại cũng như thời gian thựctập tại công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt, em đã được các thầy côtrong khoa quản trị doanh nghiệp và Ban giám đốc cùng các anh chị nhân viên trongcông ty đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa quản trị doanh nghiệptrường Đại học Thương mại, đã tận tình chỉ dạy em những kiến thức cơ bản và hữu íchtrong công việc thực tế tại nơi em thực tập cũng như trong quá trình nghiên cứu phântích và viết khóa luận Và em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS, TS Trần Hùngngười đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cùng anh chị nhân viêntrong công ty, đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty cũng như cung cấp cho emnhững thông tin thực tế để em hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vi
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Rủi ro và quản trị rủi ro 4
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 4
1.1.1.1 Một số khái niệm rủi ro 4
1.1.1.2.Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 4
1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro 4
1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro 4
1.1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro 5
1.1.3 Qúa trình quản trị rủi ro 5
1.1.4 Các nguyên tắc quản trị rủi ro 7
1.1.5 Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.1.5.1 Nội dung mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.1.5.2 Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản trị rủi ro kém hiệu quả 8
1.2 Những nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro 9
1.2.1 Nhận dạng rủi ro 9
1.2.1.1 Khái niệm 9
1.2.1.2 Cơ sở của nhận dạng rủi ro 9
1.2.1.3 Phương pháp nhận dạng rủi ro 11
1.2.2 Phân tích rủi ro 12
1.2.2.1 Khái niệm phân tích rủi ro 12
1.2.2.2 Nội dung phân tích rủi ro 12
1.2.2.3 Các phương pháp phân tích rủi ro 13
1.2.3 Đo lường, đánh giá rủi ro 14
1.2.3.1 Thực chất của đo lường, đánh giá rủi ro 14
Trang 41.2.3.2 Các chỉ tiêu khi đo lường, đánh giá rủi ro 15
1.2.3.3 Các phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro 15
1.2.4 Kiểm soát rủi ro 16
1.2.4.1 Khái niệm và vai trò của kiểm soát rủi ro 16
1.2.4.2 Nội dung kiểm soát rủi ro 16
1.2.5 Tài trợ rủi ro 17
1.2.5.1 Khái niệm và biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro 17
1.2.5.1.1 Khái niệm 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 17
1.3.1 Nhân tố khách quan 17
1.3.2 Nhân tố chủ quan 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY TNHH TM VÀ DV CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT 20
2.1 Tổng quan về công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt 20
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 20
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 21
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 22
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt từ năm 2009- 2011 22
2.2.2 Danh mục các hợp đồng tiêu biểu của công ty 23
2.3 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt 25
2.3.1 Thuận lợi của công ty 25
2.3.2 Khó khăn của công ty 25
2.4 Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt 25
2.4.1 Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty Hưng Việt 25
2.4.2 Nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro tại công ty 27
2.4.3 Công tác đo lường, đánh giá rủi ro 28
2.4.4 Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro 30
2.4.4.1 Kiểm soát rủi ro 30
2.4.4.2.Tài trợ rủi ro 31
2.5 Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt 32
Trang 52.5.1 Kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro của công ty 32
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro của công ty Hưng Việt 33
2.5.2.1 Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro của công ty Hưng Việt 33
2.5.2 Những nguyên nhân của tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro của công ty Hưng Việt 34
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ DV CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT 36
3.1 Định hướng phát triển hoạt động của công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt 36
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt 36
3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu và nhận dạng rủi ro 36
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác phân tích rủi ro tại công ty Hưng Việt 37
3.2.3 Xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá rủi ro trong công ty 38
3.2.4 Xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất 38
3.2.5 Nâng cao công tác tài trợ rủi ro 39
3.3 Một số đề xuất đối với công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt 39
KẾT LUẬN 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt từ năm 2009- 2011 22 Bảng 2.2 Danh mục các hợp đồng tiêu biểu của công ty Hưng Việt 24 Bảng:2.3 Danh sách những tình huống có thể xảy ra 27
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ thường xuyên của các tổn thất mà công ty phải chịu khi gặp phảinhững rủi ro trong quá trình thực thi các hợp đồng cho khách hàng 29
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ:1.1 Qúa trình quản trị rủi ro 5
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM và DV Công nghiệp Hưng Việt .21
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới cũng như xu thế pháttriển chung của nền kinh tế nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp đang ngày càng trởnên thích nghi với đà phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay
Nhưng bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH TM
và DV Công nghiệp Hưng Việt nói riêng đang phải đứng trước thử thách tối đa hiệuquả cung cấp chất lượng dịch vụ của công ty đến với khách hàng Để đạt được mụctiêu trên, ngoài chú trọng đội ngũ nhân viên, hoạt động tài chính, cơ sở hạ tầng thìcông ty cần chú trọng đến công tác quản trị rủi ro Bởi công tác quản trị rủi ro cũng làyếu tố góp phần tạo lên thành công của công ty Công tác quản trị rủi ro giúp các bộphận trong công ty kiểm soát được rủi ro, phòng chống được rủi ro và tổn thất, đảmbảo mọi hoạt động kinh tế không bị gián đoạn hay gặp các khó khăn trong thời gian thicông Bên cạnh đó công tác quản trị rủi ro tốt cũng sẽ giúp công ty hạn chế được cácnguy cơ rủi ro trong dài hạn
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, công ty TNHH TM vàdịch vụ công nghiệp Hưng Việt có chiến lược hoàn thiện công tác quản trị rủi ro phùhợp xu thế quản trị hiện đại nhằm giảm thiểu các rủi ro các hoạt động kinh doanh củacông ty Như thế giúp nâng cao sức cạnh tranh của công ty, để công ty có thể tồn tại vàphát triển bền vững trong điều kiện kinh tế hiện nay Mặc dù vậy, cho đến nay lĩnh vựcquản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt vẫn còn bộc lộmột số bất cập sau:
Thứ nhất: Hoạt động nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro của công ty vẫn chưaxây dựng được các kế hoạch dài hạn và triển khai một cách bài bản
Thứ hai: Công tác đo lường, đánh giá rủi ro chưa được quan tâm đúng mức và
của vấn đề quản trị rủi ro Vì đó em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro tại công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt” làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Qua thời gian tìm hiểu em được biết đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro tại công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt” vẫn chưa có khóa luận hay
Trang 8công trình nghiên cứu nào thực hiện đề tài này Tuy vậy, tại trường Đại học ThươngMại, đã có một số đề tài luận văn, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro như sau:
- Luận văn: “ Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động muahàng đá Granite và đá Marble của công ty TNHH đầu tư xây dựng và Thương mại AnThái”- Luận văn tốt nghiệp khóa k42A6- khoa quản trị doanh nghiệp- Trường Đại họcThương Mại
- Luận văn: “ Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh vận tải thủyThái Bình” – Luận văn tốt nghiệp năm 2010- sinh viên Phan Thị Hằng- khóa K42A5-Khoa quản trị doanh nghiệp- Trường Đại học Thương mại
- Luận văn: “ Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hợp đồng muahàng của công ty TNHH Thương mại kỹ thuật Việt Hà” – Luận văn tốt nghiệp khóaK42A5- Sinh viên Phạm Thị Hiền Thương- Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ PhạmTrung Tiến
Các đề tài trên đều liên quan đến quản trị rủi ro nhằm đưa ra các giải pháp giúpcông ty phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro nhưng chưa có đề tài nào phân tích rõ ràngtừng thực trạng trong công tác quản trị rủi ro của công ty, để từ đó đưa ra các biệnpháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho công ty
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việtcũng như nghiên cứu các luận văn trên, em khẳng định luận văn của em là hoàn toànkhác với tất cả các luận văn trước đó, vấn đề mà khóa luận em đi sâu nghiên cứu là:
“Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt”
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro của doanh nghiệp.Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH TM và
DV công nghiệp Hưng Việt
Đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quảntrị rủi ro của công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt
4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt
Về thời gian : Giai đoạn : 2009 – 2011 tập trung nghiên cứu về công tác quảntrị rủi ro tại công ty
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trang 9Nguồn bên trong công ty: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và năm 2011 Sốliệu từ các phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng thi công và phòng kế toán vàphòng marketing.
Nguồn bên ngoài công ty: Các tài liệu về rủi ro như tập bài giảng của TrườngThương mại, giáo trình quản trị rủi ro của Ngô Quang Huấn, Võ Thị Qúy, NguyễnQuang Thu, Trần Quang Trung năm 2008 NXB Giáo dục và một số tài liệu từ báo chí,Website
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng trao đổi đàm thoại trực tiếpvới các cán bộ, nhân viên trong công ty để có được các thông tin và quan điểm củariêng họ về công tác quản trị rủi ro tại công ty Ngoài ra các dữ liệu thu được bằngquan sát các nghiệp vụ thực tế
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: Thống kê và tổng hợp các kết quả đã tổng kết và quansát được
Phương pháp phân tích: Đưa ra nhận xét chung, rồi phân tích đánh giá tổng quátvấn đề Sau đó đánh giá cụ thể từng phần riêng biệt trong tổng thể để đưa ra nguyênnhân và giải pháp cho từng phần Dưới góc độ xem xét, nhận dạng và đánh giá các loạirủi ro mà công ty đang gặp phải hoặc có thể gặp So sánh kết quả 3 năm để có cáchđánh giá khách quan và chính xác hơn về vấn đề khóa luận đang nghiên cứu
6 Kết cấu đề tài
Đề tài được trình bày gồm 3 chương không kể phần tóm lược, lời cảm ơn, mụclục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục viết tắt, các tài liệu tham khảo,phụ lục và kết luận
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt.
Chương 3 : Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt.
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
1.1.1.1 Một số khái niệm rủi ro
Theo từ điển Tiếng việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại”.Theo George Rejda: “Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra nhữngmất mát thiệt hại”
Như vậy, rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra sẽ có ảnh hưởng đến việcđạt được các mục tiêu Như vậy: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặccác yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy racho con người”
Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn vềmất mát sẽ xảy ra Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1, thìkhông có rủi ro
Rủi ro là sự kết hợp giữa các điểm dễ tổn thương của hệ thống và các nguồnphát sinh nguy cơ đến từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống
1.1.1.2.Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu tàn phácác thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vậtlực, thời gian trong quá trình phát triển của mình
1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro
1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đolường đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp, tài trợ khắc phục các hiệu quả của rủi rođối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp Nóicách khác, quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chếcác rủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát, đó là quá trình xem xét toàn bộhoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ đó Từ đó có sự chuẩn bị các hành độngthích hợp để hạn chế các rủi ro đó mức thấp nhất
Vậy quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệthống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
Trang 111.1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp
Thứ nhất là: Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạchtương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát
Thứ hai là: Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắpxếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt độngkinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
Thứ ba là: Góp phần phân bố và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanhnghiệp; Giảm thiểu những sai xót trong mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp
Thứ tư là: Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp
Thứ năm là: Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp.Thứ sáu là: Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề của hệ thống quản trị doanhnghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả Nếu hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập, có
cơ cấu phù hợp và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từ việc xácđịnh, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các cơ hội cũngnhư mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía cạnhtích cực và tiêu cực của rủi ro Nói cách khác, quản tri rủi ro được sử dụng để đánh giácác cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng nhưquản trị những nguy cơ có thể tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực).Điều này có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cáchchung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đếncác dự án và quyết định đầu tư cho đến các quy trình và các hoạt động thực hiện
1.1.3 Qúa trình quản trị rủi ro
Sơ đồ:1.1 Qúa trình quản trị rủi ro
Giao
tiếp và
tư vấn
Thực hiện các biện pháp kiểm soát và tàitrợ
Đo lường rủi ro tổn thất
Phân tích rủi roNhận dạng rủi ro
Thiết lập các điều kiện giả thiết
Giám sát, đánh giá và kiểm soát
Trang 12Nhận dạng rủi ro
Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệpsắp xếp phân loại, phân nhóm chỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng Khi lập danhsách cần lưu ý càng xác định nhiều rủi ro càng tốt và doanh nghiệp phải xác định tất cảcác loại rủi ro
Để lập được danh sách các rủi ro thì phải phát huy được trí tuệ tập thể và cácnghị quyết của các cấp, các khâu, các bộ phận khác nhau thông qua trao đổi, thảo luận
và phát huy được trí tuệ của tập thể trong mỗi cá nhân người lao động
Vậy nhận dạng là cơ sở để đánh giá, đo lường, đưa ra các giải pháp để đưa racác giải pháp để khắc phục rủi ro
Phân tích và đánh giá, đo lường rủi ro
Phân tích các rủi ro đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xácxuất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa loại bỏ hạnchế giảm nhẹ thiệt hại
Trên cơ sở rủi ro đã nhận ra thì nhà quản trị sẽ phân tích chúng để tìm hiểu bảnchất của rủi ro Đo lường rủi ro, đánh giá khả năng tổn thất của rủi ro hay cơ hội theotần số và biên độ rủi ro
Kiểm soát và tài trợ rủi ro
Thứ nhất, kiểm soát rủi ro là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh,
ngăn chặn, giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất
Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp của quản trị giúp cho việc đưa racác quyết định để chủ động phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra và loại bỏ nguyên nhâncủa chúng
Ngăn ngừa rủi ro là giải pháp mà nhà quản trị xác định trước được khả năngxảy ra của rủi ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị và khả năng hoàn thành công việckinh doanh trên cơ sở mức chi phí thích hợp để vẫn có được những lợi ích mongmuốn
Thứ hai, tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn
thất xảy ra hoặc là tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để bớt tổn thất
Tài trợ rủi ro bao gồm: Mua bảo hiểm, thành lập chương trình, thư tín dụng, lậpquỹ cho một chương trình cụ thể
Mua bảo hiểm là một sách lược để giảm tính không chắc chắn của một bên làngười được thông qua việc san sẻ những rủi ro cá biệt tới bên khác, đó là người nhậnbảo hiểm, ít nhất cũng là một phần thiệt hại mà người được bảo hiểm bị tổn thất
Trang 13Nhà quản trị sử dụng cần phải sử dụng biện pháp khác là tự bảo hiểm nghĩa là biệnpháp ứng xử của nhà quản trị trước khi rủi ro xảy ra, bằng cách lập quỹ dự phòng tài chính
để tự khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.4 Các nguyên tắc quản trị rủi ro
Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắcphục hậu quả rủi ro
Quản trị rủi ro là một quá trình xem xét, đánh giá toàn diện các hoạt động củadoanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợptương ứng với từng nguy cơ Quản trị rủi ro còn là một quá trình được tổchức mộtcách chính thức và được thực hiện liên tục để nhận dạng, kiểm soát và tài trợ Các rủi
ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Vậy, quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc phục hậuquả rủi ro, như thế mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bịgián đoạn mà mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị
Xuất phát từ tính chủ động của quản trị rủi ro, tất cả các công việc như nhậndạng, đánh giá, đo lường, khắc phục rủi ro đều thuộc công việc của nhà quản trị, bởivậy quản trị rủi ro cần phải gắn với trách nhiệm của nhà quản trị
Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro có gắn với tổ chức hay gắn với doanh nghiệp
Để đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro thực hiện được mục tiêu đã định ra, thìdoanh nghiệp phải đảm bảo nâng cao nhận thức về rủi ro cũng như khả năng ứng phóvới các rủi ro một cách phù hợp trong toàn doanh nghiệp, chính thức hóa quá trìnhquản lý rủi ro, đưa quản lý rủi ro thành một phần chính thức trong hệ thống kiểm soát
và xây dựng qui trình quản lý rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp Quản trị rủi ro tốt
sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp và giảm thiểunhững sai xót trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp Vậy quản trị rủi ro có gắnvới hoạt động của doanh nghiệp
1.1.5 Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.5.1 Nội dung mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Là sự đan xen giữa quản trị chiến lược, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro:Quản trị chiến lược là những hoạt động quản trị để nhằm xác định những mục tiêu lâudài để thực hiện sứ mạng của một tổ chức hay một doanh nghiệp
Trang 14Chức năng quản trị chiến lược bao gồm những hoạt động nhằm tìm ra sứ mạng,những chỉ tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, kế hoạch chiến lược của nó, cũng như quátrình đánh giá được sử dụng để đo lường sự tiến triển của tổ chức đối với sứ mạng của nó.
Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các hoạt độngtác nghiệp một cách có hiệu quả từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thựchiện được sứ mạng của doanh nghiệp
Chức năng quản trị rủi ro bao gồm tất cả những hoạt động làm cho việc đạtđược sứ mạng của tổ chức một cách trực tiếp và dễ dàng
Quản trị hoạt động bao gồm những hoạt động liên quan đến hoạt động kinhdoanh như sản xuất cung cấp các hàng hóa, dịch vụ…nhằm thực hiện các mục tiêuchiến lược
Chức năng quản trị hoạt động bao gồm những hoạt động thực sự hướng tổ chứcđến nhiệm vụ của nó Quản trị hoạt động phải trả lời được câu hỏi “bằng cách nào tổchức làm được điều nó cần phải làm”
1.1.5.2 Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản trị rủi
ro kém hiệu quả
Trong quản trị rủi ro có ba thành phần chính bao gồm:
Chính sách quản trị rủi ro: đặt mục tiêu áp dụng quản trị rủi ro trong phạm vimột tổ chức
Qúa trình quản trị rủi ro: liên quan đến công việc nhận dạng các rủi ro, phân tíchcác rủi ro, kiểm soát rủi ro, chọn lựa và sàng lọc kết quả
Tổ chức quản trị rủi ro: bao gồm hệ thống thông tin và tổ chức cho phép quản trịhiệu quả rủi ro
Dưới đây là mười ba dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản trịrủi ro kém hiệu quả:
Thứ nhất là doanh nghiệp không xây dựng chính sách quản trị rủi ro
Thứ hai là doanh nghiệp không thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro.Thứ ba không có người chịu trách nhiệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.Thứ tư là quản trị rủi ro không được xác định là vấn đề ưu điểm của doanhnghiệp
Thứ năm là doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn.Thứ sáu không có khuôn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp.Thứ bảy là doanh nghiệp không gắn kết quản trị rủi ro với những quy trình haychuỗi giá trị của doanh nghiệp
Thứ tám là doanh nghiệp thực hiện việc quản trị rủi ro một cách rời rạc
Thứ chín là doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro một cách thiếu tập trung
Trang 15Thứ mười là công tác quản trị rủi ro nhày càng bị coi nhẹ trong doanh nghiệp.Thứ mười một là không có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi rotrong doanh nghiệp.
Thứ mười hai là thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp
Thứ mười ba là hệ thống kiểm soát chiến lược của doanh nghiệp hoạt động kémhiệu quả
Thứ mười bốn là trong doanh nghiệp tồn tại “ những vị trí đáng tin cậy” khôngđược kiểm soát
Thứ mười năm là phân công trách nhiệm không phù hợp
1.2 Những nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro
1.2.1 Nhận dạng rủi ro
1.2.1.1 Khái niệm
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về: Tên rủi ro; Các mối hiểmhọa; Các mối nguy hiểm
Thứ nhất mối hiểm họa: Gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổnthất của rủi ro
Thứ hai mối nguy: Là một điều kiện thực hay tiềm năng có thể là nguyên nhâncủa các tai nạn gây tử vong hoặc thương tật cho con người, gây hư hỏng các loại máymóc thiết bị, tài sản, hoặc gây tổn thất về tài chính cho một tổ chức
1.2.1.2 Cơ sở của nhận dạng rủi ro
Dựa trên các số liệu thống kê mà doanh nghiệp đã lưu trữ có thể về các tổn thấtquá khứ và các thông tin quá khứ như vị trí sự cố, thời điểm, mức độ xảy ra rủi ro…Qua các số liệu thống kê về rủi ro quá khứ, nhà quản trị sẽ phân tích, dự đoán và đưa
ra kết quả chính xác về rủi ro tiềm năng của doanh nghiệp
Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường như khách hàng, đối thủcạnh tranh, nhà cung cấp, các tổ chức xã hội và có thể một số thông tin về hiện tượng
tự nhiên như thiên tai, bão lụt, động đất…đó là các yếu tố giúp doanh nghiệp xác định
và nhận dạng được các rủi ro tiềm năng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời
Dựa trên phân tích hoạt động của doanh nghiệp về việc sử dụng vốn, lao động,nhà xưởng, nguyên liệu, kế hoạch sản xuất …doanh nghiệp phân tích hậu quả nguyênnhân để từ đó đưa ra các dự đoán về các các mối nguy hiểm có thể xảy ra thông quacác hoạt động đó của doanh nghiệp
Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của các nhà quản trị đó là khả năng dự đoánnhững hậu quả có thể xảy ra một cách chính xác căn cứ vào kinh nghiệm làm việc lâu
Trang 16của nhà quản trị, bên cạnh đó xác định rủi ro cũng dựa vào trực giác mách bảo nhàquản trị từ đó có ý thức tránh khỏi trở ngại, giảm đi thời gian ngồi suy tư, phân tích.
Nhận dạng rủi ro cần tập trung vào hai vấn đề: Nguồn rủi ro và nhóm đối tượng rủi ro.
Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận
là ở yếu tố của môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường kinh tế; Môitrường KH KTCN; Môi trường văn hóa- xã hội; Môi trường tự nhiên
Môi trường đặc thù; Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh; Các cơquan hữu quan
Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trịnói riêng
Nhóm đối tượng rủi ro (nguy cơ rủi ro)
Nguy cơ rủi ro về tài sản là khả năng tổn thất về tài sản vật chất ( tài sản hữuhình: Động sản và bất động sản; tài sản vô hình: thương hiệu, quyền tác giả, sự hỗ trợ
về chính trị… ), tài sản tài chính ( các loại cổ phiếu và trái phiếu) Tài sản có thể bị hưhỏng, bị hủy hoại hay tàn phá mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau
Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý là các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất
về trách nhiệm pháp lý đã được quy định Luật dân sự và hình sự quy định chi tiết cáctrách nhiệm mà người dân phải thực hiện Nhà nước ban hành hiến pháp, các luật, quyđịnh và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo luật cho một số hoạt động Các trách nhiệmpháp lý thay đổi theo từng quốc gia cũng là một vấn đề phải lưu ý Nguy cơ rủi ro vềtrách nhiệm pháp lý thực sự là một bộ phận của nguy cơ rủi ro về tài sản Thật ra nguy
cơ rủi ro trách nhiệm pháp lý có những đặc trưng khác hẳn các nguy cơ rủi ro về tàisản vì nó là nguy cơ rủi ro thuần túy
Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực là rủi ro liên quan đến “ tài sản con người ”của tổ chức Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, côngnhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cungcấp, người cho vay, các cổ đông – Về phương diện rủi ro suy đoán, một lao động cóthể xem là một nguy cơ về nguồn nhân lực nhưng năng xuất của họ có thể có kết quảtích cực Một thiết bị kỹ thuật cao có thể xem là nguồn gây tổn thất do tai nạn laođộng, đồng thời cũng là nguồn tạo ra lợi ích Cuối cùng ta không nên suy nghĩ rủi ro
về nguồn nhân lực luôn liên hệ với các thiệt hại về thể xác, sự bất ổn về kinh tế cũng lànhững tổn thất phổ biến như về hưu Vì vậy quản trị rủi ro về nguồn nhân lực phảiquan tâm đến các lợi ích về kinh tế và thể chất của con người
Trang 17về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực.
Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tảcác hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thểcủa doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kênhững tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt độngdiễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và các hoạt độngtiếp theo sau đó của nó, nhà quản trị tìm được mối hiểm họa nguyên nhân và các đốitượng của rủi ro Qua đó, họ có thể rút ra các nhận định khách quan về những rủi rothường gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp làn việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: Nhà quản trị có thểnhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các bộ phậnkhác trong doanh nghiệp; hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính thức Vớiphương pháp này thông tin có thể thu thập bằng văn bản hoặc bằng miệng
Phương pháp làm việc với các bộ phận bên ngoài doanh nghiệp: Thông qua sựtiếp xúc trao đổi bàn luận với các cá nhân tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, nhà quảntrị có điều kiện bổ sung các rủi ro mà bản than hộ có thể bỏ sót đồng thời có thể pháthiện nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này
Phương pháp phân tích hợp đồng: Do có nhiều rủi ro phát sinh từ các quan hệhợp đồng với những người khác, nhà quản trị cần nghiên cứu từng điều khoản tronghợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng, đồng thời cũng có thể biết được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việcthực hiện các hợp đồng này
Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham khảo
hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các
xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai
Trang 181.2.2 Phân tích rủi ro
1.2.2.1 Khái niệm phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhângây ra rủi ro và phân tích những tổn thất
1.2.2.2 Nội dung phân tích rủi ro
Thứ nhất là: Phân tích hiểm họa
Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện nhữngyếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
Để phân tích các điều kiện, yếu tố, có thể sử dụng phương pháp điều tra bằngcác mẫu điều tra khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi rohoặc là thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để pháthiện ra mối hiểm họa
Thứ hai là: Phân tích nguyên nhân rủi ro
Khi phân tích nguyên nhân rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải phân tích nguyên nhânliên quan tới yếu tố con người và yếu tố kỹ thuật
Yếu tố con người: Con người là tài sản quý giá của tổ chức, nhưng không thuộcquyền sở hữu của tổ chức Các kỹ năng, trình độ, khả năng thích nghi với môi trườnglàm việc của mỗi người lao động là khác nhau, nên rủi ro luôn xảy ra Vì vậy, mỗi tổchức cần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp Để có thểduy trì nhân sự tối ưu, phát huy khả năng làm việc hiệu quả của họ và giảm thiểu đượccác rủi ro có thể xảy ra
Yếu tố kỹ thuật: Kỹ thuật là nhân tố quan trọng có liên quan trực tiếp hoặc giántiếp đến quá trình sản xuất ra các sản phẩm mới, máy móc thiết bị mới… yếu tố kỹthuật giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật phụ thuộc vào tính chất đặc thù của từng loạihình sản phẩm và hình thức kinh doanh và yếu tố kỹ thuật có tác động hai mặt, đó làmang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, nhưng mặt khác nócũng mang lại những thách thức Vì thế, cần nắm bắt đúng kỹ thuật, thực hiện đúng kỹthuật và nghiên cứu tìm hiểu, nâng cao yếu tố kỹ thuật trong các hoạt động của tổchức, doanh nghiệp Để từ đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ yếu tố kỹ thuậtmột cách hiệu quả nhất
Ngoài ra, có thể kết hợp hai nguyên nhân trên: Nguyên nhân rủi ro một phầnphụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật còn một phần phụ thuộc vào yếu tố con người Để côngviệc phân tích các rủi ro được chi tiết và chính xác hơn
Duới đây là hai nguyên nhân chủ quan và khách quan mà một tổ chức haydoanh nghiệp trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh đều phải phân tích
Trang 19Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên, như bão lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa,sóng thần, nước biển dâng lên…Các rủi ro này thường có hai đặc điểm chung: Khảnăng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn,không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nềnkinh tế, một quốc gia hoặc cả thế giới Nói dự đoán, dự báo là khó nhưng các hiệntượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó doanh nghiệp cũng có thểchủ động phòng tránh hoặc lựa chọn các giải pháp thích hợp
Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh bao gồm các rủi ro pháp lý, rủi ro từchính trị, rủi ro xã hội, rủi ro kinh tế và rủi ro từ các hoạt động của doanh nghiệp nhưhoạt động với khách hàng, với nhà cung cấp và cả đối thủ cạnh tranh
Nguyên nhân chủ quan
Các rủi ro từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái độ của doanh nghiệp, sựyếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếuđộng cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ Nguồn thông tin yếu kém trong tổ chức ảnhhưởng tới các quyết định và việc đưa ra các chính sách, cơ chế quản lý trong tổ chức
1.2.2.3 Các phương pháp phân tích rủi ro
Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Số liệu về tổn thất của quá khứ được thu thập lại và lưu trữ, qua đó nhà phântích sẽ đánh giá, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu thống kê Để nhà quản trị sẽ tínhtoán và dựa vào đó đưa ra khả năng xảy ra tổn thất trong tương lai
Phương pháp xác suất thống kê
Xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đại diện, tính tỷ lệ tổn thất trungbình qua đó xác tổng số tổn thất
Để thực hiện phương pháp này, nhà phân tích phải đưa ra được xác suất xảy racác tổn thất và thu thập một tập hợp số liệu quá khứ đầy đủ để áp dụng nguyên tắc xácsuất khách quan
Phương pháp phân tích cảm quan
Phân tích cảm quan là kỹ thuật sử dụng cơ quan cảm giác của con người để tìmhiểu, miêu tả và định lượng các tính chất cảm giác của một hoạt động
Trang 20Trong phân tích cảm quan các giác quan của người lao động thử được sử dụngnhư một công cụ đo Các giác quan làm nhiệm vụ nhận thông tin như cảm nhận mức
độ phức tạp- đơn giản của công việc và quan sát thực hiện công việc thế nào, từ đó suyđoán xem rủi ro có xảy ra không, xảy ra mức độ nào
Phương pháp chuyên gia
Theo phương pháp này, nhà phân tích cần thu thập ý kiến của các chuyên gia đểđánh giá xác suất xảy ra rủi ro và mức độ xảy ra rủi ro một cách định tính Tiến hànhthông qua việc tổ chức họp chung để lấy ý kiến chuyên gia hoặc thông qua việc bỏphiếu kín để ý kiến chuyên gia không ảnh hưởng đến nhau ( phương pháp Delphi ).Xác suất xuất hiện rủi ro có thể được mô tả một cách định tính như là rất thấp, thấpbình thường, cao và rất cao
Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động
Xếp hạng các nhân tố là những ý kiến đánh giá về các nhân tố bên trong và bênngoài doanh nghiệp có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có khảnăng gây lên tổn thất cho doanh nghiệp Các nhân tố đó được nhà quản trị phân tích,thống kê lại và được thông qua hệ thống xếp hạng các nhân tố theo mức độ tác động
Để từ đó nhà quản trị có thể lập kế hoạch dự đoán rủi ro, chi phí tổn thất và quỹ dựphòng nhằm kiểm soát các loại rủi ro trong doanh nghiệp
1.2.3 Đo lường, đánh giá rủi ro
1.2.3.1 Thực chất của đo lường, đánh giá rủi ro
Thực chất của đo lường, đánh gía rủi ro là tính toán xác định tần suất rủi ro vàbiên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro
Thông qua hai yếu tố đó, xây dựng ma trận tần số và biên độ rủi ro
Trang 21Ô số IV diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp ; Những rủi ro này
ít khi gây ra tổn thất và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp
1.2.3.2 Các chỉ tiêu khi đo lường, đánh giá rủi ro
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro/tổn thất
Mức độ nghiêm trọng của tổn thất xác định mức độ, quy mô của tổn thất xảy ra.Thông thường, người ta xác định sự nghiêm trọng của tổn thất bằng cách lấy trungbình giá trị thiệt hại của các tổn thất khi xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định
Tần suất của rủi ro/tổn thất
Tần suất của tổn thất thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong một khoảngthời gian nhất định
Các tổ chức, doanh nghiệp có thể dựa trên các dữ liệu thống kê để xác định tầnsuất của tổn thất Nếu có số mẫu phân tích đủ lớn, có thể xác định xác suất xảy ra củacác tổn thất theo số lượng tổn thất xảy ra trên tổng số mẫu phân tích
Chi phí của rủi ro/tổn thất
Là toàn bộ những thiệt hại mất mát về người và của trong việc phòng ngừa, hạnchế rủi ro, bồi thường tổn thất được quy thành tiền
1.2.3.3 Các phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro
Thứ nhất là phương pháp định lượng bao gồm:
Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đolường trực tiếp như cân đo đong đếm
Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua việc suyđoán tổn thất, thường được áp dụng với những thiệt hại vô hình
Phương pháp xác xuất thống kê: Xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫuđại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác tổng số tổn thất
Thứ hai là phương pháp định tính: Là phương pháp sử dụng kinh nghiệm củacác chuyên gia để xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất
Thứ ba là phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng tổng hợpcác công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất
Thứ tư là phương pháp dự báo tổn thất: Là phương pháp mà người ta dụ đoánnhững tổn thất có thể có khi rủi ro xảy ra Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lườngxác xuất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức độ tổnthất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
Trang 221.2.4 Kiểm soát rủi ro
1.2.4.1 Khái niệm và vai trò của kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược,chính sách… ) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởngkhông mong đợi có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra
Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thấtxảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro bao gồm :
Thứ nhất là tăng độ an toàn trong kinh doanh
- Giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung
- Hạn chế được những tổn thất xảy ra đối với con người
- Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Thứ hai là tìm kiếm được những cơ hội và biến cơ hội kinh doanh thành hiện thực
1.2.4.2 Nội dung kiểm soát rủi ro
Né tránh rủi ro
Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạtđộng, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay
từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận
Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khirủi ro xảy ra
Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tổn thất và mức
độ rủi ro khi chúng xảy ra
Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đó là mốihiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác Sự can thiệp đó là:
Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa
Thay thế và sửa đổi môi trường nơi mà mối hiểm họa tồn tại
Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trườngkinh doanh
Giảm thiểu tổn thất
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảmbớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra
Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy
ra Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào xuất hiện,
Trang 23những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động củatổn thất một cách hiệu quả nhất.
Quản trị thông tin
Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị của một tổ chức có một ảnh hưởng quantrọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với
Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy
ra hoặc là tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để bớt tổn thất
1.2.5.1.2 Biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro
Tài trợ bằng cách tự khắc phục: Là biện pháp cá nhân/ tổ chức bị rủi ro tự thanhtoán các chi phí tổn thất Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó,cộng thêm với nguồn vốn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả Biệnpháp tự khắc phục rủi ro có hiệu quả trong các trường hợp sau: Rủi ro dự đoán được,
đo lường một cách hiệu quả; Mức độ nghiêm trọng của rủi ro không quá lớn; Khôngthể áp dụng các biện pháp tài trợ rủi ro khác
Chuyển giao rủi ro: Là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhauthay vì một tực thể phải gánh chịu rủi ro Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện đượcbằng cách sau:
Thứ nhất bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hang bảo hiểm chấpnhận gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra
Thứ hai là chuyển tài sản và hoạt đông có rủi ro đến một người hay một nhómngười khác
Thứ ba là chuyển giao bằng hợp đồng giao ước
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố này bao gồm có môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môitruờng văn hóa- xã hội, môi trường chính trị
Trang 24Môi trường kinh tế: Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu ảnhhưởng tác động trực tiếp của môi trường kinh tế- xã hội Nếu nền kinh tế ổn định tăngtrưởng nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Khi nền kinh tế ổn định, quá trình sản xuất kinh của doanh nghiệp tiến hànhbình thường, không bị ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm khảnăng hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn và biến động gì.
Ngược lại, nếu một nền kinh tế bị suy thoái thì khả năng phát triển sản xuất kinhdoanh hầu như không có, tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanhnghiệp
Môi trường pháp lý: Là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Đó là sự thay đổi khác biệt về luật pháp liên quan đến kinhdoanh Chính nhân tố môi trường này đã không đảm bảo tạo ra một môi trường cạnh tranhlành mạnh, không công bằng giữa các doanh nghiệp và không tạo ra tính an toàn cho cáchoạt động kinh doanh Một môi trường pháp lý không hoàn chỉnh vừa gây khó khăn chodoanh nghiệp, vừa tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho cả doanh nghiệp
Môi trường văn hóa- xã hội: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro củadoanh nghiệp, bao gồm : Không am hiểu phong tục tập quán, am hiểu về lối sống ngônngữ và các giá trị chuẩn mực đạo đức có liên quan Các yếu tố đó nó có ảnh hưởngnghiêm trọng tới khách hàng và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường chính trị: Các chính sách và đường lối phát triển kinh tế xã hội củamột đất nước cũng là một nguồn rủi ro tiềm năng vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởngnhiều đến các hoạt động tổ chức Như các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chínhsách hạn ngạch, chính sách tài chính, chính sách lao động và chính sách môi trường,sức khỏe…
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Khách hàng
Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng thanh toán các hợp đồng,
vì thế cũng ảnh hưởng nhiều đến ứ đọng vốn của doanh nghiệp
Do khách hàng không tuân thủ các quy định, cố tình sai phạm hợp đồng nên làmdoanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí cho việc giải quyết các vi phạm hợp đồng đó
Doanh nghiệp
Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp trong vấn đề chiến lược kinh doanh, thái độcủa doanh nghiệp đối với rủi ro và đội ngũ cán bộ có sự yếu kém về trình độ, về nănglực nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệp xử lý thông tin