TÓM LƯỢC:Đề tài mà em trình bày dưới đây có nội dung chính là diễn giải một cách cơbản lý thuyết về hoạt động quản trị rủi ro cũng như thực trạng và đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thi
Trang 1TÓM LƯỢC:
Đề tài mà em trình bày dưới đây có nội dung chính là diễn giải một cách cơbản lý thuyết về hoạt động quản trị rủi ro cũng như thực trạng và đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công tyTNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương
Khóa luận đã thực hiện được những kết quản chính sau đây:
Thứ nhất, đã làm rõ một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro của doanh nghiệp.Thứ hai, khảo sát thực trạng và đi sâu vào phân tích, đánh giá công tác quản trị rủi
ro của công ty TNHH tư vấn công nghệ Thuận Phương
Từ những lý luận tổng hợp, kết hợp với điều kiện cụ thể hoạt động kinhdoanh và thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty, khóa luận đã đưa ra các đềxuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH
tư vấn và công nghệ Thuận Phương Qua đó khóa luận cũng đã chỉ ra được những
ưu điểm và hạn chế của công tác quản trị rủi ro còn tồn tại trong Công ty
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và các nguồn lực hạn chế, nên nội dungcủa khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Mong rằng thông quakhóa luận này em có thể giúp cho Công ty hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro
để có thể hạn chế những rủi ro có thể ập đến
Trang 2LỜI CẢM ƠN:
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận, em đã nhận được sự quantâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Hùng - người đã trựctiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình viết khóa luận.Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tới Khoa Quản trị doanh nghiệp –Trường đại học Thương Mại, Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiệncho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Do đây là một đề tài tương đối mới, hạn chế về thời gian thực hiện cũngnhư thu thập số liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và trình độ của ngườinghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế.Kính mong quý thầy cô, bạn đọc thông cảm và đóng góp để khóa luận được hoànthiện hơn
Sinh viên
Trần Thị Thu Huyền
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC: i
LỜI CẢM ƠN: ii
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro 1.1.1 Khái niệm rủi ro 5
1.1.2 Một số lý thuyết và quan điểm về quản trị rủi ro 5
1.2 Phân định nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 6
1.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác quản trị rủi ro 6
1.2.2 Phân loại rủi ro 8
1.2.3 Nội dung cơ bản của quản trị rủi ro 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp 15
1.3.1 Nhân tố khách quan 15
1.3.2 Nhân tố chủ quan 15
Trang 4CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ CÔNG NGHỆ THUẬN PHƯƠNG 16
2.1 Khái quát về công ty 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 16
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 17
2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty 17
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty 18
2.2 Phân tích, đánh giá rủi ro và thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương 18
2.2.1 Các rủi ro thường gặp trong trong tư vấn và kinh doanh, tư vấn công nghệ, nhận dạng, dự báo rủi ro ở Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương 18
2.2.2 Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương 20
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro, các công cụ và biện pháp quản trị rủi ro ở Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương 25
2.3.1 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 25
2.3.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại công ty 26
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ CÔNG NGHỆ THUẬN PHƯƠNG 29
3.1 Nhận diện cơ hội và nguy cơ từ hội nhập kinh tế để xây dựng hệ thống nhận dạng rủi ro 29
3.1.1 Thuận lợi 29
3.1.2 Khó khăn 29
3.2 Quan điểm giải quyết công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương 30
Trang 53.2.1 Tập trung đào tạo nhận thức quản trị rủi ro đối với cán bộ và nhân viên.
30
3.2.2 Tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro 30
3.2.3 Áp dụng các giải pháp quản trị rủi ro thích hợp 30
3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương 31
3.3.1 Xây dựng quy trình kinh doanh 31
3.3.2 Nâng cao năng lực của đội ngũ bán hàng 32
3.3.3 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của quản trị rủi ro 32
3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực làm QTRR và phân bổ nguồn lực hợp lý 33
3.3.5 Tiếp cận xu thế mới về QTRR trên thế giới và vận dụng cho công ty 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1: Ma trận về tần số và biên độ rủi ro 13
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty 17
Bảng 1: Những rủi ro có thể xảy ra 20
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2009 – 2011) 25
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm đầu thế kỷ 21, loại người từng bước chuyển sang nềnkinh tế tri thức, cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân loại đã gặt háiđược bao kỳ tích nhưng đồng thời cũng phải gánh chịu thêm nhiều loại rủi rovới hậu quả nghiêm trọng Việt nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vớinền kinh tế thế giới, trở thành thành viên của tổ chức WTO mang lại cho cácdoanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Muốn vượtqua khủng hoảng, muốn hội nhập thành công và hiệu quả thì chúng ta phải thayđổi tư duy và phương thức hành động cho phù hợp với điều kiện mới trong đó
có việc làm tốt quản trị rủi ro
Mặt khác, trên thế giới các công ty chú trọng đến hoạt động rủi ro thườngthành công và phát triển mở rộng quy mô lớn trên quy mô đa quốc giá Chú trọngcông tác quản trị rủi ro giúp cho họ có thể nhận dạng và phân tích trước những rủi
ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và có thể có các chiến lược hợp lý để đối phóvới các rủi ro đó
Khi Việt Nam tham gia vào WTO thị trường thế giới mở ra cho các doanhnghiệp Việt Nam một cơ hội phát triển mới, nhưng cũng không ít những tháchthức mới Để có thể tồn tại và phát triển tốt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có côngtác quản trị rủi ro và phải thực hiện tốt công tác quản trị này
Thưc tế rủi ro luôn luôn song hành cùng với hoạt động của các doanhnghiệp Trong bất cứ thị trường nào ở bất cứ đâu luôn tiềm ẩn các yếu tố bất lợi
có thể xẩy ra cho doanh nghiệp mà những bất lợi đó nếu không được phân tích vànhận dạng một cách thường xuyên chi tiết có thể đem lại những hậu quả vô cùngnghiêm trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp
Đối với các Công ty kinh doanh về công nghệ thông tin nói chung và thiết
bị văn phòng, hội chợ triển lãm nói riêng hoạt động kinh doanh luôn phải đốimặt với nhiều loại rủi ro như biến động thị trường, giá cả… Mặt khác với đặcthù của ngành công nghệ thông tin và tổ chức hội chợ triển lãm nếu xảy ra rủi rothì mức độ thiệt hại và tổn thất là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua những phân tích này cho thấy
Trang 9quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng, góp phần hạnchế rủi ro tổn thất, gia tăng lợi nhuận cũng như đạt được mục tiêu của doanhnghiệp.
Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương là một doanh nghiệp
tư nhân hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp các thiết bị, máy móc côngnghệ thông tin, tổ chức các hội chợ triển lãm Qua thời gian thục tập, khảo sát
và nghiên cứu nguồn tài liệu thu thập được tại công ty, em nhận thấy trongnhũng năm vừa qua Công ty đã gặp nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh nhưhỏng hóc máy móc thiết bị, các buổi tổ chức hội chợ bị trì hoãn do máy móc, dođối tác, hay do ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Thông qua quá trình điều tra và phỏng vấn các vị lãnh đạo cũng như các vị đạidiện các phòng ban trong Công ty, em thấy rằng quản trị rủi ro trong kinh doanhcủa Công ty còn chưa hoàn thiện, chính vì vậy hiệu quả kinh doanh của Công tychưa cao Do đó, vấn đề đặt ra cấp thiết với Công ty TNHH tư vấn và Côngnghệ Thuận Phương là làm sao để hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanhqua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty trong tươnglai
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Do đây là một đề tài còn khá mới mẻ nên những công trình nghiên cứu cócùng tên đề tài là không có mà chỉ có những công trình nghiên cứu về những vấn
đề có liên quan đến đề tài như:
Luận văn: “Giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp” hay luận văn: “Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinhdoanh của doanh nghiệp”
Toàn bộ những bài viết, luận văn về đề tài trên đã phần nào đóng góp cho
em cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, chưa có bài viết nào, đề tài nào nghiên cứu về “Hoàn thiện công tácquản trị rủi ro tại Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương”
Qua thời gian thực tập và khảo sát tại công ty TNHH tư vấn và công nghệThuận Phương em nhận thấy hoạt động quản trị rủi ro của công ty còn nhiều tồntại vướng mắc, hơn nữa ban lãnh đạo công ty rất quan tâm vấn đề này Từ những
Trang 10kết quản thu được qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro của công ty kếthợp với những kiến thức đã tiếp thu được qua quá trình học tại trường, em đã
mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương”.
3 Mục đích nghiên cứu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro trong thời gian thựctập tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương, em đưa ra mục tiêu cụthể sau:
Nghiên cứu khái quát quản trị rủi ro… nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro tại công ty một cách hiệu quả nhất
Đánh giá các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty hiện nay.Những nghiên cứu về công tác bên trong doanh nghiệp nhằm phục vụ tối đanhất cho việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH tư vấn vàcông nghệ Thuận Phương Công tác thực thi chiến lược và điều chỉnh chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp
Phân tích kết quả thu thập được để đề xuất phương án giải quyết
4 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận
Phương hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong phạm vi tác giảnghiên cứu tại công ty này
- Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh
và thực trạng triển khai chiến lược tại công ty trong 3 năm gần đây nhất, địnhhướng tới năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của niên luận này: tập trung nghiên cứu vào cácchính sách, nguồn lực, nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, sản phẩm cung ứng và tìnhhình thị trường, đối thủ cạnh tranh… để nhằm phục vụ tối đa cho công tác hoànthiện công tác quản lý nhân sự của công ty
- Trong đề tài sử dụng một số phương pháp ngiên cứu:
Trang 11- Phương pháp ngiên cứu thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đếnviệc thực hiện và đảm bảo chất lượng tại doanh nghiệp từ các số liệu thứ cấp củacông ty.
- Phương pháp phân tích thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp mà emthu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009 đến năm 2011 của công
ty TNHH tư vấn và công nghê Thuận Phương
Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các khoá trước
Các tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoahọc, báo cáo chuyên đề khoa học… tìm kiếm được trên internet
Các giáo trình, tài liệu giảng dạy có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tài liệu của phòng kinh doanh, kế toán của Công ty TNHH tư vấn và côngnghệ Thuận Phương
Chương 3: Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương.
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh được hiểu là những vận động khách quan bênngoài chủ thể kinh doanh gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thựchiện mục tiêu kinh doanh tàn phá các thành quả đang có và bắt buộc các chủ thểphải chi phí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình pháttriển của mình
Qua khái niệm trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau đẻ hiểu rõ hơn vềbản chất của nó:
Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp là hai đại lượng đồngbiến với nhau trong một phạm vị nhất định
Hai là, khi đề cập đến rủi ro người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tínhđặc trưng của rủi ro là biến động rủi ro; mức độ thiết hại do rủi ro gây ra và tầnsuất xuất hiện rủi ro; số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện / tổng số trườnghợp đồng khả năng
Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ đượchắn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra
1.1.2 Một số lý thuyết và quan điểm về quản trị rủi ro.
Hiện nay chưa có một khái niệm thông nhất về quản trị rủi ro Có nhiềutrường phái nghiên cứu về quản tri rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản trị rủi
ro rất khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến một số quan điểm như sau:
Một số tác giả cho rằng quản tri rủi ro chỉ đơn thuần là đồng nghĩa với việcmua bảo hiểm Chỉ quản trị rủi ro “thuần túy”, “những rủi ro có thể phân tán”,
“những rủi ro có thể mua bảo hiểm”
Ngược lại trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổchức một cách toàn diện Theo quan điểm quản trị rủi ro toàn diện của Klomandaimes cho rằng: quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học
Trang 13Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đolường, đánh giá rủi ro, tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quảcủa rủi ro đối với hoạt đông kinh doanh nhằm sử dung tối ưu các hoạt động củadoanh nghiệp
Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chếcác rủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát đó là quá trình xem xét toàn
bộ hoạt động của tổ chức, xác đinh nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy
cơ đó Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ở mứcthấp nhất
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, đánh giá rủi
ro, tổn thất và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục hậu quả của rủi ro đốivới hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp
1.2 Phân định nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là một trong ba chức năng chính của một tổ chức: quản trịchiến lược, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro Một thế giới mang tính chắc chắnhoàn toàn, chỉ có những chức năng quản trị chiến lược, quản trị hoạt động là cầnthiết Nhưng trên thực tế, rủi ro và tính chất bất định luôn tồn tại song song vớicuộc sống, lao động, sản xuất kinh doanh Tình bất định tác động ảnh hưởng đếnsuy nghĩ, hành động, kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu môi trường kinhdoanh có quá nhiều điều bất ổn mà không có biện pháp quản trị rủi ro tốt sẽ làmtăng nguy cơ thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó cho thấy kinhdoanh không những không phát triển mà hy vọng tồn tại, đứng vững là điều khókhăn nếu không có quản trị rủi ro Điều này cho thấy sự cần thiết của công tácquản trị rủi ro Sự cần thiết đó thể hiện ở một số mặt sau:
Vai trò của quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Cũng như các hoạt động quản trị khác, quản trị rủi ro có vai trò quan trọngđối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong môi trường chứa đựng nhiềubất trắc Ngày nay chúng ta đang dần hiểu ra rằng những thất bại trong kinhdoanh, sự giảm sút lợi nhuận, những thiệt hại về vật chất và tinh thần của cá nhân,
Trang 14tổ chức…chủ yếu do rủi ro gây ra Từ đó người ta đặt ra câu hỏi: Tại sao khôngquản trị rủi ro như những hoạt động quản trị các yếu tố của quá trình sản xuất kinhdoanh? Thực tế đã chứng minh rằng rủi ro là tồn tại khách quan nhưng người ta cóthể tác động làm giảm hoặc triệt tiêu nguyên nhân gây ra rủi ro tổn thất, nhanhchóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động quản trị rủi ro.
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro:
Quản trị rủi ro là chức năng được hình thành khách quan xuất phát từ lợi íchcủa doanh nghiệp Một khi hoạt động của con người cần có sự phối hợp hành độngcủa mọi người nhằm tạo ra sự thống nhất, tập hợp sức mạnh của tập thể là ở đóxuất hiện hoạt động quản trị
Nhận dạng, ngăn chặn, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro cho doanhnghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi, ít bắt trắc.Môi trường kinh doanh ít rủi ro còn là nền tảng cho kinh doanh có hiệu quả, vừatạo được uy tín, vừa mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là biện pháp nhằm nhanh chóng ứng biến, khắc phục, khoanhvùng hậu quả rủi ro mỗi khi rủi ro xảy ra Trong đó tác dụng lớn nhất của quản trịrủi ro là nhanh chóng phục hồi và ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển sản xuất
Giảm bớt những thiệt hại mỗi khi rủi ro xảy ra, không để tổn thất của rủi ronày là nguyên nhân của rủi ro tổn thất mới bằng cách quản trị đồng bộ rủi ro.Chính nhờ công tác phòng chống tốt mà khi rủi ro xảy ra sẽ bớt đi sự bất ngờ, hiệuquả cũng bớt nặng nề hơn
Quản trị rủi ro giúp giảm bớt chi phí thực tế và chi phí cơ hội trong kinhdoanh Giảm bớt chi phí thực tế do việc mất mát tài sản, do việc phải khắc phụctổn thất Giảm bớt chi phí cơ hội do phải đình trệ sản xuất kinh doanh để khắcphục, phục hồi sản xuất kinh doanh
Quản trị rủi ro còn có tác dụng chia sẻ rủi ro bằng cách tham gia bảo hiểmmột cách có hiệu quả Tức là mọi rủi ro xảy ra đều có thể được tài trợ từ bảo hiểmvới điều kiện chi phí bảo hiểm là thấp nhất
Giúp cho các tổ chức nhận biết, đo lường chính xác rủi ro tổn thất, vừa làbài học kinh nghiệm cho tổ chức trong việc phòng chống rủi ro, vừa là cơ sở choviệc đòi bảo hiểm hoặc do bên thứ ba bồi thường tổn thất
Trang 151.2.2 Phân loại rủi ro
Có nhiều cách phân loại rủi ro và nhiều lọai rủi ro, sau đây là một số loại rủi
ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
- Rủi ro sự cố là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là nhữngrủi ro khách quan khó tránh khỏi nó gắn liền với các yếu tố bên ngoài
- Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể Xéttheo quá trình ra quyết định của chủ thể thì rủi ro cơ hội bao gồm:
- Rủi ro liên quan đến quan giai đoạn trước khi ra quyết định : thu thập xử
lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
- Rủi ro trong quá trình ra quyết định: rủi ro phát sinh do ta chọn quyết địnhnày mà không chọn quyết định khác
- Rủi ro liên quan đến việc sau khi ra quyết định: rủi ro liên quan đến sựtương hợp giữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu
b Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
- Rủi ro thuần túy là rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ xảy ra tổn thất nhưngkhồng có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác rủi ro đó không có khả năng có lợicho chủ thể Với loại rủi ro này các doanh nghiệp phải né tránh nó
- Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cớ hội kiếm lời cũng như một nguy cơtổn thất hay nói cách khác là rủi ro này vừa có khả năng đem lại lợi nhuận vừa cókhả năng tổn thất Trong nhiều trường hợp các nhà quản trị doanh nghiệp mạohiểm, đủ dũng cảm để có biện pháp đối phó với rủi ro trên cơ sở tính toán lợi ích
và tổn thất mà rủi ro mang lại
c Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
- Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận do mục tiêucủa giai đoạn này là được thị trường chấp nhận
- Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả giá lớn nhấtkhông tương xứng với tốc độ phát triển của chi phí nhỏ nhất Doanh nghiệp phảitìm cách để kéo dài giai đoạn này
- Giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản
Trang 16d Rủi ro do tác động của các yếu tố của môi trường kinh doanh.
- Rủi ro pháp luật: là những rủi ro từ các chính sách pháp luật các quy đinhcủa nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp tế mang lại các yếu tố đặc
- Rủi ro kinh tế: là rủi ro do các yếu tố của các hoạt động kinh tế mang lại:
do lãi suất, đầu tư, tiền tệ…
- Rủi ro văn hóa- xã hội: là rủi ro do những biến động của yếu tố văn hóa,các tác động của các giá trị văn hóa, các lối sống, trào lưu, của dân cư và cácphong tục, tập quán
- Rủi ro do yếu tố điều kiện tự nhiên: đây là rủi ro do các tác động của tựnhiên như động đất, thời tiết khí hậu, mưa, gió, bão
e Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
- Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua nhữngthỏa hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro giữa các chủ thể có liên quan
- Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng vai trò tiềnbạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho nhũng ngườitham gia vào quỹ đóng góp chung
- Nhà quan tâm đến việc phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnhvực khác nhau
f Rủi ro theo chiều dọc và chiều ngang của rủi ro
- Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo các chức năng chuyên môn truyềnthống của doanh nghiệp ví dụ từ nghiên cứu thị trường đến thiết kế sản phẩm.nhập nguyên vật liệu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường
- Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như:nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu thị trường…
1.2.3 Nội dung cơ bản của quản trị rủi ro
a Nhận dạng rủi ro
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có
hệ thống các rủi ro có thể xảy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhiệm vụ: Nhận dạng rủi ro là xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ratrong các hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm chúng vàchỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng
Trang 17Cơ sở nhận dạng rủi ro:
Một là, tập trung xem xét ba yếu tố:
- Mối hiểm họa: bao gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng tổn thất và mức
độ của rủi ro suy đoán
- Mối nguy hiểm chính là nguyên nhân gây ra tổn thất
- Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hay hậu quả có thể là đượchay mất
Hai là, căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro bao gồm:
- Các rủi ro đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: Môi trườngchính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường KT-CN, môi trường VH-XH,môi trường tự nhiên
- Các rủi ro đến từ môi trường đặc thù của doanh nghiệp như: khách hàng,nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh
Ba là, căn cứ vào nhóm đối tượng rủi ro:
- Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản vậtchất, tài sản chính hay tài sản vô hình
- Nguy cơ rui ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổnthất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định
- Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tàisản con người của tổ chức tức là các rủi ro xảy ra liên quan đến nguồn nhân lực
Phương pháp nhận dạng:
Để nhận dạng được rủi ro cần lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã,đang và sẽ có thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụng một phương pháp sau:
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích bản báo cáo
hoạt động kinh doanh, bản dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp vớicác tài liệu bổ trợ khác, nhà quản trị có thể xác định được các nguy cơ rủi ro củadoanh nghiệp về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn
tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụthể của doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt
kê các tổn thất tiềm tàng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
Trang 18Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt
động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và cáchoạt động tiếp theo sau đó của nó, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa,nguyên nhân và các đối tượng rủi ro Qua đó, họ có thể rút ra các nhận định kháchquan về rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: Nhà quản trị có
thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các
bộ phận khác trong doanh nghiệp; hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chínhthức Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập bằng văn bản hoặcbằng miệng, bằng hệ thống tổ chức chính thức hoặc thông qua việc giao tiếp, traođổi với cá nhân và bộ phận khác trong doanh nghiệp thông qua hệ thống tổ chứckhông chính thức
Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài: Thông qua sự tiếp xúc,
trao đổi, bàn luận với các cá nhân tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, có mối quan hệvới doanh nghiệp ( Như là các cơ quan thuế, các cơ quan thông tin quảng cáo cácvăn phòng luật), nhà quản trị có điều kiện bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quảntrị có thể bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra các nguy cơ rủi ro từ chính các đốitượng này
Phương pháp phân tích hợp đồng: Do có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối
quan hệ hợp đồng với những người khác Nhà quản trị rủi ro cần nghiên cứu từngđiều khoản trong các hợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi rotrong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời có thể biết được các rủi ro tang lênhay giảm đi thông qua việc thực hiện các hợp đồng này
Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham
khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báođược các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai Các số liệu thống kê chophép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của tổn thất mà tổ chức đã trải qua
và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác Hơn nữa, các số liệu này chophép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân, thời điểm và vị trítai nạn,đặc điểm của người bị nạn và người quản đốc, và tất cả các yếu tố hiểm
Trang 19họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn Các nétchung hoặc nhóm các tình huống thường xảy ra sẽ gợi sự quan tâm đặc biệt.
b Phân tích rủi ro.
Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác
định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất
Nội dung phân tích rủi ro bao gồm:
- Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi
ro hoặc những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
Để phân tích các điều kiện, yếu tố, có thể sử dụng phương pháp điều tra bằng cácmẫu điều tra khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi rohoặc là thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau đểphát hiện ra mối hiểm họa
- Phân tích nguyên nhân rủi ro: là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo
nên rủi ro, đây là công việc khá phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do mộtnguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó cónhững nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyênnhân xa…Nguyên nhân chủ quan như:
+ Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh Sai lầmtrong việc lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức
+ Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động Do thiếutinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần… của nhân viên
+ Phân tích tổn thất, hậu quả: Có hai trường hợp
+ Phân tích những tổn thất đã xảy ra: Dựa trên sự đo lường để đánh giánhững tổn thất đã xảy ra
- Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán những tổn thất
có thể có
- Phân tích tổn thất: có hai trường hợp:
+ Nếu rủi ro và tổn thất xảy ra: phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên
sự đo lường, dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra
+ Nếu rủi ro và tổn thất chưa xảy ra: căn cứ vào hiểm họa nguyên nhân rủi
ro người ta dự đoán những tổn thất có thể có
Trang 20c Đo lường và đánh giá rủi ro.
Khái niệm: Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thất
khi rủi ro xảy ra
Mục đích của đo lường, đánh giá rủi ro.
- Thực chất của việc đo lường, đánh giá rủi ro là tính toán xác định tần suấtrủi ro và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro
- Thông qua 2 yếu tố đó, xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Hình 1: Ma trận về tần số và biên độ rủi ro.
Tần suất xuất hiện RR
Các phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro
- Phương pháp định lượng: bao gồm:
+ Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ
đo lường trực tiếp như cân đong, đo đếm…
+ Phương pháp gián tiếp: là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua côngviệc suy đoán tổn thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình (như
là các chi phí cơ hội, sự giảm sút về sức khỏe, tinh thần người lao động…)