- Làm rõ nội dung lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh, giúp chongười làm về quản trị rủi ro nhận thức sâu sắc hơn những lý luận về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong ki
Trang 1TÓM LƯỢC
1.Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội – tổng
công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec
2 Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Thanh Nhàn
3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Lớp K45A3 khoa Quản trị
doanh nghiệp Trường Đại học Thương mại Hà Nội
4 Thời gian thực hiện: từ 04/3 – 06/5/2013
5 Mục tiêu nghiên cứu.
- Làm rõ nội dung lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh, giúp chongười làm về quản trị rủi ro nhận thức sâu sắc hơn những lý luận về quản trị rủi ro
và quản trị rủi ro trong kinh doanh
- Đánh giá thực tế vấn đề nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM
kỹ thuật và đầu tư Petec Tìm ra những thành công, tồn tại và những nguyên nhântồn tại trong thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty
TM kỹ thuật và đầu tư Petec
-Đề xuất giải pháp hoàn thiên công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Nội-6 Nội dung chính: Đề tài gồm 3 chương chính như sau
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong kinhdoanh của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong kinhdoanh tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chinhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
7 Kết quả chính đạt được: Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp đại học.
Trang 2LỜI CẢM ƠN.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đạihọc thương mại Hà Nội, những người đã trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn giảng dạy,truyền đạt những kiến thức quí báu cho em, đó là những nền tảng cơ bản, hành trang
vô cùng quí giá trong cuộc sống cũng như sự nghiệp sau này của em
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn đãgiúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, cô đã chỉ bảo và hướng dẫntận tình cho em những kiến thức lý thuyết, những vấn đề cần nghiên cứu trong quátrình làm khóa luận cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi … Cô luôn
là người truyền động lực trong em, giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.Cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật
và đầu tư PETEC – CTCP – Chi nhánh Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúptôi cũng như các sinh viên khác hoàn thành quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.Tuy nhiên trong thời gian có hạn và nhận thức, hiểu biết của bản thân về vấn
đề nghiên cứu còn chưa thực sự đầy đủ nên bài khóa luận không thể tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được những nhận xét, hướng dẫn của cácthầy cô giáo, các cô chú, anh chị hiện đang công tác và làm việc tại Chi nhánh hàNội – tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của
Cô TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng các cô chú, anh chị làm việc tại Chi nhánh hàNội – tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài 3
1.1.Các khái niệm liên quan 4
1.1.1 Khái niệm rủi ro, rủi ro kinh doanh 4
1.1.2.Các đặc trưng của rủi ro 4
1.1.3 Phân loại rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.4 Khái niệm quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 6
1.2 Các nội dung của đề tài 7
1.2.1 Nội dung của quản trị rủi ro 7
1.2.2 Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty 12
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 12
2.1: Khái quát về công ty 15
2.1.1 Quá trình hình hình thành và phát triển của công ty: 15
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 15
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 16
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty: 16
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 16
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec 17
2.2.1 Những rủi ro và tổn thất mà chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec từ 2010 đến 2012 17
2.2.2 Các nội dung của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tại chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec 19
Trang 42.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty 27
2.3 Các kết luận từ thực trạng công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội – Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec 30
2.3.1 Thành công và nguyên nhân 30
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 32
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC 33
3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 33
3.1.1 Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty 33
3.1.2 Phương hướng hoạt động của công ty: Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư PETEC 34
3.2 Các quan điểm nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội – Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec 34
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội – Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec 36
3.3.1 Giải pháp chính 36
3.3.2 Một số giải pháp khác 40
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích không ngừngtăng cường của cải vật chất thì cũng là lúc công ty phải đối mặt với những rủi ro cothể gây tổn thất cho công ty Rủi ro là một phần căn bản của cuộc sống Nó có thểđến với bất kì cá nhân,tổ chức nào vì vậy để đạt được mục tiêu kinh doanh và giảmthiểu tới mức tối thiểu các tổn thất mà rủi ro gây ra các công ty cần có sự nhận thứcđúng đắn về rủi ro và quản trị rủi ro và chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật
và đầu tư Petec cũng không ngoại lệ
Quản trị rủi ro ngày càng được nhiều công ty quan tâm và đầu tư vì nó có thểgiúp cho công ty ổn định quá trình kinh doanh va tối ưu hóa các nguồn lực Trongquá trình thưc tập tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petectôi nhận thấy công tác quản trị rủi ro ở đây còn nhiều bất cập và chưa chú trọngđúng mức so với tình hình kinh tế đầy biến động và phức tạp như hiện nay Xuấtphát từ thực tế này tôi quyêt định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi rotại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec” làm đề tài khóaluận này với mục đích có thể đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện công tác quảntrị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec góp phầngiúp công ty thực hiện thành công các muc tiêu kinh doanh và giảm thiểu đến mứctối thiểu những tổn thất mà rủi ro gây ra cho hoạt đông kinh doanh của công ty
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề rủi ro kinh doanh và quản trị rủi ro trong kinh doanh là một trongnhững vấn đề được quan tâm nhiều trong những năm trở lại đây Vì vậy có rất nhiềucông trình nghiên cứu về vấn đề nay, một số công trình nghiên cứu về đề tài liênquan đến rủi ro kinh doanh và giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Cụthể:
- Luận văn tốt nghiêp- Ngô Thu Trang (năm 2009)- K41A1- khoa quản trịcông ty, trường Đại học Thương Mại- đề tài: “ giải pháp kiểm soát rủi ro trong côngtác mua hàng của công ty cổ phần tập đoàn A-Z” Nói về quản trị rủi ro như sau
“Quản trị rủi ro, trong đó chủ yếu là việc định kỳ phân tích, đánh giá các khả năngtiềm ẩn là một công cụ hữu hiệu giúp cho tổ chức có khả năng chuẩn bị các biệnpháp đối phó một cách chủ động Đây cũng là một công cụ mang tính hệ thống tạocho tổ chức một văn hóa phòng ngừa rủi ro có cân nhắc, qua đó, tạo sự phát triểnbền vững cho công ty”
-Giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh nội thất của công ty cổ phần bất động sảnnội thất Đất Việt –Luận văn tốt nghiệp / Phan Đình Bình-Khoa quản trị doanh
Trang 7nghiệp:2011- trường đại học Thương Mại Đã nói về quản trị rủi ro như sau: “ Quảntrị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hoặckhắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh, từ đó tạo điềukiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của công tygiảm đến mức thấp nhất cácthiệt hại cho công ty
-Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của công ty cổ phầndược phẩm Đông Âu-Luận văn tốt nghiệp / Nguyễn Thành Luân –Khoa quản trịdoanh nghiệp- trường đại học Thương Mại Nói về quản trị rủi ro như sau: “ Quảntrị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện đượcmức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ pháisinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức
độ mong muốn”
-Giáo trình quản tri rủi ro và bảo hiểm trong công ty- nhà xuất bản thống kênăm 2008 tác giả PGS.TS Võ Quang Thu nói về quản trị rủi ro như sau: “ Quản trịrủi ro là sự nhận dạng đo lường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tàisản và thu thập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chínhcủa một ngành kinh doanh hay của một công ty sản xuất
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài và các vấn đề nghiên cứu
đã được xác lập Việc nghiên cứu đề tài sẽ hướng tới các mục tiêu sau:
- Làm rõ nội dung lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh, giúp chongười làm về quản trị rủi ro nhận thức sâu sắc hơn những lý luận về quản trị rủi ro
và quản trị rủi ro trong kinh doanh
- Đánh giá thực tế vấn đề nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM
kỹ thuật và đầu tư Petec Tìm ra những thành công, tồn tại và những nguyên nhântồn tại trong thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty
TM kỹ thuật và đầu tư Petec
-Đề xuất giải pháp hoàn thiên công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Nội-4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
-Không gian: Chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec-Thời gian:Phân tích và nghiên cứu dữ liệu trong vòng 3 năm là 2010, 2011,2012
-Đối tượng nghiên cứu đề tài là:Công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh hà Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec bao gồm các hoạt động như: nhận dạng,
Trang 8nội-phân tích, kiểm soát và tài trợ rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật
và đầu tư Petec
- Đưa ra các đề xuất và định hướng đến năm 2020 của công tác quản trị rủi rotại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
5 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty
TM kỹ thuật và đầu tư Petec trong quá trình thưc tập
-Phương pháp phỏng vấn: Qua email, điên thoại trực tiếp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Qua các tài liệu, giáo trình, tài liệu về quảntrị rủi ro của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec…
6 Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong kinhdoanh của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong kinhdoanh tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chinhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Trang 9CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm rủi ro, rủi ro kinh doanh
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó luôn gắn liền với sự bấtđịnh, đó là sự nghi ngờ trong tư tưởng về khả năng tiên đoán tương lai của mỗi chủthể
Rủi ro kinh doanh là những vấn đề khách quan bên ngoài của chủ thể kinhdoanh, gây ra những khó khăn cho chủ thể trong quá trình thưc hiện mục tiêu kinhdoanh, tàn phá các thành quả đang có, buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn vềnguồn lực: tài lực, vật lực và nhân lực
1.1.2.Các đặc trưng của rủi ro.
- Tính đối xứng của rủi ro: trong một rủi ro luôn có tính đối xứng ( tính haimặt) Một rủi ro có thể gây thiệt hại, tổn thất cho chủ thể này nhưng là thuận công
ty lại là cơ hội cho công ty đối thủ cạnh tranh của họ
2 chỉ tiêu phản ánh đặc trưng của rủi ro là: tần suất rủi ro và biên độ rủi ro
- Tần suất của rủi ro: là khả năng, xác suất một rủi ro có thể xaỷ ra Tần suấtcủa rủi ro được tính bằng số lần xuất hiện của một rủi ro trong một khoảng thời giannhất định hay trong tổng số lần quan sát sự kiện
+ Tần suất của rủi ro cho thấy sự kiện bất lợi xảy ra ít hay nhiều trong mộtkhoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện
+ Tần suất của rủi ro phụ thuộc nhiều yếu tố như: loại rủi ro, môi trường xungquanh( tự nhiên), môi trường chính trị- pháp luật, môi trường kinh doanh, văn hóa,
xã hội, hành vi, suy nghĩ của con người tác động đến rủi ro
- Biên độ của rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác độngđến chủ thể( công ty)
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro, tổn thất phụ thuộc vào một số nhân
tố cơ bản sau:
+ Trị giá tài chính bị thiệt hại, bao gồm cả những mất mát tài sản hữuhình( như đổ vỡ, mất mát, hư hỏng…) hay những mất mát tài sản vô hình( như: cơhội, sụt giá, giảm giá trị thương mại…)
+ Khả năng tài chính của chủ thể chịu rủi ro, tổn thất
+ Phạm vi ảnh hưởng của rủi ro càng rộng, mức độ thiệt hại, tổn thất càng lớn
và ngược lại
+ Thái độ của con người với rủi ro, tổn thất
+ Đối tượng của rủi ro, tổn thất
Trang 10+ Tính chất của tường loại rủi ro.
1.1.3 Phân loại rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
a Phân loại theo tính chất của rủi ro:
-Rủi ro sự cố là những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quankhó tránh khỏi gắn với các yếu tố bên ngoài
-Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể Nếuxét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
+Rủi ro liên quan đến quá trình trước khi ra quyết định: liên quan đến việc thuthập xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
+Rủi ro trong quá trình ra quyết định: rủi ro phát sinh do ta chọn quyết địnhnày mà không chọn quyết định khác
+Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: rủi ro về sự tương hợpgiữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu
b Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:
Rủi ro thuần túy thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có
cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng sinh lợi,nhưng có khả năng tổn thất
- Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời nhưng cũng tồn tại mộtnguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng sinh lời vừa có khảnăng tổn thất
c Phân loại theo khả năng phân tán, chia sẻ:
+Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua nhữngthỏa hiệp đóng góp ( VD: tài sản, tiền bạc) và chia sẻ rủi ro
+Rủi ro không thể phân tán : là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về hay tàisản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vàoquỹ đóng góp chung
d Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của công ty:
- Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận
- Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả Pmax khôngtương hợp với tốc độ tăng trưởng của chi phí CPmin
-Giai đoạn suy thoái: rủi ro phá sản
e Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro
Rủi ro từ môi trương tự nhiên
Rủi ro từ môi trường kinh tế
Rủi ro từ môi trường chính trị - pháp luật
Rủi ro từ môi trường văn hóa - xã hội
Trang 11f Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang:
- Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyềnthống của công ty Ví dụ như từ nghiên cứu thị trường đến thiết kế sản phẩm, rồiđến nhập nguyên vật liệu, rồi sản xuất và tung sản phẩm ra thị trường
- Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn khácnhau như: nhân sự, tài chính, marketing, R&D…
g Phân loại theo đối tượng chịu rủi ro.
- Rủi ro về tài sản
- Rủi ro về nhân lực
- Rủi ro về trách nhiệm pháp lý
- Rủi ro về uy tín, trách nhiệm xã hội
h Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
- Rủi ro hệ thống là những rủi ro mang tính vĩ mô mà công ty không thể kiểmsoát được
- Rủi ro phi hệ thống là rủi ro mang tính vi mô tồn tại trong một bộ phận haychức năng riêng biệt nào đó của một công ty
1.1.4 Khái niệm quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là sự nhận dạng, phân tích- đo lường, kiểm soát và tài trợ cácloại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu thập từ các dịch vụ chính hay từ cáchoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh hay của một công
ty sản xuất nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của công ty, giảm đến mức thấp nhấtnhững thiệt hại về người và của cải của công ty
Các công việc chính trong quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiêp bao gồm:Nhận dạng và đối phó với các nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trìnhhoạt động của công ty; xây dựng các giải pháp đối phó với các rủi ro trong tươnglai; kiểm soát các rủi ro bằng cách loại bỏ, giảm nhẹ và phân tán rủi ro; dự phòngtrước các chi phí, nguồn lực tài chính cần thiết và đầy đủ trong trường hợp rủi roxảy ra
Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạtđộng của công ty Quản trị rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động mang tínhphòng ngừa mà còn là những hoạt động mang tính chủ động khi chủ động tiếp cận
và xử lý các tình huống phát sinh trong kinh doanh, dự báo các rủi ro và tổn thất cóthể đồng thời tìm các giải pháp làm giảm tới mức thấp nhất các tổn thất do rủi rogây ra
Trang 121.1.4.2 Vai trò của công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của cáccông ty Nó gắn liền với các hoạt động quản trị khác của công ty như: quản trị chiếnlược, quản trị tác nghiệp và thể hiện những vai trò cụ thể sau:
Thứ nhất, quản trị rủi ro với các hoạt động nhận dạng rủi ro, phân tích- đolường rủi ro, kiểm soát- tài trợ rủi ro Giúp nhà quản trị rủi ro có nhận thức đúng vềrủi ro và chủ động trong việc đối phó với rủi ro
Thứ hai, quản trị rủi ro góp phần đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhất các mụctiêu kinh doanh và sứ mạng kinh doanh của công ty
Khi tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro, mọi hoạt động của công ty đềuđược xem xét dưới góc độ quản trị rủi ro, vì thế tạo nên một môi trường tương đối
an toàn , với các yếu tố được kiểm soát để cho các hoạt động kinh doanh của công
ty diễn ra một cách thuận lợi và liên tục
Thứ ba, quản trị rủi ro góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực đồng thời giảm thiểu tới mức thấp nhất, hoặc tránh được các tổn thất vềnguồn lực cho công ty
Ngoài ra, quản trị rủi ro còn có vai trò với công ty như:
- Giúp tăng vị thế, uy tín của công ty và nhà quản trị
- Giúp tăng độ an toàn trong hoạt động của công ty
- Là cơ sở vững chắc để công ty thực hiện thành công các hoạt động kinhdoanh mạo hiểm
1.2 Các nội dung của đề tài.
1.2.1 Nội dung của quản trị rủi ro.
1.2.1.1 Nhận dạng rủi ro
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống cácrủi ro có thể xảy ra rong hoạt động kinh doanh của công ty, nghĩa là phải xác địnhmột danh sách các rủi ro mà công ty có thể gặp bao gồm rủi ro sự cố cũng như cácrủi ro gắn với quá trình ra quyết định
Nhận dạng rủi do nhằm xác định mối hiểm hoa, mối nguy hiểm và nguy cơ rủi
ro Trong đó, mối hiểm họa là các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất
và mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra
Mối nguy hiểm: là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến rủi ro,tổn thất
Nguy cơ rủi ro: là khả năng một rủi ro đã được nhận dạng và dự báo có thểxảy ra trong tương lai
Trang 13Các rủi ro thường bắt nguồn từ các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài công ty,
đó là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô/ môi trường chung, các yếu tố thuộc môitrường ngành của công ty và các yếu tố thuộc môi trường bê trong cuả công ty Do
đó để nhận dạng chính xác và hiệu quả người ta sử dụng các phương pháp sau đây:Phương pháp I: Sử dụng bảng liệt kê hay bảng câu hỏi
Theo phương pháp này, nhà quản trị tiến hành sử dụng các câu hỏi để nhậndạng các mối hiểm họa, mối nguy hiểm và nguy cơ
Tuy nhiên phương pháp nay không thể liệt kê hết tất cả các rủi ro, đặc biệt làrủi ro bất thường Ngoài ra, phương pháp này lại tập trung vào rủi ro thuần túy chứchưa chú trọng đến các rủi ro suy đoán
Phương pháp II: Phân tích tài chính
Phương pháp III: Phương pháp xương cá
Phương pháp IV: Phương pháp thanh tra hiệu trưởng
Phương pháp V: Làm việc với các bộ phận trong công ty
Phương pháp VI: Làm việc với các nguồn bên ngoài công ty
Phương pháp VII: Làm việc hệ thống tổ chức
1.2.1.2 Phân tích- đo lường ruỉ ro.
a Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình phân tích các mối hiểm họa, mối nguy hiểm, nguy
cơ dựa trên ba cách tiếp cận sau:
Thứ nhất: Dựa trên cơ sở liên quan đến con người
Thứ hai: Dựa trên các cơ sở liên quan đến kỹ thuật
Thứ ba: Dựa trên cơ sở liên quan đến cả con người, cả kỹ thuật
b Đo lường rủi ro
Trong đo lường rủi ro người ta sử dụng các phương pháp sau đây:
- Nhóm các phương pháp định lượng: gồm phương pháp trực tiếp và gián tiếp.+ Phương pháp trực tiếp: xác định tổn thất bằng cách cân đo đếm thôngthường Ưu điểm của phương pháp này là lượng hóa chính xác những tổn thất xảy
ra trong thực tế, tuy nhiên phương pháp này không kinh tế đối với các đối tượng rủi
ro có chi phí thấp
+ Phương pháp gián tiếp: là phương pháp dự đoán để xác định tổn thất.Phương pháp này áp dụng đối với các tổn thất vô hình như mất cơ hội kinh doanh,giảm sút sức khỏe tinh thần, mất uy tín thương hiệu sản phẩm
Phương pháp này có ưu điểm là: xác định được những tổn thất mà phươngpháp trực tiếp không thể tính được nhưng nó cũng có những nhược điểm như độ tincậy không cao vì các kết quả vì các kết quả thu được chỉ dựa vào các dự đoán của
Trang 14nhà quản trị rủi ro thông qua việc tính toán các giá trị xác suất trên một mẫu nhấtđịnh.
Phương pháp định tính: bao gồm phương pháp cảm quan và phương phápphân tích tổng hợp
+ Phương pháp cảm quan: là phương pháp dựa trên kinh nghiệm của chuyêngia để xác định tỷ lệ tổn thất từ đó ước lượng tổng tổn thất Ưu điểm của phươngpháp này là sự xác định nhanh chóng, kịp thời giá trị tổn thất sơ bộ, tuy nhiên kếtquả thu được có độ tin cậy không cao
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp cáccông cụ kỹ thuật và tư duy để đánh giá mức độ tổn thất
Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá chính xác tổn thất về cả nội dung
và hình thức, nhưng khi xuất hiện nhiều rủi ro thì phương pháp này cần nhiều chiphí về thời gian và tiền bạc
- Phương pháp dự báo tổn thất : dự báo tổn thất rủi ro xảy ra từ việc xác địnhcác xác suất rủi ro và mức độ tổn thất trung bình của rủi ro để xác định các biệnpháp phòng ngừa phù hợp
Tổn thất trung bình có thể xác định bằng công thức sau:
T = N P T(tb)Trong đó: T là tổn thất trung bình có thể xảy ra
N là số lần quan sát hoặc dự kiến xảy ra trong tương lai
P là xác suất rủi ro
T(tb) là tổn thất trung bình của mỗi biến cố
Ưu điểm của phương pháp này là đo lường nhanh chóng, giảm thiểu chi phí tàichính và thời gian Tuy vậy phương pháp này có độ tin cậy không cao và thườngkhông áp dụng cho các đối tượng chịu rủi ro có giá trị cao, quý hiếm
Thông qua các phương pháp đo lường trên, nhà quản trị rủi ro xác định tần sốxuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chúng từ đó đưa chúng vào các nhóm trongbảng dưới đây:
Tần số xuất hiển rủi ro
Cao
Tần số xuất hiện rủi ro
ThấpMức độ nghiêm trọng
Trang 15Nhóm I là nhóm gồm các rủi ro có tần số xuất hiện rủi ro cao và mức độnghiêm trọng cao Đây là nhóm rủi ro mà nhà quản trị rủi ro phải lưu ý nhất và đầu
tư phần lớn các nguồn lực để tiến hành đo lường, kiểm soát và tài trợ
Nhóm II là nhóm gồm các rủi ro có tần số xuất hiện thấp nhưng mức độnghiêm trọng cao
Nhóm III là các rủi ro có tần số xuất hiện cao nhưng mức độ nghiêm trọngthấp
Nhóm IV bao gồm các rủi ro có tần số xuất hiện thấp và mức độ nghiêm trọngthấp
1.2.1.3 Kiểm soát rủi ro.
- Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, cáccông cụ, các chiến lược, các chương trình… để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu tớimức thấp nhất những tổn thất khi rủi ro xảy ra Thực chất đó là việc phòng chống,hạn chế rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh của công ty
- Kiểm soát rủi ro mang tính tích cực, chủ động với mục đích cải thiện môitrường kinh doanh làm tăng độ an toàn trong kinh doanh, là điều kiện vững chắc đểhoạt động kinh doanh của công ty diễn ra ổn định an toàn, đồng thời giúp công tynâng cao năng lực cạnh trang của mình
Thông qua hoạt động kiểm soát rủi ro,công ty có thể mạo hiểm và nắm bắt các
cơ hội kinh doanh để tạo lợi nhuận lớn
Kiểm soát rủi ro phải có những biện pháp toàn diện và đồng bộ như: mua bảohiểm, tổ chức hoạt động của nhà quản trị rủi ro và các biện pháp nhận dạng, đolường và phân tán rủi ro được thực hiện theo các nội dung sau:
Né tránh rủi ro: là việc chủ động né tránh các hoạt động có thể khiến rủi ro xảy
ra hay loại bỏ các nguyên nhân gây ra rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độnghiêm trọng khi rủi ro xảy ra Ngăn ngừa rủi ro tập trung vào các mối hiểm họa,mối nguy hiểm, các yếu tố môi trường, sự tương tác giữa các yếu tố này
Giảm thiểu rủi ro: là các biện pháp nhằm làm giảm giá trị tổn thất khi rủi roxảy ra Có một số biện pháp cụ thể như: tận dụng những tài sản còn có thể sử dụng,chuyển nợ cho bên thứ ba, xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro, thựchiện dự phòng các hoạt động dự phòng
1.2.1.4 Tài trợ rủi ro
Khái niệm: tài trợ rủi ro là các hoạt động được tiến hành để cung cấp cácphương tiện nhằm bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra
Trang 16Tài trợ rủi ro là cần thiết bởi vì cho dù công ty có nỗ lực đến mức độ nào tronghoạt động kiểm soát rủi ro thì vẫn không thể kiểm soát được tất cả các rủi ro và khi
đó có thể xảy ra tổn thất
Để tài trợ rủi ro người ta sử dụng các biện pháp sau:
Tự tài trợ: là việc ca nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro, tự bùđắp các rủi ro bằng chính các nguồn lực của mình hay đi vay Trong điều kiện nhàquản trị không nhận dạng được rủi ro, không đo lường được mức độ nghiêm trọngcủa rủi ro hoặc không nỗ lực trong xử lý các rủi ro thì khi đó các biện pháp tự tài trợ
sẽ mang tính bị động Ngược lại khi nhà quản trị nhận dạng được rủi ro, xác địnhđược mức độ nghiêm trọng của rủi ro thì họ sẽ chủ động xây dựng các biện pháp và
kế hoạch phòng ngừa và kế hoạch tài trợ
Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác.Chuyển giao rủi ro bao gồm chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phibảo hiểm
Có ba kỹ thuật trong tài trợ rủi ro đó là: tự tài trợ là chủ yếu kết hợp vớichuyển giao rủi ro một phần, chuyển giao rủi ro là chủ yếu kết hợp với tự tài trợmột phần và 50% là tài trợ với 50% là chuyển giao rủi ro
1.2.2 Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro.
+ Nguyên tắc I: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu Tất cả các hoạt độngquản trị trong mọi lĩnh vực kể cả quản trị rủi ro đều hướng đến mục đích chung củacông ty là phát triển hoạt động kinh doanh Quản trị rủi ro có vai trò phát huy tối đacác nguồn lực và hạn chế tới mức tối thiểu các tổn thất để hướng vào mục tiêuchung của toàn công ty
+ Nguyên tắc II: Quản trị rủi ro phải gắn với trách nhiệm nhà quản trị Tất cảmọi hoạt động liên quan đến quản trị đều gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị
và quản trị rủi ro cũng không ngoại lệ Nhà quản trị rủi ro có nhiệm vụ điều hành bộmáy quản trị rủi ro từ khâu nhận dang, phân tích, kiểm soát và tài trợ rủi ro vì vậynhà quản trị rủi ro phải chịu mọi hậu quả cũng như thành tựu mà các hoạt độngquản trị rủi ro mang lại
+ Nguyên tắc III: Quản trị rủi ro phải gắn với tổ chức Hoạt động kinh doanh
là hoạt đông liên quan đến toàn tổ chức, toàn công ty chứ không riêng gì tổ chứcnào Vì vậy hoạt động quản trị rủi ro cũng phải gắn với toàn bộ tổ chức, toàn bộcông ty bởi nếu tách riêng ra thì rủi ro trong một khâu hoặc một bộ phận cũng ảnhhưởng đến toàn bộ tổ chức, công ty
+ Nguyên tắc IV: Đích của quản trị rủi ro là cho phép công ty thực hiện cácmục tiêu đã được xác định bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp một cách hiệu
Trang 17quả nhất Mọi hoạt động của quản trị đều có đích là hoàn thành mục tiêu kinh doanhcủa công ty Dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đích cuối cùng của quản trị rủi ro cũng
là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đềra
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a Môi trường chính trị- pháp luật
Với một môi trường chính trị bất ổn, công ty sẽ luôn gặp phải các rủi ro bấtkhả kháng không lường trước được Hậu quả của những loại rủi ro này rất nghiêmtrọng với một tổ chức, vi rủi ro chính trị thường là nguyên nhân của nhiều rủi ro, tổnthất khác và tạo ra “ chuỗi rủi ro”
Rủi ro từ môi trường pháp luật thường xuất phát từ hệ thống pháp luật không
ổn định, có nhiều sơ hở và thiếu nhất quán Sự thay đổi theo hướng bất lợi của cácquy phạm, quy định của văn bản pháp lý, hoặc sự chồng chéo của các văn bản phápluật là nguyên nhân làm tăng rủi ro trong kinh doanh Vì vậy công ty sẽ phải đốimặt với nhiều loại rủi ro hơn và công tác rủi ro cũng sẽ gặp phải nhiều khó khănhơn trong quá trình tác nghiệp của mình Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức, cánhân không nắm vững những thay đổi, không theo kịp những chuẩn mực mới,không kịp thay đổi thì chắc chắn sẽ gặp phải những rủi ro, tổn thất lớn
b.Môi trường kinh tế
Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh tế như: khủng hoảng, lạm phát, cung cầubất ổn, giá cả thất thường, chính sách tiền tệ thay đổi… là những rủi ro ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp đến công ty gây ra nhiều khó khăn tổn thất cho công ty và rấtkhó lường trước được Các công ty nếu không có hoạt động quản trị rủi ro sẽ rất bịđộng trước những rủi ro từ môi trường kinh tế này, để giảm thiểu hàn chế những tổnthất của rủi ro kinh tế các công ty phải luôn chủ động với hoạt động quản trị rủi rokinh tế
c.Rủi ro từ môi trường văn hóa- xã hội
Rủi ro từ môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về tínngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống… của các dân tộc khác nhau, từ đó dẫn đếncách hành xử không phù hợp gây thiệt hại, mất mát cơ hội kinh doanh
Rủi ro do môi trường xã hội xuất phát từ những thay đổi các chuẩn mực giátrị, cấu trúc giá trị, dân số, dân cư… Nếu công ty thiếu hiểu biết về xã hội sẽ gặpkhó khăn,bất trắc, rủi ro nhiều
d.Môi trường tự nhiên
Trang 18Các rủi ro gặp phải do môi trường tự nhiên như: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất,núi lửa, song thần…sẽ gây thiệt hại rất nhiều về người và của và rất khó phóngtránh được Các rủi ro này thường có đặc điểm chung là: khó dự báo, dự đoán, diễn
ra trên quy mô rộng lớn làm các công ty bị thiệt hại nặng nề Vì vậy, các công tyluôn phải chủ động với công tác quản tri rủi ro môi trường tự nhiên để phần nào hạnchế những tổn thất, mất mát do thiên tai từ môi trường tự nhiên gây ra
1.3.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô.
a Nhà cung cấp
Các rủi ro có thể gặp phải từ phía nhà cung cấp như: rủi ro do nhà cung cấpkhông đủ năng lực, không đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng hànghóa mà công ty yêu cầu, kéo theo công ty cũng không kịp cung ứng đủ hàng hóacho khách hàng, gây mất uy tín và các cơ hội kinh doanh, đồng thời công ty cũnggặp nhiều tổn thất, mất mát do mất khách hàng, đôi khi công ty sẽ phải bồi thườnghợp đồng cho khách hàng đối tác nếu vi phạm điều khoản giao hàng…
b Khách hàng
Khách hàng là một áp lực ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt dộng sản xuất kinhdoanh của công ty Các rủi ro có thể gặp phải từ phia khách hàng: bị khách hànggây sức ép, hàng hóa của công ty không thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách hàngnên không được khách hàng đón nhân, không bán được hàng, thói quen tiêu dungcủa khách hàng thay đổi, long trung thành của khách hàng thay đổi…
c.Đối thủ cạnh tranh
Một đối thủ cạnh tranh có nguồn lực dồi dao, tiềm lực tài chính mạnh và chiếnlược kinh doanh đúng đắn sẽ gây khó khăn cho công ty, tạo ra thách thức và rủi rocho hoạt động kinh doanh của công ty Các rủi ro có thể gặp phải từ phía đối thủcạnh tranh như: rủi ro bị đối thủ cạnh tranh gây áp lực, gây khó dễ, rủi ro về giá cả,thị phần, mất khách hàng, làm giả sản phẩm của công ty…
d Cơ quan quản lý nhà nước
Trong tất cả các hoạt động quản trị trong kinh doanh thi đều phải chịu nhữngtác động, điều tiết của các cơ quan quan lý nhà nước và hoạt động quản trị rủi rocũng không ngoại lệ Hoạt động quản trị rủi ro trong từng doanh nghiệp cũng phải
áp dụng theo các điều lệ mà các cơ quan quản lý nhà nước đề ra
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
a Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính mạnh, cơ sở vật chất tốt, hiện đại tạo điều kiện thuận lợicho hoạt dộng kinh doanh của công ty Ngược lại, tình hình tài chính của công tygặp khó khăn sẽ gây
Trang 19ra nhiều rủi ro của công ty như: mất cơ hội kinh doanh do thiếu thốn nguồnlực tài chính, mất khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh…
b Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Kỹ thuật là nhân tố nền tảng quyêt định sản xuất, năng suất lao động trong quámọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Những rủi ro do cơ sở vật chất kỹthuật như: công ty áp dụng dây truyền kỹ thuật cũ, lạc hâu làm giảm năng lực cạnhtranh của công ty, khoa học kỹ thuật mới ra đời nhanh chóng được áp dụng se lànguy cơ rủi ro trong đàu tư của nhiều doanh nghiệp đang áp dụng kỹ thuật cũ
c.Đội ngũ nhân viên
Những rủi ro gặp phải từ sự yếu kém của đội ngũ nhân viên như: xác định sainhu cầu khách hàng, đánh giá sai chất lượng chất lượng nguồn hàng, khả năng giaotiếp đàm phán kém khiến công ty bị ép giá, năng lực đàm phán kém dẫn đến mấthợp đồng, sai sót trong các điều khoản hợp đồng Ngoài ra công ty còn có thể gặprủi ro do thiếu hụt nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên tay nghề cao bỏ công ty đểtìm đến các công ty đãi ngộ tốt hơn gây nhiều khó khăn, tổn thất cho công ty…
Trang 20CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI-TỔNG
CÔNG TY TM KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC 2.1: Khái quát về công ty.
2.1.1 Quá trình hình hình thành và phát triển của công ty:
Quá trình phát triển:
- Năm 1994 nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố
Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực miền bắc ban giám đốc công ty TM kỹ thuật vàđầu tư Petec đã quyết định thành lập một chi nhánh tại thành phố Hà Nội nhằmphục vụ hoạt động kinh doanh xăng dầu tại khu vực
- Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 10 tỉ đồng để lắp ráp may móc thiết bị vàcông nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thời gian đầu hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, do mới thành lập nên còntồn tại nhiều hạn chế về nhân sự, thị trường cơ sở vật chất, khách hang… đã làmcho kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh không được như mong muốn Quathời gian dài vượt khó, chi nhánh đã tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện trênmọi lĩnh vực để có thể thích ứng với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường,thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước Quá trình đó vừamang tính khách quan vừa mang tính tất yếu đối với doanh nghiệp
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
+) Chức năng: PETEC là một trong 11 công ty đầu mối được phép xuất nhậpkhẩu xăng dầu Phần lớn nguồn hàng nhập khẩu được mua từ những hãng cung cấp
Trang 21có nhà máy lọc dầu như Shell, SPC, Unipex hoặc qua các trader nhưng có nguồnhàng ổn định nên nguồn cung là tương đối ổn định PETEC cũng là một đầu mốilớn tiêu thụ sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất, góp phần đưa xăng dầumang nhãn hiệu Việt đầu tiên đến với người tiêu dùng.
+) Nhiệm vụ: Thực hiện các mục tiêu chiến lược được định hướng từ tổngcông ty
Bán buôn, bán lẻ xăng dầu trên thị trường miền Bắc
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Nguồn: Phòng tổng hợp
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật
và đầu tư Petec
Bộ máy công ty được tổ chức theo kiểu chức năng, đứng đầu là ban giám đốc.Ban giám đốc có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, thực hiệncác hoạt động quản trị theo định hướng của tổng công ty Dưới ban giám đốc là cácphòng ban liên quan thực hiện từng hoạt động của công ty Các phòng ban này luôn
có sự tương tác và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Kinh doanh xăng dầu bao gồm: Xăng 92, Dầu DO 0,05%, Dầu DO 0,25%,Xăng ES
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010-1012
Cửa hàngPETEC 2
Phòng kếtoán
Phòng tổnghợp
Ban giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng phát triển thị trường
Cửa hàng PETEC 1
Trang 22Bảnge2 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty PETEC-chi nhánh
Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng/%.
STT Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh năm 2011/ 2010
So sánh năm 2012/ 2011 Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh lệch
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM
kỹ thuật và đầu tư Petec ta thấy được chi nhánh đang hoạt động có hiệu quả, mứclợi nhuận sau thuế thu được trong 3 năm gần đây đều ở mức trên 100 tỷ đồng.Mức lợi nhuận mà nhiều công ty kinh doanh xăng dầu khu vực phía bắc mongmuốn
Tuy nhiên mức lợi nhuận năm 2012 có mức giảm sút đáng kể so với năm
2011, tổng lợi nhuận đạt được giảm 29.049 tỷ đồng hay 21,88% Điều này là doảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng với sự điều chỉnh kế hoạch kinh doanhcủa công ty cũng như chiến lược của tổng công ty đồng thời có sự điều chỉnh củanhà nước về thị trường xăng dầu
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh hà nội-Tổng công
ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
2.2.1 Những rủi ro và tổn thất mà chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec từ 2010 đến 2012
Từ kết quả điều tra cho thấy các rủi ro mà công ty thường xuyên phải đối mặtnhất là các rủi ro thuộc nhóm rủi ro về cháy nổ, vận chuyển và từ các sai lầm củaquá trình tác nghiệp của chi nhánh Ngược lại các rủi ro thuộc nhóm pháp luậtchính trị, rủi ro do tự nhiên, cạnh tranh được đánh giá ít có khả năng xảy ra Đề thấy
rõ hơn thưc trạng các rủi ro công ty phải đối mặt, dưới đây là số liệu thống kê cácrủi ro và tổn thất đã xảy ra tại công ty từ 2010-2012
Trang 23Bảng2 2: Thống kê rủi ro xảy ra tại công ty giai đoạn 2010 – 2012.
2010 2011 2012 Trung
bìnhRủi ro liên
quan đến
nhân lực
Nguồn: Báo cáo của phòng Tổng hợp
Bảng trên đây được thống kê từ các báo cáo nội bộ về môi trường làm viêc, tainạn lao động, báo cáo hoạt động sản xuất, báo cáo từ các bộ phận kinh doanh, pháttriển thị trường, kế toán trong giai đoạn 2010-2012 Có thể thấy nhân viên ốm đauxảy ra với tần xuất cao nhất, trung bình mỗi năm có 37 vụ trong đó chủ yếu là bệnhnghề nghiệp như nhức đầu, bệnh liên quán đến da, thần kinh, gan và phổi Rủi ro vềcháy nổ cây xăng không xảy ra do chi nhánh có những trang thiết bị phòng cháychữa cháy hiện đại
Trang 242.2.2 Các nội dung của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tại chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
2.2.2.1 Công tác nhận dạng rủi ro tại chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
- Phương pháp nhận dạng: Công ty sử dụng 2 phương pháp nhận dạng:phương pháp lưu đồ, phương pháp khảo sát hiện trường
- Công ty tiến hành nhận dạng rủi ro theo từng quy trình kinh doanh của công
ty như sau:
Chi nhánh chủ yếu hoạt động theo hình thức bán buôn và bán lẻ xăng dầu, do
đó quy trình kinh doanh chủ yếu gồm các giai đoạn sau:
+) Nhập hàng từ tổng công ty: Xây dựng kế hạch nhập hàng vận chuyểnhàng từ tổng công ty về chi nhánh Lưu kho và phân phối đến kho của hai cửahàng bán lẻ
Công ty đã nhận dạng một số rủi ro có thể xảy ra ở quy trình này như:
Xây dựng kế hoạch sai sót dẫn đến ứ đọng hàng hóa
Mưa, bão dẫn đến khó khăn trong vận chuyển dẫn tới chi nhánh thiếu hàngbán
Hàng nhập về chậm
Xe bồn chở xăng bị hỏng
Tai nạn trên đường nhập xăng về chi nhánh
+) Bán hàng: Dự báo bán hàng Xây dựng kế hoạch bán Triển khaibán hàng (bán buôn và bán lẻ xăng dầu) Thanh toán và cung ứng dịch vụ saubán
Công ty đã nhận dạng một số rủi ro có thể xay ra ở quy trình này như:
Đối tác mua buôn từ chối nhập hàng
Dự báo và xây dựng kế hoạch bán hàng sai sót
Khách hàng chậm thanh toán quá 6 tháng
Khách hàng nghi bán xăng bẩn
Chập cháy thiết bị sử dụng điện
Rò rỉ hệ thống truyền dẫn xăng
Cháy nổ ở cây xăng
- Xác định nguồn rủi ro từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh hà nội-Tổngcông ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec
Các rủi ro trong kinh doanh của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật
và đầu tư Petec chủ yếu xuất phát từ phía sản xuất và cháy nổ, từ phía vận chuyển
và từ chính những sai lầm trong hoạt động tác nghiệp của chi nhánh Hà Nội- tổngcông ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec