1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home.

54 804 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 507 KB

Nội dung

Việc nắm rõ và dự báo được những rủi ro trong kinh doanh giúpdoanh nghiệp có những biện pháp đối phó với các rủi ro kịp thời từ đó hạn chế đượcnhững tổn thất mà rủi ro mang lại, nâng cao

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH ViệtHome

2 Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Chuyển

3 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan

4 Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 01/03/2013 đến 20/04/2013

5 Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra tính cấp thiết của đề tài và phân định nội dung nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong kinh doanh và các giải pháp hoànthiện công tác quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp

Đánh giá thực trạng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tạicông ty TNHH Việt Home và tình hình quản trị rủi ro tại công ty

Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro củacông ty TNHH Việt Home

6 Nội dung nghiên cứu

Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, quản trị rủi ro là một hoạt động vôcùng cần thiết đối với mọi doanh nhiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành kinhdoanh nội thất Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt gây áp lực chocác doanh nghiệp phải giảm các chi phí do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, vìvậy các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh và đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải làm tốt công tácquản trị rủi ro Tuy nhiên, ở một phần rất lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay,việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động quản trị rủi ro không được quan tâm một cáchđầy đủ Hơn nữa hiện nay có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quản trị rủi romột cách đồng bộ và toàn diện dẫn đến các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soátcác rủi ro và hạn chế tổn thất hiệu quả nhất Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cầnchú trọng tới công tác quản trị rủi ro đặc biệt là các rủi ro trong kinh doanh nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời ứng phó với những điều kiện bấtlợi của nền kinh tế Việc nắm rõ và dự báo được những rủi ro trong kinh doanh giúpdoanh nghiệp có những biện pháp đối phó với các rủi ro kịp thời từ đó hạn chế đượcnhững tổn thất mà rủi ro mang lại, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay

Trang 2

Qua những nhận định trên cùng với kiến thức đã được học tại nhà trường vàquá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp Em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoànthiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home”.

Đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro của doanhnghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoàn thiện công tác quản trị rủi rocủa công ty TNHH Việt Home

Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi

ro của công ty TNHH Việt Home

Mặc dù đã rất cố gằng nhưng với kiến thức còn hạn chế, thời gian và các điềukiện nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót Vì vậy em rấtmong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện đề tài nàyhơn nữa

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Sau thời gian thực tập thực tế tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Home, em

đã hoàn thành đợt thực tập và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp của mình Trong suốtquá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Quản trị doanh nghiệp, các

cô chú lãnh đạo và các anh chị nhân viên trong công ty TNHH Việt Home Với lòngkính trọng và biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học ThươngMại, các thầy cô trong khoa Quản trị doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho em có cơ hộihọc tập và có thời gian đi thực tập để học hỏi kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan là người

đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp từ khi emviết đề cương đến khi em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Nhờ có sự hướng dẫn tậntình của cô mà em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Văn Chuyển

MỤC LỤC

Trang 4

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm rủi ro 4

1.1.2.phân loại rủi ro 5

1.1.3 Khái niệm Quản trị rủi ro 6

1.2 Nội dung quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp 6

1.2.1 Nhận dạng rủi ro 6

1.2.2 Phân tích rủi ro 8

1.2.4 Kiểm soát rủi ro 10

1.2.5 Tài trợ rủi ro 11

1.3.1 Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOME 13

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Việt Home 13

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Việt Home 13

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Việt Home 15

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home 16

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home 17

Trang 5

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt

Home 18

2.2.1.Các nhân tố bên ngoài 18

2.2.2 Các nhân tố bên trong 20

2.3 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home trong ba năm gần đây ( 2010 – 2012) 22

2.3.1 Nhận dạng rủi ro của công ty TNHH Việt Home 22

2.3.2 Phân tích rủi ro của công ty TNHH Việt Home 24

2.3.3 Đo lường rủi của công ty TNHH Việt Home 26

2.3.4 Kiểm soát rủi ro của công ty TNHH Việt Home 27

2.3.5 Tài trợ rủi ro của công ty TNHH Việt Home 27

2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home 28

2.4.1.Những thành công đạt được và nguyên nhân của những thành công trong hoạt động quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home 28

2.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 29

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOME 30

3.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty TNHH Việt Home đến năm 2015 30

3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty TNHH Việt Home 30

3.1.2 Chiến lược phát triển của công ty TNHH Việt Home 31

3.3 Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home 33

3.3.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty 33

3.3.2 Một số kiến nghị với nhà nước 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Ma trận về tần số và biên độ rủi ro 17

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm của công ty TNHH Việt Home từ năm 2010 – 2012 25

Trang 6

Bảng 2.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Việt Home (từ 2010 - 2012) 29Bảng 2.3 Tình hình xảy ra rủi ro trong kinh doanh tại công ty TNHH Việt Home từ năm 2010 đến 2012 Error: Reference source not found

Bảng 2.4 Liệt kê một số nguy cơ rủi ro, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế nguy

cơ rủi ro trong công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home.Error: Referencesource not found

Bảng 2.5 Bảng đo lường tổn thất rủi ro của công ty TNHH Việt Home trong 3 năm từ

2010 đến 2012 Error: Reference source not found

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ rủi ro của công ty TNHH Việt Home (từ 2010 - 2012)

Error: Reference source not found

Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của công ty Việt Home 3 năm

từ năm 2013 - 2015 Error: Reference source not found

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 7

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Việt Home Error: Reference source not found

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

STT Viết tắt Diễn giải

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển của công nhiệp vàdịch vụ đang dần chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân của không chỉ Việt Nam mà

đó còn là xu hướng chung trên toàn thế giới Sự phát triển của nền kinh tế mở ra nhiều

cơ hội làm ăn mới cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều thuậnlợi để phát triển và mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội chocác doanh nghiệp hợp tác rộng rãi và dễ dàng hơn Sự phát triển của nền kinh tế cũngkéo theo nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao hơn, nhu cầungày càng phong phú và đa dạng hơn, vì thế các doanh nghiệp có thể mở ra cho mìnhnhiều thị trường và hướng kinh doanh mới để đáp ứng nhu cầu ngà càng cao của ngườidân từ đó thu được nhiều hiệu quả cũng như lợi nhuận hơn trong kinh doanh Nền kinh

tế phát triển không chỉ mang lại những cơ hội mà còn mang lại cho các doanh nghệp

cả những thách thức và rủi ro Nền kinh tế phát triển và quá trình toàn cầu hoá còn giatăng thêm cho các doanh nghiệp những khó khăn mới như sự cạnh tranh cao hơn vàngày càng khốc liệt hơn Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp có thể gặp

cả những khó khăn những rủi ro không chỉ xuất hát từ sự phát triển của nền kinh tế mà

có thể do nhiều yếu tố khác mang lại như do sự phá hoại của kẻ xấu, do thiên nhiên,thời tiết dẫn đến bất lợi, … Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố tác động từ bênngoài, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các rủi ro xuất phát từ nội tại bên trongdoanh nghiệp như từ sự thiếu trách nhiệm của các nhân viên

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Home là công ty độc quyền chuyên phânphối ray trượt giảm chấn của GARIS Internation Hardware Produce tại Việt Nam Kể

từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động đến nay đã gặp không ít những rủi ro dẫn đếnnhững tổn thất không nhỏ cho công ty Do là một công ty với quy mô không lớn nênban quản trị của công ty vẫn chủ yếu tập trung vào các chiến lược nhằm phát triển thịtrường và mở rộng quy mô doanh nghiệp mà vẫn chưa chú ý tới tầm quan trọng củacông tác quản trị rủi ro, đề nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc giảm thiểu những rủi ro là công việc cầnthiết nên làm để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tránh những tổn thất và thiệt hạikhông đáng có để từ đó tập trung hết nguồn lực của doanh nghiệp vào quá trình pháttriển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mặt khác, chưa có nhiều nghiên cứu nào về đề tài Hoàn thiện công tác quản trịrủi ro của công ty TNHH Việt Home, chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhằm tìm ranguyên nhân của những thiếu xót và đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những hạnchế để việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có hiệu quả hơn

Trang 10

Từ lý luận và thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH Việt Home, em nghĩ rằngviệc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty Việt Home làcần thiết qua đó góp phần giúp công ty thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanh

và giảm thiểu tới mức nhỏ nhất những tổn thất mà rủi ro gây ra trong lĩnh vực kinhdoanh nội thất của công ty

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.

Vấn đề về rủi ro kinh doanh và quản trị rủi ro kinh doanh là một trong nhữngvấn đề được quan tâm nhiều trong những năm trở lại đây

Qua tra cứu và tìm hiểu em thấy rằng có những đề tài nghiên cứu có liên quannhư sau:

1 Phạm thị Hòa - Luận văn tốt nghiệp năm 2010 , “Giải pháp phòng ngừa và

giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua mặt hàng đá Granite và đá Marble của Công

ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại An Thái” - Lớp k42A6 - Trường Đại Học

Thương mại

Tác giả hệ thống một số lý thuyết về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tronghoạt động mua hàng, hệ thống các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tronghoạt động mua hàng của công ty

2 Nguyễn Thị Nhung - Luận văn tốt nghiệp năm 2011 “Giải pháp phòng ngừa

và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại Công ty CPĐT & TM Hòa Bình Minh ”, - Lớp

K5HQ1C - Trường Đại học Thương mại

Tác giả đã hệ thống các lý thuyết cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro trong kinhdoanh, đồng thời nghiên cứu thực trạng về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh và

từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tạiCông ty CPĐT & TM Hòa Bình Minh

3 Phan Đình Bình - Luận văn tốt nghiệp năm 2011 , “Giải pháp quản trị rủi ro

trong kinh doanh nội thất của công ty cổ phần bất động sản nội thất Đất Việt” - Lớp

K43A4 - Trường Đại Học Thương mại

Tác giả đã hệ thống các lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh, trên cơ

sở lý luận đã xây dựng và đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh nội thấtcủa Công ty Đất Việt

Như vậy, các đề tài của các tác giả Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Nhung, Phan

Đình Bình đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản, phân tích thực trạng các rủi ro và đưa ramột số giải pháp kiểm soát rủi ro Có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro trong các lĩnhvực kinh doanh khác nhau, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi

ro trong lĩnh vực kinh doanh nội thất Vì vậy em chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác

quản trị rủi ro của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Home” để nghiên cứu trong

phạm vi của khoá luận này

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Mục đích của đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh nội thất của Công ty TNHH Việt Home.Việc nghiên cứu đề tài hướng tới các mục đích sau :

 Khái quát một số lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của công ty TNHHViệt Home

 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro củaCông ty TNHH Việt Home

4 Phạm vi nghiên cứu.

Về mặt Thời gian : Đề tài ngiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro củaCông ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và đưa ra các giải pháp hoàn thiệncông tác quản trị rủi ro cho giai đoạn năm 2013 - 2015

Về Mặt Không gian: Đề tài có không gian nghiên cứu là Hà Nội và lĩnh vựckinh doanh nội thất của công ty TNHH Việt Home

Về nội dung: Trên cơ sở lý luận về rủi ro và công tác quản trị rủi ro kinh doanhcủa doanh nhiệp Thực trạng công tác quản trị rủi ro kinh doanh nội thất trong công tyTNHH Việt Home Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty trong thờigian tới

5 Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Để nắm bắt thực trạng về công tác hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công

ty TNHH Việt Home và hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, em đã tiếnhành thu thập thông tin có liên quan đến công tác quản trị rủi ro của công ty Việc tiếnhành thu thập thông tin được tiến hành theo 2 hướng

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: bằng điều tra trắc nghiệm, bằng câu hỏi

phỏng vấn để thu thập các dữ liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở các câu hỏi bámsát vào vấn đề cần nghiên cứu Cụ thể: Số phiếu điều tra: 10 phiếu, đối tượng điều travấn gồm 3 người và 14 câu hỏi, là Giám đốc công ty, phó giám đốc kinh doanh, nhânviên kinh doanh của công ty

Phương pháp phỏng vấn: số phiếu 10 phiếu, đối tượng phỏng vấn gồm 2 người

và 10 câu hỏi là Giám đốc công ty, phó giám đốc công ty

Nội dung của phiếu phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn không trùng lặp với câuhỏi trong phiếu điều tra trắc nghiệm mà chuyên sâu vào vấn đề hoàn thiện công tácquản trị rủi ro của công ty

Trang 12

Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010đến 2012, thực trạng thực hiện công tác quản trị rủi ro của công ty, các số liệu tài liệu

ở phòng kế toán tài chính, hành chính nhân sự của công ty cung cấp

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.

Phương pháp so sánh: so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa

kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau

Trên cơ sở so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá các mặt mạnh, yếu,hiệu quả và không hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro củacông ty

Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để thống kê các kết quả

điều tra được từ bản điều tra, thống kê ý kiến của những điều được diều tra, các yếu tốtác động đến công tác hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH ViệtHome

Phương pháp tổng hợp khái quát: phương pháp này được sử dụng để tổng hợpcác thông tin đã thu thập được cũng như các kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả chungnhất về vấn đề đang nghiên cứu Khái quát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong hoạtđộng kinh doanh của mình Nguyên nhân gây ra rủi ro, mức độ tổn thất, thiệt hại cụthể

6 Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, phụ lục,

khóa luận gồm 3 chương :

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích và đánh giá công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home.

Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home.

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI

RO TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm rủi ro.

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó luôn gắn liền với sự bất định

là sự nghi ngờ trong tư tưởng về khả năng tiên đoán tương lai của mỗi chủ thể

Rủi ro trong kinh doanh là vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh doanhgây khó khăn trở ngại cho chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh

Trang 13

doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải chi phínhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình.

1.1.2.phân loại rủi ro.

Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội.

Rủi ro sự cố là những rủi ro gắn liền với những biến cố ngẫu nhiên, mang tínhkhách quan

Rủi ro cơ hội là những rủi ro gắn liền với việc ra quyết định Trong rủi ro cơ hộilại được chia thành những rủi ro ở giai đoạn trước quyết định; rủi ro liên quan đến bảnthân việc ra quyết định ( vì khi một quyết định được đưa ra sẽ không chỉ có những rủi

ro đi liền với hậu quả của quyết định mà còn có những rủi ro không chọn các quyếtđịnh khác); rủi ro ở giai đoạn sau quyết định là những rủi ro về sự không tương hợp sovới dự kiến ban đầu, phát sinh do việc chọn quyết định

Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.

Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không

có cơ hội kiếm lời hay nói cách khác rủi ro đó không có lợi cho chủ thể

Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơtổn thất hay nói cách khác rủi ro phải có khả năng có lợi có khả năng tổn thất

Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.

Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏahiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro

Rủi ro khong thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạchay tài sản không có tác dụng gì đến giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vàoquỹ đóng góp chung

Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận ( Do mục tiêu trêngiai đoạn này: Thị trường chấp nhận)

Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả Pmax khôngtương hợp với tốc độ phát triển của CFmin

Giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản

Rủi ro từ sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.

Rủi ro từ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.

Rủi ro từ yếu tố kinh tế

Rủi ro từ các yếu tố chính trị trị - luật pháp

Rủi ro từ các yếu tố tự nhiên - công nghệ

Rủi ro từ yếu tố văn hóa - xã hội

Rủi ro từ các yếu tố thuộc môi trường ngành.

Trang 14

Rủi ro từ khách hàng, công chúng.

Rủi ro từ nhà cung cấp, đối tác kinh doanh

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang.

Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thốngcủa doanh nghiệp như: Rủi ro trong nghiên cứu thị trường, rủi ro trong thiết kế sảnphẩm, rủi ro trong mua nguyên vật liệu,

Rủi ro theo chiều ngang: là những rủi ro tồn tại cùng một lúc ở trong các bộphận chuyên môn

1.1.3 Khái niệm Quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích đo

lường đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quảcủa rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trongdoanh nghiệp

Nói cách khác, Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản

lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát, đó là quá trình xemxét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy racác nguy cơ Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ởmức độ thấp nhất

Như vậy, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn

diện và có hệ thống bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giárủi ro tổn thất và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả của rủi rođối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp

1.2 Nội dung quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Một là, tập trung xem xét ba yếu tố sau:

Mối hiểm họa: bao gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng tổn thất và mức độcủa rủi ro suy đoán

Mối nguy hiểm chính là nguyên nhân gây ra tổn thất

Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hay hậu quả có thể được hay mất

Trang 15

Hai là, Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro bao gồm:

Các rủi ro đến từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như: môi trườngchính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường KT – CN, môi trường VH – XH,môi trường tự nhiên

Các rủi ro đến từ môi trường đặc thù của doanh nghiệp như : Khách hàng, nhàcung cấp, đối thủ cạnh tranh

Các rủi ro do nhận thức của con người nói chung và nhà quản trị nói riêng

Ba là, căn cứ vào nhóm đối tượng rủi ro:

Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tàisản chính hay tài sản vô hình

Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất vềtrách nhiệm pháp lý đã được quy định

Nguy cơ rủi ro về nguồn lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sản conngười của tổ chức là các rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực

Phương pháp lưu đồ: là phương pháp nhận dạng rủi ro thông qua việc xâydựng một hay một số, một dãy các lưu đồ diễn tả ra trong những điều kiện cụ thể vàtrong những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp từ đó phân tích những nguyên nhânliệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản về trách nhiệm pháp lý, về nguồn nhân lực

Phương pháp thanh tra hiện trường: là phương pháp nhận dạng rủi ro bằngcách quan sát các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trongdoanh nghiệp một cách trực tiếp để tìm hiểu các mối hiểm họa, nguyên nhân và cácđối tượng rủi ro

Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: là phương phápnhận dạng rủi ro thông qua việc thu thập thông tin bằng văn bản, bằng miệng, bằng hệthống tổ chức chính thứ Hoặc thông qua việc giao tiếp, trao đổi với các cá nhân và bộphận khác trong doanh nghiệp thông qua hệ thống tổ chức không chính thức

Phương pháp làm việc với người khác bên ngoài: là phương pháp nhận dạngrủi ro thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại có

Trang 16

mối quan hệ với doanh nghiệp như các cơ quan thuế quan, các cơ quan thông tinquảng cáo, các văn phòng luật để bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏxót đồng thời có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.

Phương pháp phân tích hợp đồng: Thông qua những hợp đồng đã được ký kếtnhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong hợp đồng để phát hiện những sai xót,những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng có thể biếtđược các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện hợp đồng này

Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham khảo

hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ nhà quản trị có thể dự báo được các

xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai tức là các tổn thất có thể lập lại Nhàquản trị thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, nhà quản trị tìm ra được nguyênnhân biết được thời điểm, biết được vị trí, biết được đặc điểm của tổn thất trong quákhứ, từ đó dự báo những mối hiểm họa, những nguyên nhân, những nguy cơ và khi đã

có đủ các dữ kiện người ta cần dự báo cả những chi phí tổn thất

1.2.2 Phân tích rủi ro.

 Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa vàxác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất

 Nội dung phân tích rủi ro gồm:

Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi rohoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra…Đểphân tích các điều kiện, yếu tố sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điều trakhác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc là nó thôngqua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm tra sau để phát hiện ra mốihiểm họa

Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo nênrủi ro, đây là công việc phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhânđơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhântrực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa…Theo lý thuyết “DOMINO” của H.W Henrich để tìm ra các biện pháp phòng rủi ro một cách hữu hiệuthì cần phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân, rồi tác động đến các nguyên nhân,thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro

Phân tích tổn thất: Có hai trường hợp

Nếu rủi ro và tôn thất đã xảy ra: phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên sự

đo lường, dự đoán những tỏn thất sẽ xảy ra

Nếu rủi ro và tổn thất chưa xảy ra: căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi rongười ta dự đoán những tổn thất có thể có

Trang 17

1.2.3 Đo lường, đánh giá rủi ro.

 Khái niệm: Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thấtkhi rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp

 Mục đích của đo lường rủi ro

Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán xác định tần số xuất hiện rủi ro haygọi là tần suất và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng từ đó phân nhóm rủi ro,thông qua hai yếu tố đó là xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro

Bảng 1.1 Ma trận về tần số và biên độ rủi ro.

Tần số xuất hiện rủi ro

Nhóm II: Là nhóm gồm các rủi ro có tần số xuất hiện rủi ro thấp và mức độ

nghiêm trọng rủi ro cao

Nhóm III: là các rủi ro có tần số xuất hiện cao nhưng mức độ nghiêm trọng rủi

ro thấp

Nhóm IV: bao gồm các rủi ro có tần số xuất hiện thấp và mức độ nghiêm trọng

rủi ro thấp

Dựa vào sự cao thấp của sự nghiêm trọng và tần số xuất hiện rủi ro nhà quản trị

có thể xác định các chỉ thị chiến lược trong quản trị rui ro Chỉ thị đó trước hết tậptrung quản trị đối với rủi ro nhóm I, sau đó đến rủi ro nhóm II, III, IV

 Các phương pháp đo lường rủi ro

Các phương pháp định lượng

Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng cách các công

cụ đo lường trực tiếp như : cân đong, đo đếm…Trong thực tiễn hoạt dộng phươngpháp này thường được áp dụng để xác định mức như: các hàng hóa bán ra, dự trữ hànghóa, định phí mức

Phương pháp xác suất thống kê: là phương pháp xác định tổn thất bằng cáchxác định các mẫu đại diện tính tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định được tổng sốtổn thất

Phương pháp định tính

Trang 18

Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyêngia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất.

Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công

cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất

Phương pháp dự báo tổn thất: là phương pháp dự báo những tổn thất có thể cókhi rủi ro xảy ra, phương pháp này dựa trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổnthất trung bình của mỗi sự cố từ đó dự báo mức tổn thất trung bình của mỗi sự cố, dựbáo mức độ tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch

1.2.4 Kiểm soát rủi ro.

 Khái niệm : kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuậtnghiệp vụ, chiến lược, chính sách…để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro cóthể dẫn đếm với tổ chức khi rủi ro xảy ra

 Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Các biện pháp né tránh rủi ro: để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong haibiện pháp:

Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra

Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro

 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: bao gồm các hoạt động can thiệp vào bamắt xích đầu tiên của chuỗi rủi ro đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tươngtác giữa chúng Sự can thiệp đó là:

Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổnthất bằng cách thay thế hoặc sửa đổi mối nguy hiểm

Các biện pháp tập trung vào môi trường rủi ro bằng cách thay thế và sửa đổimôi trường nơi mà mối hiểm họa tồn tại

Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi

ro bằng cách can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môitrường kinh doanh

 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: là các biện pháp để làm giảm giá trị tổnthất khi rủi ro xảy ra Có một số biện pháp cụ thể như: Cứu vớt những tài sản còn sửdụng đượ, Chuyển nợ, Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro, Dự phòngrủi ro, Phân tán rủi ro

 Phân tán rủi ro: là việc tìm kiếm các chủ thể khác để cùng gánh chịu khirủi ro xảy ra Giảm thiểu rủi ro bao gồm: chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi rocho các bên thứ ba; chuyển rủi ro thông qua ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cánhân khác Trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro chứ không chuyển giao tài sản

Trang 19

 Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các dạng khác nhau, tận dụng sựkhác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác.

1.2.5 Tài trợ rủi ro.

 Khái niệm: Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương diện đểđền bù tổn thất xảy ra hoặc là tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để bớttổn thất

Tài trợ rủi ro là cần thiết bởi vì cho dù doanh nghiệp có nỗ lực đến mức độn nàotrong hoạt động kiểm soát rủi ro thì vẫn không thể kiểm soát được tất cả các rủi ro vàkhi đó có thể xảy ra tổn thất

 Các biện pháp để tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp: là việc cá nhânhoặc tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi phí tổn thất: tự khắc phục rủi ro chủ động,

tự khắc phục rủi ro bị động nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó,cộng thêm với vay mượn mà tổ chức đó có trách nhiệm hoàn trả

Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi

ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro Chuyểngiao rủi ro có thể được thực hiện bằng cách: bảo hiểm, Chuyển giao tài sản và hoạtđộng có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác, chuyển giao bằng hợp đồnggiao ước

Có ba kỹ thuật trong tài trợ rủi ro đó là:

Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro có kèm theo chuyểngiao một phần

Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro còn một phần là tự khắcphục hay tự bảo hiểm

Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% tự chuyển giao

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thương mại bao gồm:

1.3.1 Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

Là tất cả những nhân tố rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh bên ngoàidoanh nghiệp bao gồm:

Nhân tố kinh tế khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp sự biến động của chu kỳ kinh doanh, tài chính, tiền tệ gây ra nhiều rủi

ro cho doanh nghiệp Đây là những rủi ro thường xuyên, phức tạp, khó lường trước

Trang 20

gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong quá trìnhmua hàng của doanh nghiệp.

 Môi trường chính trị - pháp luật

Hệ thống chính trị không ổn định sẽ gây khó khăn cho quá trình ngăn ngừa vàgiảm thiểu rủi ro vì loại rủi ro này rất nghiêm trọng, doanh nghiệp khó có thể can thiệpđược chỉ có thể dự báo để tránh gặp phải rủi ro và giảm thiểu tổn thất Mặt khác, sựmất ổn định về chính trị sẽ là nguyên nhân kéo theo một chuỗi rủi ro về kinh tế

Sự thiếu chặt chẽ, đầy đủ của luật pháp, sự thay đổi các quy phạm pháp luật sẽlàm cho các doanh nghiệp không kịp phản ứng dẫn đến những rủi ro và tổn thất lớn

 Môi trường văn hóa - xã hội

Đó chính là các mối quan hệ trong xã hội, mối quan hệ giữa hai bên đối tác.Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau, không có những hiểu biết về tôn giáo, tập quántiêu dùng của khách hàng hay nhà cung ứng thì doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rủi rogây ra tổn thất lớn như mất bạn hàng, mất khách hàng

 Môi trường tự nhiện - công nghệ, cơ sở hạ tầng

Môi trường tự nhiên bất lợi như: gió bão, mưa lụt, thời tiết, động đất, cháyrừng, ô nhiễm môi trường….có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Cơ sở hạ tầng của đất nước như cầu cống đường xá, các công trình xây dựng

Đó là những công trình căn bản tạo nên diện mạo của một đất nước Một đất nước có

cơ sở hạ tầng vững chắc và linh hoạt chắc chắn sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế pháttriển, đặc biệt là các ngành có liên quan như ngành kinh doanh Nội thất

Như vậy, môi trường bên ngoài (nhân tố khách quan) là những nhân tố ngoài

tầm kiểm soát, rất khó khống chế của doanh nghiệp Biện pháp để chống lại nhómnhân tố này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng dự báo, dự đoán, khả năng thích nghi củadoanh nghiệp

1.3.2 Nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp.

 Về nguồn lực vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: Bao gồm các phương tiện vận chuyển, khobãi, hệ thống thông tin quản lý… cơ sở vật chất càng hiện đại thì hoạt động kinh doanhcàng đạt được hiệu quả cao.Và hơn thế nữa, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại giúp chodoanh nghiệp có thể né tránh những rủi ro xuất phát từ yếu tố kĩ thuật mang lại Ví dụnhư, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hiện đại, cơ sở vững chắc

 Tình hình tài chính doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh và việc đề ra, triển khai các chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, để có nguồntài chính ổn định, đáp ứng được kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải phân

Trang 21

bổ hợp lí nguồn tài chính của mình Việc kiểm soát và phân bổ nguồn tài chính hợp lígiúp doanh nghiệp tránh được trường hợp không đủ khả năng thanh toán cho nhà cungứng, không mua được hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp haykhông có đủ tài chính để xây dựng triển khai các chương trình xúc tiến bán hàng hayđẩy mạnh hoạt động PR, quan hệ khách hàng… Tình hình tài chính bên trong doanhnghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến các biện pháp ngăn ngừa và giảmthiểu rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ,doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro ngay từ khichúng chưa xảy ra hay có thể dễ dàng có những biện pháp để giảm thiểu tới mức thấpnhất những tổn thất khi mà rủi ro mang lại.

Con người là yếu tố quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp cũng nhưmọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tất cả các khâu trong hoạt động kinhdoanh đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải vận dụng linh hoạt các kĩ năng cùng với kiếnthức chuyên môn để có thể mang lại hiệu quả cao tròn công tác Nhân viên kinh doanhcòn là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng, hiểu rõ nhu cầu cũng như sự thay đổicủa thị trường, chính vì vậy nhân viên kinh doanh cũng cần có sự nhạy bén trong côngtác để có thể nhận ra những mối hiểm họa có thể gây tổn thất cho công việc cũng nhưcho doanh nghiệp của mình, từ đó có những biện pháp né tránh những và xử lí linhhoạt khi có rủi ro xảy ra

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOME.

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Việt Home

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Việt Home.

 Quá trình hình thành công ty TNHH Việt Home.

Công ty TNHH Việt Home được đăng ký thành lập theo giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh ngày 26 tháng 5 năm 2009 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp với sốđăng kí kinh doanh là: 014586822

Tên công ty: Công ty TNHH Việt Home

Loại hình công ty: Trách nhiệm hữu hạn

Trụ sở chính của công ty đặt tại: số 629 Đê La Thành Phường Thành Công Quận Ba Đình - Hà Nội

Trang 22

Văn Phòng giao dịch đặt tại: số 629 Đê La Thành Thành Công Đống Đa

 Quá trình phát triển công ty TNHH Việt Home.

Từ khi đi vào hoạt động kinh doanh với nỗ lực không ngừng phát triển mởrộng kinh doanh, Công ty TNHH Việt Home đã trở thành trở thành một trong số ít cácnhà phân phối phụ kiện nội thất có uy tín ở Việt Nam

Tiền thân là cửa hàng Home Decor Focus hoạt động trong lĩnh vực trang trí nộithất, Công ty TNHH Việt Home chính thức được thành lập năm 2009 và trở thành mộttrong số ít các nhà phân phối phụ kiện nội thất có uy tín ở Việt nam

Hiện nay, Việt Home là đại lý độc quyền phân phối ray trượt hộp giảm chấncủa GARIS International Hardware Produce ( Hồng kông) tại Việt Nam, đồng thời lànhà phân phối của nhiều hãng phụ kiện nước ngoài có uy tín với chất lượng tốt, mẫu

mã đẹp và giá cả cạnh tranh Vệt Home cũng chú trọng nghiên cứu và cập nhật xuhướng thiết kế và chất liệu mới từ mước ngoài để giới thiệu cho thị trường trong nước

Công ty TNHH trải qua hơn 3 năm thành lập và đi vào hoạt động với sự nỗ lựcliên tục trong hoạt động kinh doanh đã không ngừng phát triển và đạt được nhữngthành tựu nhất định.góp phần vào sự phát triển của ngành nội thất nói chung cũng như

sự thành công của quý khách hàng Phấn đấu trở thành một thương hiệu mạnh của ViệtNam

Trang 23

 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Việt Home.

Chức năng của công ty: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối phụ

kiện đồ nội thất gia đình, văn phòng Đại lý mua bán, bán buôn và lắp đặt các thiết bị

tủ bếp…đáp ứng nhu cầu dân cư trong khu vực Hà nội và các khu vực lân cận

Nhiệm vụ của công ty:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty theo đúng

ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập chung của công ty, đồng thời phù

hợp với những qua định của luật pháp

Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước và tuân thủ những quy

định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn trong và ngoài nước Thực hiện các

chính sách về thuế và nộp Ngân sách Nhà nước

Đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn đảm

bảo đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng của Công ty và nâng cao sức cạnh tranh trên

thị trường

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Việt Home.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Việt Home

(Nguồn: Phòng hành chính , nhân sự công ty TNHH Việt Home)

Cơ cấu trúc tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận sau:

Ban giám đốc: gồm có 3 người, trong đó bà Đặng Nguyễn Hồng Hạnh làm

giám đốc và ông Phạm Ngọc Linh làm phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, bà Lê Thị

Hồng Hạnh làm phó giám đốc phụ trách kinh doanh

Phòng marketing

GIÁM ĐỐC

Phòng

tư vấn, thiết kế

Phòng kế toán,Tài chính

Bộ phận kho

Trang 24

Ban giám đốc có chức năng hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm soát hoạtđộng kinh doanh của công ty Họ là người điều hành công ty, đưa ra các quyết địnhkinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước phápluật Ngoài ra họ là người đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh cho công ty

Phòng hành chính, nhân sự: truyền đạt các mệnh lệnh và chỉ thị của giám đốcđến các cấp điều hành, lưu hành và dự trữ các tài liệu theo quy định của nhà nước vàdoanh nghiệp Chịu trách nhiệm soạn thảo các chính sách về nhân sự để trình giámđốc duyệt, tuyển dụng, đào tạo, chính sách đãi ngộ nhân sự trong công ty

Phòng tài chính, kế toán: phụ trách các hoạt động về kế toán tài chính, và sổsách kế toán của doanh nghiệp Bao gồm hoạt động dự trù ngân sách năm, tổ chứctheo dõi và kiểm tra các khoản thu, chi trong công ty, nhiệm vụ lập báo cáo về tìnhhình tài chính của công ty

Phòng marketing: nhiệm vụ của phòng marketing là nghiên cứu thị trường, tìmkiếm thị trường khách hàng, tổ chức kênh phân phối, quảng cáo…

Phòng bán hàng: tổ chức hoạt động bán hàng, giao nhận nhận hàng hóa từ kho

và đem giao cho khách hàng, chăm sóc khách hàng và tư vấn cho khách hàng về cácsản phẩm, các lĩnh vực kinh doanh của công ty

Bộ phận kho: Bộ phận kho thực hiện chức năng xuất nhập hàng hóa ra vàokho, sắp xếp và bảo quản hàng hóa trong kho và tổ chức vận chuyển hàng hóa

Phòng tư vấn thiết kế: chịu trách nhiệm giải đáp cho khách hàng những thắcmắc về sản phẩm, tư vấn, thiết kế nội thất cho khách hàng

Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp đặt và sửa chữa sản phẩm khi xảy rahỏng hóc giải đáp các thắc mắc về sản phẩm khi lắp đặt

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home.

Công ty TNHH Việt Home là Công ty nội thất hoạt động theo mô hình Công tyTNHH, là đại lý độc quyền phân phối ray trượt hộp giảm chán của GARISInternational Hardware Produce ( Hồng kông), tại Việt Nam, đồng thời là nhà phânphối của nhiều hãng phụ kiện nước ngoài có uy tín với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp vàgiá cả cạnh tranh như: GARIS của Italia, shanghai- Nungmi của Trung Quốc

Ngành nghề kinh doanh: Nhà cung cấp phụ kiện tủ bếp và tủ áo đa năng (Gỗ,Nội thất - Linh kiện phụ trợ)

Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty:

Phụ kiện Nội thất: phụ kiện tủ bếp, tủ áo, chậu rửa, piston, ray trượt bản lề,taynắm…Phụ kiện nội thất cao cấp theo đơn đặt hàng, phụ kiện văn phòng

Trang trí Nội thất - Decoration: sản phẩm tượng, lọ thủy tinh, bình hoa, thảm,Hoa lụa, gối Mẫu setup dector, Mika Dector Đồ Nội thất nhập khẩu: Sofa da, bàn ăn

Trang 25

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm của công ty TNHH Việt

Năm2012

So sánh(năm2011/2010)

So sánh(năm2012/2011)

Chênhlệch

Tỷ lệ(%)

Chênhlệch

Tỷ lệ(%)

(Nguồn: Phòng kế toán, tài chính công ty TNHH Việt Home )

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH Việt Home ta thấy qua 3

năm hoạt đông gần đây tình hình kinh doanh của công ty luôn đạt được các kết quả

kinh doanh cao Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 đạt 284.117,25 nghìn

đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 đạt 392.144,25 nghìn đồng, tăng 108.027,00 nghìn

đồng so với năm 2010 tương đương 38%, năm 2012 tình hình kinh doanh của doanh

nghiệp đã có những bước tiến bộ vượt bậc khi công ty kinh doanh đạt 505.310,25

Trang 26

nghìn đồng, tăng 113,166,00 nghìn đồng so với năm 2011 tương đương 28,9% Tuy tỷ

lệ tăng trưởng của công ty trong năm 2012 không cao bằng năm 2011 nhưng công tycũng đã thu được lợi nhuận khá cao Như vậy tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty đã ngày càng tốt lên và có những khởi sắc nhất định

Tuy kết quả hoạt động kinh doanh và doanh thu của công ty trong 3 năm 2010,

2011, 2012 có tăng và lợi nhuận tăng trong 3 năm nhưng Công ty chưa có sự quan tâmđúng mức đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên gặpphải những rủi ro trong kinh doanh như: lạm phát hay khủng hoảng kinh tế công tychưa có được những phản ứng kịp thời trong việc giải quyết các rủi ro làm cho kết quảhoạt động kinh doanh bị giảm sút

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công

ty TNHH Việt Home.

2.2.1.Các nhân tố bên ngoài.

 Môi trường kinh tế:.

Trong vòng ba năm gần đây kinh tế nước ta nói riêng và kinh tế thế giới nóichung có nhiều biến động, nhiều cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lýkhách hàng, nên nhu cầu có sự giảm hơn trước Giá cả hàng hóa nhập về tăng cao nêncông ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty mà đặc biệt trongcông tác đặt mua hàng do công ty mua hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài nên ảnhhưởng của nền kinh tế thế giới là rất lớn

 Môi trường pháp luật:

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật ngàycàng hoàn thiện để phù hợp với luật pháp quốc tê đặc biệt là luật kinh tế Nhờ đó màcông ty đã có các định hướng kinh doanh phù hợp với các chính sách và quy định củapháp luật, theo đó mà công ty mua hàng của công ty cũng đạt hiệu quả hơn Nhất là,đối với công ty mua hàng từ nhà cung cấp nước ngoài như công ty TNHH Việt Homethì ngoài việc quan tâm tới chính trị và pháp luật của nước mình còn phải quan tâm,tìm hiểu pháp luật của các đối tác nước ngoài để thuận lợi trong việc hợp tác muahàng Đặc biệt là chính sách về thuế xuất nhập khẩu, các thủ tục hải quan, các quyđịnh về hải quan trong nước cũng như quốc tế vì thuế xuất nhập khẩu có tác động trựctiếp đến giá bán các sản phẩm mà công ty nhập về

 Chính sách nhà nước.

Các chính sách nhà nước có ảnh hương rất lớn tới hoạt động kinh doanh củacác công ty trong nước nói chung và của công ty TNHH Việt Home nói riêng Đặcbiệt là các chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa khi mua hàng từ các công ty nướcngoài thì công ty phải tiến hành các thủ tục hải quan nhập khẩu do nhà nước quy

Trang 27

địnhvà điều đó sẽ làm cho tiến trình giao nhận hàng bị ảnh hưởng vì thủ tục hải quan

có thể làm cho thời gian giao hàng nhanh hay chậm Nếu nhanh thì công ty lại chưachuẩn bị được kho bãi bảo quản hàng hóa, còn nếu chậm thì công ty lại thiếu hàng đểcung cấp cho thị trường và điều này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh

Theo kết quả phiếu điều tra nhà quản trị và cán bộ công nhân viên công tyTNHH Việt Home về tác động chính sách nhà nước tới hoạt động kinh doanh củacông ty thì có 6/10 phiếu chiếm 50% cho rằng là ảnh hưởng rất lớn, 3/10 phiếu 30%cho rằng là ảnh hưởng vừa phải, 1/10 phiếu chiếm 10% cho rằng là ít ảnh hưởng

Theo kết quả điều tra từ nhà quản trị của công ty Việt Home về việc thu thậpthông tin từ nhà cung cấp thì có 2/10 phiếu chiếm 20% cho rằng công ty đã thu thậprất đầy đủ thông tin về nhà cung cấp, 5/10 phiếu chiếm 50% cho rằng công ty đã thuthập thông tin về nhà cung cấp, 3/10 phiếu chiếm 30% cho rằng công ty chưa thu thậpđầy đủ thông tin về nhà cung cấp

Việc thu thập đầy đủ thông tin về nhà cung cấp giúp công ty có những quyếtđịnh đúng đắn để lựa chọn được những nhà cung cấp tin cậy hạn chế được các rủi ro

có thể xảy ra Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra từ nhà cung cấp, công ty đã tiếnhành mua hàng của 2 nhà cung cấp chính đó là GARIS của Italia, NungMi của trungquốc

 Nhu cầu thị trường:

Với nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất ngày càng tăng ngoài các tổ chức, cácđại lý cá nhân mua với số lượng lớn liên tục tăng Nhưng những biến động của thịtrường ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của công ty Xuất hiện sản phẩm của đối thủcạnh tranh nhiều hơn hoặc nhu cầu thay đổi theo mùa vụ đòi hỏi công ty xác địnhđúng nhu cầu thị trường giúp cho việc dự trù chính xác số lượng, chủng loại các mặthàng để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty Hạn chế xay ra hiên tượnghàng hó mua về bị thiếu hoặc thừa gây thiệt hại cho công ty

 Đối thủ cạnh tranh:

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng quản trị rủi ro (2009), Bộ môn Quản trị căn bản, Trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị rủi ro
Tác giả: Bài giảng quản trị rủi ro
Năm: 2009
2. Bài giảng Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại (2008), Bộ môn quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Bài giảng Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại
Năm: 2008
3. Các báo cáo kinh doanh của công ty TNHH Việt Home từ năm 2010 đến 2012, Công ty TNHH Việt Home Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các báo cáo kinh doanh của công ty TNHH Việt Home
4. PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS. Nguyễn Cảnh Lịch (2004), Giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tếdoanh nghiệp thương mại
Tác giả: PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS. Nguyễn Cảnh Lịch
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
5. PGS.TS Lê Quân, PGS.TS Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tácnghiệp doanh nghiệp thương mại
Tác giả: PGS.TS Lê Quân, PGS.TS Hoàng Văn Hải
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
6. PGS.TS Nguyễn Quang Thu (2008), Giáo trình Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị rủi ro và bảo hiểmtrong doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Quang Thu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
7. TS Ngô Quang Hân (2008), Giáo trình Quản trị rủi ro, Đại học kinh tế TPHCM, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị rủi ro
Tác giả: TS Ngô Quang Hân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
9. Website chính thức của công ty TNN Việt Home: http://www.viet-home.vn 10. Website tham khảo Link
8. Một số luận văn, khóa luận trường Đại học Thương Mại Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w