6. Kết cấu của khóa luận
2.3.1. Nhận dạng rủi ro của công ty TNHH Việt Home
Trong quá trình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến nay, công ty Việt Home đã gặp không ít những rủi ro và gánh chịu những hậu quả mà những rủi ro đó mang lại.
Công ty TNHH Việt Home đã xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. khi nhận dạng rủi ro, ban quản trị công ty sẽ phân tích mối hiểm họa, mối nguy hiểm và các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
Đây là giai đoạn đầu của quá trình quản trị rủi ro. Nếu nhận dạng rủi ro đúng và đủ sẽ giúp cho nhà quản trị có những quyết định đúng và kịp thời để hạn chế thấp nhất sự tác động của rủi ro đến doanh nghiệp.
Nguồn rủi ro thường được tiếp cận là các yếu tố của môi trường đặc thù của doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra những môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, môi trường tự nhiên, văn hóa cũng là nguồn rủi ro của công ty.
Từ kết quả điều tra bằng bảng phiếu điều tra và bảng câu hỏi phỏng vấn đối với ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty TNHH Việt Home, có thể kể tới một số rủi ro mà công ty đã gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh các sản phẩm nội thất như:
Rủi ro từ nhà cung cấp:
Trong quá trình nhập hàng từ Italia, Trung Quốc, công ty đã không ít lần bị mất hàng hóa, hàng hóa bị hỏng, bị sai so với hợp đồng nhất là đối với những chuyến hàng nhập lẻ không nguyên container.
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh:
Đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có thương hiệu mạnhvề kinh doanh nội thất lớn trong nước như Hòa Phát, Đất việt, Tân Chung, Hiệp Hưng, Việt Sing, …,
Mất đi nhà cung cấp.
Rủi ro do đối thủ cạnh tranh làm ăn không lành mạnh và có những hành động ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty.
Rủi ro trong thanh toán:
Công ty thanh toán tiền hàng chậm, nhà cung cấp không giao hàng đúng hẹn, hoặc giao hàng muộn, doanh nghiệp bị phạt do thanh toán chậm.
Sơ xuất của nhân viên mà thanh toán tiền hàng nhầm cho nhà cung ứng, làm mất uy tín của doanh nghiệp do giá cả của các nhà cung cấp là khác nhau.
Tỷ giá hối đoái thay đổi khiến cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận…
Rủi ro trong vận chuyển:
Do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lũ nên thời gian giao hàng chậm, kéo dài hơn quy định trong hợp đồng.
Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện vận tải xảy ra tại nạn ngoài ý muốn khiến cho hàng hóa bị hỏng hóc, vỡ, mất mà công ty không có khả năng khôi phục và lấy lại hàng..
Rủi ro do biến động cung cầu, giá cả thị trường:
Sự biến động của cung cầu, giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu không có biện pháp ứng xử hợp lý khi giá cả thay đổi thì sự thay đổi của giá cả sẽ tác dộng đến lượng chi phí mỗi bên phải bỏ ra cũng như lợi nhuận thu được từ đó giá cả hàng hóa có thể ảnh hưởng đến ý muốn thự hiện hợp đồng của hai bên. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự biến động của cung cầu, giá cả hàng hóa là không tránh khỏi, do đó các doanh nghiệp tham gia kinh doanh rất dễ gặp phải do giá cả thay đổi.
* Rủi ro khách hàng:
Khách hàng là đối tượng mà công ty phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty, việc xác định đúng nhu cầu của khách hàng còn chưa được tốt nên trong quá trình kinh doanh còn gặp phải những rủi ro. Từ đó đưa ra quyết định đúng trong kinh doanh nội thất của công ty.
* Rủi ro biến động thị trường:
Lạm phát tăng cao, công ty đã gặp phải một số rủi ro: không đủ tiền thanh toán do giá cả hàng nhập tăng, khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng.
* Rủi ro trong lao động:
Nhân viên của công ty thường bỏ việc mà không báo trước cho ban lãnh đạo công ty khiến công ty rơi vào tình trạng thiếu nhân viên, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty vì công ty phải mất thời gian cũng như tiền bạc để tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo cho nhân viên mới kĩ năng làm việc và giúp họ họ hòa đồng với môi trường làm việc của công ty.
Rủi ro trong khâu giao nhận:
Chất lượng hàng hóa kém, hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, không đúng chủng loại, mẫu mã khiến cho hàng hóa khó bán trên thị trường hay công ty không có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trị trường, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Các rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp đến từ nhiều khâu khác nhau, xuất hiện nhiều từ nhiều nguyên nhân cả từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Từ kết quả điều tra bảng câu hỏi có thể phân chia rủi ro của công ty như sau:
Những rủi ro đến từ môi trường bên ngoài: Rủi ro từ phía nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do chính sách pháp luật, rủi ro mất đi khách hàng…
Những rủi ro đến từ môi trường bên trong: Rủi ro hàng hóa hỏng hóc do bảo quản sai quy cách, nhân viên bỏ việc mang theo danh sách khách hàng của công ty…
Một số rủi ro thường gặp được nhận dạng tại công ty từ năm 2010 đến 2012:
Bảng 2.3. Tình hình xảy ra rủi ro trong kinh doanh tại công ty TNHH Việt Home từ năm 2010 đến 2012. Những rủi ro Số lần xảy ra năm 2010 Số lần xảy ra năm 2011 Số lần xảy ra năm 2012 Tổng số lần xảy ra
Rủi ro từ phía nhà cung cấp 3 4 6 13
Rủi ro trong quá trình vận chuyển và quá trình bảo quản
6 5 6 17
Rủi ro hàng hóa bị hỏng, bẹp… 8 9 6 23
Rủi ro liên quan đến chính sách, pháp luật 3 1 3 7
Rủi ro trong thanh toán, rủi ro liên quan đến tỉ giá hối đoái
2 3 3 8
Rủi ro mất khách hàng, thị trường 5 3 6 14
Rủi ro không đủ hàng hóa, hàng hóa không đúng số lượng, chất lượng yêu cầu
5 5 7 17
Rủi ro do phải bồi thường hợp đồng 3 2 2 7
Rủi ro nhân viên nghỉ việc đột xuất và có thể mang thông tin của công ty ra bên ngoài
7 6 9 22
( Nguồn: Phòng kế toán - tài chính công ty TNHH Việt Home )
Từ bảng trên có thể nhận thấy: Rủi ro xảy ra trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tần suất xảy ra của rủi ro là khá lớn. Có những rủi ro năm sau xảy ra nhiều hơn năm trước mặc dù có những rủi ro đã được hạn chế.