Giải pháp chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec (Trang 39)

6 Lợi nhuận trước thuế

3.3.1.Giải pháp chính.

a. Nâng cao nhận thức về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh tại chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec

Trước tiên muốn thực hiện quản trị rủi ro chuyên nghiệp và hệ thống thì đội ngũ nhà quản trị và nhân viên của chi nhánh hà nội-Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec cần được đào tạo chuyên nghiệp về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh. Khả thi nhất là công ty tiến hành mời những chuyên gia về quản trị rủi ro về

để bồi dưỡng kiến thức cho nhà quản trị và nhân viên hoặc các tổ chức tư vấn kinh doanh trong và ngoài nước.

b. Giải pháp cho hoạt động nhận dạng rủi ro

Ngắn hạn:

Phần lớn các rủi ro là do các yếu tố bên ngoài công ty tạo ra và không chắc chắn nên không một công ty nào có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Tuy vậy để hoạt đông nhận dạng rủi ro của công ty hiệu quả hơn, công ty thực hiện nhận dạng dựa trên các nguyên tắc quản trị như: nguyên tắc hướng vào mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm nhà quản trị, nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với tổ chức. Thực hiện nhận dạng rủi ro gắn vào nguyên tắc hướng vào mục tiêu, nhà quản trị rủi ro tiến hành nhận dạng càng nhiều càng tốt các rủi ro có thể xảy ra trước và trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty, đồng thời xác định các rủi ro có thể xảy ra sau quá trình thực hiện mục tiêu, khiến công ty không bảo toàn được các thành quả của mình.Thực hiện nhận dạng rủi ro theo nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm nhà quản trị, trước hết công ty cần xác định trách nhiệm củ thể của các nhà quản trị tại chi nhánh hà nội- Tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec sau đó tiến hành nhận dạng các rủi ro có thể phát sinh trong phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị.Thực hiện nhận dạng rủi ro theo nguyên tắc quản trị rủi ro phải gắn liền với tổ chức, tức là việc xác định bối cảnh hiện tại của công ty như: chính trị- luật pháp, kinh tế, văn hóa- xã hội, công nghệ đồng thời xác định môi trường của công ty, từ đó nhận dạng các rủi ro tồn tại trong các bối cảnh và môi trường của công ty. Xác định các bên liên quan đến công ty như: đối tác, khách hàng, công chúng, cơ quan quản lý nhà nước… xác định đạc điểm, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến công ty từ đó có thể nhận dạng rủi ro có thể xảy ra từ các bên liên quan này.

Dài hạn:

Công tác nhận dạng rủi ro cần được doanh nghiệp hoàn thiện một cách cụ thể và gắn với trách nhiệm của từng nhân viên, việc phân loại rủi ro và tìm kiếm các mối nguy hiểm phải được thống kê một cách chi tiết và cụ thể. Bộ máy quản trị rủi ro cần phải có một bộ phận nhận dạng rủi ro riêng. Doanh nghiệp cần quan tâm chú ý để bồi dưỡng kiến thức về nhận dạng rủi ro cho các nhân viên làm công việc nhận dạng rủi ro. Các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác nhận dạng rủi ro cần được doanh nghiệp quan tâm đầu tư tránh tình trạng thiếu trang thiết bị

c. Giải pháp cho hoạt động phân tích và đo lường rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec

Giải pháp cho hoạt động phân tích rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec tập trung vào việc trả lời các câu hỏi như: những điều kiện và nhân tố nào khiến rủi ro xảy ra? Nguyên nhân nào làm rủi ro xảy ra? Và hiện tại có tồn tại nguy cơ của các rủi ro này không? Nhà quản trị tiến hành tìm hiểu và trả lời cho các rủi ro đã được nhận dang. Để trả lời các câu hỏi này nhà quản trị cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau dựa trên các cơ sở con người, kỹ thuật và cả con người lẫn kỹ thuật. Dựa trên cơ sở con người, nhà quản trị cần phân tích trình độ của nhân viên và người lao động, phân tích kỹ năng làm việc, có thể kiểm tra để đánh giá mức độ phạm lỗi trong thao tác hay trong các nghiệp vụ. Dựa trên cơ sở kỹ thuật là việc phân tích các kỹ thuật sản xuất, các kỹ thuật tác nghiệp của nhân viên nhằm xác định lỗi, mức độ vi phạm và nguyên nhân.Dựa trên cơ sở con người và kỹ thuật là việc kết hợp 2 việc trên. Quá trình phân tích cần thự hiện cho các nhóm rủi ro có chung cơ sở và liên quan các cơ sở cụ thể mà từ đó các nhóm rủi ro có thể xảy ra. Đo lường rủi ro kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec giúp công ty xác định và phân loại cá rủi ro theo 2 tiêu thức chủ yếu là tần số và biên độ rủi ro. Qua các kết quả phân tích trong chương 2 cho thấy nhà quản trị rủi ro đã xác định được biên độ của rủi ro dựa trên các kết quả của quy trình hay bước thực hiện đó trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên nếu có rủi ro xảy ra thì mức độ tổn thất không chỉ gói gọn trong kết quả đó của quy trình hay bước thực hiện đó mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các quy trình và các bước tiếp theo. Nghiêm trọng hơn là nó có thể ảnh hưởng trên phạm vi lớn hơn như toàn bộ công ty. Do đó việc xác định mức độ rủi ro cần áp dụng các phương pháp định lượng và định tính trên cơ sở xem xét cả quá trình chứ không đơn thuần trong phạm vi một quy trình hay bước thực hiện. Ngoài ra có một số rủi ro mà các bên liên quan đến công ty cũng chịu tổn thất, khi đó tổng tổn thất hay tổng biên độ sẽ không chỉ đơn thuần là thiệt hại mà một bộ phận kinh doanh của chi nhánh phải gánh chịu.Việc xác định tần số các rủi ro cần dựa vào các dữ liệu thống kê trong quá khứ của công ty. Ngoài ra đối với các rủi ro hoạt động sản xuất nhà quản trị rủi ro có thể dựa vào trình độ, kỹ năng của nhân viên đã thực hiện trong quá trình phân tích rủi ro để xác định tương đối tần số các rủi ro đó.

Dài hạn:

Do công việc phân tích và đo lường rủi ro là một công việc liên quan nhiều đến tính toán và kinh nghiệm của nhà quản trị rủi ro nên muốn công tác này thực hiện tốt thì trước hết trình độ nghiệp vụ chuyên môn của những người làm công việc này phải được đảm bảo. Điều này yêu cầu doanh nghiệp cần quan tâm và thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về rủi ro với trình độ nâng

cao dần lên cho cả các cán bộ và nhân viên của công ty,sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro để tham mưu cho lãnh đạo Công ty mỗi khi cần để đưa ra các quyết định. Việc giám sát chặt chẽ các quá trình tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng giúp cho công tác phân tích và đo lường rủi ro của doanh nghiệp trơ nên xác thực và cụ thể chi tiết hơn.

d. Giải pháp kiểm soát rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec

Ngắn hạn:

Để kiểm soát các rủi ro trong kinh doanh của mình chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec cần thực hiện các hoạt động kiểm tra và giám sát. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ có tác dụng ngăn ngừa các rủi ro đó, việc quan trọng là làm sao loại bỏ được các mối hiểm họa và nguy hiểm để rủi ro không thể xảy ra. Từ các kết quả của quá trình phân tích rủi ro, nhà quản trị rủi ro xác định được các mối nguy hiểm, mối hiểm họa và nguy cơ, từ đây nhà quản trị có thể loại bỏ chúng nếu các yếu tố này nằm trong công ty, nếu các yếu tố này nằm ngoài công ty thì nhà quản trị cần có biện pháp để giảm thiểu và né tránh rủi ro. Phân tán rủi ro có thể thực hiện được đối với các rủi ro có liên quan đến các bên như: đối tác, khách hàng của công ty và cần được thể hiện cụ thể trong các hợp đồng đã kí kết. Vì đây chính là cơ sở để công ty giải quyết các vấn đề khi rủi ro xảy ra. Đối với từng nhóm rủi ro khác nhau thì sự kiểm soát cũng khác nhau, để thuận tiện cho quá trình kiểm soát nhà quản trị có thể phân loại thành: nhóm rủi ro có thể né tránh, nhóm rủi ro có thể giảm thiểu, nhóm rủi ro có thể phân tán. Trong quá trình kiểm soát rủi ro các nhà quản trị tại chi nhánh cần phải kiểm soát rủi ro trong từng khâu kể cả là nhỏ nhât, tránh chủ quan bỏ qua các khâu nhỏ mà ảnh hưởng đến cả quá trình.

Dài hạn:

Hoạt động kiểm soát rủi ro là một hoạt động vô cùng quan trọng trong chuỗi các hoạt động quản trị rủi ro vì vậy nó cần được đầu tư và quan tâm một cách đăc biệt. Doanh nghiệp cần phải thành lập một bộ phận chuyên về kiểm soát rủi ro với các nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc tốt. Hoạt động kiểm soát rủi ro cần dựa vào các số liệu và các kết luận từ các hoạt động trước trong chuỗi quản trị rủi ro. Các hoạt động trong kiểm soát rủi ro cần cụ thể, chi tiết và bám sát với các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định và kiểm soát, trong hoạt động kiểm soát cần có hoạt động so sánh với các năm trước và cần đưa nội dung kiểm soát rủi ro như là một nội dung bắt buộc trong các khâu trong chuỗi quản trị rủi ro. Tiếp theo

doanh nghiệp cần nâng cao chất lương kiểm tra sau và sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm chuyển giao và giảm thiểu rủi ro.

e. Giải pháp tài trợ rủi ro.

Ngắn hạn:

Cho dù công ty có thực hiện tất cả các biện phap cần thiêt như đã nêu ở trên thì rủi ro vẫn xảy ra, đặc biệt là đối với các rủi ro đến từ môi trường bên ngoài công ty. Khi các rủi ro xảy ra thì công ty sẽ phải chịu những tổn thất có thể là nhỏ cũng có thể là lớn, nhưng tất cả đều làm tăng chi phí của công ty và làm mất ổn định dòng tiền và quá trình kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay quy mô của chi nhánh khá nhỏ nên việc tài trợ rủi ro cũng cần phù hợp với biên độ của các rủi ro được tài trợ. Có 2 phương pháp chính trong tài trợ rủi ro tại chi nhánh là: tự tài trợ và chuyển giao rủi ro. Việc tự tài trợ nên sử dụng với các rủi ro có biên độ không lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới công ty. Đối với các rủi ro có biên độ lớn như thiên tai, cháy nổ, con người thì công ty nên tiến hành mua bảo hiểm, công ty nên coi trọng vấn đề này vì hàng hóa của công ty chủ yếu là xăng dầu- mặt hàng rất dễ xảy ra cháy nổ và chứa đựng nhiều rủi ro. Khi thực hiện các hợp đồng với đối tác và khách hàng công ty nên thực hiện trích quỹ dự phòng với một tỉ lệ nhất định và nên tìm kiếm những đối tác tin cậy, có đủ năng lực đáp ứng kịp thời các nhu cầu bất thường của công ty. Ngoài ra công ty cần có quỹ tài trợ rủi ro cho mỗi năm, các nhân viên và tài sản trong công ty nên vào bảo hiểm 100%, không nên chủ quan.

Dài hạn:

Doanh nghiệp cần có những hoạt động để thu hút, tìm kiếm các nguồn tài trợ rủi ro từ bên ngoài chứ không nên chỉ dựa vào nguồn tài trợ rủi ro từ chính doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tổ chức, đào tạo lại thường xuyên về chuyên môn và kỹ năng của các cán bộ và bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh Hà Nội- tổng công ty TM kỹ thuật và đầu tư Petec (Trang 39)