1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

60 543 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 225,22 KB

Nội dung

TÓM LƯỢCPhản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh là yêu cầu tất yếu đặt ra chodoanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong và ngoài

Trang 1

TÓM LƯỢC

Phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh là yêu cầu tất yếu đặt ra chodoanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong và ngoài nước càng trở nên mạnh mẽ hơn.Những rủi ro luôn tiềm ẩn trong môitrường kinh doanh.Chính vì vậy, công tác nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quảntrị rủi ro là tất yếu, khách quan.Có như vậy mới đảm bảo được tính bền vững trongkinh doanh, thích ứng được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh phức tạp.Trong thời gian thực tập tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới

Hà Nội, nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro với công ty trong thờigian tới thông qua nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty, em đã mạnh dạn thực hiện

khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội”.

Khóa luận tốt nghiệp gồm phần mở đầu và 3 chương:

Phần mở đầu: Phần này trình bày cụ thể tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

trên, tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro của những luận văn,khóa luận cùng đề tài những năm trước Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

và kết cấu của đề tài này

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh, quản

trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại

Chương này trình bày cụ thể khái niệm, cách tiếp cận và nội dung lý luận về rủi

ro, rủi ro trong kinh doanh và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Phân tích nhữngnhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty

CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Chương này trình bày về công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư PhátTriển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội Thông qua nghiên cứu, phân tích và đánh giánhững dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến công tác quản trị rủi ro của công ty

để đi đến những kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại

Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Chương này trình bày những đề xuất, kiến nghị của cá nhân về công tác quản trịrủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội Nêu ra phươnghướng hoạt động của công ty trong giai đoạn 2013 – 2018.Từ đó có những quan điểmriêng giải quyết vấn đề quản trị rủi ro Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian 4 năm học tại Trường Đại Học Thương Mại, em đã được cácthầy cô truyền đạt những kiến thức cần thiết về chuyên ngành Quản Trị DoanhNghiệp Đặc biệt trong thời gian thực tập và làm luận văn tốt nghiệp, do tiếp cận vớiphương pháp làm việc hoàn toàn mới nên em gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sựgiúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa Quản Trị Doanh Nghiệp và các cán bộ nhânviên Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội Đã giúp em đã hoànthành kỳ thực tập và luận văn tốt nghiệp

Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới:

- Cô giáo Đào Hồng Hạnh đã chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiêncứu đề tài này Chính sự hướng dẫn tận tình của cô đã tạo nhiều thuận lợi cho em trongquá trình nghiên cứu

- Cô giáo NguyễnThị Thanh Nhàn đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thựctập tổng hợp

- Anh Lương Xuân Cường Giám đốc công ty, cùng toàn thể cán bộ nhân viênCông Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội đã giúp đỡ em tận tìnhtrong quá trình thực tập tại công ty

Mặc dù em đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu, hoàn thiện đề tài này, song do hạnchế về thời gian, kinh nghiệm, năng lực bản thân nên đề tài khó tránh khỏi những thiếusót Em mong nhận được sự góp ý của các quý thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày11tháng11 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trần Văn Đô

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Rủi ro 5

1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh 5

1.1.3 Quản trị rủi ro 6

1.1.4 Một số quan điểm về quản trị rủi ro 6

1.2 Các nội dung của vấn đề quản trị rủi ro 7

1.2.1 Phân loại rủi ro 7

1.2.2 Quá trình quản trị rủi ro 9

1.2.2.1Nhận dạng nguy hiểm và rủi ro 9

1.2.2.2Phân tích rủi ro 11

1.2.2.3Kiểm soát rủi ro 13

1.2.2.4Tài trợ rủi ro 14

1.2.3 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro 17

1.3.1 Môi trường vĩ mô 17

1.3.2 Môi trường vi mô 18

CHƯƠNG 2 21

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ MỚI 21

HÀ NỘI 21

Trang 4

2.1 Khái quát về Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22

2.1.3 Cấu trúc tổ chức 22

2.1.4 Cơ cấu lao động 23

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm trở lại đây ( 2010 – 2012 ) 25 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 27

2.2.1 Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 27

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị Mới Hà Nội 31

2.2.2.1Nhận dạng rủi ro 31

2.2.2.2Phân tích rủi ro 32

2.2.2.3Kiểm soát rủi ro 32

2.2.2.4Tài trợ rủi ro 32

2.2.3 Ảnh hưởng của công tác quản trị rủi ro tới hoạt động kinh doanh của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị Mới Hà Nội 34

2.3 Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 35

2.3.1 Ưu điểm của công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 35

2.3.2 Những tồn tại chính trong công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 36

CHƯƠNG 3 37

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ MỚI HÀ NỘI 37

3.1 Phương hướng hoạt động của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 37

3.1.1 Chiến lược phát triển chung của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội giai đoạn năm 2013-2018 37

3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 38

Trang 5

3.3 Các đề xuất kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP

Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 39

3.3.1 Đổi mới quan điểm nhậ thức và tư duy trong công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 39

3.3.2 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 40

3.3.3 Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao đào tạo cán bộ quản lý tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 42

3.3.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 43

3.4 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 1 47

PHỤ LỤC 2 48

PHỤ LỤC 3 50

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thang đo ảnh hưởng 12 Bảng 1.2: Thang đo khả năng xảy ra 12 Bảng 1.3: Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên của các rủi ro 13 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công Ty Đầu Tư Phát Triển Nhà 23

và Đô Thị Mới Hà Nội 23 Bảng 2.2 Trình độ lao động của công ty hiện nay 23 Bảng 2.3 :Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trình độ năm 2012 24 Bảng 2.4 : Kết quả kinh doanh của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 25 Bảng 2.5 : Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt độngkinh doanh 31 Bảng 2.6 : kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 34

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.2: Phương pháp kiểm soát rủi ro 14

Sơ đồ 1.3 : Phân loại phương pháp tài trợ rủi ro. 15

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị Mới Hà Nội 22

Biểu đồ 2.1: Mức độ gặp phải rủi ro mà Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị Mới Hà Nội 27

Biểu đồ 2.2:Ảnh hưởng của rủi ro mà Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. 30

Biểu đồ 2.3 : Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 33

Biểu đồ 2.4 : Tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 35

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và những tiến bộ vượtbậc của khoa học kỹ thuật Việt Nam đã chính thức ra nhập và trở thành thành viên củaWTO, điều đó cũng có nghĩa mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội và không ít tháchthức Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt chính là một hệ quả tất yếu của quá trình hộinhập kinh tế quốc tế và nó cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho bất kỳ doanhnghiệp hay tổ chức nào ở Việt Nam, không ngoại trừ bất kể một lĩnh vực nào Cơ hộichỉ là tiềm năng và chỉ có thể đạt khi chúng ta phải nỗ lực vượt qua, đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta Các doanh nghiệp cần nhớ rằng không có cơhội kinh doanh nào là chắc thắng 100%, trong cơ hội đều ẩn chứa một xác suất nhấtđịnh của sự bất trắc và thua thiệt, đó là những rủi ro có thể xảy đến Những doanhnghiệp thành công là những doanh nghiệp biết né tránh, hạn chế rủi ro và đồng thờinắm bắt được các cơ hội kinh doanh một cách kịp thời Ở các nước phát triển trên thếgiới công tác quản trị rủi ro đã được áp dụng rất phổ biến và được chú trọng cao Còn

ở Việt Nam những năm trước kia, khi mà các biến động thị trường mang tính tích cực,rất nhiều cơ hội, giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi cho cácbên nên phần lớn các doanh nghiệp đều thấy mình thành công, dù ở cấp độ nhiều hay

ít mà không mang tính dài hạn hay ngắn hạn Các rủi ro khi đó được giảm một cáchkhách quan từ thị trường và do bị xem nhẹ một cách đáng tiếc Tuy nhiên, khi nền kinh

tế có dấu hiệu chững lại và kém thuận lợi, bắt đầu từ lạm phát cao, cạnh tranh ngàycàng gay gắt, đến việc khan hiếm nguồn lực tài chính cùng áp lực lãi suất cao và gầnnhất là tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanhnghiệp phải đương đầu với mặt trái của biến động các rủi ro kinh doanh Một yếu tố cóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công, khả năng vượt quả tình trạng khó khănhiện nay, thậm chí khả năng tồn tại của các doanh nghiệp trong nước chính là việc họ

có hay không một cơ chế nhận diện kiểm, đo lường, kiểm soát, hạn chế rủi ro Nếu làmtốt hơn thì nhiều doanh nghiệp có thể biến rủi ro thành cơ hội cho riêng mình

Trong những năm qua, hàng loạt các doanh nghiệp tuyên bố phá sản, báo lỗ Córất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó công tác quản trị rủi ro trong doanhnghiệp là một trong những nguyên nhân trọng yếu Chính vì vậy,việc nghiên cứu, hoànthiện công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần đầu

tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội nói riêng là thực sự cần thiết và tất yếu kháchquan Từ khi thành lập đến nay, công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư PhátTriển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội vẫn còn chưa được coi trọng, dẫn đến việc công tygặp phải những rủi ro bất ngờ trong kinh doanh mà không phòng tránh được…

Trang 10

Từ những yếu tố khách quan và chủ quan trên đã thấy được tính cấp thiết khi

nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội” Một thái độ nghiên cứu nghiêm túc, chi

tiết, khoa học sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trongtình hình hiện tại và giai đoạn tới

2 Tổng quan nghiên cứu đề tài

Những năm trở lại đây, có nhiều cá nhân đã tham gia nghiên cứu những vấn đề

có liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp như :

Phan Đình Bình – lớp K43A3 – trường Đại Học Thương Mại với đề tài : “Giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Nội Thất Đất Việt ” Luận văn này nêu được những kiến thức lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu,

các mẫu điều tra hay Nhưng một số giải pháp đưa ra chưa phù hợp với thực tế công

ty Tính thực tế áp dụng còn thiếu, hình thức trình bày chưa được khoa học

Nguyên Thành Luân – lớp K43A6 – Đại Học Thương Mại với đề tài: “Giải pháp phòng ngừa rủi ro tại Công Ty Dược Đông Âu” Với đề tài này, tác giả cũng

đưa ra một hệ thống lý luận tương đối chặt chẽ và đầy đủ về các công tác liên quan đếnquản trị rủi ro, đặc biệt là công tác phòng ngừa rủi ro Cũng đã nêu lên được thànhcông và hạn chế của công tác quản trị rủi ro tại công ty dược Đông Âu Nhưng luậnvăn này vẫn còn những điểm yếu là chưa đi sâu nghiên cứu những nguyên nhân gây ranhững yếu kém trong công tác quản trị rủi ro của công ty

Như vậy, đến thời điểm hiện tại chưa có cá nhân nào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội ” Sau khi xem xét cụ thể, em xin mạnh dạn nghiên cứu thực trạng công

tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội, từ

đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đưa ra được những giải pháp hoàn thiện công tácquản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội ở thờiđiểm hiện tại và định hướng trong giai đoạn tới Để thực hiện mục tiêu này, nghiêncứu đề tài cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất: làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản trị

rủi ro trong doanh nghiệp

Thứ hai: phân tích và đánh giá được thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty

CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội từ năm 2010 đến quý II năm 2013

Thứ ba: đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro

tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội trong thời điểm hiệntại và định hướng đến năm 2018

Trang 11

4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: đề tài nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư

Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội và trong phạm vi hoạt động kinh doanh củacông ty

Về thời gian: Nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tại công ty tập trung vào ba

năm gần nhất 2010, 2011,2012, Quý I, II năm 2013 Trên cơ sở đó định hướng hoànthiện công tác quản trị rủi ro tại công ty giai đoạn 2013 – 2018

Về nội dung: Quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị

Mới Hà Nội Được thể hiện cụ thể qua hệ thống các lý luận cơ bản liên quan đến côngtác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Phân tích và đánh giá các giải pháp hoàn thiệncông tác quản trị rủi ro tại công ty từ đó có những định hướng trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng để triển khai khóa luận

Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được tìm kiếm trên một số phương tiện

như website, sách chuyên ngành, các tạp chí có liên quan có đề cập đến các vấn đềquản trị rủi ro Trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo

cơ cấu lao động của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nộinhững năm 2010, 2011, 2012, 2013

Thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập qua một số phương pháp cụthể sau

Phương pháp điều tra trắc nghiệm bằng bảng câu hỏi: phiếu trắc nghiệm được in

ra, phát cho nhà quản trị và người lao động trong công ty và trực tiếp thu lại Nội dungvấn đề chính của phiếu đề cập đến vấn đề nhận thức chung của đối tượng về công tácquản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội Nộidung thứ hai là đánh giá của họ về những thành công hạn chế của công tác quản trị rủi

ro hiện nay tại công ty

Phương pháp phỏng vấn: phương pháp này thực hiện bằng việc xây dựng những

câu hỏi bám sát vào vấn đề, giải quyết vấn đề mà phương pháp dùng phiếu điều trachưa giải quyết được triệt để Đối tượng phỏng vấn là nhà quản trị trong doanh nghiệp.Mục đích để biết được ý kiến của họ về công tác quản trị rủi ro hiện nay mà công tyđang thực hiện

Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được xử lý trên phần mềm excel Kết quả được thông kê, phântích và so sánh với phân tích thứ cấp Những con số là cơ sở để phản ánh thực trạngcông tác quản trị rủi ro tại công ty

Trang 12

Dữ liệu thứ cấp được thông kê, phân tích, so sánh Đối chiếu lại với kết quả dữ liệu

sơ cấp để đi đến những quyết định chính xác về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công

ty, từ đó tìm nguyên nhân gây ra thực trạng trên và có hướng giải quyết phù hợp

6 Kết cấu đề tài

Ngoài những phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh từ viết tắt, danh mụcbảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nộidung của khóa luận được kết cấu thành ba chương:

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh và

quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thương mại

Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty

CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Chương 3 : Đề xuất và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty

CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Rủi ro

Khái niệm

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, chưa thống nhất thành mộtđịnh nghĩa chung nên có thể xem xét qua các tài liệu:

 Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi

ro cho rằng : “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”.

“Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi” (Allan Wilett)

“Rủi ro là một tổng hợp ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”

(Irving Prefer)

“Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ gây ra tổn thất cho con người”

Theo TS.Nguyễn Anh Tuấn trong cuốn Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương,NXB Lao động – Xã hội Theo cách tiếp cận này thì rủi ro liên quan tới thái độ củacon người Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những biến cốmong đợi không phải là rủi ro Rủi ro phải là những bất trắc hậu quả cho con người,còn những bất trắc không gây tổn thất thì không phải là rủi ro

 Còn theo giáo trình: Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp của PGS/

TS Nguyễn Quang Thu, NXB Thống kê – 2008, có nhiều định nghĩa về rủi ro đượccác nhà nghiên cứu đưa ra, tùy theo từng người và từng ngành mà có các định nghĩakhác nhau

Theo quan điểm của bảo hiểm, rủi ro được định nghĩa:

- Là sự tổn thất ngẫu nhiên

- Là khả năng có thể gây tổn thất

- Là khả năng có thể xuất hiện một biến cố không mong đợi

Theo quan điểm hiện đại, rủi ro được định nghĩa: Là khả năng sẽ xảy ra một kết quả

có lợi hay không có lợi từ mối nguy hiểm hiện hữu.

Tóm lại chúng ta có thể hiểu “Rủi ro” là những sự cố bất ngờ, mà chúng ta khônglường trước được một cách chắc chắn, chúng gây cho chúng ta những tổn thất ở cácmức độ khác nhau

1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh

Khái niệm: Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ,

gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các

Trang 14

thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, thờigian trong quá trình phát triển của mình1

Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh

 Những nguyên nhân khách quan

- Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: Suy thoái kinh tế, lạm phát, thayđổi tỷ giá hối đoái…

- Sự không ổn định chính trị, thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướngbất lợi

- Nhân tố từ môi trường văn hóa – Xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyềnthống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, văn hóa ứng xử…

- Điều kiện tự nhiên bất lợi

- Tình hình biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp

 Những nguyên nhân chủ quan

- Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách

cơ chế

- Sai lầm trong ra quyết định và thực hiện quyết định

- Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm

- Sơ xuất, bất cẩn, thiếu trách nhiệm

- Thiếu sức khỏe, đạo đức, phẩm chất

- Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch

- Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu

- …

1.1.3 Quản trị rủi ro

Khái niệm: Quản trị rủi ro là sự nhận dạng, đo lường, kiểm soát các rủi ro có

thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuấtkinh doanh chính của một ngành kinh doanh hay của một doanh nghiệp sản xuất.2

Vai trò của quản trị rủi ro

 Giúp tổ chức hoạt động ổn định

 Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, thực hiện chiến lược kinh doanh

 Giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn

1.1.4 Một số quan điểm về quản trị rủi ro

Theo quan điểm truyền thống

Theo trường phái truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểmhoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc có thể xảy ratrong hoạt động cho con người

1 Trích slides : quản trị rủi ro – bộ môn Nguyên Lý Quản Trị – Đại học Thương mại

2 Trích : Giáo trình Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp của PGS/TS Nguyễn Quang Thu NXB –

Thống kê – 2008

Trang 15

Theo quan điểm này thì các rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khôngthể tránh khỏi và những thiệt hại về vật chất cũng không thể lường trước được.Rủi ro mang tính tiêu cực, vì thế ban lãnh đạo và nhân viên kinh doanh phảiquan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biệnpháp phòng chống rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, theo trường phái truyền thống rủi ro trong kinh doanh là một yếu

tố mang tính tiêu cực, không thể đo lường được, khi rủi ro xảy ra thì tất yếuchúng sẽ làm thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp màdoanh nghiệp chỉ cũn cỏch chấp nhận rủi ro xảy ra Để phòng ngừa và giảmthiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt tất cảcác khâu trong quy trình quản trị rủi ro, từ việc nhận dạng rủi ro, phân tích đolường đánh giá rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Theo trường phái trung hòa

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiệntrong hầu hết hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dựđoán được chính xác kết quả, sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy

cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đựợc hoặcmất không thể đoán trước Như vậy trường phái trung hoà, rủi ro là sự bất trắc

có thể đo lường được Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.Trong hoạt động kinh doanh có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguyhiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi

ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòngngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quảtốt đẹp cho tương lai

1.2 Các nội dung của vấn đề quản trị rủi ro

1.2.1 Phân loại rủi ro

Theo giáo trình Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp của PGS/TS.Nguyễn Quang Thu NXB Thống Kê – 2008, rủi ro có thể được phân loại theo nhiềutiêu thức khác nhau

Rủi ro không kèm theo tổn thất về tài chính

Thuật ngữ rủi ro bao gồm tất cả các tình huống trong đó có các nguy cơ rủi rohiện hữu Trong một số trường hợp, rủi ro xảy ra có kèm theo tổn thất về tài chính,nhưng một số trường hợp khác thì lại không

Rủi ro động và rủi ro tĩnh

 Rủi ro động: rủi ro xuất hiện khi nền kinh tế bị thay đổi dẫn đến những tổnthất cho công ty Chẳng hạn, nếu chúng ta không giữ được thị phần và khách hàng ổnđịnh, không giữ được chi phí và thu nhập ổn định, công nghệ ổn định… Hậu quả sẽ

Trang 16

làm cho một số cá nhân phải gánh chịu thiệt hại về tài chính Rủi ro động còn bao gồmmột số tổn thất khác không phai do nguyên nhân thay đổi của nền kinh tế như: thiêntai, sự lừa đảo của một cá nhân….Không giống như rủi ro tĩnh, rủi ro động không đemlại lợi ích cho xã hội Rủi ro động bao gồm cả sự hư hỏng tài sản, hoặc một sự chuyểnđổi sở hữu tài sản Kết quả của sự lừa đảo hay sự phá sản của con người Vì rủi rođộng rất nguy hiểm nên nó thường xuyên được giảm thiểu bằng phương pháp bảohiểm.

 Rủi ro tĩnh: rủi ro tĩnh là kết quả của sự thay đổi trong nền kinh tế Thí dụ việcthay đổi mức giá, thay đổi sở thích của người tiêu dùng, thay đổi thu nhập, thay đổi kỹthuật công nghệ….dẫn tới hậu quả tổn thất về tài chính của các thành phần trong nềnkinh tế Rủi ro tĩnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cá nhân vì họ thường chủ quan chorằng nó không nguy hiểm bằng rủi ro động

Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt

 Rủi ro căn bản: bao gồm các thiệt hại thông phàm về nguồn gốc và hậu quả

Đó là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị Nótác động trên một vùng rộng lớn hau tất cả dân số Nhìn chung rủi ro căn bản khôngroi vào cá biệt một ai cả Do vậy toàn xã hội sẽ phải có trách nhiệm loại trừ loại rủi ronày Một số rủi ro căn bản được giảm hoặc loại trừ bằng phương pháp bảo hiểm quacác công ty bảo hiểm Để loại trừ rủi ro căn bản, cần thiết phải có một số hình thức bảohiểm xã hội hay các chương trình chuyển giao tương đương Thí dụ, thất nghiệp, là rủi

ro căn bản cần được “Chữa” thông qua bảo hiểm xã hội Bão lụt và động đất cần đượccứu trợ bằng các quỹ dự phòng của Nhà Nước, của các tổ chức của cộng đồng

 Rủi ro cá biệt: là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt Rủi ronày có thể là động hay tĩnh Thí dụ hiện tượng hỏa hoạn cháy nhà, cướp nhà băng, phasản của một công ty là các rủi ro cá biệt Rủi ro cá biệt là các rủi ro cá nhân phải gánhchịu, nó không phải chủ thể để toàn xã hội phải quan tâm Rủi ro này có thể được loạitrừ bởi một cá nhân thông qua bảo hiểm, ngăn ngừa thiệt hại hoặc một số kỹ thuậtgiảm thiểu rủi ro khác

Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán

 Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặcnhững tổn thất (Rủi ro một chiều)

 Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thểmang lại lợi ích (Rủi ro hai chiều)

Sự phân biệt giữa rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán có một tầm quan trọng rấtlớn Bởi vì, thường chỉ có rủi ro thuần túy mới được bảo hiểm Rủi ro suy đoán đượcngười ta chấp nhận vì đặc tính hai chiều của nó, có thể gây thiệt hại và có thể mang lạilợi ích Không phải tất cả rủi ro thuần túy đều được bảo hiểm, vì vậy chúng ta cần phải

Trang 17

phân biệt được các rủi ro thuần túy được bảo hiểm và các rủi ro thuần túy không đượcbảo hiểm.

1.2.2 Quá trình quản trị rủi ro

1.2.2.1 Nhận dạng nguy hiểm và rủi ro

Nguy cơ rủi ro của một tổ chức

Theo PGS/TS Nguyễn Quang Thu trong cuốn Quản trị rủi ro và bảo hiểmtrong doanh nghiệp NXB – thống kê – 2008 Nguy cơ rủi ro của một tổ chứcbao gồm:

Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản vậtchất, tài sản tài chính hay tài sản vô hình (danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyềntác giả) và các kết quả đều xảy ra do các hiểm họa hoặc rủi ro

Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là các khả năng các tổn thất cóthể xảy ra có liên quan đến các vấn đề pháp lý

Nguy cơ rủi ro con người: rủi ro liên quan đến “ tài sản con người” có

thể gây tổn thương cho cá nhân, nhân sự của một tổ chức, bao gồm: các kháchhàng, nhà cung cấp, chủ nợ, cổ đông, nhà quản lý và người lao động

Nguồn rủi ro

Đứng trên quan điểm nghiên cứu khác nhau, người ta sẽ phân nguồn rủi

ro thành nhiều loại khác nhau Nhìn chung, nguồn rủi ro có thể được phânthành:

Rủi ro kinh tế: rủi ro kinh tế thường ảnh hưởng của môi trường chính trị,

và ngược lại Đây là loại rủi ro vĩ mô Các rủi ro kinh tế có thể là:

- Suy thoái kinh tế: sức mua của các cá nhân giảm làm cho doanh thu củadoanh nghiệp bị giảm

- Lạm phát

- Mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn hơn mức dự trữ ngoạitệ

- Dự trữ ngoại tệ nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu

- Nợ nước ngoài lớn hơn GDP

Rủi ro về chính trị: các chính sách và đường lối phát triển kinh tế xã hộicủa một đất nước cũng là một nguồn rủi ro tiềm năng vô cùng quan trọng, vì nó

có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các tổ chức Đây cũng là loại rủi ro vĩ

mô, bao gồm:

- Chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách về thuế, hạn ngạch vàcác giới hạn thương mại khác

- Chính sách tài chính, lưu thông tiền tệ, kiểm soát (Ngoại hối, lãi xuất)

- Chính sách lao động và tuyển dụng lao động

Trang 18

- Chính sách môi trường, sức khỏe

Rủi ro pháp lý: rủi ro pháp lý là các rủi ro có liên quan đến vấn đề pháp

lý kiện tụng, làm hao tổn sức người và tài sản như

- Vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư

- Tranh chấp hàng hóa, nhãn hiệu và thương hiệu

- Bồi thường khiếu nại đối với khách hàng

- Thay đổi luật pháp liên quan đến kinh doanh: quy định về nhãn hiệuhàng hóa, môi trường và lao động

Rủi ro về xã hội: Xã hội loài người luôn tồn tại, luôn phát triển Mỗi một

sự thay đổi của xã hội về các quan niệm sống, quan hệ giữa người và người sựbình đẳng giữa nam và nữ, quan niệm về giai cấp đều có thể là một tiềm năngcủa rủi ro Đây cũng là loại rủi ro vĩ mô, bởi nó tác động lên toàn xã hội Loạirủi ro này có thể là

- Sự thay đổi các quan niệm sống và hành vi của con người trong xã hội

- Cấu trúc xã hội thay đổi

- Nền văn hóa của một đất nước

- Chế độ làm việc đối với người lao động

- Chế độ làm việc đối với phụ nữ

- Chính sách phát triển giáo dục và y tế cộng đồng

Rủi ro hoạt động: trong quá trình hoạt động (Sản xuất kinh doanh haythực hiện các dịch vụ) một tổ chức có thể thực hiện theo quy trình: tuyển dụnglao động Mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết, thực hiện sảnxuất hay dịch vụ, bán sản phẩm và dịch vụ, thu tiền về Các rủi ro hoạt động cóthể kể:

- Tuyển dụng và sa thải lao động

- Hư hỏng tài sản vật chất

- Ô nhiễm môi trường do thải chất độc, làm tổn hại sức khỏe cộng đồng

- Kiện tụng do tranh chấp hàng hóa

- Kiện tụng do vi phạm hợp đồng kinh tế

- Kiện tụng trong thanh toán…

Rủi ro do ý thức con người: khả năng nhận thức của mỗi con người vềnguồn rủi ro là khác nhau Nó tùy thuộc vào trình độ học vấn và kinh nghiệmlàm việc của mỗi người Do đó các phương pháp xử lý rủi ro cũng sẽ khácnhau Loại rủi ro này có thể là:

- Nhận thức của mỗi người

- Ý thức của mỗi người về sự nguy hiểm

- Sự bất cẩn của con người gây tai nạn chết người

Trang 19

- Không tuân thủ những quy định về an toàn lao động

- Than nhũng

- Lười biếng

- Biển thủ

Môi trường vật chất: Môi trường xung quanh ta là moi trường vật chất,

vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cuộc sống và sinh hoạt của tổ chức.Các nguồn rủi ro vật chất có thể là:

Mục tiêu của đo phân tích rủi ro

Để hiểu biết và đánh giá chúng

Để tính các chi phí giảm thiểu rủi ro và các khoản bồi thường tổn thất

Để kiểm soát các rủi ro và tổn thất

Các yếu tố của rủi ro

Mỗi nguy cơ rủi ro có hai yếu tố:

Đối với rủi ro thuần túy:

- Tần số của các tổn thất có thể xảy ra

- Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất này

Đối với rủi ro suy đoán

- Tấn số của các kết quả tiêu cực và tích cực

- Mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của kết quả

Phương pháp đo lường rủi ro

Theo PSG TS Nguyễn Quang Thu (Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, 2008), sử dụng thang đo định tính như thang đo ảnh hưởng và

thang đo khả năng để đánh giá rủi ro Quy trình đánh giá như sau:

 Sử dụng thang đo ảnh hưởng, thang đo khả năng xảy ra và sắp xếp ưu tiên cácrủi ro

 Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trongdoanh nghiệp

 Xác định các rủi ro cần được ưu tiên kiểm soát và tài trợ khi cần thiết

Đo lường rủi ro giúp doanh nghiệp nhận rõ các rủi ro có liên quan đến sựsống còn của doanh nghiệp

Thang đo ảnh hưởng

Trang 20

Thang đo ảnh hưởng bao gồm nhiều bậc khác nhau được chia theo mức độảnh hưởng tiềm năng của rủi ro Dựa vào thang đo ảnh hưởng doanh nghiệpphải nhận dạng được tất cả các sự cố rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá sự cố nào là nghiêm trọng, bìnhthường hoặc có ảnh hưởng không đáng kể để có quyết định xử lý rủi ro hiệuquả nhất.

Bảng 1.1: Thang đo ảnh hưởng

Đánh giá Ảnh hưởng tiềm năng

Nghiêm trọng Tất cả các mục tiêu đều không đạt

Nhiều Hầu hết các mục tiêu đều bị ảnh hưởng

Trung bình Một số chỉ tiêu bị ảnh hưởng, cần có sự nỗ lực để điều chỉnh

Ít Cần ít nỗ lực để điều chỉnh các chỉ tiêu

Không đáng kể Ảnh hưởng rất nhỏ, điều chỉnh bình thường

Thang đo khả năng xảy ra

Thang đo khả năng xảy ra cũng được chia thành nhiều bậc khác nhau theoxác suất có thể xảy ra sự cố

Bảng 1.2: Thang đo khả năng xảy ra

Hầu như chắc chắn xảy ra Có thể xảy ra nhiều lần trong một năm

Có thể xảy ra Có thể xảy ra trong thời gian 5 năm

Khó xảy ra Có thể xảy ra trong thời gian 5-10 năm

Hiếm khi xảy ra Có thể xảy ra sau 10 năm

Từ thang đo khả năng xảy ra trên, doanh nghiệp xác định các rủi ro có thểxảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ ở bậc nào

Bảng 1.3: Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên của các rủi ro

Trang 21

Xác suất đáng kể bình trọng

Hầu như chắc chắn

xảy ra

1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro

Đối với tổn thất đã xảy ra, có ý nghĩa giảm tổn thất xuất hiện bằng cách:

- Giảm khả năng xuất hiện của nó bằng cách loại trừ rủi ro

- Giảm khả năng xuât hiện của nó bằng cách cải thiện rủi ro

Đối với tổn thất sắp xảy ra, có ý nghĩa ngăn ngừa tổn thất bằng cách:

- Thanh tra hiện trường, gắn chuông và các thiết bị báo động

- Tối thiểu hóa hậu quả và mức độ tổn thất

Đối với các tổn thất đang xảy ra, có ý nghĩa giảm thiểu hậu quả của tổn thất bằng cách:

- Giảm thiểu các tổn thất hiện hữu

- Cực đại hóa lượng cứu trợ

- Sau khi rủi ro xuất hiện, phải nhanh chóng phục hồi và đưa các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trở lại bình thường

Giảm thiểu rủi ro

Theo PGS/TS Nguyễn Quang Thu Quản trị rủi ro và bảo hiểm trongdoanh nghiệp NXB – Thống kê – 2008 Có 2 biện pháp thường dùng để kiểmsoát rủi ro:

- Giảm tần số của tổn thất, nói cách khác ngăn ngừa tổn thất xuất hiện

- Hạn chế bớt mức tổn thất khi rủi ro xuất hiện

13

Giảm rủi ro

Trang 22

Sơ đồ 1.2: Phương pháp kiểm soát rủi ro

Ngăn ngừa tổn thất

Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảmbớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần số xuất hiện tổn thất) hoặc bằng cáchlàm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra

Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro thường tập trung vào:

- Thay thế hoặc sửa đổi mối nguy hiểm

- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại

- Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa nguy hiểm và môi trường

Giảm thiểu tổn thất

Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làmgiảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng củatổn thất)

Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sảu khi thất đãxảy ra Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đóxuất hiện nhưng mục đích của những biện pháp này làm giảm tác động của tổnthất một cách hiệu quả nhất Những chương trình giảm thiểu tổn thất là sự thỏathuận ngầm trong quản trị rủi ro rằng một vài tổn thất nào đó có thể xảy ra dùcho đã có những cố gắng, nỗ lực hết sức của tổ chức

1.2.2.4 Tài trợ rủi ro

Tài trợ trước tổn thất

Tài trợ trước tổn thất là khoản tiền dùng để bù đắp (hay cứu trợ) một phầntổn thất xuất hiện, nó được chi cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngănngừa rủi ro Các rủi ro không thể ngăn ngừa và kiểm soát sẽ được tài trợ Hoạtđộng tài trợ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Nguồn tài trợ của một tổ chức

Giảm tần số xuất hiện

Ngăn ngừa tổn thất

Giảm tổn thất

Kiểm soát

nguy hiểm

Tối thiểu hóa tổn thất Bù đắp bằng cứu trợ

Trang 23

- Loại hình kinh doanh của tổ chức đó

- Loại nguy cơ rủi ro của tổ chức đó và kinh nghiệm về những tổn thấttương tự trong quá khứ

- Tổ chức đó là người chuyển giao rủi ro hay là người nhận rủi ro

Phương pháp phân loại rủi ro được phân loại dựa trên cơ sở chi phí sửdụng tài trợ tổn thất Có hai phương pháp tài trợ cơ bản là lưu trữ rủi ro vàchuyển giao rủi ro

Sơ đồ 1.3 : Phân loại phương pháp tài trợ rủi ro.

Phương pháp lưu trữ rủi ro

Phương pháp lưu trữ rủi ro (hay tổn thất) được phân thành hai nhómchính: lưu giữ trong kế hoạch và lưu giữ ngoài kế hoạch

- Lưu giữ tổn thất ngoài kế hoạch hay thụ động: khi nhà quản trị rủi rokhông nhận dạng được những rủi ro này, vô hình giữ chúng do đó không có kếhoạch phòng ngừa hoặc xử lý các rủi ro đó

- Lưu giữ tổn thất có kế hoạch hay năng động: khi nhà quản trị rủi ronghiên cứu các phương pháp xử lý rủi ro khác nhau và ra quyết định lưu giữnhững tổn thất tiềm năng

Bảo hiểm trực hệ

Chi phí ổn định

Chi phí tín dụng pháp khác Các biện

ngoài BH

Các biện pháp khác ngoài BH

B.hiêm

Bảo hành bảo đảm phiếuTrái

Hợp đồng khác

Trang 24

Phương pháp chuyển giao rủi ro – Bảo hiểm

Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảohiểm chấp nhận gánh vác phần tổn thất tài chính khi có rủi ro xuất hiện

Thành phần cơ bản của một giao dịch bảo hiểm:

- Một hợp đồng được hai bên thỏa thuận

- Chi phí thanh toán cho người bảo hiểm

- Một khoản chi trả có điều kiện thanh toán theo tình huống xác định tronghợp đồng bảo hiểm

- Có nguồn quỹ do người bảo hiểm nắm giữ để thanh toán các khiếu nạibồi thường

Tài trợ sau tổn thất

Các nguồn tài trợ sẵn có sau tổn thất: Nếu một doanh nghiệp chọnphương án tái đầu tư sau tổn thất, nó phải có nguồn tài trợ Tài trợ có thể đượcbảo đảm trước tổn thất tương lai bằng bảo hiểm Các doanh nghiệp thường gặpkhó khăn về tài chính khi có nhu cầu tài trợ sau tổn thất Có nhiều nguồn tài trợsau tổn thất như: vay ngắn hạn, vay dài hạn, huy động vốn dưới hình thức cổphần Khi doanh nghiệp sử dụng phương án tài trợ sau tổn thất bằng nguồn vốnvay thì doanh nghiệp phải tính được mức nợ hợp lý nhất Tiền mặt và chứngkhoán ngắn hạn là nguồn sẵn có quan trọng để tài trợ sau tổn thất

Nguồn vốn vay ngoài: Một phương án khác là huy động nguồn vốn bênngoài bằng phát hành nợ (dưới hình thức trái phiếu) hay phát hành cổ phần mối.Chi phí tài trợ nguồn vốn sau tổn thất sẽ cao hơn nhiều so với chi phí vốn trướctổn thất Chi phí tăng cao biểu hiện rủi ro tăng lên

1.2.3 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Trong môi trường kinh doanh hiện nay luôn tiềm ẩn những rủi ro đe dọa đến sựphát triển của các doanh nghiệp Nếu các doanh nghiệp không có quy trình quản trị rủi

ro tốt rất có thể họ sẽ gặp những rủi ro đó và phải chịu những tổn thất từ nó gây ra Đó

là một điều không tốt, bởi từ những tác động của nó có thể dẫn đến tình hình khó khăncho doanh nghiệp và rất có thể sẽ dẫn tới phá sản Cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu năm 2008 đã minh chứng tầm quan trọng của quản trị rủi ro và đặt ra các yêu cầu

về sự cần thiết thực hiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay

Giúp doanh nghiệp ổn định

Trong quá trình kinh doanh, việc một doanh nghiệp hoạt động ổn định có

ý nghĩa rất lớn, việc hoạt động ổn định cũng có nghĩa các bộ phận trong doanhnghiệp đã hoạt động vào guồng, nhưng sẽ thế nào khi doanh nghiệp gặp phảinhững sự cố bất ngờ ập đên, liệu các bộ phận có còn hoạt động ăn khớp với

Trang 25

nhau như trước được nữa không ? Đó chính là minh chứng cho tầm quan trọngcủa công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, với việc thực hiện tốt công tácquản trị rủi ro giúp cho doanh nghiệp có thể nhận biết được những rủi ro tiềm

ẩn, từ đó khi xảy ra rủi ro doanh nghiệp sẽ không còn bị bất ngờ, các bộ phậntrong doanh nghiệp sẽ không bị hụt hẫng Với việc không bị bất ngờ trong khixay ra rủi ro, các bộ phận sẽ vẫn hoạt động ăn khớp với nhau, lúc này việc giảiquyết rủi ro đã không còn quá phức tạp nữa

Giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu sứ mạng của mình

Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu sứ mạng riêng của mình, để doanhnghiệp không bị lệch hướng trong quá trình thực hiện sứ mạng của mình thìquản trị rủi ro chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệpthực hiện được điều đó Quản trị rủi ro giúp cho doanh nghiệp có thể nhận biếtđược những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh của mình đểkịp thời đưa ra các phương án giải quyết giúp doanh nghiệp có thể vượt qua cácrủi ro với tốn thất ở mức thấp nhất Qua đó giúp doanh nghiệp không bị hao hụtnguồn lực qua nhiều để khắc phục các hậu quả từ rủi ro gây nên, tạo điều kiệntốt nhất để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu sứ mạng của mình

Giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đứng đắn

Quản trị rủi ro không những kiểm soát được các rủi ro cho doanh nghiệp,

mà nó còn giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị Bởi quản trị rủi ro giúp cácnhà quản trị nhận biết được con đường kinh doanh của doanh nghiệp có thể gặpphải những rủi ro như thế nào, rủi ro nào gây tổn thất ít cho doanh nghiệp rủi ronào gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, rủi ro nào cần phải tránh….từ những cơ

sở đó sẽ giúp các nhà cân nhắc và đưa ra quyết định đứng đắn của mình, giúpdoanh nghiệp không bị chệch hướng phát triển và ít chịu tổn thất từ rủi ro nhất

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro

1.3.1 Môi trường vĩ mô

Tình hình kinh tế

Là môi trường vĩ mô ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro của doanhnghiệp Kinh tế thị trường thay đổi có thể dẫn đến doanh nghiệp thay đổi ngànhnghề kinh doanh Khi đó công tác quản trị rủi ro đòi hỏi phải có sự thay đổi đểđáp ứng yêu cầu.Sự thay đổi chậm chạp sẽ có thể dẫn đến việc tiếp cận thịtrường khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn Đôi khi đưa sứ mệnh kinh doanhtheo một hướng khác hay che mất tầm nhìn của doanh nghiệp Thêm nữa doanhnghiệp là một tế bào cấu thành nên một nền kinh tế lớn, khi môi trường sống

Trang 26

thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải thay có sự thay đổi để thích nghi với môitrường mới Nhưng cần lưu ý rằng, không phải bất kỳ những thay đổi nào ở môitrường kinh tế vĩ mô cũng dẫn đến sự thay đổi trong công tác quản trị rủi ro củadoanh nghiệp Chỉ những thay đổi lớn, quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến sựsống còn của doanh nghiệp mới dẫn đến sự thay đổi trong công tác quản trị rủi

ro trong doanh nghiệp mà thôi

Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộckhác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tụctập quán, lối sống và lao động

Rủi ro do môi trường văn hoá là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết vềphong tục tập quán tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức…của dân tộc khác

từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát,mất cơ hội kinh doanh

Môi trường tự nhiên

Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: Động đất, núi lửa,bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, sương muối…gây ra Những rủi ro này thườngdẫn đến những thiệt hại to lớn đến người và của, làm cho các doanh nghiệp bịtổn thất nặng nề Như hàng hóa bị hỏng hóc giao hàng chậm…

1.3.2 Môi trường vi mô

Nhà cung cấp chính là đầu vào của doanh nghiệp, một tổ chức không thểkhép kín trong vai trò tự cung tự cấp, nó bắt buộc phải có nguồn nguyên liệucho mình, đối với doanh nghiệp nguồn nguyên liệu đến từ các nhà cung cấp.Nhà quản trị cần tìm cách đảm bảo có được nguồn cung ứng đều đặn với giáthấp để mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạtđộng quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát

Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh không phải là “chiến tranh” và cũng không phải là “hòa bình” Cạnhtranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản

Trang 27

xuất phát triển Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng caotay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý đểnâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Tuy nhiên đối với doanh nghiệp thìcạnh tranh là điều không mấy dễ chịu Sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới thamgia vào thị trường mang đến cho thị trường một năng lực sản xuất mới, nhưng cũngđòi hỏi một thị phần nhất định Cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp tham gia vàothị trường là sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế Nếu lợi nhuận của sản phẩm thaythế lớn thì sức ép cạnh tranh lớn (sức ép về giá thành, giá bán) Cạnh tranh cũng cónhững tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động

vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (Buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,…)hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.Khi thực hiện công tác quản trị rủi ro cho doanh nghiệp các nhà quản trị luôn xem xét

kỹ đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra các quyết định mang tính cạnh tranh, nắm bắt

cơ hội, tận dụng điểm mạnh của mình để đánh bật đối thủ mang lại nhiều lợi nhuậncho doanh nghiệp

Biến động cung cầu giá cả thị trường

Sự biến động của cung cầu, giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nếu không có biện pháp ứng xử hợp lý khi giá cảthay đổi thì sự thay đổi của giá cả sẽ tác động đến lượng chi phí mỗi bên phải

Trang 28

bỏ ra cung như lợi nhuận thu được từ đó giá cả hàng hóa có thể ảnh hưởng đến

ý muốn thực hiện hợp đồng của hai bên Mặt khác trong nền kinh tế thị trườnghiện nay thì sự biến động của cung cầu, giá cả hàng hóa là không tránh khỏi, do

đó các doanh nghiệp tham gia kinh doanh rất dễ gặp phải do giá cả thay đổi

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các phương tiên vận chuyểnkho, bến bãi, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống mạng của công ty Trong nềnkinh tế hiện nay, cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố quyết định sựthành công của doanh nghiệp Với một doanh nghiệp có được cơ sở vật chấtcũng như công nghệ kỹ thuật tốt, họ sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn so vớicác đối thủ trên thị trường, mặt khác hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, hoạt độnghiệu quả, chúng sẽ trở thành công cụ hữu ích trong quản lý nguồn hàng cũngnhư giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Trang 29

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ MỚI

HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội (Ha Noi New Urban And Huosing Development Investment Joint Stock Company) được thành lập vào ngày 28

tháng 09 năm 2007

- Trụ sở chính: số nhà 26, ngõ 168, phố Vương Thừa Vũ, Tổ 68, Phường Khương

Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

- Văn phòng giao dịch: số 244, Phố Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa, Quận Cầu

Giấy, Thành Phố Hà Nội

- Chi nhánh Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội tại Thái

Nguyên

- Địa chỉ chi nhánh: số 642, đường Lương Ngọc Quyến, tổ11, Phường Đồng Quang,

thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Từ khi mới thành lập, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế, hợp đồng xâylắp và một số hợp đồng khác với giá trị hợp đồng lớn Mặt hàng kinh doanh được mởrộng qua từng năm kinh doanh với nhiều chủng loại khác nhau đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng Từ khi thành lập đến nay, công ty đã và đang thi công nhữngcông trình, phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

- Biệt thự Vincom Sài Đồng

- Chung cư mini 192/32 Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội

- Nhà xưởng công ty Fine

- Tòa nhà Thành Hưng Group 104 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên

Trang 30

- Công trình kho biệt trữ và kho cách ly công ty Dược Phẩm Trung Ương I số

365A – đường Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội

- Công trình khu biệt thự D5 – Vườn Đào – Tây Hồ – Hà Nội.

- Công trình nhà chung cư 15T Trung Hòa – Nhân Chính – Hà Nội.

- Công trình tòa nhà Chung cư, văn phòng B4 Kim Liên – Hà Nội.

Hội Đồng Quản TrịGiám đốc

Tổ thi công

Số 2

Tổ thi công

Số 3

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Quản trị rủi ro (2009), Bộ môn Nguyên Lý Quản Trị, Trường Đại Học Thương Mại Khác
2. GS.TS Phạm Vũ Luận (2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê Khác
3. PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh (2006), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân Khác
4. PGS.TS. Nguyễn Quan Thu, Quản trị rủi ro và Bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê – 2008 Khác
5. Tài liệu Công ty CP đẩu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội, báo cáo Tài Chính năm 2010,2011,2012 Khác
6. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Rủi Ro và Khủng Hoảng, NXB Lao Động và Xã Hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w