Rủi ro chậm tiến độ 8/15 5, 4/15 26,7 /15

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội (Trang 36)

- Các tổ thi công: Trực tiếp tham gia thi công các dự án của công ty 2.1.4Cơ cấu lao động

3Rủi ro chậm tiến độ 8/15 5, 4/15 26,7 /15

4 Rủi ro pháp luật 3/15 20 8/15 53,3 4/15 26,7

5 Rủi ro nhà cung ứng 3/15 20 7/15 46,7 5/15 33,36 Rủi ro tai nạn lao động 5/15 33,3 7/15 46,7 3/15 20 6 Rủi ro tai nạn lao động 5/15 33,3 7/15 46,7 3/15 20 7 Rủi ro do chất lượng kỹ thuật 5/15 33,3 6/15 40 4/15 26,7

Từ bảng đánh giá trên ta thấy ý kiến của các nhân viên trong công ty cho rằng rủi ro tai nạn lao động, rủi ro chất lượng kỹ thuật, rủi ro nhà cung ứng, rủi ro chậm tiến độ, rủi ro máy móc thiết bị là những rủi ro gây trở ngại lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội.

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị Mới Hà Nội

2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro

Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội đã xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi nhận dạng rủi ro công ty có một bộ phận các nhân viên phân tích mối nguy hiểm, hiểm họa, nguy cơ xảy ra rủi ro có thể xảy ra.

Đây là giai đoạn đầu của quá trình quản trị rủi ro. Nếu nhận dạng đúng và đủ giúp nhà quản trị có những quyết định đúng kịp thời né tránh, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất rủi ro xảy ra. Hàng năm công ty đầu tư chi phí 30 triệu cho công tác đào tạo nhân viên trang bị đầy đủ kiến thức để nhận dạng rủi ro nhanh nhất, chính xác nhất. Nguồn rủi ro thường là các yếu tố môi trường đặc thù của doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra những môi trường kinh tế - Chính trị, môi trường pháp luật, môi trường tự nhiên, xã hội, môi trường văn hóa, cũng là nguồn rủi ro của công ty.

Tất cả các thành viên trong công ty có trách nhiệm xác định những rủi ro có thể gặp phải và báo cáo lên lãnh đạo của mình để công ty xem xét và có chiến lược giải quyết kịp thời.

2.2.2.2 Phân tích rủi ro

Trong quá trình kinh doanh vấn đề rủi ro luôn tiềm ẩn và đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp.Thông thường doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro trong kinh doanh gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh. Đối với Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội sau khi xác định được rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong kinh doanh, các nhà quản trị đưa ra những đánh giá rủi ro đó về tần xuất, mức độ thiệt hại. Sau khi đánh giá về rủi ro đó xong, tùy vào mức độ nghiêm trọng của rủi ro mà các nhà quản trị có các phương án giải quyết khác nhau.

2.2.2.3 Kiểm soát rủi ro

Công ty sử dụng công cụ, kỹ thuật, chiến lược, chính sách …. Để kiểm soát rủi ro nhằm giảm thiểu những tổn thất có thể ảnh hưởng đến công ty khi rủi ro xảy ra. Hiện nay công ty CP Đẩu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị Mới Hà Nội đang sử dụng các biện pháp như: Né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu và chuyển giao rủi ro.

• Né tránh rủi ro: khi nhận dạng, phân tích, đo lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh, ban các nhà quản trị đưa ra quyết định để loại bỏ nguyên nhân của

chúng. Đây là một trong những biện pháp có thể làm cho công ty mất đi những lợi ích có thể có, mất đi cơ hội. Vì vậy, công ty không nên coi né tránh là giải pháp tuyệt đối.

• Ngăn ngừa: Là một trong những giải pháp của công ty chấp nhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác động bất lợi khi rủi ro xảy ra với công ty .

• Giảm thiểu rủi ro: Là một trong những biện pháp của công ty tìm mọi cách giải quyết rủi ro với chi phí thất nhất làm giảm ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của công ty.

• Chuyển giao rủi ro: Đối với các hợp đồng có giá trị lớn , công ty tiến hành các biện pháp bảo hiểm tránh rủi ro xảy ra. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tài chính cho công ty khi rủi ro xảy ra .

2.2.2.4 Tài trợ rủi ro

Hiện nay Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội đang sử dụng các biện pháp để tài trợ tổn thất như:

• Tự tạo lập quỹ để phòng ngừa rủi ro: hàng năm công ty trích 400 triệu đồng từ lợi nhuận kinh doanh để tạo lập quỹ khắc phục tổn thất từ các rủi ro .

• Chuyển giao rủi ro: công ty thực hiện việc mua bảo hiểm, với người lao động công ty mua bảo hiểm lao động cho các cán bộ công nhân trực tiếp tham gia thi công. Trong hoạt động kinh doanh công ty thực hiện việc mua bảo hiểm cho các đơn hàng có giá trị lớn, đặc biệt là bảo hiểm vận tải hàng, nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa.

Để hiểu hơn về thực trạng quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội em đã thực hiện một cuộc điều tra và thu được kết quả như sau:

Đánh giá chung về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Biểu đồ 2.3 : Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

(Nguồn:Sinh viên tự điều tra)

Đánh giá kết quả qua phiếu điều tra của 8 nhà quản trị và 7 nhân viên ta thấy được thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội được tổng hợp như sau: Tốt có 3/15 phiếu chiếm 20%, bình thường

5/15 phiếu chiếm 33,3%, kém có 7/15 phiếu chiếm 46,7%. Công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội cần được quan tâm hơn nữa, qua đó giúp công ty hạn chế được những rủi ro, tổn thất không đáng có, đem lại kết quả hoạt động tốt cho doanh nghiệp.

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

Bảng 2.6 : kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội

stt Nhân tố Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Số

phiếu % Số phiếu % Số Phiếu % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật 6/20 30 12/20 60 2/20 102 Biến động cung cầu giá cả thị trường 8/20 40 8/20 40 4/20 20

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Nhà Và Đô Thị Mới Hà Nội (Trang 36)