Dịch sao phỏng là chỉ dịch từng yếu tố tương đương sang tiếng Việt, được một thành ngữ tiếng Việt cũng có ngữ nghĩa như nhau. Ví dụ thành ngữ
独一无二 (Độc nhất vô nhị) có thể dịch thành có một không hai, thành ngữ
三头六臂 (Tam đầu lục tị) có thể dịch thành Ba đầu sáu tay.
Dịch sao phỏng còn có thể chia thành dịch sao phỏng hoàn toàn và dịch sao phỏng bộ phận.
3.2.2.1. Dịch sao phỏng hoàn toàn
Dịch sao phỏng hoàn toàn là dịch toàn bộ các yếu tố thành ngữ sang tiếng Việt, được một thành ngữ mới trong tiếng Việt có ngữ nghĩa như nhau. Thành ngữ được dịch ra có khi giữ nguyên trật tự, có khi lại thay đổi trật tự của 1, 2 yếu tố.
- Giữ nguyên trật tự:
独一无二 Độc nhất vô nhị - Có một không hai.
一朝一夕 Nhất triều nhất tịch - Một sớm một chiều.
三番五次 Tam phiên ngũ thứ - Ba lần bẩy lượt, năm lần bẩy lượt.
三魂六魄 Tam hồn lục phách - Ba hồn bảy vía; Ba hồn chín vía.
三头六臂 Tam đầu lục tị - Ba đầu sáu tay
四面八方 Tứ diện bát phương - Bốn phương tám hướng
百花齐放 Bách hoa tề phóng - Trăm hoa đua nở.
百战百胜 Bách chiến bách thắng –trăm trận trăm thắng.
千年一遇 Thiên niên nhất ngộ - Ngàn năm có một.
- Thay đổi trật tự:
攒三聚五 Toàn tam tụ ngũ – Túm năm tụm ba.
四分五裂 Tứ phân ngũ liệt – Chia năm sẻ bẩy.
十拿九稳 Thập nã cửu ổn –cầm mười chắc chín.
万紫千红 Vạn tử thiên hồng - muôn hồng nghìn tía.
千方百计 Thiên phương bách kế - Trăm mưu nghìn kế; Trăm mưu
nghìn chước.
3.2.2.2. Dịch sao phỏng bộ phận
Dịch sao phỏng bộ phận là dịch các yếu tố sang tiếng Việt, trong đó thay đổi 1, 2 yếu tố,
一本万利 Nhất bản vạn lợi - Một vốn bốn lời.
问一得三 vấn nhất đắc tam - Hỏi ít được nhiều.
闻一知十 Văn nhất tri thập - Học một biết mười.
千辛万苦 Thiên tân vạn khổ - trăm cay ngàn đắng. (辛tân và 苦khổ
trong tiếng Hán là chỉ vất vả, còn cay và đắng trong tiếng Việt là chỉ những mùi vị.)
3.2.3. Dịch tƣơng đƣơng thành ngữ
Dịch tương đương thành ngữ là dịch bằng những thành ngữ có ngữ nghĩa tương đương trong tiếng Việt, cấu trúc cũng thường thay đổi, tức là cùng một ngữ nghĩa, nhưng tiếng Việt lại có cách diễn đạt khác của mình để
phù hợp với lối tư duy của người Việt, ví dụ:
一帆风顺 Nhất phàm phong thuận – Thuận buồm xuôi gió.
一了百了 Nhất liễu bách liễu – đầu xuôi đuôi lọt.
一脉相承 Nhất mạch tương thừa –Cha truyền con nối.
一毛不拔 Nhất mao bất bạt –Vắt cổ chày ra nước. Rán sành ra mỡ.
一贫如洗 Nhất bần như xỉ - Nghèo rớt mồng tơi. Nghèo kiết xác.
一语道破 Nhất ngữ đạo phá – Nói toạc móng heo.
低三下四 Đê tam hạ tứ - Khúm na khúm núm; vào luồn ra cúi.
五光十色 Ngũ quang thập sắc – Muôn màu muôn vẻ
千头万绪 Thiên đầu vạn tự - Rối như mớ bòng bong. Rối như tơ vò.
十全十美 Thập toàn thập mỹ - Mười phần vẹn mười.
千钧一发 Thiên quân nhất phát - Ngàn cân treo sợi tóc.
七拼八凑 Thất phanh bát tấu –Chắp vá lung tung; năm cha ba mẹ.
七上八下 Thất thượng bát hạ–Thấp tha thấp thỏm; Lòng dạ bồn chồn.
九牛一毛 Cửu ngưu nhất mao –Hạt cát trên sa mạc; giọt nước trong
biển cả.
3.2.4. Dịch nghĩa
Về việc chuyển dịch thành ngữ con số trong tiếng Hán sang tiếng Việt, ngoài những cách thức chuyển dịch trên đây, phần lớn thành ngữ không thể dịch trực tiếp sang tiếng Việt được, cũng không thể tìm được thành ngữ tương đương trong tiếng Việt, chỉ có thể dịch nghĩa, tức giải thích ý nghĩa của thành ngữ tiếng Hán bằng tiếng Việt để người đọc hiểu được. Ví dụ:
一败涂地 Nhất bại đồ địa – Có nghĩa là thua liểng xiểng; lụn bại.
一钱不值 Nhất tiền bất trị – Không đáng một xu.
一丝一毫 Nhất ti nhất hào – Từng li từng tí, mảy may.
一塌糊涂 Nhất tháp hồ đồ – Rối tinh rối mù.
一本正经 Nhất bản chính kinh - Chững chạc, đàng hoàng.
不可一世 Bất khả nhất thế - Không coi ai ra gì. Coi trời bằng vung.
一干二净 nhất can nhị tịnh – Sạch sành sanh.
一清二楚 Nhất thanh nhị sở – Rõ mồn một.
说一不二 thuyết nhất bất nhị – Nói một không hai.
一板三眼 Nhất bản tam nhãn - Hợp khuôn khổ; Rập khuôn máy móc.
一板一眼Nhất bản nhất nhãn – Nề nếp đâu ra đấy.
一五一十 Nhất ngũ nhất thập – Kể lại rành rọt từ đầu đến đuôi.
一暴十寒 Nhất bạo thập hàn - (Tính tình) nóng lạnh thất thường; (hành
động) thiếu nghị lực, không kiên trì được.
两面三刀 Lưỡng diện tam đao-Ví von nham hiểm xảo quyệt, trước mặt
làm thế này, sau lưng lại làm thế kia.
三长两短 Tam trường lưỡng đoản – Tai vạ bất ngờ.
颠三倒四 Điên tam dảo tứ – Lộn xộn, lung tung.
五湖四海 Ngũ hồ tứ hải – Khắp mọi nơi.
六神无主 Lục thần vô chủ – Chỉ hoang mang lo sợ, mất hết bình tĩnh.
六亲不认 Lục thân bất nhận- Mất hết tình người.
七长八短 Thất trường bát đoản – Dài ngắn không đều.
七零八落 Thất linh bát lạc – Xao xác như chim lạc tổ. Nháo nhác như
gà lạc mẹ.
八拜之交 Bát bái chi giao - Chỉ anh chị em kết nghĩa.
百思不解 Bách tư bất giải - Nghĩ mãi không ra.
千虑一得 Thiên lự nhất đắc – Ngàn lần suy tính, ắt có lần đúng.
千虑一失 Thiên lự nhất thất – Ngàn lần suy tính, một lần sai. Chỉ
người tài giỏi cũng có lúc sơ suất.
千里迢迢 Thiên lí điều điều – chỉ đường xa ngàn dặm.
千真万确 Thiên trân vạn xác – chỉ hết sức chính xác, rõ ràng.
万念俱灰Vạn niệm câu khôi – Thất vọng không lối thoát được nữa.
3.3. Những vấn đề phải chú ý trong việc chuyển dịch thành ngữ con số trong tiếng Hán sang tiếng Việt trong tiếng Hán sang tiếng Việt
Dịch thuật là một quá trình chuyển tải thông tin của một ngôn ngữ sang thông tin của ngôn ngữ khác, để cho đối tượng nhất định hiểu được. Đối với những người học tiếng nước ngoài 4 năm trở lên, dịch những lời nói hoặc văn bản bình thường thì không phải là việc khó. Nhưng khi gặp phải những trường hợp có thành ngữ thì vẫn phải hết sức cẩn thận và cân nhắc nhiều lần, vì thành ngữ là bộ phận tinh hoa của một ngôn ngữ dân tộc, là kết tinh của trí tuệ nhân dân, có chuyển tải văn hóa dân tộc với mức độ cao. Nhất là thành ngữ con số, càng là sự kết hợp hoàn hảo nhất và sự tích trữ sâu sắc nhất của ngôn ngữ Hán, tín ngưỡng con người và kinh nghiệm xã hội. Muốn dịch đúng hoặc dịch hay những thành ngữ trong các trường hợp khác nhau, không chỉ đòi hỏi trình độ cao về tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài, càng đòi hỏi tầm hiểu biết về phong tục tập quán và sự tích lũy kinh nghiệm về nhân sinh, xã hội…
Dưới đây, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề phải chú ý trong khi chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
3.3.1. Cần phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng
Tính hai bậc về nghĩa là đặc trưng quan trọng nhất của thành ngữ, tức thành ngữ thường có hai bậc nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Một thành ngữ trong ngôn cảnh nhất định thường là sử dụng nghĩa bóng của nó, nghĩa hiển ngôn chỉ là thủ đoạn để thể hiện nghĩa sử dụng thực tế. Còn nghĩa bóng thường là kết quả kết hợp cao độ của nghĩa các yếu tố thành ngữ, chứ không phải là sự cộng đơn giản của nghĩa hiển ngôn của các yếu tố thành ngữ. Nên khi chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt, chúng ta bắt buộc phải nắm vững điều này. Nếu chỉ đoán nghĩa bằng chữ sẽ gây chuyện cười.
Ví dụ:
在这种严峻的时刻,作为班长的我应该一马当先,怎么能够退缩呢? Dịch sai: Trong thời khắc nghiêm ngặt như vậy, tôi là lớp trưởng, nên có một con ngựa đi trước (dẫn đầu), làm sao có thể lùi bước được?
大年初一的街上,有卖吃的、穿的,有唱大戏的,还有耍杂技的, 五花八门,好不热闹。
Mùng một năm mới, trên phố có người bán những đồ ăn, đồ mặc, có người diễn kịch, còn có người đóng xiếc, có năm bông hoa và tám cái cổng (đầy đủ mọi thứ mọi kiểu), thật là đông vui.
3.3.2. Cần phân biệt các loại ý khác nhau của thành ngữ
Thực ra nghĩa bóng của một số thành ngữ có khi không chỉ có một loại, mà là có thể có hai loại hoặc hai loại trở lên, cùng một thành ngữ trong ngôn cảnh khác nhau có thể dịch ý khác nhau, không thể cứ “ngựa quen đường cũ”, không biết thay đổi.
Ví dụ thành ngữ 入木三分 (nhập mộc tam phân) có nghĩa bóng là: hình
dung thư pháp cao siêu, sức viết mạnh mẽ; còn có nghĩa ví von là: ví von thảo luận, kiến giải hoặc thơ văn phân tích được rất độc đáo và sâu sắc. Hãy phân biệt ba câu ví dụ sau đây:
①鲁迅的批评文章往往是一针见血,入木三分,让我们读了之后激 情澎湃。
Văn chương phê phán của Lỗ Tấn thường nói toạc móng heo, hết sức độc đáo và sâu sắc, làm cho chúng ta đọc xong hết sức xúc động xao lòng.
②他的见解一针见血,入木三分,让我们佩服得五体投地。
Kiến giải của ông ấy nói toạc móng heo, rất độc đáo và sâu sắc, làm cho chúng tôi hết sức khôi phục.
③这幅书法画刚劲有力,入木三分,赢得了大家的一致好评。
Bức tranh thư pháp này bút lực khỏe khoắn, đã được mọi người đánh giá cao. (刚劲有力 và入木三分 ở đây đều có nghĩa là sức viết mạnh mẽ, lặp lại trong tiếng có hiệu quả nhấn mạnh.)
3.3.3. Phải hiểu đƣợc điển cố thành ngữ
Trong tiếng Hán có không ít thành ngữ điển cố, những thành ngữ này đều bắt nguồn từ những sự kiện, câu truyện lịch sử đã lâu đời, nghĩa hiển ngôn và nghĩa bóng có khi chênh lệch rất lớn, bắt buộc phải tìm hiểu điển cố của thành ngữ mới hiểu được nghĩa bóng mà hiện nay đang sử dụng. Cho nên khi ngoài giải thích nghĩa ra, còn nên giải thích xuất xứ điển cố của nó thì người đọc mới dễ hiểu hơn, hiểu sâu sắc hơn. Cho nên trong từ điển thành ngữ thỉnh thoảng lại có một số thành ngữ có giải thích thêm tương đối tỉ mỉ xuất xứ điển cố của nó, ví dụ các thành ngữ như sau:
一言九鼎 (Nhất ngôn cửu đỉnh), bắt nguồn từ ―Sử ký·Bình Nguyên
Quân liệt truyện‖: Thời Chiến Quốc, nước Triệu có một công tử tên là Triệu
Thắng, hiệu Bình Nguyên Quân, là một trong bốn công tử nổi tiếng của nước Triệu. Bình Nguyên Quân có nuôi rất nhiều thực khách để mưu kế cho ông. Năm 209 Trước công nguyên, quân đội của nước Tần đến tấn công nước Triệu, nên Triệu vương sai Bình Nguyên Quân đi sử đến nước Sở xin giúp đỡ. Có một thực khách tên là Mao Toại tự giới thiệu và xin đi cùng. Ở nước Sở, Mao Toại phân tích thật sâu sắc quan hệ lợi hại cho Sở vương, cuối cùng thuyết phục được Sở vương đáp ứng cho quân đội đến giúp đỡ nước Triệu, hai nước đoàn kết để chống lại nước Tần. Sau khi về nước, Bình Nguyên quân hết sức cảm khái: Ông Mao lần này đi nước Sở, chỉ mấy câu nói đã hơn được quân đội hùng mạnh, làm cho nước Triệu trong mắt nước Sở cứ như là cửu đỉnh đại lữ, giá trị gấp bội, thật là giỏi quá! Từ đó trở đi, Bình Nguyên coi Mao Toại là thượng khách. Thành ngữ一言九鼎 (Nhất ngôn cửu đỉnh) nay
chỉ lời nói rất có giá trị, một câu nói có tác dụng rất lớn.
退避三舍 (thoái tị tam xá), điển cố kể rằng: Thời Xuân Thu, nước Tấn
xẩy ra náo loạn, công tử Trọng Nhĩ phải trường kỳ lưu vong nước ngoài. Khi Trọng Nhĩ trốn đến nước Sở, được Sở vương đón tiếp long trọng như đón vua. Trên tiệc ăn, Sở vương hỏi Trọng Nhĩ: “Nếu như công tử được về nước Tần làm vua, ông sẽ báo ơn cho tôi như thế nào?” Trọng Nhĩ trả lời rằng: “Nếu
nhờ ơn ông tôi được về nước Tần làm vua, hễ hai nước Tần và Sở đánh nhau, hai quân gặp nhau ở trung nguyên, tôi sẽ sai quân của nước Tần lùi bước 90 dặm (thời đó một xá là 30 dặm), để báo ơn hôm nay của ông.” Năm 632 trước công nguyên, hai nước giao chiến, Trọng Nhĩ quả nhiên thực hiện lời hứa với Sở Vương, bảo quân đội của mình lùi bước 90 dặm. Thành ngữ 退避三舍
(thoái tị tam xá) nay chỉ nhường bước với người khác, không tranh nhau.
Ngoài ra, có một số thành ngữ tuy không phải có điển cố rõ ràng, nhưng vẫn có xuất xứ đặc biệt, phải hiểu được những yếu tố là gì thì mới hiểu được. Ví dụ khi giải thích các thành ngữ三纲五常 (Tam cương ngũ thường), 三从
四德 (Tam tòng tứ đức), 岁寒三友 (Tuế hàn tam hữu) ít nhất cũng phải giải
thích ―tam cương‖ có tam cương nào, ―ngũ thường‖ là ngũ thường nào, ―tam
tòng‖ là ba tòng nào, ―tứ đức‖ là bốn đạo đức gì, ―tam hữu‖ lại bao gồm
những gì, có những đặc điểm gì.
3.3.4. Chọn cách thức chuyển dịch thỏa đáng theo trƣờng hợp khác nhau
Trong mục 3.2 chúng tôi đã liệt kê các cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhưng trong trường hợp khác nhau chúng ta vẫn phải chọn cách thức chuyển dịch thỏa đáng trong các loại trường hợp khác nhau, ví dụ:
- Trong từ điển thành ngữ Hán-Việt, chúng ta phải giải thích nghĩa hiển ngôn trước (nếu cần), giải thích nghĩa bóng sau, cuối cùng còn phải cố gắng kê ra thành ngữ tương đương trong tiếng Việt để người đọc dễ hiểu hơn. Tất nhiên trong đó còn đặt câu hoặc trích dẫn câu trong các tác phẩm nổi tiếng để nêu ví dụ, có điển cố xuất xứ còn phải kể rõ điển cố xuất xứ của nó, vì mục đích soạn từ điển là để người đọc hiểu được những kiến thức cơ bản nhất của những thành ngữ, còn biết sử dụng nó.
- Trong khi dịch các loại văn bản, văn chương, chúng ta phải tuân theo nguyên tắc ngắn gọn rõ ràng, nên chúng ta thường cố gắng tìm được những thành ngữ tương đương trong tiếng Việt mà dịch. Nếu không có thành ngữ
tương đương trong tiếng Việt thì chúng ta mới giải thích theo ngôn cảnh. - Trong khi phiên dịch, nếu dịch trong trường hợp chính thức, chúng ta cũng phải dịch theo nguyên tắc dịch văn chương. Nếu dịch phi chính thức thì chúng ta dịch âm hoặc dịch nghĩa xong rồi, còn có thể giải thích nghĩa hiển ngôn, nghĩa bóng thậm chí điển cố của thành ngữ, vì dịch trường hợp cá nhân thời gian tương đối tự do hơn.
Nói chung, chuyển dịch thành ngữ con số cũng như chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung, cũng phải chú ý những vấn đề như trên. Có điều phải lưu ý, dịch thành ngữ con số không nên bị trói buộc vào sự xuất hiện của con số, chỉ cần đúng nghĩa là được rồi, bản dịch cũng không nhất thiết phải xuất hiện con số.
Ngoài ra, cũng như mục 3.1.4 đã nói, bất cứ là cách thức dịch thuật nào, bất cứ dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung hay dịch thành ngữ con số nói riêng, khi dịch đều phải chú ý những trường hợp thành ngữ đã có sự thay đổi về nghĩa và chú ý ngữ cảnh cụ thể.
Tiểu kết:
Dịch thuật là một vấn đề nghiêm chỉnh và phức tạp. Dịch thuật có thể chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng có một tiêu chuẩn chung nói tắt là “tín”, “đạt”, “nhã”. Các loại hình dịch thuật khác nhau, dịch các loại văn bản khác nhau lại có yêu cầu khác nhau. Dịch thuật cũng có nhiều phương pháp và thủ pháp khác nhau, chúng ta phải căn cứ trường hợp khác nhau và ngôn cảnh khác nhau để chọn phương pháp dịch thuật khác nhau.
Cách thức chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung và thành ngữ con số nói riêng sang tiếng Việt chủ yếu bốn loại lớn là dịch nguyên văn, dịch sao phỏng, dịch tương đương thành ngữ và dịch nghĩa. Nhưng bất cứ là cách thức dịch thuật nào, bất cứ dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung hay dịch thành ngữ con số nói riêng, khi dịch đều phải chú ý những trường hợp thành ngữ đã có sự thay đổi về nghĩa và chú ý ngữ cảnh cụ thể.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: