Thành ngữ con số

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 41)

Con số không những là ký hiệu mang nghĩa chỉ số lượng, còn là một phương tiện biểu trưng đặc biệt, là một phương tiện giao tiếp quan trọng. Trong cuốn ―Văn hóa con số Trung Quốc‖, Ngô Tuệ Dĩnh có nói rằng: ―Con số là một ngôn ngữ văn hóa hết sức quan trọng của người Trung Quốc, là

phương tiện tư duy và giao tiếp được sử dụng với tần số rất cao.‖ (Ngô Tuệ

Dĩnh, ―Văn hóa con số Trung Quốc‖, 1996) Ông chỉ ra, con số là một biểu hiện văn hóa hết sức quan trọng của người Trung Quốc. Con số xuất hiện trong mọi mặt mọi lĩnh vực của con người, nó không chỉ là một con số chỉ lượng, còn biểu thị phương thức tư duy, quan niệm giá trị, đạo đức tính tình…

―Con sốmột cành tỳ bà trong vườn bách hoa văn học.‖ Câu này đã nói lên tác dụng đặc biệt của con số đối với tác phẩm văn học. Các con số

―một, hai, ba, bốn, năm, sau, bẩy, tám, chín, mười, trăm, nghìn, vạn‖ trông

như đơn giản ấy hễ được các nhà văn áp dụng vào tác phẩm văn học sẽ có sức quyến rũ đặc biệt, sẽ làm cho văn chương càng sinh động hơn, càng có sức thuyết phục và có tính nghệ thuật hơn. Ví dụ bài thơ ―Sơn thôn vịnh hoài‖

của Thiệu Khang-nhà địa lí học thời Bắc Tống:

去 二 三 里,烟 村 四 五 家。

Nhất khứ nhị tam lí, yên thôn tứ ngũ gia.

桥 六 七 座,八 九 十 枝 花。

Tiểu kiều lục thất tọa, bát cửu thập chi hoa.

Bài thơ ngắn gọn chỉ có hai mươi chữ, trong đó có sử dụng mười con số, đã vẽ ra cho chúng ta một bức tranh hết sức sinh động và thú vị. Đó chính là nhờ sức quyến rũ thần kỳ của con số.

Ví dụ khác. Chuyện hai bức thơ với những con số và cuộc tình duyên giữa Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân cũng đã thể hiện “phép mầu” kì diệu của con số. Tư Mã Tương Như là một quan văn nổi tiếng thời Tây Hán, nhưng trước khi đỗ đạt làm quan ông chỉ là một tài tử nghèo hèn. Văn Quân là con gái của một nhà thương gia giàu có, cũng là một người tài ba, vì ngưỡng mộ tài hoa của Tương Như đã đang đêm bỏ nhà đi theo Tương Như. Nhưng sau khi đỗ đạt làm quan, Tương Như có ý rời bỏ Văn Quân, nên đã viết một bức thư bảo một sai dịch đưa cho Văn Quân và bảo viết thư trả lời ngay. Văn Quân chỉ thấy trên giấy trắng chỉ viết mười ba con số 一,二,三,四,五, 六,七,八,九,十,百,千,万‖ (nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu,

thập, bách, thiên, vạn),chỉ thiếu một con số亿‖ (ức), Văn Quân hiểu ngay là

无亿‖(vô ức) tức là无意 ‖(vô ý), chồng đã có ý rời bỏ mình. Văn Quân

vừa buồn rầu vừa giận hờn, lập tức trả lời một bức thư rằng:

心弹,八行书不可传,九连环从中折断,十里长亭望眼欲穿。百思想, 千系念,万般无奈把郎怨。 万言千语说不完,百无聊赖十倚栏。重九登高看孤雁,八月中秋月 不圆。七月半,烧香秉烛问苍天。六月伏天,人人摇扇我心寒。五月石 榴如火,偏遇阵阵冷雨浇花端。四月枇杷未黄,我欲对镜心意乱。匆匆 匆,三月桃花随水转。飘零零,二月风筝断了线。噫!郎呀郎,巴不得 下一世,你为女来我为郎!

Dịch nghĩa (Tham khảo nội dung dịch của Giang Thị Tám, có sửa chữa):

Khúc biệt li, hai trời xa nhớ. Những tưởng ba bốn tháng, ai dè năm

sáu năm. Bảy cung đàn bỏ mặc, tám chồng sách không buồn đọc. Chín lần liền đứt giữa, mười dặm lầu đài mỏi mắt ngóng trông. Trăm nỗi nhớ, ngàn niềm thương, vạn lần oán trách chàng không nổi.

Ngàn vạn lời kể sao cho xiết, trăm sự bất tín, mười sự bất tin. Trùng Cửu lên cao chỉ thấy cánh nhạn cô đơn. Tháng tám Trung Thu trăng không tròn. Rằm tháng bẩy thắp hương đốt nến hỏi trời xanh. Tháng sáu vào hạ, người người quạt mát sao lòng thiếp giá băng. Tháng năm hoa lựu đỏ rực, gặp phải trận mưa tưới cánh hoa. Tháng tư tì bà chưa chín, soi gương trước mặt lòng rối tinh. Thấm thoắt, hoa đào tháng ba bay theo gió. Chới với, cánh diều tháng hai đã đứt dây. Chàng ơi chàng hỡi, những mong kiếp sau chàng làm phận gái thiếp làm phận trai.

Cả bài thơ đã 26 lần sử dụng một cách khéo léo những con số từ “một” đến “vạn”, trước hết từ “một” đếm đến “vạn”, sau đó lại từ “vạn” đếm đến “một”, đã thể hiện một cách tài tình nỗi vừa nhớ mong, vừa giận hờn oán trách của Văn Quân, đồng thời cũng thể hiện tài hoa hiếm có của Văn Quân. Tương Như cứ tưởng bức thư của mình sẽ làm Văn Quân chùn bước, không ngờ Văn Quân trả lời ngay và làm được một bài thơ tuyệt vời thế này, nên rất xấu hổ và xúc động, liền đi đón Văn Quân về với mình một cách long trọng.

số đã đi vào thành ngữ và lập tức tạo nên nét đặc sắc hết sức nổi bật cho thành ngữ. Dù là trong thành ngữ tiếng Hán hay tiếng Việt, số lượng của những thành ngữ có con số chiếm một số lượng không nhỏ. Các con số này xuất hiện ở vị trí khác nhau trong thành ngữ, làm cho những thành ngữ này có kết cấu đơn giản, hình tượng sinh động, lời ít ý nhiều, dễ đọc dễ nhớ. Ví dụ thành ngữ

“三五成群”(tam ngũ thành quần—túm năm tụm ba), “说三道四”(thuyết

tam đạo tứ—chỉ nói chuyện xấu của người ta thế này thế nọ), “五颜六色”

(ngũ nhan lục sắc—muôn màu muôn vẻ), “七手八脚”(thất thủ bát cước

chỉ nhiều người cùng làm việc gì đó, lộn xộn).

Các con số khi sử dụng độc lập thì biểu thị số lượng chính xác. Nhưng trong thành ngữ, chúng thường không biểu thị số lượng chính xác nữa, mà là được hư ảo, có tác dụng tu từ đặc biệt, thường chỉ phạm vi quá rộng, trình độ quá cao, tốc độ quá nhanh, thời gian quá lâu, cự li quá dài, số lượng quá nhiều…ví dụ: ―Bắc quốc phong quang, thiên lí băng phong, vạn lí tuyết

phiêu.‖ (Mao Trạch Đông, ―Thấm viên xuân·Tuyết‖) trong đó ―thiên lí‖,

―vạn lí‖ biểu thị phạm vị rộng mênh mông và cự li dài vô kể, đã bày cho

chúng ta một bức tranh miêu tả phong cảnh rộng lớn bao la của miền Bắc Trung Quốc.

Nói chung, con số là kết tinh của trí tuệ con người, là một trong những tiêu chuẩn thước đo mức độ phát triển của khoa học và xã hội, cũng là một ngôn ngữ giao tiếp, còn thành ngữ lại là tinh hoa của văn hóa ngôn ngữ, nên có thể nói rằng, thành ngữ có con số là sự kết hợp tốt đẹp nhất và tích lũy nồng nàn nhất của ngôn ngữ, của tín ngưỡng con người và kinh nghiệm xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu về những quy luật liên quan đến con số trong thành ngữ cũng rất có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.

Tiểu kết:

Từ những vấn đề chung về thành ngữ và con số, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

người dân quen dùng, có những đặc điểm cơ bản như trải qua lịch sử lâu dài, có ý nghĩa hoàn chỉnh, kết cấu ổn định, hình thức ngắn gọn, có nguồn gốc cổ kính và phong phú, và là một hình thức ngôn ngữ được người dân ưa thích sử dụng. Thành ngữ tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng với thành ngữ tiếng Hán, nhưng cũng có điều khác nhau nổi bật là số chữ của thành ngữ không nhất thiết ngắn gọn như thành ngữ tiếng Hán và trong đó không ít thành ngữ bắt nguồn từ tiếng Hán.

Thứ hai, ngoài đặc tính bản thể ra, con số còn có đặc tính biểu trưng, thể hiện bản sắc văn hóa và đặc điểm tâm lý của các dân tộc khác nhau, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống thường ngày cũng như đời sống văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo của mỗi người, mỗi dân tộc.

Thứ ba, nhờ đặc tính biểu trưng và ý nghĩa văn hóa của nó, con số được sử dụng vào thành ngữ và tạo nên nét đặc sắc nổi bật cho thành ngữ, góp phần quan trọng làm cho thành ngữ càng phong phú và sinh động hơn, làm cho lời nói hoặc văn chương càng thêm sức quyến rũ và sức thuyết phục hơn.

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA CỦA NHỮNG THÀNH NGỮ CON SỐ TRONG TIẾNG HÁN

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)