Phân loại dịch thuật

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 78)

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy quan trọng nhất của loài người, cho nên phạm vi hoạt động của nó liên quan đến tất cả

các mặt. Tất cả đời sống xã hội của loài người đều có thể được phản ánh trong ngôn ngữ. Dịch thuật cũng là một hoạt động ngôn ngữ, cho nên phạm vi của nó cũng rất rộng. Chúng ta có thể chia dịch thuật thành nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau.

(1) Theo tiêu chí hướng dịch có thể chia thành dịch xuôidịch ngược. Dịch xuôi là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ của người dịch. Ngược lại, dịch ngược là dịch những nội dung của tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài. Dịch xuôi tương đối dễ đối với người dịch, vì người dịch đã rất thông thạo tiếng mẹ đẻ của mình, chỉ cần người dịch hiểu được nội dung tiếng nước ngoài là có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ mình tương đối dễ dàng được.

(2) Theo tiêu chí phương thức làm việc, dịch thuật có thể chia thành

phiên dịch, biên dịch dịch máy. Phiên dịch cũng được gọi là dịch nói, là chỉ lời nguyên văn và lời dịch đều được thực hiện qua lời nói. Phiên dịch còn có thể chia thành dịch trực tiếp và dịch cabin. Bất cứ là dịch trực tiếp và dịch cabin, đều yêu cầu người dịch phải dịch ra ngôn ngữ tương ứng một cách chính xác, rõ ràng trong thời gian rất ngắn. Trong khi phiên dịch, người dịch không có thời gian để suy nghĩ, mà là phải vừa nghe vừa suy nghĩ. Khi dịch còn phải vừa nghe vừa dịch luôn, nên yêu cầu người dịch phải cùng lúc nghe và nói được, có khả năng vừa lí giải vừa chuyển dịch và kỹ xảo dịch thuật thật thành thạo.

Biên dịch cũng được gọi là dịch viết, là chỉ nguyên văn và bản dịch đều được thể hiện bằng văn bản viết. Vì thời gian tương đối nhiều, người dịch có thể nghiên cứu nhiều lần, lí giải nguyên văn, có thể tra từ điển, đọc tài liệu tham khảo, có thể suy nghĩ cân nhắc nhiều lần, đắn đo từng chữ từng câu. Nhưng vì văn bản được dịch ra rất cụ thể và rõ ràng, người đọc có thể đọc thật kỹ và thưởng thức, rất dễ phát hiện chỗ lỗi thậm chí những khuyết điểm nhỏ nhặt của văn bản dịch, nên dịch viết thực ra yêu cầu cũng rất cao, nhất là dịch các loại tác phẩm chính thức yêu cầu cao nhất.

tính phổ biến và tính tiện lợi nhất định, nhất là khi dịch từ. Nhưng vì diễn đạt ngôn ngữ đều có tình cảm con người, nên khi dịch câu hoặc đoạn văn thì dịch máy lộ ra tính máy móc của nó, vì máy móc không thể hiểu được tình cảm con người. Nên chúng ta có thể sử dụng dịch máy trên mức độ nhất định, nhưng không thể dựa vào nó quá nhiều.

(3) Theo tiêu chí thể loại nội dung dịch, có thể chia thành dịch tác phẩm văn học, dịch chính luận, dịch tác phẩm khoa học kỹ thuật dịch các loại văn bản ứng dụng v.v. Tác phẩm các thể loại khác nhau có đặc điểm ngôn ngữ khác nhau, nên khi dịch cũng có yêu cầu khác nhau, không những phải chính xác, rất xuôi, còn phải thể hiện phong cách và đặc điểm ngôn ngữ khác nhau.

(4) Theo tiêu chí lấy hay bỏ đối với nguyên liệu dịch, có thể chia thành

dịch toàn bộ hay dịch bộ phận (dịch trích). Dịch toàn bộ tức là dịch toàn bộ nội dung ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích, còn dịch trích tức là theo nhu cầu nhất định, chọn lọc bộ phận nội dung của nguyên văn mà dịch.

3.1.4. Các phƣơng pháp dịch thành ngữ

Trong bài viết ―Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật - trên cứ liệu

dịch thuật Anh – Việt‖, tác giả Nguyễn Hồng Cổn có đưa ra các phương pháp

và thủ pháp dịch văn bản, dịch câu và dịch từ ngữ. Trong đó, tác giả có đưa ra 10 thủ pháp dịch từ ngữ bao gồm〔28, tr. 39-47〕:

(1) Trực dịch: Là thủ pháp chuyển dịch nguyên văn các từ ngữ của ngữ nguồn sang ngữ đích bằng một đơn vị từ vựng tương đương. Đây là thủ pháp dịch đơn giản nhất, chủ yếu thích hợp cho dịch các từ ngữ của ngữ nguồn tương đương phi ngôn cảnh ở ngữ đích và những từ ngữ chỉ có một nghĩa duy nhất trong cả hai ngôn ngữ.

(2) Phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh: Thủ pháp được dùng để dịch các từ ngữ của ngữ nguồn có nhiều tương đương ngữ cảnh ở ngữ đích. Nguyên tắc chính của thủ pháp này là dùng phương pháp phân tích của từ

theo sự kết hợp của chúng để xác định các tương đương ở ngữ đích.

(3) Dùng các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn: Thủ pháp này chủ yếu được dùng để dịch những trường hợp ngữ đích không có từ ngữ tương ứng có nghĩa khái quát như ngữ nguồn.

(4) Dùng các từ có nghĩa rộng hơn: Khác với thủ pháp dùng các từ ngữ có nghĩa hẹn hơn để dịch các từ ngữ khái quát của ngữ nguồn không có tương ứng ở ngữ đích, thủ pháp này lại được dùng để dịch các từ ngữ cụ thể của ngữ nguồn không có tương ứng ở ngữ đích.

(5) Tương đương dụng học: Đây là thủ pháp dùng các từ đồng nghĩa biểu hiện nhưng khác nghĩa dụng học để thay thế cho các từ chỉ tương đương về nghĩa biểu hiện, chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp một từ ngữ nguồn có nhiều tương đương dụng học ở ngữ đích.

(6) Tương đương văn hóa: Vì trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có tồn tại những từ ngữ không có tương ứng trong ngôn ngữ khác, hoặc có tương ứng nhưng lại mang những hàm nghĩa văn hóa khác nhau. Đối với những từ ngữ này, trong nhiều trường hợp để làm cho bản dịch phù hợp với văn hóa của ngữ đích, dịch giả có thể dùng các từ ngữ văn hóa của ngữ đích để thay thế cho các từ ngữ văn hóa của ngữ nguồn.

(7) Tương đương chức năng: Đây là thủ pháp chuyển dịch các từ ngữ của ngữ nguồn không có các tương ứng từ vựng đồng chức năng ở ngữ đích hoặc có tương ứng từ vựng nhưng không đồng chức năng.

(8) Tương đương mô tả: Đây là thủ pháp chuyển dịch những từ ngữ không có tương đương trong ngữ đích bằng cách mô tả, giải thích nghĩa của từ đó.

(9) Sao phỏng: còn gọi là thủ pháp căn ke, là cách dịch các từ ghép hoặc kết hợp từ của ngữ nguồn bằng cách trực dịch nghĩa của từng thành tố, qua đó tạo ra một đơn vị tương đương ở ngữ đích.

(10) Phiên chuyển: Đây là thủ pháp chuyển dịch các từ ngữ không có tương ứng trong ngữ đích bằng cách vay mượn chúng từ ngữ nguồn thông qua

các hình thức phiên âm, chuyển từ hoặc để nguyên dạng.

Thành ngữ cũng tương đương với đơn vị từ trong câu nói, nên các thủ pháp dịch từ ngữ trên đây cũng có phần giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu các cách thức dịch thành ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

Trong cuốn ―Giáo trình dịch thuật Việt - Hán‖ (Triệu Ngọc Lan, 2002) cũng có đưa ra 4 nguyên tắc dịch thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Hán bao gồm: dịch thành ngữ tiếng Việt bằng những thành ngữ tương đương trong tiếng Hán; cố gắng giữ nguyên hình tượng thành ngữ tiếng Việt trong trường hợp không có thành ngữ tương đương trong tiếng Hán; dịch nghĩa của thành ngữ trong nguyên văn đối với những thành ngữ thuần Việt; xử lí theo thành ngữ gốc Hán đối với những thành ngữ gốc Hán〔47, tr. 115-126〕. Nhưng bất cứ là cách thức dịch thuật nào, khi dịch đều phải chú ý những trường hợp thành ngữ đã có sự thay đổi về nghĩa và chú ý ngữ cảnh cụ thể.

Các phương pháp dịch thành ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Hán trên đây, tuy không phải là phương pháp dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhưng cũng đã cung cấp những giá trị tham khảo hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu của chúng tôi.

Căn cứ vào những lí thuyết và phương pháp dịch thuật trên đây, sau đây chúng tôi sẽ thử phân tích các cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt xem chủ yếu có những cách thức chuyển dịch như thế nào.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 78)