3.1.1. Khái niệm dịch thuật
Nghiên cứu về dịch thuật, trước hết chúng ta phải tìm hiểu dịch thuật là gì? Trong cuốn ―Từ điển Hán ngữ hiện đại‖ (Nhóm biên soạn từ điển Sở nghiên cứu ngôn ngữ viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Nxb Quán ấn thư Thương vụ, 2005) có định nghĩa rằng: “Dịch thuật là quá trình diễn đạt ý nghĩa của ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác.” Cách giải thích này thì tương đối đơn giản, vì giải thích trong từ điển thì chỉ có thế thôi. Trong phần mở đầu
cuốn ―Giáo trình dịch thuật Anh - Hán‖ (Trương Bồi Cơ chủ biên) có giải
thích rằng: “Dịch thuật là hoạt động ngôn ngữ diễn đạt một cách chính xác và đầy đủ những nội dung tư tưởng của ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác.” Cách giải thích này đã nhấn mạnh tính “chính xác” và “đầy đủ”, diễn đạt định nghĩa của dịch thuật thì chính xác hơn và cụ thể hơn. Trong cuốn ―Lí luận và
thực tiễn của dịch thuật‖(Bành Trác Ngô, Nxb Dạy học và nghiên cứu ngoại
ngữ, 1998), nhà phiên dịch nổi tiếng của Trung Quốc Bành Trác Ngô cũng chỉ ra: “Dịch thuật là một hoạt động có tính sáng tạo di chuyển một cách chính xác và thỏa đáng những nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật do ngôn ngữ này thể hiện sang một ngôn ngữ khác.” Cách giải thích này lại càng thể hiện được ý nghĩa bản chất của dịch thuật.
Nhà ngôn ngữ học Catford (1965) có định nghĩa rằng: “Dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ nhằm thay thế một văn bản ở ngữ nguồn bằng một văn bản tương đương ở ngữ đích.”〔29, tr. 21〕
Những định nghĩa trên đây tuy có khác nhau về mặt dùng từ, nhưng nội dung cơ bản đều như nhau, đều cho rằng dịch thuật là quá trình diễn đạt ý nghĩa của ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác, và đó chính là bản chất của dịch thuật.
3.1.2. Tiêu chuẩn dịch thuật
Tiêu chuẩn dịch thuật là những nguyên tắc đánh giá trình độ tốt xấu của bản dịch. Từ cuối thế kỷ 19, nhà phiên dịch nổi tiếng của Trung Quốc Nghiêm Phúc đã đưa ra tiêu chuẩn dịch thuật là “tín”, “đạt”, “nhã”. Theo cách lí giải hiện nay, “tín” tức là trung thực với nguyên văn, không thay đổi ý nghĩa của nguyên văn; “đạt” tức là diễn đạt chính xác và đầy đủ ý nghĩa của nguyên văn bằng ngôn ngữ khác; “nhã” là chỉ hình thức bản dịch phải thông thạo, cố gắng giữ nguyên được phong cách của nguyên tác giả.
Để xác lập tiêu chuẩn dịch thuật, trước hết chúng tôi xin phân tích đối tượng dịch thuật (nguyên văn).
Chúng ta đều biết, bất cứ một bài văn nào đều được tạo nên bởi sự kết hợp hữu cơ của nội dung và hình thức. Nội dung ở đây bao gồm những sự thật và đạo lí mà tác giả muốn trình bày, bao gồm những tư tưởng, quan điểm và tình cảm mà tác giả muốn thể hiện; còn hình thức là chỉ những ngôn ngữ mà tác giả sử dụng để diễn đạt cái nội dung này, tức là sự tổng hợp của những từ ngữ, ngữ pháp, phương pháp tu từ v.v. Khi phiên dịch, dịch giả tất nhiên phải diễn đạt một cách chính xác những nội dung tư tưởng của tác giả, hình thức ngôn ngữ của nguyên tác giả cũng phải chuyển sang những hình thức ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng của bản dịch.
Cho nên, chúng ta có thể quy nạp tiêu chuẩn dịch thuật là: diễn đạt một cách chính xác và đầy đủ những nội dung tư tưởng và phong cách văn tự của nguyên văn bằng ngôn ngữ rất mạch lạc của bản dịch.
Tiêu chuẩn này cũng rất phù hợp với cái tiêu chuẩn “tín”, “đạt”, “nhã” của Nghiêm Phúc. Cái “chính xác” và “đầy đủ” ở đây chính là “tín” và “đạt”, “mạch lạc” ở đây chính là “nhã”.
3.1.3. Phân loại dịch thuật
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy quan trọng nhất của loài người, cho nên phạm vi hoạt động của nó liên quan đến tất cả
các mặt. Tất cả đời sống xã hội của loài người đều có thể được phản ánh trong ngôn ngữ. Dịch thuật cũng là một hoạt động ngôn ngữ, cho nên phạm vi của nó cũng rất rộng. Chúng ta có thể chia dịch thuật thành nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau.
(1) Theo tiêu chí hướng dịch có thể chia thành dịch xuôi và dịch ngược. Dịch xuôi là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ của người dịch. Ngược lại, dịch ngược là dịch những nội dung của tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài. Dịch xuôi tương đối dễ đối với người dịch, vì người dịch đã rất thông thạo tiếng mẹ đẻ của mình, chỉ cần người dịch hiểu được nội dung tiếng nước ngoài là có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ mình tương đối dễ dàng được.
(2) Theo tiêu chí phương thức làm việc, dịch thuật có thể chia thành
phiên dịch, biên dịch và dịch máy. Phiên dịch cũng được gọi là dịch nói, là chỉ lời nguyên văn và lời dịch đều được thực hiện qua lời nói. Phiên dịch còn có thể chia thành dịch trực tiếp và dịch cabin. Bất cứ là dịch trực tiếp và dịch cabin, đều yêu cầu người dịch phải dịch ra ngôn ngữ tương ứng một cách chính xác, rõ ràng trong thời gian rất ngắn. Trong khi phiên dịch, người dịch không có thời gian để suy nghĩ, mà là phải vừa nghe vừa suy nghĩ. Khi dịch còn phải vừa nghe vừa dịch luôn, nên yêu cầu người dịch phải cùng lúc nghe và nói được, có khả năng vừa lí giải vừa chuyển dịch và kỹ xảo dịch thuật thật thành thạo.
Biên dịch cũng được gọi là dịch viết, là chỉ nguyên văn và bản dịch đều được thể hiện bằng văn bản viết. Vì thời gian tương đối nhiều, người dịch có thể nghiên cứu nhiều lần, lí giải nguyên văn, có thể tra từ điển, đọc tài liệu tham khảo, có thể suy nghĩ cân nhắc nhiều lần, đắn đo từng chữ từng câu. Nhưng vì văn bản được dịch ra rất cụ thể và rõ ràng, người đọc có thể đọc thật kỹ và thưởng thức, rất dễ phát hiện chỗ lỗi thậm chí những khuyết điểm nhỏ nhặt của văn bản dịch, nên dịch viết thực ra yêu cầu cũng rất cao, nhất là dịch các loại tác phẩm chính thức yêu cầu cao nhất.
tính phổ biến và tính tiện lợi nhất định, nhất là khi dịch từ. Nhưng vì diễn đạt ngôn ngữ đều có tình cảm con người, nên khi dịch câu hoặc đoạn văn thì dịch máy lộ ra tính máy móc của nó, vì máy móc không thể hiểu được tình cảm con người. Nên chúng ta có thể sử dụng dịch máy trên mức độ nhất định, nhưng không thể dựa vào nó quá nhiều.
(3) Theo tiêu chí thể loại nội dung dịch, có thể chia thành dịch tác phẩm văn học, dịch chính luận, dịch tác phẩm khoa học kỹ thuật và dịch các loại văn bản ứng dụng v.v. Tác phẩm các thể loại khác nhau có đặc điểm ngôn ngữ khác nhau, nên khi dịch cũng có yêu cầu khác nhau, không những phải chính xác, rất xuôi, còn phải thể hiện phong cách và đặc điểm ngôn ngữ khác nhau.
(4) Theo tiêu chí lấy hay bỏ đối với nguyên liệu dịch, có thể chia thành
dịch toàn bộ hay dịch bộ phận (dịch trích). Dịch toàn bộ tức là dịch toàn bộ nội dung ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích, còn dịch trích tức là theo nhu cầu nhất định, chọn lọc bộ phận nội dung của nguyên văn mà dịch.
3.1.4. Các phƣơng pháp dịch thành ngữ
Trong bài viết ―Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật - trên cứ liệu
dịch thuật Anh – Việt‖, tác giả Nguyễn Hồng Cổn có đưa ra các phương pháp
và thủ pháp dịch văn bản, dịch câu và dịch từ ngữ. Trong đó, tác giả có đưa ra 10 thủ pháp dịch từ ngữ bao gồm〔28, tr. 39-47〕:
(1) Trực dịch: Là thủ pháp chuyển dịch nguyên văn các từ ngữ của ngữ nguồn sang ngữ đích bằng một đơn vị từ vựng tương đương. Đây là thủ pháp dịch đơn giản nhất, chủ yếu thích hợp cho dịch các từ ngữ của ngữ nguồn tương đương phi ngôn cảnh ở ngữ đích và những từ ngữ chỉ có một nghĩa duy nhất trong cả hai ngôn ngữ.
(2) Phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh: Thủ pháp được dùng để dịch các từ ngữ của ngữ nguồn có nhiều tương đương ngữ cảnh ở ngữ đích. Nguyên tắc chính của thủ pháp này là dùng phương pháp phân tích của từ
theo sự kết hợp của chúng để xác định các tương đương ở ngữ đích.
(3) Dùng các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn: Thủ pháp này chủ yếu được dùng để dịch những trường hợp ngữ đích không có từ ngữ tương ứng có nghĩa khái quát như ngữ nguồn.
(4) Dùng các từ có nghĩa rộng hơn: Khác với thủ pháp dùng các từ ngữ có nghĩa hẹn hơn để dịch các từ ngữ khái quát của ngữ nguồn không có tương ứng ở ngữ đích, thủ pháp này lại được dùng để dịch các từ ngữ cụ thể của ngữ nguồn không có tương ứng ở ngữ đích.
(5) Tương đương dụng học: Đây là thủ pháp dùng các từ đồng nghĩa biểu hiện nhưng khác nghĩa dụng học để thay thế cho các từ chỉ tương đương về nghĩa biểu hiện, chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp một từ ngữ nguồn có nhiều tương đương dụng học ở ngữ đích.
(6) Tương đương văn hóa: Vì trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có tồn tại những từ ngữ không có tương ứng trong ngôn ngữ khác, hoặc có tương ứng nhưng lại mang những hàm nghĩa văn hóa khác nhau. Đối với những từ ngữ này, trong nhiều trường hợp để làm cho bản dịch phù hợp với văn hóa của ngữ đích, dịch giả có thể dùng các từ ngữ văn hóa của ngữ đích để thay thế cho các từ ngữ văn hóa của ngữ nguồn.
(7) Tương đương chức năng: Đây là thủ pháp chuyển dịch các từ ngữ của ngữ nguồn không có các tương ứng từ vựng đồng chức năng ở ngữ đích hoặc có tương ứng từ vựng nhưng không đồng chức năng.
(8) Tương đương mô tả: Đây là thủ pháp chuyển dịch những từ ngữ không có tương đương trong ngữ đích bằng cách mô tả, giải thích nghĩa của từ đó.
(9) Sao phỏng: còn gọi là thủ pháp căn ke, là cách dịch các từ ghép hoặc kết hợp từ của ngữ nguồn bằng cách trực dịch nghĩa của từng thành tố, qua đó tạo ra một đơn vị tương đương ở ngữ đích.
(10) Phiên chuyển: Đây là thủ pháp chuyển dịch các từ ngữ không có tương ứng trong ngữ đích bằng cách vay mượn chúng từ ngữ nguồn thông qua
các hình thức phiên âm, chuyển từ hoặc để nguyên dạng.
Thành ngữ cũng tương đương với đơn vị từ trong câu nói, nên các thủ pháp dịch từ ngữ trên đây cũng có phần giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu các cách thức dịch thành ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
Trong cuốn ―Giáo trình dịch thuật Việt - Hán‖ (Triệu Ngọc Lan, 2002) cũng có đưa ra 4 nguyên tắc dịch thành ngữ tiếng Việt sang tiếng Hán bao gồm: dịch thành ngữ tiếng Việt bằng những thành ngữ tương đương trong tiếng Hán; cố gắng giữ nguyên hình tượng thành ngữ tiếng Việt trong trường hợp không có thành ngữ tương đương trong tiếng Hán; dịch nghĩa của thành ngữ trong nguyên văn đối với những thành ngữ thuần Việt; xử lí theo thành ngữ gốc Hán đối với những thành ngữ gốc Hán〔47, tr. 115-126〕. Nhưng bất cứ là cách thức dịch thuật nào, khi dịch đều phải chú ý những trường hợp thành ngữ đã có sự thay đổi về nghĩa và chú ý ngữ cảnh cụ thể.
Các phương pháp dịch thành ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Hán trên đây, tuy không phải là phương pháp dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhưng cũng đã cung cấp những giá trị tham khảo hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
Căn cứ vào những lí thuyết và phương pháp dịch thuật trên đây, sau đây chúng tôi sẽ thử phân tích các cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt xem chủ yếu có những cách thức chuyển dịch như thế nào.
3.2. Cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt
Chúng ta đều biết, vì nguyên nhân lịch sử phức tạp, từ ngữ tiếng Việt có thể chia thành hai loại lớn là từ thuần Việt và từ Hán - Việt, thậm chí từ Hán – Việt còn nhiều hơn từ tuần Việt, đó là một đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ tiếng Việt. Cũng vì thế, hầu như mỗi chữ Hán đều có thể dịch âm sang tiếng Việt được, nên chúng ta cũng có thể khẳng định rằng tất cả mỗi thành ngữ tiếng Hán đều có thể dịch âm sang tiếng Việt được. Trong đó, có một bộ
phận thành ngữ dịch âm sang tiếng Việt rồi vẫn có thể hiểu trực tiếp được, nhưng phần lớn thành ngữ lại không thể hiểu trực tiếp được, đó chỉ là cách đọc theo âm Hán – Việt mà thôi, phải dịch theo nghĩa hoặc giải thích nghĩa mới có thể hiểu được. Thành ngữ con số cũng vậy. Cho nên về cách thức chuyển dịch thành ngữ con số trong tiếng Hán sang tiếng Việt, chúng ta có thể chia thành bốn loại lớn là: dịch nguyên văn, dịch sao phỏng, dịch tương đương thành ngữ, dịch nghĩa. Sau đây, chúng ta sẽ phân tích từng loại một theo mô hình: thành ngữ tiếng Hán – (dịch âm) – chuyển dịch sang tiếng Việt (– giải thích nghĩa).
3.2.1. Dịch nguyên văn
Dịch nguyên văn là chỉ dịch từng chữ sang âm Hán - Việt trong tiếng Việt, vẫn giữ nguyên được từ vựng, hình thái, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Trong phần dịch nguyên văn, còn có thể chia thành dịch nguyên văn hoàn toàn và
dịch nguyên văn có cải biến.
3.2.1.1. Dịch nguyên văn hoàn toàn
Dịch nguyên văn hoàn toàn là dịch tất cả các yếu tố thành ngữ sang âm Hán – Việt, tức là dịch âm từng chữ một, giữ nguyên hình thái, ngữ nghĩa và cấu trúc gốc của thành ngữ, ví dụ:
一举一动 Nhất cử nhất động – Nhất cử nhất động.
一呼百应 Nhất hô bách ứng –Nhất hô bách (bá) ứng.
一成不变 Nhất thành bất biến – Nhất thành bất biến.
七颠八倒Thất điên bát đảo – Thất điên bát đảo.
十死一生 Thập tử nhất sinh –Thập tử nhất sinh.
千变万化 Thiên biến vạn hóa –Thiên biến vạn hóa.
千兵万马 Thiên binh vạn mã –Thiên binh vạn mã
千方百计 Thiên phương bách kế - Thiên phương bách kế
千山万水 Thiên sơn vạn thủy – Thiên sơn vạn thủy
万事如意 Vạn sự như ý –Vạn sự như ý
万死一生 Vạn tử nhất sinh –Vạn tử nhất sinh
Xem xét việc dịch âm các thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt (theo âm Hán- Việt) chúng tôi nhận thấy:
Những thành ngữ này sau khi dịch nguyên văn hoàn toàn sang âm Hán – Việt, nhưng vẫn giữ được hình thái, cấu trúc và ngữ nghĩa, nghĩa là trong tiếng Việt cũng có thể tìm được thành ngữ cùng âm tiết và cùng nghĩa tương ứng. Nhưng phải lưu ý, điều quan trọng nhất là ngữ nghĩa của thành ngữ không thay đổi, nếu không, âm Hán – Việt đó thì chỉ là cách đọc âm Hán – Việt của thành ngữ mà thôi, chứ không phải là cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt của nó nữa.
Không phải tất cả thành ngữ có cấu trúc như trên đều có thể chuyển dịch theo cách thức dịch âm toàn bộ được, ví dụ thành ngữ 千奇百怪(thiên kì
bách quái), 七手八脚(thất thủ bát cước)thì lại không thể chuyển dịch sang
tiếng Việt là thiên kì bách quái, thất thủ bát cước được, đó chỉ là cách đọc âm Hán – Việt thôi.
3.2.1.2. Dịch nguyên văn có cải biến
Dịch nguyên văn có cải biến là dịch theo nguyên văn, chỉ thay đổi 1, 2 yếu tố, vẫn giữ nguyên cấu trúc, hình thái, ngữ nghĩa của thành ngữ. Ví dụ:
一举两得 Nhất cử lưỡng đắc – nhất cử lưỡng tiện.
三妻六妾 Tam thê lục thiếp - Ba thê bẩy thiếp; năm thê bẩy thiếp.
百年好合 Bách niên hảo hợp - Bách niên giai lão
百发百中 Bách phát bách trúng – trăm phát trăm trúng
一路平安 Nhất lộ bình an –Thượng lộ bình an
千态万状 Thiên thái vạn trạng –Thiên hình vạn trạng
千年万载 Thiên niên vạn tải –Thiên niên vạn đại
Xét về cách thức chuyển dịch này, chúng ta nhận thấy: