Thực ra nghĩa bóng của một số thành ngữ có khi không chỉ có một loại, mà là có thể có hai loại hoặc hai loại trở lên, cùng một thành ngữ trong ngôn cảnh khác nhau có thể dịch ý khác nhau, không thể cứ “ngựa quen đường cũ”, không biết thay đổi.
Ví dụ thành ngữ 入木三分 (nhập mộc tam phân) có nghĩa bóng là: hình
dung thư pháp cao siêu, sức viết mạnh mẽ; còn có nghĩa ví von là: ví von thảo luận, kiến giải hoặc thơ văn phân tích được rất độc đáo và sâu sắc. Hãy phân biệt ba câu ví dụ sau đây:
①鲁迅的批评文章往往是一针见血,入木三分,让我们读了之后激 情澎湃。
Văn chương phê phán của Lỗ Tấn thường nói toạc móng heo, hết sức độc đáo và sâu sắc, làm cho chúng ta đọc xong hết sức xúc động xao lòng.
②他的见解一针见血,入木三分,让我们佩服得五体投地。
Kiến giải của ông ấy nói toạc móng heo, rất độc đáo và sâu sắc, làm cho chúng tôi hết sức khôi phục.
③这幅书法画刚劲有力,入木三分,赢得了大家的一致好评。
Bức tranh thư pháp này bút lực khỏe khoắn, đã được mọi người đánh giá cao. (刚劲有力 và入木三分 ở đây đều có nghĩa là sức viết mạnh mẽ, lặp lại trong tiếng có hiệu quả nhấn mạnh.)
3.3.3. Phải hiểu đƣợc điển cố thành ngữ
Trong tiếng Hán có không ít thành ngữ điển cố, những thành ngữ này đều bắt nguồn từ những sự kiện, câu truyện lịch sử đã lâu đời, nghĩa hiển ngôn và nghĩa bóng có khi chênh lệch rất lớn, bắt buộc phải tìm hiểu điển cố của thành ngữ mới hiểu được nghĩa bóng mà hiện nay đang sử dụng. Cho nên khi ngoài giải thích nghĩa ra, còn nên giải thích xuất xứ điển cố của nó thì người đọc mới dễ hiểu hơn, hiểu sâu sắc hơn. Cho nên trong từ điển thành ngữ thỉnh thoảng lại có một số thành ngữ có giải thích thêm tương đối tỉ mỉ xuất xứ điển cố của nó, ví dụ các thành ngữ như sau:
一言九鼎 (Nhất ngôn cửu đỉnh), bắt nguồn từ ―Sử ký·Bình Nguyên
Quân liệt truyện‖: Thời Chiến Quốc, nước Triệu có một công tử tên là Triệu
Thắng, hiệu Bình Nguyên Quân, là một trong bốn công tử nổi tiếng của nước Triệu. Bình Nguyên Quân có nuôi rất nhiều thực khách để mưu kế cho ông. Năm 209 Trước công nguyên, quân đội của nước Tần đến tấn công nước Triệu, nên Triệu vương sai Bình Nguyên Quân đi sử đến nước Sở xin giúp đỡ. Có một thực khách tên là Mao Toại tự giới thiệu và xin đi cùng. Ở nước Sở, Mao Toại phân tích thật sâu sắc quan hệ lợi hại cho Sở vương, cuối cùng thuyết phục được Sở vương đáp ứng cho quân đội đến giúp đỡ nước Triệu, hai nước đoàn kết để chống lại nước Tần. Sau khi về nước, Bình Nguyên quân hết sức cảm khái: Ông Mao lần này đi nước Sở, chỉ mấy câu nói đã hơn được quân đội hùng mạnh, làm cho nước Triệu trong mắt nước Sở cứ như là cửu đỉnh đại lữ, giá trị gấp bội, thật là giỏi quá! Từ đó trở đi, Bình Nguyên coi Mao Toại là thượng khách. Thành ngữ一言九鼎 (Nhất ngôn cửu đỉnh) nay
chỉ lời nói rất có giá trị, một câu nói có tác dụng rất lớn.
退避三舍 (thoái tị tam xá), điển cố kể rằng: Thời Xuân Thu, nước Tấn
xẩy ra náo loạn, công tử Trọng Nhĩ phải trường kỳ lưu vong nước ngoài. Khi Trọng Nhĩ trốn đến nước Sở, được Sở vương đón tiếp long trọng như đón vua. Trên tiệc ăn, Sở vương hỏi Trọng Nhĩ: “Nếu như công tử được về nước Tần làm vua, ông sẽ báo ơn cho tôi như thế nào?” Trọng Nhĩ trả lời rằng: “Nếu
nhờ ơn ông tôi được về nước Tần làm vua, hễ hai nước Tần và Sở đánh nhau, hai quân gặp nhau ở trung nguyên, tôi sẽ sai quân của nước Tần lùi bước 90 dặm (thời đó một xá là 30 dặm), để báo ơn hôm nay của ông.” Năm 632 trước công nguyên, hai nước giao chiến, Trọng Nhĩ quả nhiên thực hiện lời hứa với Sở Vương, bảo quân đội của mình lùi bước 90 dặm. Thành ngữ 退避三舍
(thoái tị tam xá) nay chỉ nhường bước với người khác, không tranh nhau.
Ngoài ra, có một số thành ngữ tuy không phải có điển cố rõ ràng, nhưng vẫn có xuất xứ đặc biệt, phải hiểu được những yếu tố là gì thì mới hiểu được. Ví dụ khi giải thích các thành ngữ三纲五常 (Tam cương ngũ thường), 三从
四德 (Tam tòng tứ đức), 岁寒三友 (Tuế hàn tam hữu) ít nhất cũng phải giải
thích ―tam cương‖ có tam cương nào, ―ngũ thường‖ là ngũ thường nào, ―tam
tòng‖ là ba tòng nào, ―tứ đức‖ là bốn đạo đức gì, ―tam hữu‖ lại bao gồm
những gì, có những đặc điểm gì.
3.3.4. Chọn cách thức chuyển dịch thỏa đáng theo trƣờng hợp khác nhau
Trong mục 3.2 chúng tôi đã liệt kê các cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhưng trong trường hợp khác nhau chúng ta vẫn phải chọn cách thức chuyển dịch thỏa đáng trong các loại trường hợp khác nhau, ví dụ:
- Trong từ điển thành ngữ Hán-Việt, chúng ta phải giải thích nghĩa hiển ngôn trước (nếu cần), giải thích nghĩa bóng sau, cuối cùng còn phải cố gắng kê ra thành ngữ tương đương trong tiếng Việt để người đọc dễ hiểu hơn. Tất nhiên trong đó còn đặt câu hoặc trích dẫn câu trong các tác phẩm nổi tiếng để nêu ví dụ, có điển cố xuất xứ còn phải kể rõ điển cố xuất xứ của nó, vì mục đích soạn từ điển là để người đọc hiểu được những kiến thức cơ bản nhất của những thành ngữ, còn biết sử dụng nó.
- Trong khi dịch các loại văn bản, văn chương, chúng ta phải tuân theo nguyên tắc ngắn gọn rõ ràng, nên chúng ta thường cố gắng tìm được những thành ngữ tương đương trong tiếng Việt mà dịch. Nếu không có thành ngữ
tương đương trong tiếng Việt thì chúng ta mới giải thích theo ngôn cảnh. - Trong khi phiên dịch, nếu dịch trong trường hợp chính thức, chúng ta cũng phải dịch theo nguyên tắc dịch văn chương. Nếu dịch phi chính thức thì chúng ta dịch âm hoặc dịch nghĩa xong rồi, còn có thể giải thích nghĩa hiển ngôn, nghĩa bóng thậm chí điển cố của thành ngữ, vì dịch trường hợp cá nhân thời gian tương đối tự do hơn.
Nói chung, chuyển dịch thành ngữ con số cũng như chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung, cũng phải chú ý những vấn đề như trên. Có điều phải lưu ý, dịch thành ngữ con số không nên bị trói buộc vào sự xuất hiện của con số, chỉ cần đúng nghĩa là được rồi, bản dịch cũng không nhất thiết phải xuất hiện con số.
Ngoài ra, cũng như mục 3.1.4 đã nói, bất cứ là cách thức dịch thuật nào, bất cứ dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung hay dịch thành ngữ con số nói riêng, khi dịch đều phải chú ý những trường hợp thành ngữ đã có sự thay đổi về nghĩa và chú ý ngữ cảnh cụ thể.
Tiểu kết:
Dịch thuật là một vấn đề nghiêm chỉnh và phức tạp. Dịch thuật có thể chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng có một tiêu chuẩn chung nói tắt là “tín”, “đạt”, “nhã”. Các loại hình dịch thuật khác nhau, dịch các loại văn bản khác nhau lại có yêu cầu khác nhau. Dịch thuật cũng có nhiều phương pháp và thủ pháp khác nhau, chúng ta phải căn cứ trường hợp khác nhau và ngôn cảnh khác nhau để chọn phương pháp dịch thuật khác nhau.
Cách thức chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung và thành ngữ con số nói riêng sang tiếng Việt chủ yếu bốn loại lớn là dịch nguyên văn, dịch sao phỏng, dịch tương đương thành ngữ và dịch nghĩa. Nhưng bất cứ là cách thức dịch thuật nào, bất cứ dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung hay dịch thành ngữ con số nói riêng, khi dịch đều phải chú ý những trường hợp thành ngữ đã có sự thay đổi về nghĩa và chú ý ngữ cảnh cụ thể.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Thành ngữ là bộ phận tinh hoa của tiếng Hán, nó mang trong mình những dấu ấn của thời gian, lịch sử hình thành và kinh nghiệm phong phú về tất cả cuộc sống xã hội của người dân. Con số là kết quả trí tuệ của loài người, là mức đo lường sự phát triển của khoa học và xã hội, cũng là một hình thức ngôn ngữ giao tiếp, nên thành ngữ con số có thể nói là sự kết hợp hoàn hảo nhất và sự tích trữ sâu sắc nhất tín ngưỡng con người và kinh nghiệm xã hội của ngôn ngữ Hán. Với các ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm ẩn những giá trị biểu trưng tiêu biểu, có sức tác động lớn, khi được sử dụng trong thành ngữ, con số đã góp phần làm tăng thêm tính phong phú và đa dạng của thành ngữ, làm cho thành ngữ con số trở thành một nét đặc sắc nổi bật của tiếng Hán nói chung và thành ngữ tiếng Hán nói riêng.
2. Thành ngữ tiếng Hán có nhiều nguồn gốc như từ truyện cổ tích hoặc thần thoại, từ sự kiện lịch sử, câu chuyện lịch sử, thơ văn cổ xưa, tục ngữ ngạn ngữ, hoặc từ lời ăn tiếng nói cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày, thậm chí được vay mượn từ ngôn ngữ khác (thành ngữ ngoại lai) v.v. Thành ngữ tiếng Hán có các đặc trưng cơ bản như có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có tính ngắn gọn về hình thức, tính ổn định về kết cấu và được sử dụng từ đời này qua đời khác v.v. Cũng dựa vào những nguồn gốc và đặc trưng cơ bản của thành ngữ, thành ngữ có thể khu biệt với các đơn vị ngôn ngữ tương đương trong tiếng Hán như tục ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán ngữ tương đối rõ ràng.
3. Là một loại thành ngữ tiếng Hán, thành ngữ con số có nhiều nguồn gốc và các đặc trưng cơ bản của thành ngữ tiếng Hán nói chung. Tuy nhiên, vì sự có mặt của con số, thành ngữ con số tiếng Hán còn có những đặc điểm riêng biệt của nó.
- Về mặt cấu tạo, thành ngữ con số tiếng Hán chủ yếu có các kiểu cấu trúc khác nhau như cấu trúc đẳng lập, cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc động ngữ,
cấu trúc danh ngữ, cấu trúc câu phức. Trong cấu trúc của thành ngữ, con số
có thể đảm nhiệm các thành phần cú pháp khác nhau như: chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ thậm chí vị ngữ. Sự có mặt của con số còn làm tăng thêm vẻ đẹp về kết cấu và tính nhạc cảm của thành ngữ con số, góp phần làm phong phú thêm cho thành ngữ tiếng Hán nói riêng và ngôn ngữ Hán nói chung.
- Về mặt ý nghĩa, ngữ nghĩa của các thành ngữ con số tiếng Hán có liên quan đến quy luật xuất hiện của con số. Ngoài một bộ phận thành ngữ sử dụng con số với nghĩa gốc của nó, phần lớn thành ngữ thường được sử dụng con số với nghĩa biểu trưng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa trừu tượng của nó, nên thường có hiệu quả tu từ là khuếch trương hay hạn chế, làm cho thành ngữ con số diễn đạt càng chính xác hơn, càng tế nhị hơn và có sức thuyết phục hơn. Cũng có một bộ phận thành ngữ, về nghĩa đen thành ngữ thì sử dụng con số với nghĩa gốc của nó, còn về nghĩa bóng thì sử dụng con số với nghĩa biểu trưng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa trừu tượng của nó. Con số trong các thành ngữ loại này cũng có tác dụng tu từ.
4. Cũng như dịch thành ngữ tiếng Hán nói chung, cách thức chuyển dịch thành ngữ con số trong tiếng Hán sang tiếng Việt chủ yếu có bốn cách thức chính là: dịch nguyên văn (dịch từng chữ sang âm Hán – Việt, giữ nguyên từ vựng, hình thái, ngữ pháp và ngữ nghĩa.), dịch sao phỏng (dịch từng yếu tố tương đương sang tiếng Việt), dịch tương đương thành ngữ (dịch từng yếu tố tương đương sang tiếng Việt, được một thành ngữ tiếng Việt cũng có ngữ nghĩa như nhau), dịch nghĩa (giải thích ý nghĩa của thành ngữ tiếng Hán bằng tiếng Việt). Trong khi dịch thành ngữ, người dịch nên cân chắc lựa chọn các phương pháp và cách thức chuyển dịch này theo các trường hợp và ngôn cảnh khác nhau.
Khi dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt, người dịch cũng cần phải tuân theo nguyên tắc cơ bản nhất về dịch thuật thành ngữ là ngắn
gọn rõ ràng, không thay đổi ngữ nghĩa, vì vậy cần cố gắng tìm được những thành ngữ tương đương trong tiếng Việt, để người đọc dễ hiểu hơn, hiểu sâu sắc hơn. Ngoài ra, khi dịch, chúng ta còn phải chú ý một số vấn đề như phải phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ nói chung và của con số nói riêng, phải hiểu được điển cố của thành ngữ, phải phân biệt nhiều loại nghĩa của thành ngữ. Trong đó, quan trọng nhất là phải phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng của con số, vì phần lớn con số nằm trong thành ngữ không phải được sử dụng với nghĩa đen là chỉ số lượng nữa, mà là được sử dụng với nghĩa bóng của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Văn Bảo (2003), ―Thành ngữ - Cách ngôn gốc Hán-725 thành ngữ
-cách ngôn thường gặp‖, Nxb Đại học Sư phạm.
2. Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh (2001), ―Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam‖, Nxb Văn Hóa-Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Cầu (2007), ―Lý luận đối dịch Hán – Việt‖, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (1997), ―Các bình diện của từ và từ tiếng Việt‖, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1987), ―Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng‖, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
6. Nguyễn Hồng Cổn (2006),―Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật - trên
cứ liệu dịch thuật Anh – Việt‖- ―Những vấn đề ngôn ngữ học‖, nhiều tác giả
khoa Ngôn ngữ học trường Đại học KHXH&NV, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Hồng Cổn (2004), ―Cơ sở ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật
và bộ môn dịch thuật học‖, tạp chí ―Ngôn ngữ‖ số 11.
8. Nguyễn Hồng Cổn (2006), ―Lược sử nghiên cứu dịch thuật‖, tạp chí
―Ngôn ngữ‖ số 11.
9. Nguyễn Hồng Cổn (2009), ―Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: chủ - vị
hay đề - thuyết‖, tạp chí ―Ngôn ngữ‖ số 2.
10. Nguyễn Hồng Cổn (2001), ―Về vấn đề tương đương trong dịch thuật‖, tạp
chí ―Ngôn ngữ‖ số 11.
11.Trần Trí Dõi (2005), ―Giáo trình lịch sử tiếng Việt‖, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Duyên (2007), ―Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số
học Sư phạm Hà Nội.
13.Vũ Văn Đại (2001), ―Tính giao tiếp: một nguyên tắc trong hoạt động
dịch‖, tạp chí ―Ngôn ngữ‖ số 3.
14. Khổng Đức, Trần Bá Hiền (2001), ―Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông
dụng‖, Nxb Văn hóa Thông tin.
15. Nguyễn Thiện Giáp (1998), ―Từ vựng học tiếng Việt‖, Nxb Giáo dục. 16. Hoàng Văn Hành (2004), ―Thành ngữ học tiếng Việt‖, Nxb Khoa học Xã
hội.
17. Nguyên Văn Khang (2001), ―Con số văn hóa Trung Hoa qua cách sử
dụng các con số‖, tạp chí ―Ngôn ngữ & văn hóa‖.
18. Hồng Khánh, Thái Vy biên dịch (2002), ―Thành ngữ điển cố thông dụng‖, Nxb Đà Nẵng.
19.Tiêu Hà Minh (2008), ―Đi tìm điển tích thành ngữ‖, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
20. Hoàng Phê chủ biên, nhóm giáo viên Viện Ngôn ngữ học(2002), ―Từ điển
tiếng Việt‖, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học.
21.Trần Vĩnh Phúc (2001), ―Một vài khía cạnh nắm hiểu và chuyển dịch ngôn
ngữ nước ngoài sang tiếng Việt‖, tạp chí ―Ngôn ngữ & đời sống‖ số 8 (70) .
22.Vi Trường Phúc (2005),“Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm
trong tiếng Hán – có sự đối chiếu với tiếng Việt‖, luận văn thạc sĩ khoa học
ngữ văn trường Đại học KHXH & NV.
23. Giang Thị Tám (2001), ―Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ con số trong sự
đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ con số‖, luận văn thạc sĩ ngôn
ngữ, Hà Nội.
24. Phạm Minh Tiến (2008), ―Văn hóa thể hiện qua hình ảnh tôn giáo và con
người trong thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng Việt‖, tạp chí ―Ngôn ngữ‖
số 7.
25. Nguyễn Đức Tồn (2002), ―Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của