Chúng ta đều biết, thành ngữ thường có hai tầng nghĩa, tầng thứ nhất là nghĩa đen, cũng gọi là nghĩa gốc, tức là nghĩa được hiểu theo nghĩa hiển ngôn của các thành tố trong thành ngữ; tầng thứ hai là nghĩa bóng được phát triển trên cơ sở nghĩa đen, và hiện nay chúng ta thường phải sử dụng thành ngữ với nghĩa bóng của nó. Con số là một thành phần quan trọng trong những thành ngữ con số, nên con số ở đây cũng không nhất thiết là con số thực chỉ như bình thường nữa, mà là có sự thay đổi, vì con số trong thành ngữ thường xuất hiện với nghĩa biểu trưng của nó. Cũng có những con số trong thành ngữ được sử dụng với nghĩa gốc của nó, tức là biểu thị thực chỉ, nhưng phần lớn con số trong thành ngữ đều được sử dụng với nghĩa biểu trưng của nó. Sau đây, chúng ta hãy phân tích kỹ những đặc điểm ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ tiếng Hán.
2.3.1. Con số đƣợc sử dụng với nghĩa đen
Con số trong một số thành ngữ vẫn giữ lại nghĩa bản thể như khi nó được sử dụng riêng, tức là thực chỉ, ví dụ: 天下第一(thiên hạ đệ nhất), 三
位一体(tam vị nhất thể), 五体投地(ngũ thể đầu địa),六神无主(lục thần
vô chủ)… Sau đây, chúng ta hãy phân tích từng số một.
2.3.1.1. Chỉ có một con số một:
一见钟情 Nhất kiến chung tình—ý nói trai gái mới gặp mặt lần đầu
tiên đã yêu nhau
一技之长 Nhất kỹ chi trường—chỉ có một kỹ thuật hoặc tay nghề
nào đó.
chuẩn, không phân biệt tình hình cụ thể
缺一不可 Khuyết nhất bất khả—không thể thiếu một người hoặc
một vật gì đó.
日复一日 Nhật phúc nhất nhật—chỉ thời gian trôi qua từng ngày
một
回眸一笑 Hồi mưu nhất tiếu—quay mặt và cười một cái
2.3.1.2. Số một xuất hiện cùng với số khác, bao gồm số một:
一生一世 Nhất sinh nhất thế—cả một cuộc đời
一举一动 Nhất cử nhất động—mỗi cử chỉ động tác
一刀两断 Nhất đao lưỡng đoạn—chém một cái thì cắt đứt thành
hai, ví von kiên quyết cắt đứt quan hệ 2.3.1.3. Chỉ có một con số ―hai‖:
心无二用 Tâm vô nhị dùng—chỉ có một trái tim, không thể cùng lúc
làm hai việc, ví von làm việc phải chuyên chú, phải tập trung sức lực.
天无二日 Thiên vô nhị nhật—chỉ trên trời không có hai mặt trời, ví
von có một số sự việc nên thống nhất, không thể hai cái cùng tồn tại được.
市无二价 Thị vô nhị giá—cùng một sản phẩm trên thị trường không
thể có hai giá, đó là quy luật thị trường.
2.3.1.4. Chỉ có một con số ―ba‖:
三生有幸 Tam sinh hữu hạnh—Chỉ ba đời đều may mắn, ví von vô
cùng may mắn. (Tam sinh chỉ ba kiếp: kiếp trước, kiếp này, kiếp sau.)
三年之艾 Tam niên chi ngải—ngải cứu đã cất giữ được ba năm.
Vốn chỉ bị ốm lâu rồi mới đi tìm ngải cứu để chữa bệnh; nay ví von bất cứ làm việc gì đều phải có chuẩn bị trước, chuyện xẩy ra rồi mới tìm cách thì không kịp nữa. (Tam niên chỉ ba năm.)
三足鼎立 Tam túc đỉnh lập—vốn chỉ tình hình ba nước Ngụy, Thục,
Ngô đứng ngang nhau, nay ví von tình hình ba phía đứng ngang nhau. (Tam túc chỉ ba phía.)
hoa mai lại nở vào thời tiết lạnh giá, nên được gọi là tuế hàn tam hữu.(tam hữu chỉ tùng, trúc, mai.)
孟母三迁 Mạnh mẫu tam thiên—Người mẹ của Mạnh Kha ba lần
chuyển nhà để tìm được môi trường tốt cho việc học tập và trưởng thành của Mạnh Kha.
2.3.1.5. Số ba xuất hiện cùng với số khác:
三纲五常 Tam cương ngũ thường (tam cương chỉ: quân vi thần cương,
phụ vi tử cương, phu vi thê cương; Ngũ thường chỉ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.)
三从四德 Tam tòng tứ đức (Tam tòng chỉ: ở gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử, tức là ở nhà thì theo cha, đi lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con; tứ đức là: phụ đức (đạo đức của phụ nữ), phụ ngôn (ngôn từ của phụ nữ), phụ dung (dung mạo của phụ nữ), phụ công (công việc của phụ nữ).)
三山五岳 Tam sơn ngũ nhạc (Tam sơn chỉ ba ngọn núi thần trên
biển trong truyền thuyết; ngũ nhạc chỉ núi Nhạc Thái ở phía đông, núi Nhạc Hằng ở phía nam, núi Nhạc Hoa ở phía tây, núi Nhạc Hằng ở phía bắc, núi Nhạc Kon ở giữa.)
2.3.1.6. Số bốn, bẩy, tám khi được sử dụng riêng trong thành ngữ, xét về nghĩa hiển ngôn thì thường là thực chỉ, nhưng xét về nghĩa bóng cả một thành ngữ thì những con số này đã được mở rộng ra để chỉ nhiều hơn hoặc rộng hơn, ví dụ:
四面楚歌 Tứ diện sở ca—Bốn phía đều có tiếng hát của người nước
Sở, ví von đang trong hoàn cảnh bốn phía bị bao vây, cô lập không ai giúp được. Tứ diện vốn chỉ bốn phía: đông, nam, tây, bắc, nay được mở rộng ra chỉ xung quanh.
四大皆空 Tứ đại giai không—Phật giáo cho rằng đất, nước, lửa, gió là
bốn chất liệu để tạo thành tất cả vật chất, bao gồm thể xác con người. Mở rộng ra là chỉ tất cả trên thế giới (bao gồm con người) đều là hư vô. Đó là một tư tưởng tiêu cực.
七窍生烟 Thất khiếu sinh yên—Thất khiếu chỉ bẩy lỗ trên mặt là hai lỗ tai, hai lỗ mũi, hai con mắt và mồm; nay ví von hết sức tức giận, tức giận điên lên.
八面玲珑 Bát diện linh long—vốn là chỉ cửa sổ của tám phía đều sáng
sủa, sạch sẽ; nay ví von khéo ăn khéo ở. (Bát diện vốn chỉ tám phía: đông, nam, tây, bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc, nay được mở rộng ra chỉ các mặt hoặc khắp nơi.)
八面威风 Bát diện uy phong—khét tiếng một vùng.(Bát diện mở
rộng ra chỉ một vùng.)
Những thành ngữ tương tự nhưng có hai con số sau đây, con số bốn,
năm, sáu, bẩy, tám vẫn là thực chỉ:
四体不勤,五谷不分 Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân—Tứ chi không lao động, không phân biệt được ngũ cốc. (Tứ thể chỉ hai chân hai tay, ngũ cốc
chỉ lúa gạo, lúa mì, kê nếp, cao lương, đỗ.)
四面八方 Tứ diện bát phương—bát phương chỉ tám phía: đông, nam,
tây, bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, tấy bắc, nay được mở rộng ra chỉ các mặt hoặc các nơi, khắp nơi.
四通八达 Tứ thông bát đạt—ví von đường đi hết sức thuận tiện.
四时八节 Tứ thời bát tiết—tứ thời chỉ xuân, hạ, thu, đông; Bát tiết chỉ
lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí. Nay mở rộng ra chỉ các thời vụ cả năm.
七情六欲 Thất tình lục dục—thất tình là bẩy thứ tình cảm của con
người: mừng, giận, thương, sợ, ghét, muốn; lục dục là chỉ sáu dục vọng sinh lí, tức là sáu dục vọng do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý sản sinh. Nay mở rộng ra để chỉ các loại tình cảm và dục vọng của con người.
2.3.1.7. Những con số từ số năm trở lên được sử dụng với nghĩa đen trong thành ngữ còn có:
五体投地 Ngũ thể đầu địa—Ngũ thể chỉ đầu và hai chân, hai tay.
cao lương, đỗ. Mở rộng ra chỉ các loại cây lương thực.
五味俱全 Ngũ vị cụ toàn—ngũ vị chỉ chua, ngọt, đắng, cay, mặn; nay
mở rộng ra chỉ đủ các loại mùi vị.
五方杂处 Ngũ phương tạp xứ—ngũ phương là chỉ đông, nam, tây, bắc,
giữa.
五黄六日 Ngũ hoàng lục nhật—chỉ tháng năm tháng sáu âm lịch khi
cây lúa mỳ chín vàng.
六神无主 Lục thần vô chủ—lục thần: đạo gia cho rằng, tỷ, phổi, thận,
gan, tim, mật của con người đều có thần linh chi phối, gọi là lục thần.
六根清净 Lục căn thanh tịnh—lục căn: phật gia gọi mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân, ý là lục căn.
五脏六腑 Ngũ tạng lục phủ—Ngũ tạng chỉ lá lách, phổi, thận, gan,
tim; lục phủ chỉ mật, bàng quang, ruột già, ruột non, bao tử, và Tam tiêu.
五彩缤纷 Ngũ thái bân phân—ngũ thái chỉ màu đỏ, màu vàng, màu
xanh, màu trắng, màu đen.
六韬三略 Lục thao tam lược—lục thao tức là sáu thao lược mà
Khương Tử Nha sáng tác, bao gồm: văn thao, vũ thao, rồng thao, hổ thao, báo thao, khuyển thao; tam lược lại là một quyển binh thư do Hoàng Thạch Công sáng tác; nay mở rộng ra chỉ binh thư, binh pháp hoặc mưu lược dùng binh.
九鼎大吕 Cửu đỉnh đại lữ—cửu đỉnh là chỉ chín cái đỉnh (vạc) được
đúc vào thời Hạ Thục, tượng trưng cửu châu Trung Quốc lúc bấy giờ.
十指连心 Thập chỉ liên tâm—thập chỉ là mười ngón tay.
十围五攻 Thập vi ngũ công—chỉ lực lượng khi gấp hơn mười lần địch
thì có thể bao vây, khi gấp hơn năm lần địch thì có thể tấn công.
2.3.2. Con số đƣợc sử dụng với nghĩa biểu trƣng
Thực ra, như trên đã trình bày con số được sử dụng với nghĩa đen không nhiều trong thành ngữ. Phần lớn con số trong thành ngữ được sử dụng với nghĩa biểu trưng của nó, biểu thị ý nghĩa trừu tượng. Ý nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ thường biểu thị số lượng nhiều, thời gian dài, mức
đô cao, ví dụ thành ngữ 一日三秋 (nhất nhật tam thu), 推三阻四 (suy tam
trở tứ), 五 颜 六 色 (ngũ nhan lục sắc), 千 辛 万 苦 (thiên tân vạn
khổ)…Nghiên cứu những ý nghĩa trừu tượng này có thể giúp ích cho việc tìm
hiểu ý nghĩa và kết cấu của thành ngữ một cách sâu sắc hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích từng số một.
2.3.2.1. Ý nghĩa trừu tượng của con số một trong thành ngữ, chúng ta có thể chia thành hai loại lớn.
1) Thứ nhất, khi số một được sử dụng riêng trong thành ngữ, có tám loại ý nghĩa trừu tượng:
- Có nghĩa hoàn toàn, triệt để, ví dụ:
一无所成 Nhất vô sở thành—chẳng làm nên sự nghiệp gì cả.
一无是处 Nhất vô thị xứ—cái gì cũng sai, không có gì đúng.
一如既往 Nhất như ký vãng—trước sau như một.
耳目一新 Nhĩ mục nhất tân—hoàn toàn mới mẻ.
- Có nghĩa như nhau, đồng nhất, ví dụ:
一统天下 Nhất thống thiên hạ—thống nhất thiên hạ.
一视同仁 Nhất thị đồng nhân—đối xử như nhau.
表里如一 Biểu lí như nhất—trong cũng như ngoài.
政令不一 Chính lệnh bất nhất—chỉ mệnh lệnh không thống nhất,
chính vụ hỗn loạn.
Trong những thành ngữ này, con số một là số chẵn, cũng là con số lớn nhất trong triết học (ví dụ ―Kinh dịch‖), nên sau đó được mở rộng ra có nghĩa
―như nhau‖, ―đồng nhất‖.
- Có nghĩa cả, toàn bộ, ví dụ:
一身是胆 Nhất thân thị đảm—toàn thân đều là mật, ví von gan góc
phi thường, rất dũng cảm.
一潭死水 Nhất đàm tử thủy—cả đầm lầy đều là nước ứ đọng, ví
von thế cục ngột ngạt.
一贫如洗 Nhất bần như tẩy—nghèo đến mức như đã giặt sạch hết, chẳng còn gì nữa, ví von rất là nghèo, nghèo rớt mồng tơi.
一寒如此 Nhất hàn như thử—nghèo đến mức thế này.
一至于此 Nhất chí như thử—đã đến mức này.
- Có nghĩa là cứ…thẳng, …mãi, từ đầu đến cuối, ví dụ:
一泻千里 Nhất tả thiên lí—nước sông ào ạt chảy xuống nghìn dặm,
nay ví von bút pháp lưu loát, hoặc giá cả hạ xuống rất nhanh.
一路顺风 Nhất lộ thuận phong—chỉ trên đường bình an, thuận
buồm xuôi gió.
一往情深 Nhất vãng tình thâm—chỉ từ đầu đến cuối đều có tình cảm
nồng nàn đối với một người nào đó hoặc một vật gì đó.
一往无前 Nhất vãng vô tiền—chỉ cứ tiến lên một cách can đảm,
không sợ gì cả, không có gì ngăn cản được. - Có nghĩa là hễ, ví dụ:
一触即发 Nhất xúc tức phát—vốn chỉ đang giương cung sắp bắn,
chỉ cần thả tay một cái thì tên bắn ra; nay ví von tình hình đã đến lúc hết sức khẩn cấp, chỉ động chạm một cái là bùng nổ.
一败涂地 Nhất bại đồ địa—Hễ thất bại thì sẽ bị chết một cách bi
thảm, gan và não sẽ bị bôi trên đất; nay ví von thất bại đến mức không thể cứu vãn được nữa.
- Có nghĩa là ít hoặc riêng…một mình, ví dụ:
昙花一现 Đàm hoa nhất hiện—chỉ hoa quỳnh vừa nở đã tàn, thời
gian hoa nở rất ngắn; nay ví von những sự vật hoặc hiện tượng tốt đẹp chỉ xuất hiện một lúc lại biến mất.
一意孤行 Nhất ý cô hành—khăng khăng làm theo ý mình.
一相情愿 Nhất tương tình nguyện—nguyện vọng chủ quan, chỉ
theo ý mình.
沧海一粟 Thương hải nhất súc—chỉ giọt nước trong biển cả mông mênh.
一决雌雄 Nhất quyết thư hùng—chỉ thi đua một cái để phân biệt ai thắng ai thua, ai giỏi ai kém.
Thành ngữ “一决雌雄” bắt nguồn từ ―Sử ký·Hạng vương bản ký‖:
―愿与汉王挑战,决雌雄” (Nguyện dữ Hán vương khiêu chiến, quyết thư hùng.) Chữ ―nhất‖ là người đời sau thêm vào cho đủ bốn âm tiết.
2) Thứ hai, khi số một cùng xuất hiện với số khác trong thành ngữ, có bốn loại ý nghĩa trừu tượng.
- Hai con số một đồng thời xuất hiện ở vị trí thứ nhất và thứ ba, tức là có cấu trúc “nhất A nhất B”, thường biểu thị tất cả mỗi… hoặc rất ít, ví dụ:
一针一线 Nhất châm nhất tuyến—chỉ những chuyện vặt, những đồ
đạc cực nhỏ.
一字一板 Nhất tự nhất bản—chỉ nói rõ từng chữ một, ví von nói
năng rành mạch ung dung.
一朝一夕 Nhất triêu nhất tịch—một sớm một chiều, một thời gian
ngắn.
一草一木 Nhất thảo nhất mộc—chỉ tất cả mỗi cây cỏ, cũng ví von
những đồ đạc cực nhỏ.
一丝一毫 Nhất tư nhất hào—chỉ những chuyện vặt, những đồ đạc cực
nhỏ.
- Khi số một xuất hiện với số hai trong kết cấu ―nhất A nhị B‖ mà ―A‖ và
―B‖ vốn là một từ, thường biểu thị rất, hết sức, ví dụ:
一清二楚 Nhất thanh nhị sở—rất rõ ràng.
一明二白 Nhất minh nhị bạch—hiểu rõ ràng.
一干二净 Nhất can nhị tịnh—hết sức sạch sẽ.
Ngoại lệ là 2 thành ngữ 一差二错(nhất sai nhị thố), và thành ngữ 一
差半错(nhất sai bán thố)có phân tích ở dưới.
③Số một xuất hiện với chữ bán (có nghĩa là nửa) trong kết cấu ―nhất A
bán B‖, thường biểu thị sơ qua hoặc rất ít, rất nhỏ, ví dụ:
一年半载 Nhất niên bán tải—một năm hoặc nửa năm, mở rộng ra chỉ một thời gian.
一时半刻 Nhất thời bán khắc—ví von một thời gian rất ngắn.
一言半语 Nhất ngôn bán ngữ—chỉ mấy câu nói.
一官半职 Nhất quan bán chức—chỉ quan chức nhỏ.
一鳞半爪 Nhất lân bán trảo—chỉ những đồ vặt cực nhỏ.
Nhưng cần lưu lý ngoại lệ là thành ngữ 一差半错 (Nhất sai bán thố)
có nghĩa là xẩy ra những vấn đề bất ngờ, như thành ngữ一差二错(nhất sai
nhị thố).
- Số một cùng xuất hiện với những con số lớn như ba, chín, mười, trăm,
nghìn, vạn, thường biểu thị chênh lệch rất lớn, ví dụ:
一日三秋 Nhất nhật tam thu—một ngày không gặp, cứ như được ba
mùa rồi, chỉ phân biệt thời gian ngắn, nhưng cứ thấy đã được thời gian rất dài, ví von nhớ tha thiết.
一波三折 Nhất ba tam chiết—chỉ cách viết hoặc cấu trúc văn chương
ngoắt nghéo có nhiều biến hóa, cũng chỉ sự việc có sự thay đổi nhiều bất ngờ.
一言九鼎 Nhất ngôn cửu đỉnh—cửu đỉnh là chỉ chín cái đỉnh (vạc)
được đúc vào thời Hạ Thục, tượng trưng cửu châu Trung Quốc lúc bấy giờ; một lời giá trị như chín cái đỉnh, ví von lời nói rất có giá trị.
一目十行 Nhất mục thập hàng—khi xem sách cùng lúc xem được
mười dòng, ví vón tốc độ xem sách rất nhanh.
杀一儆百 Sát nhất cảnh bách—giết mội người răn trăm họ.
一刻千金 Nhất khắc thiên kim—một khắc giá trị nghìn vàng.
一日千里 Nhất nhật thiên lí—vốn chỉ con ngựa chạy được rất nhanh,
một ngày chạy được hàng nghìn dặm, nay cũng ví von sự việc tiến triển rất nhanh.
2.3.2.2. Ý nghĩa trừu tượng của số hai trong thành ngữ chủ yếu có hai loại: - Khi số hai xuất hiện ở đằng sau yếu tố có nghĩa là không, thường biểu thị khác, khác nhau, ví dụ:
誓死不二 Thệ tử bất nhị—hứa rằng thà chết cũng không sinh tấm
lòng thứ hai.
一心无二 Nhất tâm vô nhị—chỉ có một tấm lòng, không có tấm lòng
khác.
- Khi số hai cùng xuất hiện với số ba thường biểu thị thay đổi, biến hóa, ví dụ:
二三其德 Nhị tam kỳ đắc—nhiều lần thay đổi ý định.
2.3.2.3. Ý nghĩa trừu tượng của số ba trong thành ngữ chủ yếu có bốn loại:
- Khi số ba được sử dụng riêng trong thành ngữ thường biểu thị nhiều, ví dụ:
三顾茅庐 Tam cố mao lư—vốn chỉ Lưu Bị ba lần đến nhà gianh để