Nghĩa của con số

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 35)

1.3.3.1. Ý nghĩa con số tự nhiên

Con số là những ký hiệu đầu tiên, ra đời rất sớm. Sự nhận thức sự vật sớm nhất của con người cũng liên quan chặt chẽ với con số. Ví dụ trong

―Dị·Hệ từ‖ có ghi rằng: 上古结绳而治,后世圣人易之以书契。

(Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dị chi dĩ thư khế.) Còn trong

―Thích minh‖ có giải thích:契,刻也,刻识其数也。(Khế, khắc dã, khắc

thức kỳ số dã.) nghĩa là người thượng cổ kết thừng để ghi nhớ số lượng, còn thánh nhân đời sau thì thay nó bằng điêu khắc để ghi nhớ số lượng. Đó là phương pháp ghi nhớ số lượng sớm nhất của người thượng cổ Trung Quốc được ghi lại. Sự ra đời và phát triển của con số là kết quả của một quá trình tìm tòi và phát triển của lịch sử loài người, là sự minh chứng cho sự phát triển tư duy và trí tuệ của loài người nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống: đo đếm các sự vật, hiện tượng cho thế giới. Trước hết là những con số La Mã. Nó trở thành cơ sở hình thành khoa học Toán học. Đó là những con số tự nhiên, thuần túy. Bản chất của những con số tự nhiên là mang tính cụ thể và chính xác. Bắt đầu từ “một” đến số “mười” - những số đếm đầu tiên, những số khác ra đời muộn hơn: phát triển từ số nhỏ đơn giản đến số lớn phức tạp. Và những con số này đã có những sự phân loại cơ bản: số nguyên, số thập phân, số tự

nhiên, số nguyên tố, số nguyên âm, số nguyên dương, số chẵn, số lẻ, số vô tỉ, số hữu tỉ, số thực, số ảo (Ma trận-toán cao cấp)…gồm những tập hợp số, những phạm trù số khác nhau. Ngay trong bản thân các con số tự nhiên này cũng chứa đựng những hiện tượng khá thú vị, bí ẩn. Dãy số tự nhiên 1, 2, 3, 4,

5, 6, 7, 8, 9 là những số cơ bản, số gốc để tạo các số lớn hơn. Trong đó “một”

là số đầu tiên, số xuất phát theo quy luật toán học: 1+1=2; 1+2=3…để tạo thành số tiếp theo vì thế số sau lớn hơn số trước một đơn vị. Số “một” là số đầu tiên nên nó gắn với ý nghĩa bản thể, điểm xuất phát, cái duy nhất. Số “chín” là số lớn nhất có một chữ số. Những số bội của chín: 18, 36, 45, 54, 72,

81, 2268…lại đều có thể cộng các chữ số bằng chín được. Vì thế, số chín là số

mang nghĩa hoàn hảo, hoàn chỉnh, sự quay vòng…Ngoài số 2, các số nguyên

tố 1, 3, 5, 7, 11, 17, …đều là những số lẻ nên đa số trong các nền văn hóa các

số này thường là số kiêng kỵ, số thiêng, số bí ẩn…Số mười là số đầu tiên được cấu tạo bằng hai chữ số, điều đó dẫn đến ý nghĩa của số mười: con số tổng thể, toàn diện, chỉnh thể…Tất cả những điều này là tính chất kỳ ảo của dãy số tự nhiên.

Những con số mang nghĩa, mang quan niệm đều bắt nguồn từ bản nguyên, từ cội nguồn, từ sự khởi đầu của nó, từ các đặc điểm của số tự nhiên không phải là sự võ đoán mà nó có căn do, có lý do dù nó chỉ gợi lên như một sự gợi ý mơ hồ.

1.3.3.2. Ý nghĩa của con số trong đời sống văn hóa, tinh thần

Chức năng cơ bản của con số là dùng để tính toán, đo đếm, biểu thị số lượng hay chỉ số thứ tự. Bản thân con số không mang màu sắc thần bí hay lực lượng thần bí gì, song, do bối cảnh văn hóa lịch sử truyền thống của Trung Quốc, trong quá trình sử dụng lâu dài, ngoài chức năng cơ bản ra, con số còn mang màu sắc huyền bí, bí ẩn, nhất là trong đời sống văn hóa, tinh thần (phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng v.v…)

Người Trung Quốc đặc biệt coi con số là then chốt của sự hài hòa vĩ mô-vi mô, của các đế chế tuân theo đúng quy luật của tạo hóa, bởi vì trong

khoa học thiên văn cổ xưa con người đã dùng con số để nghiên cứu các khoảng cách, các trọng lượng hay nhiệt độ mà cả những tiết điệu của vũ trụ. Ngoài ra, con số còn được dùng để giải thích vũ trụ và vạn vật.

Trong Dịch học và Chiêm tinh học Trung Quốc, các con số được đề cập rất nhiều. Trong ―Kinh Dịch‖ có trình bày nguyên lý vũ trụ dưới dạng: Thái cực sinh lưỡng nghi (âm - dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng. Thuyết ngũ hành cho rằng có năm thành tố vật chất cấu thành vũ trụ: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có vị trí như sau:

Bảng 2.6: Hà Đồ ngũ hành của Trung Quốc

Vị trí của ngũ hành trong Hà Đồ “năm vị tương đắc mà đều hòa hợp” và “các số ấy tạo nên sự biến hóa”. Năm yếu tố tạo nên vũ trụ đều được sinh thành từ các số: một và sáu sinh thành thủy; hai và bảy sinh thành hỏa; ba và tám sinh thành mộc; bốn và chín sinh thành kim; năm và mười sinh thành thổ. Trong đó số sinh (một, hai, ba, bốn, năm) sinh trước, số thành (sáu, bảy, tám, chín, mười) sinh sau.

Số năm Số năm nằm ở giữa là số trung tâm, là sự tổng hợp nhận thức và cấu tạo âm dương của vũ trụ với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Dưới sự ảnh hưởng của thuyết ngũ hành, dần dần hình thành sự sùng bái số năm. Người ta cho rằng trên trời có năm hành tinh là sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ; dưới trần gian thì có năm phía là đông, tây, nam, bắc, giữa; năm màu, năm vị, năm thanh, sao năm cánh…Số năm còn “như là biểu tượng của con người”: năm điểm cực (đầu, hai chân, hai tay); nhân luân có Ngũ thường, xác thể con người có năm phủ tạng; năm giác quan là toàn bộ thế giới cảm tính…Nói chung, số năm trong văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng là con số thiêng liêng, thần bí.

Số một Số một là con số đầu tiên trong dãy số tự nhiên. Nhà tư tưởng Lão Tử thời tiên Tần có viết trong tác phẩm ―Lão Tử‖ rằng: ―Đạo sinh nhất,

nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.‖ Cái “nhất” ở đây tức là “hữu”,

tức là “bắt đầu có”. Từ “vô” đến “hữu”, tất cả bắt đầu từ “một”. Trong mệnh đề quan hệ đối lập thống nhất của triết học cổ đại Trung Quốc, “nhất” tức là vật thống nhất, “nhị” là tính khả phân của vật thống nhất. Chu Hỉ cũng cho rằng “nhất”chia thành hai, “tiết tiết như thử, dĩ chí vu vô cùng”; Vương Phu Chi trần thuật quan hệ giữa một và hai và khẳng định rằng: “một chia thành hai” là cơ sở của “hợp hai thành một”. Cho nên, trong quan niệm người Trung Quốc cổ xưa, số một là nguồn gốc của tất cả, có hàm ý “bắt đầu” và “tồn tại”.

Số hai Trong văn hóa Trung Quốc cũng như văn hóa, phong tục dân gian Việt Nam, số hai là con số của sự cân bằng âm dương (âm dương kết hợp). Cặp đôi hợp thành “thái cực lưu hay nguồn gốc của vạn vật”. Số hai cũng là con số của sự hòa hợp, hạnh phúc được biểu thị bằng hình ảnh “song hỉ” trong ngày hợp duyên của cô dâu, chú rể.

Trong triết học, số hai tương ứng cho thuyết nhị nguyên, phép biện chứng cho rằng đó là tính hai mặt của một vấn đề, của một tổng thể. Với đặc điểm đó, số hai thường được biểu thị bằng các hình ảnh đi đôi vừa là biểu trưng cho sự đối lập, xung đột, sự tách đôi đồng thời cũng biểu hiện cho sự

hòa hợp, thống nhất. Ví dụ thế giới của chúng ta được chia thành hai cực âm – dương; nóng – lạnh; trời – đất; vuông – tròn; ngày – đêm; nam – nữ.

Số ba Số ba trong hầu hết các lĩnh vực văn hóa, phong tục, tín ngưỡng đều là con số thần bí. Bắt đầu từ học thuyết “Tam tài” từ Kinh Dịch và Dịch học nhập môn, mô hình tam phân: ba thế lực của vũ trụ Thiên – Nhân – Địa, con người là ngôi trung tâm của ba ngôi. Đây là bộ ba vĩ đại hoàn thành sự sáng thế. Người là con của trời và đất nhưng là yếu tố kết nối, quan trọng nhất làm hoàn tất bộ ba vĩ đại này. Kinh Đạo Đức quan niệm rằng: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Mô hình tam phân này tập trung nhiều ý nghĩa, nó trở thành mô hình chung ứng với nhiều sự vật hiện tượng trong cuộc sống: tam đa (đa phúc, đa lộc, đa thọ), thiên nhiên có tam xuyên (kinh, vị, lạc), vũ trụ có tam tài (thiên, nhân, địa), trần gian có tam sinh (kiếp trước, kiếp này, kiếp sau), vương có tam hoàng, thờ cúng cũng có tam lễ…

Số bốn Thuyết tứ tượng của Trung Quốc là cơ sở xuất phát quan niệm về số bốn. Tứ tượng được sinh ra từ lưỡng nghi âm dương. Thuyết tứ tượng được áp dụng rất nhiều trong việc phân chia và nhận định về thế giới, vạn vật và vũ trụ. Từ cặp lưỡng nghi sinh ra tứ tượng. Từ hai mùa nóng – lạnh phân chia thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Từ hai phương chính cực Bắc – cực Nam phân đôi được bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Số bốn trong văn hóa phương Đông biểu hiện cho sự vững chắc, của sự trọn vẹn, biểu tượng cho phép cộng. Từ đó vạn vật cũng được chia theo tứ tượng, ví dụ: tứ dân (sĩ, nông, công, thương); tứ nghề (ngư, tiều, canh, mục); tứ tài (cầm, kỳ, thi, họa); tứ linh (long, ly, quy, phượng); tứ bất tử (thần, tiên, phật, thánh). Số bốn cũng được dùng để chỉ sự trọn vẹn không thể thêm vào được nữa, ví dụ phụ nữ có tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh; đàn ông có tứ việc: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; con người có tứ duy: lễ, nghĩa, liêm, sĩ…Tất nhiên, đó cũng là căn duyên dẫn đến sự bó hẹp, sự không phát triển của số bốn.

Song, trong tiếng Hán, vì phát âm số bốn rất giống chữ “tử”—chết, nên ngày nay người Trung Quốc rất kiêng số bốn, ví dụ số xe, số điện thoại v.v

đều rất kiêng có số bốn, nhất là kết đuôi bằng số bốn.

Số sáu, bẩy, tám Sự ưa thích hay chán ghét của người Trung Quốc đối với số sáu, bẩy, tám toàn liên quan đến hài âm của chúng. Trong tiếng Hán có một tục ngữ là “lục lục đại thuận”, “thuận” tức là “thuận lợi”, cho nên người Trung Quốc cũng thích số sáu. Vì phát âm số tám giống chữ “phát”-phát tài, nên người Trung Quốc thích nhất số tám, nhất là “888”-phát phát phát, “168”-nhất lộ phát, “668”-lộ lộ phát, “6688”-lộ lộ phát phát…Nếu số điện thoại hoặc số xe chọn được những số đẹp như thế thì quá thích, nếu không, chỉ cần kết thúc đuôi bằng số tám thì cũng thích rồi. Có khi để chọn được những số đẹp như thế, thà mất rất nhiều tiền họ cũng chịu. Cũng như số bốn, số bẩy phát âm trong tiếng Quảng Đông rất giống nghĩa “điên”-phát điên, nên nhiều người không thích số bẩy, nhất là những người biết nói tiếng Quảng Đông.

Số chín Mỗi dân tộc có quan niệm về số chín khác nhau. Đối với người Aztèque số chín gắn với thần linh của đêm, cõi âm và sự chết, là con số đáng sợ. Trong phần lớn các truyền thuyết về nguồn gốc vũ trụ của Ấn Độ có chín thế giới trong lòng đất. Và quan niệm này cũng phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác, ví dụ Trung Quốc “cửu tuyền” hay Việt Nam là“chín suối”. Số 9 gắn với chín lần hóa thân liên tiếp của Vishnu. Chúa Giêxu bị đóng đinh câu rút vào giờ thứ ba, hấp hối vào giờ thứ sáu và tắt thở vào giờ thứ chín. Vì thế con số chín trở thành vĩnh viễn, sự bất tử của con người; là biểu tượng của cái vô số trở về cái đơn nhất, là biểu tượng của tính liên kết vũ trụ và sự giải cứu.

Quan niệm số chín của người Trung Quốc liên quan đến vật tổ thượng cổ. Bộ lạc Si Ưu thời thượng cổ nổi tiếng với dũng cảm, thiện chiến, vật tổ của họ chính là con rồng có chín cái đầu, người ta nói rằng đó là con vật tượng trưng cho sự hùng mạnh, hung hãn, dân số thịnh vượng, vì thế số chín là con số của sức mạnh và uy quyền, là con số của sự tròn đầy, hoàn hảo, thậm chí là con số của trời. Cho nên người Trung Quốc cho rằng con đường dẫn đến ngai vàng của hoàng đế là chín bậc gọi là “cửu trùng”, cung điện

hoàng đế gồm chín cái cửa gọi là “cửu môn” để ngăn cách vua với ngoại giới. Vì số chín là con số của trời, nên ngày mồng chín tháng chín ngày “trùng cửu”, người ta trèo lên đỉnh núi cao nhất để có thể giao hòa với trời đất, để có thể thu vào tầm mắt cả vũ trụ bao la.

Quan niệm số chín của người Trung Quốc cũng ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng cung điện của thời Nguyễn Việt Nam. Vì số chín là con số của trời, vua là “thiên tử”, xung quanh cung điện vua được bao bọc bởi: chín con rồng thiếp vàng chói lọi, hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là chín bậc, trước mặt cung điện số bậc cấp bước lên tổng cộng là chín bậc. Ngày nay, con số chín vẫn được người Việt ưa thích, trò chơi số chín với biển số xe, số điện thoại trở thành một biểu tượng của đẳng cấp, vì con số chín là con số đẹp, con số tròn đầy, hoàn hảo.

Trong văn hóa nhân loại, con số là một phương tiện biểu trưng đặc biệt. Bản thân những con số vốn dĩ là “những ký hiệu mang nghĩa”, ẩn chứa sau nghĩa bản nguyên là định lượng, đo đếm hoặc chỉ thứ tự là những đặc tính, những giá trị của sự vật, hiện tượng. “Đấy là những tư tưởng, những chất lượng, chứ không phải là những số lượng…che dấu cái vô hạn đằng sau cái hữu hạn của mình”.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)