A như B, dạng Như B chúng tôi chỉ tìm thấy một trƣờng hợp, còn dạng B
3.3. Biến thể của thành ngữ trong sách giáo khoa
Ngoài những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa nói trên, khi khảo sát các thành ngữ tiếng Việt trong SGK, chúng tôi còn nhận thấy một hiện tƣợng đƣợc sử dụng khá nhiều, đó là việc các thành ngữ đƣợc sử dụng dƣới dạng biến thể. Nhƣ ta đã biết, thành ngữ đƣợc xem là một khái niệm thuộc đơn vị mở. Trong quá trình phát triển, vốn thành ngữ của bất kì ngôn ngữ nào cũng luôn đƣợc bổ sung, đồng thời với sự phát triển về nhận thức của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Có thể nói, sau mỗi lần nhận thức của con ngƣời đƣợc bổ sung thì trong ngôn ngữ lại nảy sinh biến thể mới. Chính các biến thể đã góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong giao tiếp hằng ngày. Có những đơn vị trong hoàn cảnh sử dụng này, thời điểm này chƣa đủ phẩm chất của một thành ngữ chân chính nếu xem xét một cách nghiêm nhặt. Chẳng hạn, tính biểu trƣng chƣa rõ, số lƣợng âm tiết không điển hình (bốn âm tiết), kết cấu chƣa thật rắn chắc, ổn định,…, nhƣng trong hoàn cảnh sử dụng khác, thời điểm khác chúng có thể sẽ trở thành những thành ngữ thực thụ với phẩm chất cần có. Vì vậy, trong khi vận dụng thành ngữ, tuỳ hoàn cảnh, ngƣời sử dụng có thể thêm bớt, thay đổi những từ ngữ nhất định. Những biến thể của thành ngữ này tồn tại song song với các thành ngữ gốc và sau một quá trình sử dụng lâu dài chúng cũng đƣợc coi nhƣ là những thành ngữ.
Theo tác giả Vũ Quang Hào (1992), đứng từ góc độ ngôn ngữ học, có ba loại biến thể của thành ngữ nhƣ sau :
– Biến thể ngữ âm, ví dụ : trái gió trở trời / trái gió giở giời, đẽo cày giữa đường / đẽo cày giữa đàng,…
– Biến thể từ vựng, ví dụ : đói ăn vụng, túng làm liều / đói ăn vụng, túng làm càn ;mò kim đáy bể / tìm kim đáy bể,…
– Biến thể cấu trúc, ví dụ : một nắng hai sương / hai sương một nắng ;
đầu làng cuối tổng / cuối tổng đầu làng,… [14].
Căn cứ vào cách chia biến thể nhƣ trên, chúng tôi nhận thấy các biến thể của thành ngữ trong SGK nhƣ sau :
– Biến thể ngữ âm : nửa tin nửa nghi / nửa tin nửa ngờ ; góc bể chân trời / góc biển chân trời
– Biến thể từ vựng : chung lưng đấu cật / chung lưng đấu sức ; cùng hội cùng phường (thuyền) ; mò cua bắt ốc / mò cua bắt tép ; đứng núi này trông núi nọ / đứng núi này trông núi khác ; hồn lạc phách bay / hồn lạc phách xiêu ; vuốt râu cọp (hùm)
– Biến thể cấu trúc : hai sương một nắng / một nắng hai sương ; cày sâu cuốc bẫm / cuốc bẫm cày sâu ; điều binh khiển tướng / khiển tướng điều binh
Nhƣ vậy, cả 3 dạng biến thể này của thành ngữ đều xuất hiện trong SGK nhƣng đƣợc sử dụng nhiều hơn cả là những biến thể về từ vựng. Theo thống kê của chúng tôi thì hầu hết các thành ngữ đƣợc kể trên đây đều tồn tại dƣới hai dạng : thành ngữ gốc và biến thể. Chỉ có 2 thành ngữ xuất hiện dƣới dạng biến thể, không có thành ngữ gốc là : cùng hội cùng phường và vuốt râu cọp. Các biến thể này một số đƣợc sử dụng trong các văn bản văn học, một số khác đƣợc sử dụng trong các ngữ liệu. Điều này cho thấy, trong văn chƣơng nghệ thuật, nhiều khi các thành ngữ đã đƣợc các tác giả sử dụng một cách sáng tạo để phù hợp với nội dung định thể hiện. Ví dụ, với thành ngữ có nguồn gốc cấu tạo là Hán Việt điều binh khiển tướng khi sử dụng trong văn bản đã đƣợc tác giả đảo cấu trúc : Đã rằng khiển tướng, điều binh / Nhìn người giao việc cho tinh mới tài [SGK Tiếng Việt 2, tr. 47]. Nhƣ vậy, để có thể tạo vần đúng theo luật thơ lục bát thì tác giả văn bản trên đã đảo cấu trúc của thành ngữ và tạo ra một biến thể thành ngữ. Tƣơng tự nhƣ vậy là trƣờng hợp của thành ngữ hồn lạc phách bay. Các biến thể từ vựng của thành ngữ trong SGK xuất hiện nhiều nhất. Và trong mỗi trƣờng hợp ấy, dù trong văn bản văn học hay ở phần ngữ liệu, thì nghĩa của thành ngữ vẫn không thay đổi.
Ngoài ba loại biến thể thành ngữ vừa kể trên đây, chúng tôi còn thấy trong SGK có một số thành ngữ đƣợc sử dụng rất sáng tạo nhƣ : bình chân như vại, có tật giật mình, kẻ cắp gặp bà già, lạch bạch như vịt bầu. Thành ngữ bình chân như vại vốn có dạng đầy đủ là cháy nhà hàng xóm bình chân như vại nhƣng khi đƣợc sử dụng trong văn bản văn học thì đã đƣợc rút gọn lại
thành bình chân như vại “Riêng có một ngƣời nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chân, bình chân như vại…” [SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr. 139]. Thành ngữ
có tật giật mình lại đƣợc sử dụng sáng tạo theo cách tách đôi hai phần của thành ngữ và chêm xen một số từ ngữ khác vào giữa : “Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.” [SGK Tiếng Việt 5, tập hai, tr. 47]. Thành ngữ kẻ cắp gặp bà già cũng đƣợc sử dụng theo cách biến đổi nhƣ vậy : “Kẻ cắp hôm nay gặp bà già” [SGK Ngữ văn 6, tập hai, tr. 111]. Riêng thành ngữ lạch bạch như vịt bầu thì đƣợc sử dụng sáng tạo bằng phƣơng thức láy lại từ láy lạch bạch trong thành phần cấu tạo : “Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu ấy.”. Cách sử dụng hình thức láy “lạch bà lạch bạch” rõ ràng là tạo đƣợc hiệu quả diễn đạt cao hơn so với từ láy “lạch bạch”. Việc sử dụng sáng tạo các thành ngữ nhƣ trên làm cho câu văn có hình ảnh hơn, độc đáo hơn mà vẫn không làm mất đi cái đặc sắc về ngữ nghĩa của thành ngữ.
Nhận xét :
Nhƣ vậy, có thể nói, các thành ngữ trong SGK không những đƣợc sử dụng một cách phong phú mà còn đƣợc sử dụng một cách rất sáng tạo, độc đáo. Tuỳ vào hoàn cảnh sử dụng mà ngƣời sử dụng thành ngữ có thể giữ nguyên thành ngữ hay biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích nói của mình. Tuy nhiên, những biến đổi này chỉ là những thay đổi nhỏ về hình thức bên ngoài mà không hề ảnh hƣởng đến nội dung ngữ nghĩa của thành ngữ, không làm mất đi cái đặc sắc của thành ngữ tiếng Việt. Việc sử dụng thành ngữ dƣới dạng các biến thể còn chứng tỏ đƣợc một đặc điểm của các đơn vị ngôn ngữ – văn hoá trong tiếng Việt nói chung, thành ngữ nói riêng, đó là khả năng in sâu vào trí nhớ của dân gian. Các đơn vị này, với những đặc điểm đặc biệt về cấu trúc nhƣ ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, và những đặc sắc về nội dung, ngữ nghĩa nhƣ bóng bẩy, gợi cảm, hình tƣợng nên đƣợc nhân dân ghi nhớ và hay dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng nhƣ trong văn chƣơng nghệ thuật. Và trong việc sử dụng những đơn vị nhƣ thế, dân gian – những ngƣời tạo ra các đơn vị ngôn ngữ – văn hoá ấy, lại tiếp tục làm cho nó phong phú, đa dạng thêm ở những hình thức, những biến đổi theo từng địa phƣơng,
theo từng ngữ cảnh. Sức sống của những đơn vị nhƣ thành ngữ, tục ngữ chính là ở đó. Những biến thể thành ngữ này còn cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự sáng tạo của các tác giả, cũng nhƣ thấy đƣợc sự phong phú, giàu đẹp của thành ngữ nói riêng, của tiếng Việt nói chung. Biến thể thành ngữ còn góp phần làm cho bức tranh chung về thành ngữ trong SGK thêm phong phú, đa dạng.
TIỂU KẾT
Trên đây chúng tôi đã trình bày bức tranh chung có tính chất tổng quát nhất về các vấn đề về thành ngữ trong SGK. Vấn đề thành ngữ trong SGK là một vấn đề phức tạp, phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát lại, chúng tôi thấy có một số đặc điểm của các thành ngữ trong SGK là nhƣ sau :
– Trong SGK có 426 lƣợt xuất hiện của thành ngữ. So với các đơn vị từ vựng khác nói riêng, và so với các đơn vị kiến thức về tiếng Việt nói chung thì từ số liệu trên có thể khẳng định thành ngữ là một đơn vị kiến thức xuất hiện nhiều trong SGK. Và sự xuất hiện của thành ngữ đƣợc lặp đi lặp lại trong SGK ở các cấp học cũng nhƣ các lớp học. Trừ SGK lớp 1, với đối tƣợng học sinh quá nhỏ, lại vừa mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt là thành ngữ không xuất hiện, từ SGK lớp 2 trở đi thành ngữ xuất hiện liên tục cho đến lớp 12. Số lƣợng thành ngữ trong SGK mỗi cấp học là tƣơng đối nhiều (ở mỗi cấp học, số lƣợng thành ngữ xuất hiện trong SGK đều hơn 120 thành ngữ) và nhiều nhất ở SGK THCS. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của thành ngữ trong từ vựng nói riêng và trong tiếng Việt nói chung.
– Thành ngữ trong SGK xuất hiện đa dạng, phong phú khi thì ở trong các văn bản văn học, khi thì ở trong phần ngữ liệu của các phân môn Làm văn, Tiếng Việt, khi thì ở trong các bài tập thực hành, khi thì ở lời dẫn, bài viết của tác giả SGK hay ở trong các phần chú thích của từ ngữ khác. Dù xuất hiện ở dạng nào, thành ngữ trong SGK cũng thể hiện đƣợc các đặc trƣng của thành ngữ tiếng Việt nhƣ : tính cố định về cấu trúc, hình thái, tính bóng bẩy, gợi cảm về nghĩa. Từ các số liệu về các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK đã nêu ở trên có thể thấy thành ngữ đƣợc sử dụng trong SGK phần nhiều là sự
lựa chọn của các tác giả SGK. Ngoài những thành ngữ xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong văn bản, phần lớn các thành ngữ trong SGK đƣợc lựa chọn để làm ngữ liệu cho các dạng bài tập khác nhau về từ vựng tiếng Việt, hoặc cho những bài tập thực hành về thành ngữ. Thành ngữ xuất hiện trong SGK cũng phong phú về thể loại nhƣ : thành ngữ đối, thành ngữ so sánh, thành ngữ thƣờng ; về các yếu tố cấu tạo thì có thành ngữ Việt, thành ngữ Hán Việt. Có một số lƣợng thành ngữ đƣợc sử dụng dƣới dạng biến thể. Các biến thể này tồn tại song song với các thành ngữ gốc trong SGK tạo ra một bức tranh đa dạng, phong phú về thành ngữ. Sự xuất hiện của các biến thể thành ngữ còn cho thấy sự sáng tạo của nhân dân ta trong khi sử dụng các đơn vị ngôn ngữ có sẵn nhƣ thành ngữ, tục ngữ,… Và dù xuất hiện ở dạng thức nào, thì các thành ngữ trong SGK cũng vẫn thể hiện đƣợc những nét đặc trƣng của thành ngữ tiếng Việt. Điều này một lần nữa cho thấy tính chất quan trọng của thành ngữ.
– Số lƣợng thành ngữ trong SGK xuất hiện nhiều trong các văn bản văn học nhƣng số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích chƣa nhiều, điều này có thể gây ra những khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận các văn bản. Các tác giả SGK nên chăng chú ý đến điều này nhiều hơn bởi thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ – văn hoá, rất khó tiếp nhận nhất là đối với học sinh phổ thông.
– Tuỳ theo các cấp học mà các thành ngữ xuất hiện trong SGK có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ, các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản Tập đọc trong SGK TH hầu nhƣ đều đƣợc giải thích, còn trong các văn bản của các cấp học cao hơn thì càng ít đƣợc giải thích hơn ; hay các bài tập thực hành về thành ngữ trong SGK TH mặc dù nhiều hơn trong SGK các cấp học khác nhƣng mức độ yêu cầu lại đơn giản hơn rất nhiều. Và càng lên các cấp học cao hơn thì mức độ khó của bài tập lại càng tăng lên ; thành ngữ Hán Việt thì ít xuất hiện trong SGK TH,… Điều này cho thấy, tuỳ vào đối tƣợng sử dụng SGK mà các tác giả SGK có những lựa chọn, giải quyết đối với vấn đề thành ngữ tiếng Việt khác nhau.
– Là một đơn vị quan trọng của từ vựng tiếng Việt, thành ngữ đƣợc dạy học chính thức trong SGK với 1 tiết về lí thuyết và 1 tiết thực hành. Quan niệm về thành ngữ trong SGK chƣa phải là đã chính xác nhất hay đã hoàn
toàn thống nhất ở các cấp học trong các vấn đề nhƣ quan niệm về thành ngữ, cách giải thích các thành ngữ,… nhƣng nhƣ chúng tôi đã nói ở đầu chƣơng này : vấn đề thành ngữ tiếng Việt nói riêng, vấn đề từ vựng tiếng Việt nói chung còn rất nhiều điều phải tranh luận, nhiều ý kiến khác nhau cũng nhƣ những vấn đề về kiến thức trong SGK không phải dễ dàng thống nhất hay có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, chúng ta phải lấy tiêu chí là đây là những kiến thức trong SGK để xem xét một cách công tâm để thấy đƣợc những cái hợp lí của vấn đề về thành ngữ trong SGK cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại nhằm hƣớng tới những giải pháp đúng đắn nhất.
Chƣơng 3