Thành ngữ được giải thích chia theo các dạng xuất hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 108)

VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG

1.1.1. Thành ngữ được giải thích chia theo các dạng xuất hiện

Theo khảo sát của chúng tôi, trong 5 dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK thì những thành ngữ đƣợc giải thích chỉ thuộc 2 dạng sau : các thành ngữ xuất hiện trong văn bản học chính thức và trong các ngữ liệu. Ở 3 dạng còn lại (trong các bài tập thực hành, trong lời dẫn, bài viết của tác giả và trong phần giải thích các từ ngữ khác), các thành ngữ không đƣợc giải thích. Trong chƣơng 2, khi trình bày về các dạng xuất hiện trong các văn bản của thành ngữ trong SGK, chúng tôi đã thống kê đƣợc con số các thành ngữ đƣợc giải thích là 51 thành ngữ. Chúng tôi tiếp tục khảo sát các thành ngữ đƣợc giải thích trong phần ngữ liệu và thu đƣợc kết quả là 22 thành ngữ. Nhƣ vậy trong số 73 thành ngữ đƣợc giải thích ở SGK thì có 51/73 thành ngữ (69.9%) xuất hiện trong các văn bản đƣợc học chính thức, còn lại 22/73 thành ngữ (30.1%) xuất hiện trong phần ngữ liệu. Kết quả này cho thấy khi xuất hiện trong SGK thì các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản văn học đƣợc chú trọng hơn. Trong số 22 thành ngữ đƣợc giải thích ở phần ngữ liệu của SGK thì chỉ có 1 thành ngữ là xuất hiện ngẫu nhiên trong một văn bản trích dẫn làm ngữ liệu (trong SGK TH và là 1 thành ngữ Hán Việt), còn lại 21 thành ngữ là thành ngữ Hán Việt đƣợc giới thiệu trong Bảng tra cứu yếu tố (từ) Hán Việt. Từ đây, có thể thấy xu hướng giải thích thành ngữ của các tác giả SGK là chú trọng tới những thành ngữ xuất hiện trong các văn bản. Ngoài ra, thành ngữ xuất hiện trong các dạng khác hầu nhƣ không đƣợc giải thích.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)