Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 32)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ

Trong SGK cũ (tức sách Tiếng Việt, đƣợc biên soạn và học trong trƣờng phổ thông từ năm 1991 – 2003), thành ngữ đƣợc trình bày trong SGK Tiếng Việt 7 tập 2, do nhóm tác giả Phan Thiều – Nguyễn Kì Thục biên soạn, và nhóm tác giả Diệp Quang Ban – Lê Xuân Thại – Phan Thiều chỉnh lí. Trong cuốn sách này, có 2 bài về thành ngữ. Bài thứ nhất về thành ngữ nói chung và bài thứ hai về thành ngữ Hán Việt, mỗi bài đƣợc dạy trong hai tiết. Cấu trúc bài học đƣợc thiết kế nhƣ sau. Mỗi bài gồm có 3 phần :

I – Tìm hiểu bài : giới thiệu những vấn đề chung có tính bao quát về nội dung cần dạy, đƣa ngữ liệu có chứa thành ngữ để học sinh quan sát, nhận xét và những câu hỏi gợi ý để học sinh tự tìm hiểu trên cơ sở quan sát ngữ liệu.

II – Bài học : Nêu định nghĩa về thành ngữ, các đặc điểm của thành ngữ,…

III – Bài tập : Nêu các yêu cầu, bài tập (chủ yếu là nêu những đoạn trích có chứa thành ngữ) để học sinh nhận diện thành ngữ và tập sử dụng nó trong thực tế.

Có thể nhận thấy lôgíc trình bày bài dạy học thành ngữ nói riêng và các bài dạy về tiếng Việt nói chung trong SGK Tiếng Việt trƣớc đây là hợp lí, phù hợp với con đƣờng của nhận thức : “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, rồi từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn, – đó là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lí, sự nhận thức hiện thực khách quan” (Lê-nin).

Cụ thể, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 7, tập hai, quan niệm nhƣ sau về thành ngữ :

Thành ngữ là loại tổ hợp từ cố định có tính biểu cảm cao và thường có tính hình tượng. Nghĩa của thành ngữ hoặc có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa đen (miêu tả) của các yếu tố cấu tạo, hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa (so sánh, ẩn dụ, nói quá,…).

Tuỳ hoàn cảnh sử dụng, có thể thêm bớt, thay đổi một số yếu tố trong thành ngữ.” [Tiếng Việt 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2000, tr. 8]

Từ định nghĩa trên, có thể thấy một số đặc điểm cơ bản về thành ngữ là : tổ hợp từ cố định, có tính biểu cảm cao và tính hình tƣợng, nghĩa có thể là nghĩa đen (nghĩa miêu tả) hoặc nghĩa bóng (đƣợc suy ra từ các phép chuyển nghĩa), có thể thêm bớt hoặc thay đổi một số yếu tố trong thành ngữ. Về đặc điểm tổ hợp từ cố định, các tác giả trong SGK Tiếng Việt 7, tập hai này có giải thích là : những cụm từ được dùng cố định (khó thay đổi) […] các từ trong thành ngữ khó thay đổi hoặc thêm bớt. [tr. 7]. So sánh với định nghĩa về thành ngữ mà chúng tôi đã tìm hiểu ở chƣơng 1 – Cơ sở lí thuyết về thành ngữ, của luận văn này, chúng tôi nhận thấy việc giải thích đặc điểm cố định của thành ngữ này là chƣa rõ ràng (khó thay đổi là nhƣ thế nào), và chƣa có sức thuyết phục. Bởi tính cố định của một thành ngữ không chỉ thể hiện ở đặc điểm các từ ngữ trong thành ngữ khó thêm bớt mà còn thể hiện ở các đặc điểm khác nhƣ sau :

– Tính cố định về cấu trúc của thành ngữ còn thể hiện ở sự cố định về trật tự các thành tố cấu tạo nên thành ngữ. Ví dụ : chúng ta thƣờng nói con ông cháu cha, cao chạy xa bay chứ không nói hoặc rất ít nói con cha cháu ông, cao bay xa chạy,…

Tính cố định của các thành ngữ không chỉ thể hiện ở hình thái – cấu trúc của thành ngữ, tức là không chỉ thể hiện ở các từ cấu tạo nên thành ngữ mà còn thể hiện ở sự ổn định ngữ nghĩa. Nói nhƣ nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến là : “Cụm từ cố định […] có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định nhƣ từ.” [6, tr. 153]

Nhƣ vậy, chúng tôi nhận thấy các tác giả SGK Tiếng Việt 7 đã không hề đề cập đến tính cố định (ổn định) về ngữ nghĩa của các thành ngữ. Hơn nữa, ngay sau khi cho rằng : các từ trong thành ngữ là khó thay đổi thì các tác giả này lại khẳng định rằng : tính chất cố định đó chỉ là tương đối và thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định […] Trong khi vận dụng thành ngữ, tuỳ hoàn cảnh, người nói có thể thêm bớt, thay đổi những từ ngữ nhất định.

[tr. 7]. Có thể thấy, bản thân quan niệm này của các tác giả đã có phần mâu thuẫn với nhau. Những thay đổi này các tác giả gọi là những biến thể của thành ngữ. Những biến thể này cũng tồn tại song song với các thành ngữ gốc và sau một quá trình sử dụng lâu dài chúng cũng đƣợc coi nhƣ là những thành ngữ.

Về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ, SGK Tiếng Việt 7, tập hai nhận xét : Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố cấu tạo nên nó, hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa. Về cơ bản, cách nói về nghĩa của thành ngữ nhƣ vậy là đúng, nhƣng chúng tôi nhận thấy cách nói này là chƣa đủ. Một đặc điểm quan trọng của thành ngữ là không chỉ cố định về hình thái – cấu trúc, mà còn cố định về ngữ nghĩa (nhƣ trên đã nói). Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng khác về ngữ nghĩa của thành ngữ mà các tác giả này chƣa nói đến đó là tính hoàn chỉnh. Tính hoàn chỉnh về nghĩa của thành ngữ đƣợc biểu hiện ở việc “nó biểu thị những khái niệm hoặc biểu tƣợng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật. Nói cách khác, thành ngữ là những đơn vị định danh của ngôn ngữ” [13, tr. 27]. Hơn nữa, việc cho rằng : nghĩa của thành ngữ có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa đen (miêu tả) của các yếu tố cấu tạo, hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, so sánh, nói quá,…) theo chúng tôi là một cách nói chƣa rõ ràng. Bởi vì nghĩa miêu tả của các thành

ngữ là có nhƣng số lƣợng này rất ít và không phải là bộ phận đặc trƣng cho các thành ngữ. Và ngay cả ở những thành ngữ so sánh nhƣ trắng như tuyết, đắt như tôm tươi,… thì cũng không hẳn nghĩa của các thành ngữ này chỉ đơn giản là nghĩa đen của các yếu tố cấu tạo nên nó. Cái đặc sắc của thành ngữ, cái làm nên giá trị của thành ngữ chính là tính biểu trƣng hoá, tính thành ngữ.

Trong đó, tính thành ngữ đƣợc hiểu nhƣ là “Giả sử có một kết cấu X gồm có các yếu tố a, b, c… hợp thành X = a + b + c. Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích đƣợc bằng ý nghĩa của từng yếu tố a, b, c, thì ngƣời ta bảo kết cấu X (hoặc tổ hợp X) có tính thành ngữ.” [6, tr. 154]. Nội dung của thành ngữ không hƣớng đến điều đƣợc nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên chúng mà ngụ ý điều gì đó lại suy ra từ chúng. Ví dụ, thành ngữ cá nằm trong chậu không phải miêu tả con cá nằm trong cái chậu mà ngụ ý nói đến tình trạng bị giam hãm, tù túng, không đƣợc sống tự do, phóng khoáng. Đó là nghĩa bóng hay nghĩa biểu trƣng đƣợc hình thành nhờ quá trình biểu trƣng hoá. Và nghĩa của các thành ngữ chủ yếu là qua quá trình này. Tức là cái đặc điểm quan trọng của ngữ nghĩa của thành ngữ là không giải thích bằng phép cộng của nghĩa của các yếu tố tạo nên nó đã chƣa đƣợc nói rõ trong quan niệm của các tác giả SGK Tiếng Việt 7, tập hai này.

Phần III – Bài tập, là phần luyện tập, các tác giả đƣa ra các bài tập để học sinh kiểm tra những kiến thức vừa học. Trong bài về thành ngữ này, các tác giả đƣa ra 4 bài tập. Bài tập 1 là bài tìm và giải thích thành ngữ trong các ngữ liệu cho sẵn. Bài tập 2 yêu cầu học sinh tìm thành ngữ gốc và thành ngữ đã bị biến đổi trong các ngữ liệu. Bài tập 3 yêu cầu học sinh giải thích các thành ngữ cho sẵn và đặt câu với các thành ngữ đó. Bài tập 4 yêu cầu học sinh giải thích nội dung của mỗi thành ngữ trong bài tập 3 đƣợc diễn đạt thông qua cách nào (miêu tả, so sánh, ẩn dụ, nói quá,…), tức là yêu cầu học sinh nắm đƣợc phƣơng thức tạo nghĩa của thành ngữ. Nhƣ vậy, có thể thấy với 4 bài tập này, các tác giả SGK đã có một sự kiểm tra khá toàn diện các kiến thức mà học sinh đã đƣợc học trong bài học. Từ việc nhận diện thành ngữ đến việc giải thích nghĩa, tìm biến thể thành ngữ, đặt câu với các thành ngữ và giải

thích phƣơng thức chuyển nghĩa của thành ngữ. Các ngữ liệu đƣợc các tác giả chọn làm ví dụ cũng rất tiêu biểu. Đó là những câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hay những câu trong các tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả nhƣ : Tô Hoài, Nguyễn Kiên, Nguyễn Công Hoan, Anh Đức,…

Ngoài bài học về thành ngữ nói chung, SGK cũ còn có riêng một bài về thành ngữ Hán Việt. Trong bài học Thành ngữ Hán Việt [SGK Tiếng Việt 7, tập hai, tr. 12 – 18], các tác giả khẳng định “Tiếng Việt có một kho tàng thành ngữ rất phong phú, trong đó có nhiều thành ngữ Hán Việt”. Tức là, thành ngữ Hán Việt thuộc thành ngữ tiếng Việt, và theo các tác giả nó “đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt theo nguyên tắc kết hợp từ của tiếng Hán”. Về vấn đề này, theo chúng tôi, cũng cần phải xem xét lại. Cách nói của các tác giả SGK cũ nhƣ thế thật sự đã hợp lí chƣa ? Các thành ngữ này nên gọi là thành ngữ Hán Việt hay là thành ngữ gốc Hán ? Và có phải ngƣời Việt tạo ra các thành ngữ này trên cơ sở các từ vay mƣợn của tiếng Hán và các quy tắc kết hợp từ của tiếng Hán không hay thực chất đó là những thành ngữ mà chúng ta đã vay mƣợn của tiếng Hán. Theo chúng tôi, đây là những vấn đề cần phải làm rõ nhƣng rất tiếc SGK cũ chƣa giải quyết đƣợc điều này. SGK cũ mới chỉ làm đƣợc một việc đó là đƣa ra một số thành ngữ Hán Việt và giải thích các thành ngữ này cho học sinh. Việc làm này có thể giúp các em biết thêm một số thành ngữ Hán Việt nhƣng để các em hiểu thật rõ ràng về thành ngữ Hán Việt thì SGK cũ chƣa làm đƣợc điều này.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)