SGK SGK theo cấp học Số thành ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 109)

VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG

SGK SGK theo cấp học Số thành ngữ

SGK theo cấp học Số thành ngữ được giải thích Tỉ lệ (%) 73 TH 16 21.9 THCS 47 64.4 THPT 10 13.7

Thoạt nhìn vào bảng tỉ lệ trên, chúng ta có thể thấy ngay số lƣợng các thành ngữ đƣợc giải thích chủ yếu nằm ở SGK THCS (64.4%, gần 2/3 tổng số thành ngữ đƣợc giải thích ở cả 3 cấp học). Còn số thành ngữ đƣợc giải thích ở SGK TH và THPT thì rất ít, nhất là trong SGK THPT (chỉ có 13.7%). Tuy nhiên, để có đƣợc cái nhìn chính xác, khách quan nhất, chúng ta phải so sánh số thành ngữ đƣợc giải thích trong từng cấp học này với số thành ngữ thực xuất hiện trong SGK từng cấp học thì mới có thể kết luận đƣợc tỉ lệ chính xác về số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK mỗi cấp.

Trong mục 2.3, Phân loại thành ngữ trong SGK theo cấp học, của chƣơng 2, chúng tôi đã có bảng thống kê số lƣợng thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học. Theo kết quả của bảng thống kê đó, chúng tôi có số lƣợng thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học là : TH : 138 ; THCS : 167; THPT : 121. Từ kết quả này, chúng tôi có bảng so sánh tỉ lệ thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK từng cấp học nhƣ sau :

Bảng 3.3. Tỉ lệ các thành ngữ được giải thích ở SGK theo từng cấp học SGK theo cấp học Tổng số thành ngữ trong SGK Số thành ngữ được giải thích Tỉ lệ (%) TH 138 16 11.6 THCS 167 47 28.1 THPT 121 10 8.3

Căn cứ vào kết quả của bảng này, rõ ràng số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích so với tổng số thành ngữ ở SGK THCS vẫn là cao nhất. Trong SGK hai cấp học còn lại, số thành ngữ đƣợc giải thích so với tổng số thành ngữ là rất thấp, nhất là SGK THPT (8.3%). Riêng SGK TH, chúng tôi thấy mặc dù số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích có tỉ lệ cao hơn so với THPT (11.6%), nhƣng chúng tôi vẫn cho rằng đây là một tỉ lệ thấp và khó chấp nhận. Bởi đối với học sinh TH, các em mới chỉ có những kiến thức đơn giản về tiếng Việt và ngôn ngữ học, với các em các thành ngữ là những đơn vị khó. Thế nhƣng tỉ lệ các thành ngữ đƣợc giải thích còn quá thấp mới chỉ có 16/138 trên tổng số thành ngữ trong SGK của cả cấp học. Đối với học sinh THCS hay THPT, số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích có thể không cần nhiều bởi các em đã đƣợc học về thành ngữ cũng nhƣ đã có một vốn kiến thức nhất định để có thể tự tìm hiểu nghĩa của thành ngữ. Tuy nhiên, đối với học sinh TH thì các đơn vị thành ngữ khi xuất hiện trong SGK các tác giả nên chú ý hơn tới việc giải thích chúng. Một số vấn đề nữa có liên quan đến việc giải thích thành ngữ ở SGK TH mà chúng tôi đã nói ở chƣơng 2, ở đây, chúng tôi xin nhắc lại để nhấn mạnh thêm ý kiến cho rằng số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích ở SGK TH là quá ít. Đó là việc, trong SGK TH có một số thành ngữ Hán Việt rất khó nhƣ :

công thành danh toại, tôn sư trọng đạo, trọng nghĩa khinh tài (có 100% yếu tố cấu tạo là Hán Việt) nhƣng SGK lại không hề giải thích. Điều này tất nhiên là sẽ gây khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận văn bản hay làm bài tập có liên quan đến những thành ngữ này. Với học sinh TH, khái niệm từ Hán Việt đã là một yếu tố quá xa lạ và khó khăn với các em, đây lại là những thành ngữ Hán Việt thì chắc chắn việc tiếp nhận và hiểu chúng đối với học

sinh càng khó khăn hơn. Hay một trƣờng hợp khác là một thành ngữ đã xuất hiện trong SGK TH, và không đƣợc giải thích, nhƣng cũng chính thành ngữ đó khi xuất hiện ở SGK THCS thì lại đƣợc giải thích. Đó là trƣờng hợp thành ngữ nhanh như cắt, trong SGK TH, thành ngữ này đã xuất hiện ở hai cuốn sách (SGK Tiếng Việt 3, tập hai, tr. 58 – 59 trong một văn bản Tập đọc và SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr. 36 với vai trò làm ngữ liệu trong một bài tập) nhƣng chƣa đƣợc giải thích. Trong SGK THCS, thành ngữ này xuất hiện trong văn bản Vượt thác (SGK Ngữ văn 6, tập hai, tr. 37 – 39) và đƣợc chú thích là : “(động tác) rất nhanh và dứt khoát, ví với sự nhanh nhẹn của chim cắt (một loài chim ăn thịt, bay rất nhanh)” (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 40). Nhƣ vậy, ở đây có hiện tƣợng thành ngữ đã xuất hiện ở SGK của cấp trƣớc, không đƣợc giải thích nghĩa nhƣng lại đƣợc giải thích ở SGK của cấp học sau, với đối tƣợng học sinh lớn hơn. Theo chúng tôi, với hiện tƣợng này thì đáng lẽ, thành ngữ nhanh như cắt phải đƣợc chú thích ở SGK TH, khi nó xuất hiện trong văn bản Hội vật ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, và với SGK Ngữ văn 6, tập hai thì có thể không cần chú thích nghĩa của nó nữa. Đây là những điều mà chúng tôi nghĩ là những ngƣời soạn SGK cần phải chú trọng nhiều hơn nữa để tránh xảy ra những điều bất hợp lí.

1.1.4. Nhận xét

Trên đây là những thống kê của chúng tôi về số lƣợng các thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK theo các tiêu chí cụ thể. Khái quát lại, chúng tôi thấy có một số đặc điểm về số lƣợng các thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK cũng nhƣ việc giải thích thành ngữ của SGK nhƣ sau :

– Nhìn chung, số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK còn quá ít. Số lƣợng thành ngữ xuất hiện trong SGK tƣơng đối nhiều (426 lƣợt xuất hiện của thành ngữ), trong khi đó, số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích chỉ có 73. Với một đơn vị kiến thức khó nhƣ thành ngữ thì có lẽ các tác giả SGK cần chú trọng hơn nữa việc giải thích chúng để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận các vấn đề trong SGK hơn.

– Các thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK chủ yếu nằm trong các văn bản trong phần Văn học. Số còn lại nằm ở phần ngữ liệu (chủ yếu trong bảng tra cứu yếu tố hay từ Hán Việt). Điều này cho thấy các tác giả SGK chú ý nhiều đến việc giải thích các thành ngữ trong các văn bản mà ít chú ý đến việc giải thích các thành ngữ trong các dạng xuất hiện khác.

– Các thành ngữ Hán Việt đƣợc giải thích nhiều hơn, tuy nhiên hầu hết các thành ngữ Hán Việt đƣợc giải thích lại nằm trong Bảng tra cứu yếu tố (từ) Hán Việt. Còn nhiều thành ngữ Hán Việt xuất hiện trong văn bản chƣa đƣợc giải thích. Đây cũng là điều mà các tác giả SGK cần lƣu ý bởi thành ngữ Hán Việt là những thành ngữ khó và học sinh không dễ gì hiểu ngay đƣợc, nhất là trong các văn bản, nếu không có sự giải thích sẽ làm ảnh hƣởng đến việc tiếp nhận văn bản.

– Tỉ lệ thành ngữ đƣợc giải thích không đồng đều giữa các cấp học và đặc biệt thấp ở TH. Với đối tƣợng học sinh này, các tác giả SGK nên chú ý hơn đến việc giải thích những đơn vị kiến thức khó nhƣ thành ngữ.

– Các tác giả SGK chƣa có tiêu chí rõ ràng trong việc phân loại những thành ngữ cần giải thích và những thành ngữ không cần giải thích. Ở chƣơng 2, chúng tôi đã nêu ví dụ về các thành ngữ đƣợc giải thích trong SGK THPT và thấy rằng, các tác giả SGK chƣa có một tiêu chí cụ thể để chọn ra những thành ngữ cần giải thích trong SGK. Theo chúng tôi đây cũng là một điều các tác giả SGK cần lƣu ý trong quá trình soạn sách, phải xác định đâu là những thành ngữ cần giải thích và đâu là những thành ngữ không cần giải thích thì sẽ có đƣợc sự hợp lí.

– Một số vấn đề về việc giải thích thành ngữ cần quan tâm nữa là sự thống nhất trong cả 3 cấp học, tránh tình trạng nhƣ đã nêu ở trên là thành ngữ xuất hiện ở SGK cấp học dƣới không đƣợc giải thích nhƣng lại đƣợc giải thích ở SGK cấp học trên với đối tƣợng học sinh lớn hơn,…

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)