Phân loại các thành ngữ trong SGK theo tiêu chí Hán Việt / phi Hán Việt (Việt)

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 77)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

2.2. Phân loại các thành ngữ trong SGK theo tiêu chí Hán Việt / phi Hán Việt (Việt)

Việt (Việt)

Sở dĩ chúng tôi không phân chia các thành ngữ trong SGK theo nguồn gốc (gốc ngoại, mà chủ yếu là gốc Hán, hay thuần Việt) mà lại phân chia theo tiêu chí Hán Việt / phi Hán Việt (Việt) là bởi các lí do sau đây :

– Hán Việt là một khái niệm quan trọng trong tiếng Việt. Nhƣ ta đã biết, từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ rất lớn và có vai trò cực kì quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt. Trong SGK, từ Hán Việt cũng đƣợc học rất nhiều và cũng là một phần kiến thức quan trọng của học sinh mỗi cấp học. Do vậy, đối với thành ngữ tiếng Việt, việc phân biệt thành ngữ Hán Việt và thành ngữ Việt là một điều hết sức cần thiết.

– Tuy nhiên, hiện nay trong tiếng Việt, các khái niệm thành ngữ Hán Việt hay thành ngữ gốc Hán còn rất phức tạp, chƣa có sự phân biệt rõ ràng và thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của luận văn này lại không phải là phân biệt thành ngữ gốc Hán và thành ngữ Việt, do vậy, chúng tôi không có thời gian để tìm hiểu tất cả các thành ngữ trong SGK thành ngữ nào có nguồn gốc Hán, thành ngữ nào là Việt.

– Khái niệm thành ngữ gốc Hán cũng là một khái niệm xa lạ và rất khó tiếp nhận đối với học sinh phổ thông. Do đó, trong SGK, các tác giả cũng không phân biệt thành ngữ gốc Hán, thành ngữ Việt. Để có thể phân biệt thành ngữ gốc Hán và thành ngữ Việt phải đòi hỏi các mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn và phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Ví dụ, đối với học sinh phổ thông, các em có thể nhận diện ghi lòng tạc dạ là thành ngữ, nhƣng các em không thể biết đƣợc đó là một thành ngữ gốc Hán có đơn vị gốc là minh tâm khắc cốt, hay với thành ngữ ếch ngồi đáy giếng, học sinh cũng không thể biết đƣợc đó là thành ngữ gốc Hán với đơn vị gốc là tỉnh để chi oa,… Phân biệt thành ngữ gốc Hán và thành ngữ Việt là một công việc phức tạp, khó khăn và đòi hỏi phải có một chuyên môn sâu, rộng mới có thể làm đƣợc.

Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi phân chia các thành ngữ thu thập đƣợc trong SGK ở 3 cấp học theo tiêu chí Hán Việt / phi Hán Việt. Khái niệm thành ngữ Hán Việt trong luận văn này đƣợc chúng tôi quan niệm nhƣ sau : đó là những thành ngữ mượn từ tiếng Hán, có cách đọc Hán Việt và được sử dụng trong tiếng Việt. Và các thành ngữ phi Hán Việt (thành ngữ Việt) là những thành ngữ không phải là thành ngữ Hán Việt nhƣ quan niệm ở trên.

Với tiêu chí nhƣ trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 426 thành ngữ thu đƣợc từ các cuốn SGK và có kết quả nhƣ sau :

Bảng 2.14. Tỉ lệ các thành ngữ Hán Việt / phi Hán Việt trong SGK

Tổng số thành ngữ trong SGK ba cấp học Loại thành ngữ Số lượng Tỉ lệ (%) 426 Thành ngữ Việt 344 80.8 Thành ngữ Hán Việt 82 19.2

Từ bảng phân loại trên, có thể thấy, các thành ngữ Hán Việt trong SGK là ít (chỉ chiếm 19.2% tổng số thành ngữ). Chiếm đa số trong tổng số các thành ngữ của SGK là các thành ngữ Việt.

Về mặt cấu tạo của các thành ngữ Hán Việt, chúng tôi nhận thấy chúng có hai loại nhƣ sau :

– Loại thành ngữ đƣợc sử dụng nguyên khối về cấu trúc nhƣ trong tiếng Hán, ví dụ : ôn cố tri tân, đại đồng tiểu dị, thập tử nhất sinh, sơn hào hải vị, tứ cố vô thân, tam tòng tứ đức,…

– Loại thành ngữ thay đổi một (một số) yếu tố trong nội bộ cấu trúc để tạo nên biến thể thành ngữ, ví dụ : vào sinh ra tử, bình yên vô sự,…

Về dạng xuất hiện của thành ngữ Hán Việt, cũng tƣơng tự nhƣ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK nói chung, thành ngữ Hán Việt cũng xuất hiện dƣới các dạng nhƣ : trong các văn bản đƣợc trích dẫn trong SGK, trong phần ngữ liệu (ngẫu nhiên và có chủ ý của các tác giả), trong phần chú thích các từ ngữ khác, trong các dạng bài tập về thành ngữ, trong lời (bài viết) của tác giả SGK. Nhƣ vậy, có thể nói thành ngữ Hán Việt cũng xuất hiện rất phong phú, trong tất cả các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK, tuy với số lƣợng ít hơn nhiều so với thành ngữ Việt. Tỉ lệ xuất hiện của các thành ngữ Hán Việt trong SGK theo các dạng xuất hiện là nhƣ sau :

Bảng 2.15. Tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ Hán Việt trong SGK

Tổng số lượt xuất hiện của các thành ngữ

Hán Việt

Dạng xuất hiện Số lượt xuất hiện

Tỉ lệ (%)

82

(1) Trong các văn bản văn học 27 33

(2) Trong các ngữ liệu 37 45.1

(3) Trong các bài tập về thành ngữ 16 19.5

(4) Trong lời dẫn, bài viết của các tác giả SGK

1 1.2

(5) Dùng để giải thích từ ngữ khác 1 1.2

Nhƣ vậy, có thể thấy dạng xuất hiện nhiều nhất của các thành ngữ Hán Việt trong SGK là trong các ngữ liệu, sau đó là đến trong văn bản, trong các

bài tập về thành ngữ, còn ở trong lời dẫn, bài viết của tác giả và dùng để giải thích các từ ngữ khác là thấp nhất. Đặc điểm này cũng giống với đặc điểm chung của các thành ngữ xuất hiện trong SGK mà chúng tôi đã phân tích ở trên. Riêng về thành ngữ Hán Việt, sự xuất hiện nhiều nhất trong dạng ngữ liệu có thể đƣợc giải thích nhƣ sau : SGK từ cấp THCS trở đi cuối mỗi cuốn tập hai của mỗi khối lớp đều có bảng tra cứu yếu tố Hán Việt (từ Hán Việt). Trong mục này, tác giả SGK ngoài việc cung cấp các yếu tố, các từ Hán Việt quan trọng, còn cung cấp thêm cho học sinh các từ ghép từ các từ Hán Việt đó và các thành ngữ Hán Việt có chứa các từ ngữ đó. Do đó, các em học sinh đã đƣợc tiếp xúc với một khối lƣợng thành ngữ Hán Việt tƣơng đối lớn. Và những thành ngữ đƣợc cung cấp ở phần này đều là các thành ngữ có 100% các yếu tố cấu tạo là Hán Việt. Dạng bài tập về thành ngữ cũng đƣợc các tác giả SGK đƣa vào các thành ngữ Hán Việt để học sinh nhận diện và phân biệt với thành ngữ Việt. Từ đây có thể thấy, trong SGK dù không có một bài học chính thức về thành ngữ Hán Việt, hay thành ngữ có các yếu tố cấu tạo là Hán Việt, nhƣng học sinh đã đƣợc tiếp xúc với khá nhiều thành ngữ Hán Việt và cũng phải làm các bài tập thực hành về các thành ngữ này.

Các thành ngữ Hán Việt xuất hiện trong SGK các cấp học cũng khác nhau và có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể bảng phân chia tỉ lệ các thành ngữ Hán Việt theo cấp học theo khảo sát của chúng tôi là nhƣ sau :

Bảng 2.16. Tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ Hán Việt trong SGK chia theo cấp học

Tổng số lượt xuất hiện của các thành ngữ Hán Việt Cấp học Số lượt xuất hiện Tỉ lệ (%) 82 TH 11 13.4 THCS 43 52.4 THPT 28 34.2

Bảng tỉ lệ trên cho thấy số thành ngữ Hán Việt xuất hiện nhiều nhất ở bậc học THCS và xuất hiện ít nhất ở bậc TH. Bậc TH với tỉ lệ thấp hơn hẳn hai cấp học trên (13.4% tổng số thành ngữ Hán Việt trong SGK) cho thấy với

đối tƣợng là học sinh TH, thì việc đƣa các thành ngữ Hán Việt vào SGK là rất hạn chế. Bởi vì đối với học sinh TH, việc nhận diện thành ngữ Việt đã là một việc khó, do đó, những thành ngữ Hán Việt nếu có thì cũng rất ít. Trong SGK THCS, thành ngữ Hán Việt xuất hiện nhiều nhất (52.4% tổng số thành ngữ Hán Việt ở cả 3 cấp học). Trong con số 43 thành ngữ Hán Việt xuất hiện ở SGK THCS, theo khảo sát của chúng tôi, thì có tới 25 thành ngữ xuất hiện ở dạng ngữ liệu (58.1%). Nhƣ vậy, thành ngữ Hán Việt xuất hiện trong SGK THCS chủ yếu dƣới dạng ngữ liệu, trong đó xuất hiện nhiều ở trong Bảng tra cứu yếu tố Hán Việt. Đối với học sinh THCS thì các em đã đƣợc học về từ Hán Việt, lại đƣợc học cả bài lí thuyết về thành ngữ, do đó, thành ngữ Hán Việt xuất hiện nhiều ở cả phần ngữ liệu và cả trong các bài tập thực hành. Riêng ở SGK THPT, số lƣợng các thành ngữ loại này tuy không nhiều bằng SGK THCS nhƣng lại xuất hiện phong phú hơn cả, xuất hiện ở cả năm dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK và xuất hiện nhiều nhất trong các văn bản. Điều này cho thấy, đối với học sinh THPT, với một đối tƣợng có tri thức về tiếng Việt và ngôn ngữ tƣơng đối cao thì các đơn vị ngôn ngữ đƣa vào SGK cũng có những yêu cầu, đặc điểm cao hơn các cấp học dƣới. Chẳng hạn, việc thành ngữ xuất hiện trong phần chú thích (giải nghĩa) của từ ngữ khác là một dạng khó, yêu cầu đối tƣợng tiếp nhận phải có một vốn kiến thức tƣơng đối lớn mới có thể tiếp thu đƣợc. Vậy việc sử dụng thành ngữ Hán Việt trong chú thích (giải nghĩa) các từ ngữ khác lại càng yêu cầu học sinh có một trình độ cao hơn. Chính vì vậy, mà hiện tƣợng này chỉ gặp trong SGK THPT, với một đối tƣợng học sinh đã có một vốn hiểu biết tƣơng đối chắc chắn về tiếng Việt, về từ Hán Việt, về thành ngữ,… Và đây cũng chỉ là hiện tƣợng rất hiếm hoi, duy nhất có 1 trƣờng hợp (trong 24 cuốn sách), chiếm 1.2% số lƣợng thành ngữ Hán Việt xuất hiện trong SGK cả 3 cấp học.

Có một vấn đề đặt ra là các thành ngữ Hán Việt khi đƣa vào SGK có đƣợc giải thích hay không bởi bản thân đây là những thành ngữ khó, nhất là đối với học sinh TH hay học sinh đầu cấp THCS. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tất cả các thành ngữ Hán Việt và có kết quả nhƣ sau :

Bảng 2.17. Tỉ lệ các thành ngữ Hán Việt trong SGK được giải thích Cấp học Số thành ngữ xuất hiện Thành ngữ được giải thích Tỉ lệ thành ngữ được giải thích (%) TH 11 5 45.5 THCS 43 25 58.1 THPT 28 7 25 Cả ba cấp học 82 37 45.1

Từ bảng trên, chúng tôi nhận thấy tổng số các thành ngữ Hán Việt trong SGK đƣợc giải thích ít hơn so với số thành ngữ không đƣợc giải thích (chiếm 45.1%). Nếu nhìn cụ thể theo từng cấp học chúng tôi lại thấy SGK THCS có số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích nhiều nhất, sau đó là SGK TH, và ít nhất là SGK THPT. Điều ngạc nhiên là các thành ngữ Hán Việt trong SGK TH lại không đƣợc giải thích nhiều bằng trong SGK THCS. Trong khi đó, với đối tƣợng là học sinh TH thì các thành ngữ đƣa vào SGK càng giải thích nhiều càng tốt, nhất là các thành ngữ Hán Việt. Theo khảo sát của chúng tôi thì có những thành ngữ Hán Việt rất khó nhƣ : công thành danh toại, trọng nghĩa khinh tài (100% yếu tố cấu tạo là Hán Việt) mà SGK TH không giải thích cho học sinh thì sẽ tạo ra một khó khăn lớn đối với các em trong việc tiếp thu kiến thức. Số lƣợng các thành ngữ Hán Việt đƣợc giải thích trong SGK THCS tƣơng đối nhiều. Phần lớn các thành ngữ đƣợc giải thích nằm trong Bảng tra cứu yếu tố Hán Việt (đây phần lớn cũng là những thành ngữ khó). Điều này cho thấy, các tác giả soạn SGK THCS cơ sở có chú ý đến việc phân loại các đơn vị ngôn ngữ khi đƣa vào SGK, với những đơn vị khó nhƣ thành ngữ Hán Việt các tác giả SGK đã giải thích khá nhiều. Trong SGK THPT, số lƣợng thành ngữ đƣợc giải thích ít hơn nhiều so với hai cấp học trƣớc (chiếm 25% tổng số thành ngữ Hán Việt trong SGK THPT). Và phần lớn các thành ngữ đƣợc giải thích này nằm trong phần Bảng tra cứu từ Hán Việt. Theo khảo sát của chúng tôi thì trong SGK THPT, số lƣợng thành ngữ Hán Việt xuất hiện nhiều nhất trong các văn bản (14 thành ngữ, chiếm 50%), nhƣng số thành ngữ này lại không đƣợc giải thích nhiều. Có những văn bản có khá nhiều thành

ngữ Hán Việt xuất hiện nhƣng đều không thấy giải thích. Có thể theo các tác giả SGK THPT, đối tƣợng là học sinh THPT đã có khả năng tự tìm hiểu nên ngƣời soạn sách không đặt ra vấn đề giải thích những thành ngữ này đối với học sinh chăng ?

Nhận xét chung :

Trên đây là toàn bộ phần khảo sát của chúng tôi về các thành ngữ Hán Việt xuất hiện trong SGK của cả 3 cấp học. Nhìn chung, loại thành ngữ này khi xuất hiện trong SGK thì có những đặc điểm nhƣ sau :

– Chiếm tỉ lệ không lớn trong tổng số các thành ngữ xuất hiện trong SGK (19.2%).

– Xuất hiện dƣới nhiều hình thức (đƣợc sử dụng nguyên vỏ ngữ âm Hán Việt hay đã có biến đổi ít nhiều, tất cả các yếu tố cấu tạo là Hán Việt hay chỉ một số yếu tố cấu tạo là Hán Việt).

– Có mặt ở cả 5 dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK và chủ yếu xuất hiện trong dạng làm ngữ liệu.

– Số lƣợng thành ngữ này đƣợc giải thích chƣa nhiều và không đồng đều ở các cấp học.

Những đặc điểm này chủ yếu mới chỉ là những đặc điểm về mặt hình thức và dạng xuất hiện của thành ngữ Hán Việt trong SGK. Những đặc điểm khác nhƣ : hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ Hán Việt sẽ đƣợc chúng tôi trình bày trong mục Khảo sát đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ trong SGK của luận văn trong cái nhìn tổng quát về toàn bộ đặc điểm của các thành ngữ trong SGK (cả thành ngữ Việt và thành ngữ Hán Việt). Sự xuất hiện của thành ngữ Hán Việt trong SGK cho thấy đƣợc vai trò quan trọng của thành ngữ Hán Việt nói riêng và từ Hán Việt nói chung đối với tiếng Việt. Các tác giả SGK các cấp học khác nhau do quan niệm riêng về từng đối tƣợng học sinh mà có cách sử dụng, giải thích các thành ngữ này một cách khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thành ngữ Hán Việt là những thành ngữ khó đối với các học sinh cho nên nếu nhƣ các tác giả SGK giải thích nhiều hơn, cụ thể hơn thì chắc chắn việc tiếp nhận của học sinh sẽ tốt

hơn, hiệu quả dạy học tiếng Việt nói riêng, Ngữ văn nói chung trong nhà trƣờng phổ thông sẽ đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)