Phân loại các thành ngữ trong SGK theo cấp học

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 84)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

2.3.Phân loại các thành ngữ trong SGK theo cấp học

Thực ra trong các phần 2.1 và 2.2 trên đây, khi phân tích các dạng xuất hiện của các thành ngữ trong SGK và phân loại các thành ngữ trong SGK theo tiêu chí Hán Việt / phi Hán Việt trên đây, chúng tôi đã phân tích khá kĩ các dạng xuất hiện của thành ngữ theo từng cấp học. Vì vậy, ở mục này, chúng tôi sẽ chỉ đƣa ra một cái nhìn tổng quát về các vấn đề về thành ngữ trong SGK của từng cấp học cũng nhƣ tổng kết lại một số đặc điểm của các thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học để xem có sự khác nhau nào giữa các thành ngữ đƣợc đƣa vào SGK các cấp học khác nhau hay không.

a) Về số lượng thành ngữ trong SGK từng cấp học

Về số lƣợng thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học, chúng tôi có tỉ lệ nhƣ sau :

Bảng 2.18. Tỉ lệ số lượng các thành ngữ trong SGK chia theo cấp học

Tổng số lượt xuất hiện của các thành ngữ trong SGK Cấp học Số lượt xuất hiện Tỉ lệ (%) 426 TH 138 32.4 THCS 167 39.2 THPT 121 28.4

Số lƣợng thành ngữ trong SGK từng cấp học là tƣơng đối đồng đều, cao nhất là ở cấp THCS với 39.2% và thấp nhất là ở THPT với 28.4%. Riêng cấp TH, với đối tƣợng học sinh có tính chất đặc biệt, học sinh còn nhỏ, vốn tri thức về ngôn ngữ và tiếng Việt còn ít, nhƣng đơn vị khó nhƣ thành ngữ lại xuất hiện khá nhiều trong SGK (32.4%, cao hơn số lƣợng trong SGK THPT). Điều này cho thấy thành ngữ đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong đời sống của ngƣời Việt Nam, và cho mọi đối tƣợng. Và tuỳ theo những yêu cầu khác nhau đối với từng đối tƣợng học sinh mà những thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học có những dạng xuất hiện khác nhau với những đặc điểm về ý nghĩa khác nhau.

b) Dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK từng cấp học

Trong số các thành ngữ xuất hiện trong SGK theo từng cấp học này, thì nhƣ chúng tôi đã phân tích rất kĩ ở phần trên theo các dạng xuất hiện, trong SGK TH, thành ngữ xuất hiện nhiều nhất ở dạng ngữ liệu, sau đó đến các bài tập thực hành về thành ngữ, xuất hiện trong các văn bản không nhiều. Và thành ngữ trong SGK TH chỉ xuất hiện ở 3 dạng này. Cụ thể tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK TH là nhƣ sau :

Bảng 2.19. Tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK TH

Tổng số lượt xuất hiện của các thành ngữ trong

SGK TH

Dạng xuất hiện Số lượt xuất hiện Tỉ lệ (%) 138 Trong các văn bản 21 15.2 Trong các ngữ liệu 77 55.8 Trong các bài tập thực hành 40 29

Nhƣ vậy, số lƣợng các thành ngữ xuất hiện trong phần ngữ liệu của SGK TH chiếm đa số và nhiều hơn số lƣợng của cả hai dạng xuất hiện kia cộng lại. Và cũng nhƣ đã phân tích của chúng tôi ở trên số lƣợng thành ngữ trong phần ngữ liệu của SGK TH đƣợc các tác giả chủ ý sử dụng là rất nhiều, nhất là đối với các bài tập nhận diện và rèn luyện về các đơn vị ngôn ngữ khác. Mặc dù, ở TH, các em chƣa đƣợc học nhiều về thành ngữ nhƣng các bài tập về thành ngữ cũng khá nhiều (với 40 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 29%). Các bài tập về thành ngữ trong SGK TH thì còn đơn giản, chủ yếu gắn với việc giải thích thành ngữ, tìm các thành ngữ liên quan đến một chủ đề, nội dung nào đó,… nhƣng phần nào đã giúp cho học sinh có những khái niệm nhất định về thành ngữ, biết nhận diện một số thành ngữ và có thể giải thích đƣợc nghĩa của chúng. Trong SGK TH, thành ngữ bắt đầu đƣợc xuất hiện từ SGK lớp 2, ở lớp 1 hoàn toàn chƣa có sự xuất hiện của thành ngữ. Nhƣ vậy, có thể thấy, đối với học sinh lớp 1, những em mới bắt đầu làm quen với chữ cái, bắt đầu tập đọc, tập viết thì những kiến thức khó nhƣ thành ngữ chƣa thể xuất hiện.

Trong SGK THCS, thành ngữ xuất hiện ở 4 dạng : trong các văn bản, trong ngữ liệu, trong bài tập thực hành về thành ngữ, và trong phần chú thích từ ngữ khác. Tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK THCS là nhƣ sau :

Bảng 2.20. Tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK THCS

Tổng số lượt xuất hiện của các thành ngữ trong

SGK THCS

Dạng xuất hiện Số lượt xuất hiện Tỉ lệ (%) 167 Trong các văn bản 59 35.3 Trong các ngữ liệu 69 41.3 Trong các bài tập thực hành 38 22.8 Trong phần giải thích các từ ngữ khác 1 0.6

Từ số liệu trên có thể thấy, trong SGK THCS, số lƣợng các thành ngữ trong phần ngữ liệu vẫn có tỉ lệ cao nhất (giống nhƣ ở SGK TH và giống với đặc điểm chung về các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK cả 3 cấp học). Sau đó là đến dạng xuất hiện của các thành ngữ trong các văn bản. Ở SGK THCS, số lƣợng thành ngữ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu ít hơn so với SGK TH nhƣng số lƣợng thành ngữ trong các văn bản lại cao gấp hơn hai lần. Các thành ngữ xuất hiện trong các bài tập thực hành ở SGK THCS cũng ít hơn ở TH, nhƣng các bài tập lại phong phú hơn và yêu cầu khó hơn. Chẳng hạn ở SGK THCS, các em có bài tập phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải nắm chắc lí thuyết về thành ngữ. Do ở THCS các em đã đƣợc học lí thuyết về thành ngữ nên mới có dạng bài tập này, còn ở TH, hoàn toàn không có dạng bài tập này. Thành ngữ trong SGK THCS xuất hiện cũng phong phú hơn SGK TH, ví dụ có thêm dạng thành ngữ xuất hiện trong phần chú thích các từ ngữ khác, mặc dù tỉ lệ của dạng xuất hiện này không nhiều.

Trong SGK THPT, số lƣợng thành ngữ xuất hiện ít hơn cả so với hai cấp học trƣớc. Tuy nhiên, đây là cấp học có số dạng thành ngữ xuất hiện phong phú hơn cả (đầy đủ cả 5 dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK). Cụ thể tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK THPT là :

Bảng 2.21. Tỉ lệ các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK THPT

Tổng số lượt xuất hiện của các thành ngữ trong

SGK THPT

Dạng xuất hiện Số lượt xuất hiện Tỉ lệ (%) 121 Trong các văn bản 69 57 Trong các ngữ liệu 27 22.3 Trong các bài tập thực hành 13 10.8 Trong phần giải thích các từ ngữ khác 5 4.1

Trong lời dẫn, bài viết của tác giả SGK

7 5.8

Khác với hai cấp học trƣớc, ở SGK THPT, số lƣợng các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản chiếm tỉ lệ cao nhất (57%) và cao hơn tỉ lệ của cả 4 dạng xuất hiện kia cộng lại. Số lƣợng thành ngữ xuất hiện trong các dạng ngữ liệu và bài tập thực hành không nhiều, còn trong dạng lời dẫn, bài viết của các tác giả SGK, trong phần giải thích các từ ngữ khác xuất hiện ít. Các bài tập thực hành về thành ngữ ở SGK THPT xuất hiện ít, không nhiều bằng các cấp học trƣớc nhƣng yêu cầu ở các bài tập lại cao hơn rất nhiều. Ở cấp THPT, các tác giả không chỉ yêu cầu học sinh nhận diện đƣợc các thành ngữ, giải nghĩa đƣợc chúng mà còn yêu cầu học sinh phân tích đƣợc tác dụng, giá trị của thành ngữ trong văn bản, nhận xét về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ so với các đơn vị ngôn ngữ khác. Đây là những yêu cầu khó và đòi hỏi học sinh phải có những kiến thức chắc chắn về ngôn ngữ và tiếng Việt thì mới có thể làm đƣợc các bài tập này. Tuy nhiên, dạng ngữ liệu của thành ngữ lại ít và hầu nhƣ không có các bài dạng bài tập sử dụng thành ngữ làm ngữ liệu. Điều này cho thấy, cách nhìn của các tác giả SGK THPT là khác. Có thể các tác giả cho rằng, học sinh THPT đã đƣợc rèn luyện nhiều về thành ngữ ở các cấp học dƣới, đã có những kiến thức khá vững về thành ngữ cho nên việc luyện tập về thành ngữ không đặt ra nhiều nhƣ các cấp học trƣớc.

Về các thành ngữ Hán Việt đã đƣợc chúng tôi phân tích kĩ trong phần 2.2 ở trên. Ở đây, chúng tôi chỉ xin tổng kết lại một số điểm nhƣ sau :

– Số lƣợng các thành ngữ Hán Việt cao nhất trong SGK THCS (52.4%), sau đó đến SGK THPT (34.2%) và cuối cùng là trong SGK TH (13.4%). Do tính chất khó của các thành ngữ loại này cho nên đối với SGK TH, tỉ lệ xuất hiện của các thành ngữ Hán Việt là thấp hơn hẳn so với các cấp học trƣớc.

– So với tổng số các thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học thì số lƣợng các thành ngữ Hán Việt chiếm tỉ lệ nhƣ sau :

+ Trong SGK TH, số lƣợng thành ngữ Hán Việt có số lƣợng là 11/138 (~ 8%) so với tổng số thành ngữ của cấp học, tức là chiếm một tỉ lệ thấp hơn rất nhiều so với thành ngữ Việt. Điều này nhƣ đã nói ở trên, do tính chất phức tạp của các thành ngữ loại này và do đối tƣợng học sinh có vốn hiểu biết về ngôn ngữ và tiếng Việt còn ít nên việc xuất hiện của các thành ngữ Hán Việt trong SGK TH là rất hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong SGK THCS, số lƣợng thành ngữ Hán Việt là 43/167 (25.7%) so với tổng số thành ngữ của cấp học, cũng là một tỉ lệ không cao so với thành ngữ Việt, mặc dù số lƣợng các thành ngữ này đã cao hơn hẳn so với SGK TH. + Trong SGK THPT, số lƣợng các thành ngữ này là 28/121 (23.1%) so với tổng số thành ngữ, và cũng giống nhƣ các cấp học trƣớc, thấp hơn rất nhiều so với thành ngữ Việt.

Nhƣ vậy, ở cả 3 cấp học thì số lƣợng thành ngữ Hán Việt đều có tỉ lệ thấp hơn rất nhiều so với thành ngữ Việt. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì thực chất các thành ngữ Hán Việt là những thành ngữ khó và việc tiếp nhận chúng không hề dễ đối với học sinh phổ thông, nhất là trong các tài liệu nhƣ SGK thì việc xuất hiện các thành ngữ này càng phải có sự lựa chọn kĩ càng.

– Số lƣợng các thành ngữ Hán Việt trong SGK các cấp học đƣợc giải thích là không nhiều : ở TH là 5/11 thành ngữ (45.5%), ở THCS là 25/43 thành ngữ (58.1%) và ở THPT là 7/28 thành ngữ (25%). Nhƣ vậy, ở THCS các thành ngữ này đƣợc giải thích nhiều nhất, sau đó đến SGK TH và ở THPT, các thành ngữ này đƣợc giải thích rất ít. Nhìn chung, số lƣợng các

thành ngữ Hán Việt trong SGK đƣợc giải thích còn ít. Theo chúng tôi, các thành ngữ này cần phải đƣợc giải thích nhiều hơn nhất là đối với các học sinh TH và với các thành ngữ khó (tất cả các yếu tố đều là Hán Việt).

Nhận xét :

Trên đây là một số ý kiến tổng kết lại những đặc điểm về các thành ngữ xuất hiện trong SGK từng cấp học. Đây cũng mới chỉ là những đặc điểm về số lƣợng, dạng xuất hiện của thành ngữ. Có thể nhận thấy, ở SGK từng cấp học, tuỳ theo đối tƣợng học sinh mà các thành ngữ xuất hiện có những đặc điểm khác nhau về số lƣợng, dạng xuất hiện và phân loại thành ngữ chia theo yếu tố cấu tạo cũng nhƣ việc giải thích các thành ngữ. Điều nhận thấy một cách dễ dàng nhất là thành ngữ xuất hiện đều đặn và liên tục trong SGK các lớp của các cấp học (trừ SGK lớp 1, còn các lớp khác trong cuốn SGK nào cũng có sự xuất hiện của thành ngữ). Đặc điểm này chứng minh tính chất cần thiết và phổ biến của thành ngữ trong đời sống hằng ngày cũng nhƣ trong văn chƣơng nghệ thuật. Thành ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ mà còn là một đơn vị văn hoá, phản ánh đƣợc những nét văn hoá, phong tục, tập quán của con ngƣời Việt Nam. Và việc sử dụng thành ngữ là một nhu cầu tất yếu của mọi con ngƣời Việt Nam. Thành ngữ còn là một đơn vị ngôn ngữ quan trọng, đƣợc trình bày chi tiết trong SGK phổ thông. Không chỉ là những bài học suông về lí thuyết, thành ngữ còn đƣợc xuất hiện nhiều trong các bài tập thực hành nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng về việc nhận diện thành ngữ, giải thích thành ngữ, phân tích đƣợc hiệu quả sử dụng và giá trị của thành ngữ trong văn chƣơng nghệ thuật và đặc biệt là thành ngữ đƣợc sử dụng rất nhiều trong các ngữ liệu về các đơn vị ngôn ngữ khác cho thấy vai trò của thành ngữ là rất quan trọng. Từ những số liệu và phân tích ở trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng thành ngữ là một đơn vị kiến thức quan trọng trong SGK của từng cấp học, một đơn vị kiến thức không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập Tiếng Việt nói riêng và học tập Ngữ văn nói chung của học sinh phổ thông.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 84)