Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa mớ

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 36)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa mớ

SGK mới mà chúng tôi nói ở đây là SGK đƣợc biên soạn từ năm 2002 theo Chƣơng trình THCS ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ- BGD & ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Ở đây, chúng tôi cũng xin nói luôn một điểm khác biệt của SGK mới và SGK cũ là : nếu nhƣ ở SGK cũ, các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn đƣợc viết thành 3 cuốn sách riêng thì theo chƣơng trình mới ba phân môn này đƣợc viết chung trong một cuốn sách có tên là Ngữ văn. Việc thay đổi cấu trúc và tên gọi môn học ảnh hƣởng không nhỏ đến cấu trúc SGK, tổ chức bài

học cũng nhƣ nhiều mặt ảnh hƣởng của nội dung và phƣơng pháp học tập, giảng dạy. Nếu nhƣ trƣớc kia, các bài học về Tiếng Việt, Làm văn là những bài học riêng, có tiết học riêng thì trong SGK mới, mỗi bài học đơn vị của SGK sẽ bao gồm cả ba phần : Văn học, Tiếng Việt, Làm văn. Do đó, cấu trúc của mỗi bài học trong phân môn Tiếng Việt cũng có thể sẽ khác với SGK cũ.

Bây giờ chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cụ thể quan niệm về thành ngữ trong SGK mới này. Lí thuyết về thành ngữ đƣợc dạy từ lớp 7.

Bài học lí thuyết về thành ngữ trong SGK Ngữ văn 7, tập một đƣợc thiết kế nhƣ gồm 3 phần nhƣ sau :

I – Thế nào là thành ngữ ? Phần này đƣa ra ngữ liệu có chứa thành ngữ để học sinh tìm hiểu và từ đó để học sinh nhận xét về cấu tạo của thành ngữ và ý nghĩa của các thành ngữ. Sau đó là mục Ghi nhớ nêu ra định nghĩa về thành ngữ.

II – Sử dụng thành ngữ : phần này cũng kết cấu tƣơng tự nhƣ phần trên với việc đƣa ra các ngữ liệu có chứa thành ngữ và để học sinh xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu ; sau đó là mục Ghi nhớ là những nhận xét của tác giả SGK về vai trò, tác dụng của thành ngữ.

III – Luyện tập : Đƣa ra các bài tập nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng nhận diện các thành ngữ trong ngữ liệu, tập giải thích các thành ngữ, sƣu tầm thành ngữ,…

Quan niệm về thành ngữ của SGK mới cụ thể nhƣ sau :

• Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…” [Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr. 144]

Nhƣ vậy, có thể thấy, các tác giả SGK mới đã nêu những đặc điểm cơ bản của thành ngữ nhƣ : là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, về nghĩa của thành ngữ thì có thể bắt nguồn trực tiếp từ

nghĩa đen nhƣng thƣờng thông qua một số phép chuyển nghĩa nhƣ ẩn dụ, so sánh,…

Về đặc điểm cấu tạo cố định của các thành ngữ, các tác giả SGK Ngữ văn 7, tập một không hề giải thích là nhƣ thế nào. Tuy nhiên, trong phần I – Thế nào là thành ngữ, sau phần ngữ liệu đƣa ra, các tác giả có đƣa ra câu hỏi : “Có thể thay một vài từ trong cụm từ này (lên thác xuống ghềnh) bằng những từ khác đƣợc không ? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ đƣợc không ? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ đƣợc không ?”. Nhƣ vậy, các tác giả cũng đã hƣớng học sinh đến những đặc điểm cố định của thành ngữ nhƣ : không thể thay đổi các từ trong thành ngữ, không thể chêm xen các từ khác vào cụm từ đƣợc và không thể thay đổi vị trí của các từ trong thành ngữ đƣợc. Nhƣng xét về phần nêu định nghĩa thành ngữ, chúng ta vẫn thấy cách quan niệm : thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định là chƣa thoả đáng và chƣa rõ ràng đối với học sinh. Chúng tôi cũng nhận thấy là trong SGK Ngữ văn của các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 7 (tức là trƣớc khi các em học đến bài thành ngữ), các em chƣa hề đƣợc học về khái niệm gọi là cụm từ có cấu tạo cố định (còn trƣớc đó, trong SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 thì khái niệm này càng không thể có). Do đó, chắc chắn việc SGK mới định nghĩa thành ngữ là một loại cụm từ có cấu tạo cố định mà không giải thích cụ thể tính cố định ấy thể hiện nhƣ thế nào thì sẽ gây cho các em học sinh rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận khái niệm này. Theo chúng tôi, các tác giả phải giải thích rõ ràng hơn nữa đặc điểm cố định của thành ngữ để học sinh hiểu rõ đây là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận diện thành ngữ và các em có thể nhận diện đƣợc những biểu hiện của tính cố định của thành ngữ.

Cũng trong phần I – Thế nào là thành ngữ, các tác giả SGK mới có đƣa ra một phần Chú ý cho các em học sinh : “Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhƣng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn, thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có biến thể nhƣ đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,…”. Điểm này cũng phù hợp với

cách giải thích trong SGK cũ. Tuy nhiên, cách nói của tác giả SGK mới có lẽ hợp lí hơn khi cho rằng : chỉ một số ít thành ngữ có thể có biến đổi. Cách nói này có thể làm cho học sinh không cảm thấy mâu thuẫn giữa cái gọi là tính cố định của thành ngữ và những biến thể của thành ngữ.

Về nghĩa của thành ngữ, các tác giả khẳng định điều đầu tiên, đó là : thành ngữ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Và các tác giả này cũng cho rằng nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa nhƣ ẩn dụ, so sánh,… So với quan niệm về thành ngữ của SGK cũ, chúng ta thấy SGK mới đã có một tiến bộ hơn đó là khẳng định nghĩa của thành ngữ có tính hoàn chỉnh. Tuy nhiên, SGK mới cũng chƣa khẳng định đƣợc tính cố định của thành ngữ về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ.

Trong phần II – Sử dụng thành ngữ, SGK mới khẳng định :

• Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

• Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, có tính biểu cảm cao.

Từ ghi nhớ trên, có thể thấy các chức năng cú pháp của thành ngữ, cũng nhƣ tác dụng, ý nghĩa của thành ngữ. Vì là một cụm từ cố định nên thành ngữ cũng có chức năng ngữ pháp nhƣ một thực từ trong tiếng Việt, tức là nó có thể làm chủ ngữ, làm vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong các cụm danh từ, động từ,…

Riêng đặc điểm tính biểu cảm, tính hình tƣợng, SGK mới không đƣa vào cùng với đặc điểm về nghĩa của thành ngữ mà tách ra thành một đặc điểm riêng trong phần nói về cách sử dụng thành ngữ. Đây là một cách nhìn nhận mới, khác với cách nhìn nhận của một số tác giả khác. Ví dụ, các tác giả Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến đã coi tính gợi cảm, hình tƣợng là một đặc điểm về nghĩa của thành ngữ : “Nghĩa của chúng (thành ngữ) có tính hình tƣợng hoặc / và gợi cảm” [6, tr. 157].

Phần III – Luyện tập là phần đƣa ra các bài tập để học sinh củng cố kiến thức vừa học, thực hành những tri thức về thành ngữ vừa học. Phần này các tác giả đƣa ra 4 bài tập với các dạng nhƣ sau : thứ nhất là tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các ngữ liệu cho sẵn. Một đặc điểm của SGK mới là tính tích hợp ba phân môn Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn, do đó, những ngữ liệu trong bài tập này chủ yếu đƣợc lấy từ các văn bản văn học mà các em học sinh đã đƣợc học trong chƣơng trình nhƣ Bánh chưng, bánh giầy,

Thạch Sanh, Truyện Kiều,… Đây là một ƣu điểm bởi việc lấy các ngữ liệu từ chính các văn bản đã đƣợc học làm cho học sinh có thể nắm sâu và chắc hơn bài học văn học cũng nhƣ thấy các vấn đề về thành ngữ gần gũi hơn. Bài tập 2 là bài tập yêu cầu học sinh kể lại các truyền thuyết và ngụ ngôn tƣơng ứng để thấy đƣợc lai lịch của các thành ngữ nhƣ con rồng cháu tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Bài tập 3 là bài tập yêu cầu học sinh điền thêm yếu tố còn thiếu vào những thành ngữ cho sẵn để đƣợc các thành ngữ trọn vẹn. Với dạng bài tập này, các em học sinh có cơ hội đƣợc biết thêm nhiều thành ngữ và trên cơ sở tìm yếu tố còn thiếu đó các em có thể biết thêm về những đặc điểm của thành ngữ nhƣ tính chất đối,… Bài tập 4 là bài tập yêu cầu học sinh sƣu tầm thêm những thành ngữ chƣa đƣợc giới thiệu trong SGK và giải thích các thành ngữ ấy. Bài tập này nhằm mục đích mở rộng kiến thức về thành ngữ cho học sinh. Nhƣ vậy, với 4 dạng bài tập trên, SGK mới cơ bản đã đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản nhƣ kiểm tra kiến thức của học sinh về thành ngữ, cho các em tìm hiểu nguồn gốc một số thành ngữ và sƣu tầm thêm một số thành ngữ để tăng vốn hiểu biết của các em về thành ngữ. Về cơ bản, các dạng bài tập này đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 36)