Thành ngữ xuất hiện dưới dạng làm ngữ liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 59)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

2.1.2. Thành ngữ xuất hiện dưới dạng làm ngữ liệu

Theo khảo sát của chúng tôi thì các thành ngữ xuất hiện trong vai trò làm ngữ liệu là chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số các thành ngữ trong SGK của cả 3 cấp học. Cụ thể con số này là 173/426 thành ngữ trong SGK (chiếm 40.6%). Có hai dạng tồn tại của các thành ngữ trong vai trò làm ngữ liệu trong SGK :

– Thứ nhất, các thành ngữ xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong các ngữ liệu, nằm ngoài chủ ý của ngƣời soạn sách. Dạng xuất hiện này của thành ngữ thoạt nhìn có thể thấy giống nhƣ dạng xuất hiện của thành ngữ trong văn bản

văn học. Bởi vì, các ngữ liệu trong phần này chủ yếu cũng là các văn bản đƣợc trích dẫn vào SGK nhƣng với mục đích để làm ngữ liệu. Tuy nhiên chúng tôi không xếp các thành ngữ loại này vào dạng xuất hiện của thành ngữ trong văn bản văn học bởi vì theo chúng tôi ở hai dạng xuất hiện này các thành ngữ này vẫn có những đặc điểm khác nhau. Các văn bản văn học đƣợc trích học chính thức với mục đích tìm hiểu chính nội dung và nghệ thuật của văn bản ấy nên các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản (trong đó có thành ngữ) sẽ đƣợc tìm hiểu, xem xét một cách kĩ lƣỡng (đối với những đơn vị khó nhƣ thành ngữ có thể còn đƣợc giải thích) và các văn bản ấy bao giờ cũng là của các tác giả khác đƣợc tác giả SGK trích dẫn lại. Còn đối với các văn bản trích dẫn làm ngữ liệu thì mục đích chính của tác giả SGK là học sinh từ văn bản ấy mà rèn luyện các kiến thức về Tiếng Việt hay Tập làm văn (Làm văn), các từ ngữ khó không đƣợc giải thích (trừ một vài trƣờng hợp ở SGK TH) và không phải các văn bản ấy là đƣợc trích dẫn hoàn toàn, có thể là do tác giả SGK viết ra hoặc có thể là bài làm của học sinh đƣợc trích dẫn lại,… Do đó, chúng tôi chủ trƣơng không xếp chung hai dạng xuất hiện này của thành ngữ trong SGK.

– Thứ hai, các thành ngữ đƣợc ngƣời soạn sách cố ý chọn để làm ngữ liệu cho các mục đích khác.

Các thành ngữ tồn tại ở hai dạng này đều rất nhiều và ở các cấp học khác nhau lại có những số lƣợng và dạng tồn tại khác nhau với những mục đích khác nhau của các tác giả SGK. Trƣớc hết, chúng tôi muốn so sánh tỉ lệ xuất hiện của các thành ngữ ngữ liệu trong SGK của 3 cấp học.

Bảng 2.8. Tỉ lệ các thành ngữ làm ngữ liệu trong SGK THPT, THCS, TH Tổng số thành ngữ làm ngữ liệu ở 3 cấp học Cấp học Số lượng thành ngữ làm ngữ liệu theo từng cấp Tỉ lệ (%) 173 TH 77 44.5 THCS 69 39.9 THPT 27 15.6

Theo bảng thống kê trên, số lƣợng thành ngữ làm ngữ liệu trong SGK TH chiếm tỉ lệ lớn nhất (44.5%) và thấp nhất là trong SGK THPT (15.6%). So sánh số liệu này với số liệu ở Bảng 3. Tỉ lệ xuất hiện của các thành ngữ trong

các văn bản theo cấp học chúng ta có thể thấy một tình hình hoàn toàn ngƣợc lại. Nếu nhƣ đối với các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản ở SGK thì ở TH, số lƣợng thành ngữ trong các văn bản chiếm tỉ lệ thấp nhất (14.1%) và cao nhất là ở SGK THPT (46.3%) thì đối với các thành ngữ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu ở 3 cấp học này lại có tỉ lệ ngƣợc lại hoàn toàn. Điều này phần nào đã cho thấy xu hƣớng và mục đích sử dụng thành ngữ của các tác giả SGK là rất khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các đặc điểm của các thành ngữ xuất hiện dƣới dạng ngữ liệu theo SGK của từng cấp học để làm rõ hơn mục đích của các tác giả SGK khi sử dụng các thành ngữ làm ngữ liệu.

a) Trong SGK TH

Nhƣ trên đã thấy, số lƣợng các thành ngữ làm ngữ liệu trong SGK TH là rất nhiều, 77 thành ngữ. So sánh với những thành ngữ xuất hiện trong các văn bản của SGK TH (21 thành ngữ), chúng tôi thấy số thành ngữ làm ngữ liệu gấp ~ 3,7 lần so với số thành ngữ xuất hiện trong các văn bản văn học. Phân chia cụ thể các thành ngữ làm ngữ liệu theo hai dạng : đƣợc chọn làm ngữ liệu một cách có chủ ý của tác giả SGK và xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong các ngữ liệu ở SGK TH, chúng tôi có bảng chia tỉ lệ nhƣ sau :

Bảng 2.9. Tỉ lệ các loại thành ngữ làm ngữ liệu trong SGK TH

Tổng số thành ngữ làm ngữ liệu ở SGK TH Dạng tồn tại của thành ngữ Số lượng Tỉ lệ (%) 77 Ngẫu nhiên 15 19.5 Có chủ ý 62 80.5

Qua số liệu trên có thể thấy, các thành ngữ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu trong SGK TH chủ yếu là do các tác giả lựa chọn. Còn các thành ngữ xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong các ngữ liệu thì rất ít (chỉ chiếm 19.5%). Theo sự khảo sát của chúng tôi thì các ngữ liệu ngẫu nhiên này hầu hết nằm trong các văn bản đƣợc trích dẫn trong các các bài tập của các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Một ví dụ của dạng thành ngữ loại này nhƣ dạng bài Luyện từ và câu của SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr. 36 :

“3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả khi thay ô trống

Ngày xƣa có đôi bạn là Diệc và Cò  Chúng thƣờng cùng ở  cùng ăn

 cùng làm việc và đi chơi cùng nhau  Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

Nhƣ vậy, thành ngữ như hình với bóng xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong đoạn văn này, và các em học sinh lớp 2 chắc chắn cũng chƣa thể nhận diện và biết đƣợc đây là một thành ngữ. Nhìn chung, trong SGK TH, các thành ngữ xuất hiện kiểu này là tƣơng đối ít. Và cũng nhƣ đã nói ở phần các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản ở trên, với các em học sinh TH thì các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản là một hiện tƣợng khó trong việc hiểu nghĩa và tiếp nhận văn bản. Do đó, ngay cả với những đoạn văn, văn bản trích dẫn để làm tƣ liệu cho các phần học khác, thì SGK TH cũng lựa chọn các đoạn văn tƣơng đối dễ và ít có những đơn vị kiến thức khó nhƣ thành ngữ, tục ngữ,… Các thành ngữ xuất hiện ngẫu nhiên trong các ngữ liệu này cũng có nhiều loại nhƣ : thành ngữ so sánh (chậm như rùa, nhanh như bay, đen như than, trắng như tuyết), có thành ngữ đối (ngậm đắng nuốt cay, cây nhà lá vườn, chân cứng đá mềm), thành ngữ thƣờng (ngàn cân treo sợi tóc), hay thành ngữ Hán Việt (điều binh khiển tướng). Trong số 15 thành ngữ xuất hiện một cách ngẫu nhiên này, có duy nhất một thành ngữ đƣợc giải thích nghĩa, đó là thành ngữ đặc quyền đặc lợi (SGK Tiếng Việt 5, tập hai, tr. 111). Thành ngữ điều binh khiển tướng thì đã đƣợc giải thích từ trƣớc, do đã xuất hiện trong một văn bản trƣớc đó. Các thành ngữ khác không đƣợc giải thích. Theo chúng tôi, mặc dù các thành ngữ này xuất hiện một cách ngẫu nhiên, ngoài chủ ý của các tác giả SGK, nhƣng đối với những văn bản có sự xuất hiện của các thành ngữ tƣơng đối khó nhƣ : như hình với bóng, ngậm đắng nuốt cay, ngàn cân treo sợi tóc thì ngƣời soạn sách nên có sự giải thích để học sinh có thể hiểu rõ đƣợc ý nghĩa của các văn bản và có thể làm tốt hơn các bài tập, giống nhƣ trƣờng hợp của thành ngữ đặc quyền đặc lợi đã nói ở trên.

Ngoài sự xuất hiện ngẫu nhiên trong các văn bản nhƣ đã nói trên, các thành ngữ làm ngữ liệu trong SGK TH chính là sự lựa chọn của các tác giả. Các tác giả đã chọn các thành ngữ làm ngữ liệu để yêu cầu học sinh làm các

bài tập về các đơn vị kiến thức khác. Với mục đích này, các tác giả SGK

Tiếng Việt TH đã đƣa ra các dạng bài tập nhƣ sau : – Viết ứng dụng

– Điền vào chỗ trống

– Đặt câu với các từ ngữ cho sẵn (trong đó có thành ngữ)

– Tìm từ trái nghĩa hoặc các từ ngữ có nội dung nào đó trong các thành ngữ Có thể thấy, các dạng bài tập có sử dụng thành ngữ làm ngữ liệu là tƣơng đối phong phú.

+ Dạng bài tập Viết ứng dụng là một dạng bài tập khá phổ biến đối với học sinh TH nhằm luyện tập cho học sinh kĩ năng viết các chữ, âm, từ, ngữ vừa học trong bài. Đây là dạng bài tập xuất hiện trong SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 3. Các từ ngữ đƣợc chọn để viết thƣờng là các tên riêng, từ ghép, thành ngữ, tục ngữ, câu thơ, đoạn thơ,… Mặc dù chỉ đƣa vào để học sinh tập viết, luyện chữ và học sinh có thể không biết đó là thành ngữ hay tục ngữ, nhƣng có thể thấy số lƣợng của loại thành ngữ trong dạng bài tập này là khá nhiều, nhất là trong SGK Tiếng Việt 2. Đối với học sinh lớp 1 thì dạng bài tập này của các em chỉ là các từ đơn giản, những từ có gắn các vần các em vừa học, trong SGK lớp 1 không hề có thành ngữ. Thành ngữ bắt đầu xuất hiện trong dạng bài tập này ở SGK lớp 2, và xuất hiện khá nhiều. Ở lớp 3, số lƣợng thành ngữ trong bài tập này giảm đi mà thay vào đó là những câu thơ hay đoạn thơ. Nhƣ vậy, với tính chất của một cụm từ cố định, dễ nhớ, thành ngữ đã đƣợc các tác giả chọn khá nhiều với mục đích rèn kĩ năng viết cho học sinh. Qua dạng bài tập này, dù ít hay nhiều các em học sinh đã đƣợc làm quen với các thành ngữ dù chỉ ở dạng làm quen trên mặt chữ.

+ Với dạng bài tập Điền vào chỗ trống, các tác giả SGK cũng đã sử dụng khá nhiều thành ngữ để làm ngữ liệu. Dạng bài tập này có các yêu cầu nhƣ điền vào chỗ trống phụ âm đầu hay vần hoặc từ ngữ. Dạng bài này xuất hiện lần đầu trong SGK lớp 2, nhƣng do ở lớp 2 chƣa có khái niệm về thành ngữ nên trong dạng bài tập này các thành ngữ không đƣợc gọi đích danh và các học sinh cũng chƣa biết đây là các thành ngữ (ví dụ bài tập 2, phần Chính tả,

tr. 93, SGK Tiếng Việt 2, tập một). Từ lớp 3, khi khái niệm thành ngữ đƣợc đƣa vào SGK, thì với dạng bài tập này, thƣờng các tác giả đã nêu rõ yêu cầu đối với học sinh là điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ sau. Ví dụ :

“3. Tìm tiếng có chứa vần ia hoặc thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây :

a) Đông nhƣ …

b) Gan nhƣ cóc tía …

c) Ngọt nhƣ … lùi” (SGK Tiếng Việt 5, tập một, tr. 66)

Mục đích của dạng bài tập này là yêu cầu học sinh biết tìm các từ có chứa một vần nào đó, một phụ âm nào đó hoặc tìm các từ ngữ theo các chủ đề thích hợp để điền vào chỗ trống. Khi đƣa các thành ngữ làm ngữ liệu cho dạng bài tập này, các tác giả SGK ngoài những yêu cầu về việc nhớ từ ngữ, phân biệt phụ âm đầu / vần, thì cũng làm cho các học sinh biết thêm nhiều thành ngữ, và đây cũng là một trong những cách mở rộng vốn từ ngữ cho các em.

+ Các dạng bài tập đặt câu với các từ ngữ cho sẵn (trong đó có thành ngữ) và tìm các từ trái nghĩa trong các thành ngữ là những dạng bài khá phổ biến trong SGK TH. Những bài tập này có lúc tác giả không nêu rõ đâu là các thành ngữ, mà để lẫn thành ngữ với các loại đơn vị ngôn ngữ khác (từ đơn, từ ghép, cụm từ tự do), có lúc lại là những bài tập chỉ có ngữ liệu là thành ngữ. Đặc biệt các bài tập về từ trái nghĩa, các tác giả sử dụng ngữ liệu là thành ngữ rất nhiều. Điều này đƣợc giải thích bởi bản thân thành ngữ có một số lƣợng thành ngữ đối rất lớn, loại thành ngữ làm nên nét đặc sắc về hình thức và âm thanh của thành ngữ, có chứa rất nhiều từ trái nghĩa. Do đó, khi chọn ngữ liệu để học sinh nhận diện từ trái nghĩa, các tác giả SGK đã chọn nhiều thành ngữ. Với những bài tập này, học sinh vừa nắm chắc đơn vị kiến thức mình vừa học, lại vừa có thể biết thêm những thành ngữ. Với dạng bài tập đặt câu với các thành ngữ, thì học sinh càng nắm chắc hơn các thành ngữ đã biết.

Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy các thành ngữ xuất hiện trong SGK TH với vai trò làm ngữ liệu là rất nhiều và rất phong phú về số lƣợng,

về loại, về nguồn gốc. Các thành ngữ này chủ yếu đƣợc các tác giả lựa chọn để làm ngữ liệu cho mục đích rèn luyện các kiến thức ngôn ngữ khác của học sinh. Và tuy không phải là đơn vị kiến thức ngôn ngữ chính trong những bài học đó, nhƣng chắc chắn các em học sinh đã đƣợc mở rộng thêm rất nhiều về vốn từ ngữ. Sự xuất hiện của rất nhiều các ngữ liệu thành ngữ nhƣ vậy càng khẳng định hơn nữa tính chất đặc biệt của thành ngữ. Những đơn vị ngôn ngữ dễ thuộc dễ nhớ nhƣng lại có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện đƣợc những đặc điểm đặc sắc về nội dung và hình thức của tiếng Việt.

b) Trong SGK THCS

Các thành ngữ với vai trò làm ngữ liệu trong SGK THCS có tỉ lệ khá lớn so với tổng số thành ngữ làm ngữ liệu ở cả 3 cấp học (69/173 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 39.9%). Giống nhƣ cách phân chia các thành ngữ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu ở SGK TH, ở SGK THCS, các tỉ lệ các thành ngữ sử dụng làm ngữ liệu nhƣ sau :

Bảng 2.10. Tỉ lệ các loại thành ngữ làm ngữ liệu trong SGK THCS

Tổng số thành ngữ làm ngữ liệu ở SGK THCS Dạng tồn tại của thành ngữ Số lượng Tỉ lệ (%) 69 Ngẫu nhiên 10 14.5 Có chủ ý 59 85.5

Tƣơng tự nhƣ tỉ lệ hai loại thành ngữ làm ngữ liệu này ở SGK TH, trong SGK THCS, các thành ngữ làm ngữ liệu cũng hầu hết là các thành ngữ đƣợc các tác giả lựa chọn (85.5%), các thành ngữ ngẫu nhiên xuất hiện rất ít (14.5%). Các thành ngữ xuất hiện một cách ngẫu nhiên này cũng là trong các văn bản, đoạn văn trích dẫn trong các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Và các thành ngữ này không hề đƣợc giải thích.

Đa số các thành ngữ khác làm ngữ liệu là do sự lựa chọn của các tác giả SGK. Những thành ngữ này đƣợc lựa chọn với các mục đích rất phong phú :

– Trong các phần Đọc thêm, hay Ghi nhớ của mỗi văn bản văn học, nhằm cung cấp, bổ sung thêm kiến thức cho nội dung bài học.

– Làm ngữ liệu trong phần Tiếng Việt, với các dạng bài về các đơn vị kiến thức ngôn ngữ khác.

– Ở phần phụ lục Bảng tra cứu từ Hán Việt cuối mỗi cuốn sách tập hai của mỗi khối lớp, nhằm cung cấp thêm tri thức về từ Hán Việt cho học sinh.

+ Xuất hiện trong phần Đọc thêm hay mục Ghi nhớ của các văn bản văn học, các thành ngữ làm ngữ liệu thƣờng chính là những thành ngữ đƣợc rút ra từ văn bản đó, hoặc là những thành ngữ mà có ý nghĩa phản ánh đúng nội dung của văn bản. Ví dụ, trong SGK Ngữ văn 6, tập một, tr. 97, sau bài học về văn bản văn học Ông lão đánh cá và con cá vàng, SGK có mục đọc thêm, ở đó các tác giả cung cấp thêm cho học sinh một số thành ngữ nhƣ : Được voi đòi tiên, ăn cháo đá bát. Hai thành ngữ này rõ ràng đã đƣợc các tác giả lựa chọn để minh hoạ thêm cho học sinh thấy tính cách của mụ vợ ông lão đánh cá trong văn bản là con ngƣời có lòng tham vô đáy và một kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Trong trƣờng hợp này, sử dụng các nói bóng bẩy, hình tƣợng của thành ngữ, tục ngữ là cách nói có hiệu quả nhất và với tính chất ngắn gọn, dễ thuộc

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)