1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA
1.1. Khái quát về tiếng Việt trong sách giáo khoa
Trƣớc khi tìm hiểu những vấn đề về thành ngữ trong SGK, chúng tôi muốn nói đến một số đặc điểm về các đơn vị kiến thức trong SGK nói chung và vấn đề từ vựng, vấn đề kiến thức về tiếng Việt nói riêng. Nhƣ chúng ta đã biết, SGK là tài liệu dùng để dạy học trong nhà trƣờng từ TH cho tới THPT. Vì phục vụ đối tƣợng là học sinh phổ thông nên SGK phải có những yêu cầu nhƣ sau : tính khoa học, tính chính xác, tính sƣ phạm. Những kiến thức trong SGK do đó cũng phải có những yêu cầu nhƣ thế. Tuy nhiên, cái gọi là tính chính xác trong khoa học, nhất là khoa học xã hội không phải dễ gì thống nhất đƣợc. Ví dụ, chỉ riêng với ngành ngôn ngữ học, thì hiện nay cái gọi là khái niệm “từ” trong tiếng Việt vẫn chƣa thể có khái niệm thống nhất. Vậy khi trình bày trong SGK, làm sao có thể trình bày một cách chính xác về khái niệm “từ” trong tiếng Việt cho học sinh. Do vậy, tính chính xác ở đây cũng chỉ có thể hiểu một cách tƣơng đối. Nghĩa là, với những vấn đề phức tạp, còn có nhiều quan niệm khác nhau, thì SGK chỉ có thể chọn một ý kiến, một quan niệm mà hiện đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận hơn. Cũng nhƣ vậy, khái niệm “tính khoa học” trong SGK cũng phải đƣợc hiểu một cách tƣơng đối. Đối tƣợng của SGK là những em học sinh từ TH đến THPT. Tức là từ những học sinh chƣa biết gì đến những học sinh đã có một trình độ nhất định. Do vậy, cách trình bày, ngôn ngữ để truyền thụ kiến thức trong mỗi cấp học, mỗi cuốn SGK cũng khác nhau. Đa phần, những kiến thức đƣa vào SGK là những kiến thức mới, các em học sinh còn chƣa biết, do đó không thể dùng một thứ ngôn ngữ chuẩn khoa học để diễn đạt, không thể dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn để trình bày vấn đề đó. Do đó, ngôn ngữ trong SGK phải dễ hiểu và vì vậy có thể phần nào mất đi tính bác học của nó. Thêm vào đó, chƣơng trình
cho học sinh các cấp học đều rất nặng, lƣợng kiến thức mà học sinh phải học rất nhiều mà thời gian thì có ít. Vì vậy, không phải vấn đề nào cũng đƣợc nói kĩ, nói nhiều. Nhiều đơn vị kiến thức, học sinh mới chỉ đƣợc làm quen bằng cách giải thích một cách đơn giản các khái niệm. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mà chúng ta thể nào giải quyết ngay đƣợc, nhất là trong ngày một ngày hai.
Đối với bộ môn Tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông cũng vậy. Kiến thức cần phải dạy học thì nhiều mà thời gian thì ít. Hơn nữa, hiện nay trong bản thân ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều quan niệm chƣa thống nhất về các vấn đề khác nhau của Việt ngữ học. Ngay bản thân khái niệm thành ngữ tiếng Việt cũng chƣa thể có đƣợc một khái niệm hoàn toàn thống nhất. Do đó, để đảm bảo đƣợc tính chính xác, tính khoa học của mỗi đơn vị kiến thức trong SGK là rất khó cho ngƣời soạn sách. Đối với những vấn đề khó, hiện còn nhiều tranh cãi, ngƣời viết SGK chỉ có thể viết theo lối trình bày, diễn giải, hoặc theo 1 ý kiến hiện đƣợc nhiều ngƣời trong xã hội chấp nhận hơn,…
Về vấn đề thành ngữ trong SGK nói riêng, hiện vẫn còn những khó khăn trong việc biên soạn. Chẳng hạn, với những vấn đề nhƣ : phân loại thành ngữ, nguồn gốc của thành ngữ (thành ngữ gốc Hán hay thành ngữ Việt), các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt hiện vẫn chƣa có đƣợc những quan niệm thống nhất. Hơn nữa, thành ngữ chỉ đƣợc học trong SGK với thời lƣợng là 1 tiết (45 phút) về lí thuyết ở lớp 7 và 1 tiết thực hành chung với điển cố ở lớp 11. Thời gian quá ít nhƣ vậy làm sao có thể trình bày hết đƣợc các vấn đề về thành ngữ, nhất là những vấn đề hiện còn tranh cãi. Rồi đối với học sinh TH, khi các em chƣa biết nhận diện thành ngữ, chƣa thể biết thành ngữ là gì, nhƣng những văn bản mà các em đƣợc làm quen đã có các thành ngữ, thì những ngƣời soạn sách phải làm nhƣ thế nào để học sinh có thể tiếp nhận đƣợc những thành ngữ đó,…
Nhƣ vậy, có thể nói, vấn đề thành ngữ nói riêng, vấn đề về tiếng Việt nói chung trong SGK hiện còn rất nhiều điều để bàn, để xem xét. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, đối với những vấn đề kiến thức trong SGK, chúng ta không thể nhìn nhận một cách phiến diện, một chiều. Phải nhìn nhận nó trong những hoàn cảnh, yêu cầu nhất định, nhất là phải lấy cái tiêu chí quan trọng nhất, đó là SGK, để đánh giá. Không phải mọi việc đều có thể chỉ đơn giản là đúng hay sai. Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đƣa ra để có căn cứ khi nhìn nhận vào những vấn đề về tiếng Việt nói chung, về thành ngữ nói riêng trong SGK.