1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA
1.2.3. So sánh quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ và mớ
Mục đích của chúng tôi khi tiến hành so sánh quan niệm về thành ngữ trong SGK cũ và mới là để thấy đƣợc sự thay đổi, vận động của quan niệm về thành ngữ của các tác giả SGK.
Loại sách
Đặc điểm so sánh
SGK cũ SGK mới
Hình thái, cấu trúc của thành ngữ
Tổ hợp từ cố định (các từ trong thành ngữ khó thay đổi hoặc thêm bớt).
Cụm từ có cấu tạo cố định
Nghĩa của thành ngữ – Có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa đen (miêu tả) của các yếu tố cấu tạo. – Hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa (so sánh, ẩn dụ, nói quá,…)
– Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
– Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. – Thƣờng thông qua một số phép chuyển nghĩa nhƣ ẩn dụ, so sánh,… Tính bóng bẩy, biểu cảm của thành ngữ Có tính biểu cảm cao và thƣờng có tính hình tƣợng. Ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tƣợng, tính biểu cảm cao. Chức năng ngữ pháp của thành ngữ Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…
Khả năng thêm bớt thành tố cấu tạo của thành ngữ
Tuỳ hoàn cảnh sử dụng, có thể thêm bớt, thay đổi một số yếu tố trong thành ngữ.
Một số ít thành ngữ vẫn có những biến đổi nhất định, gọi là biến thể.
Phân loại thành ngữ Thành ngữ chung / Thành ngữ Hán Việt
Từ bảng so sánh trên, chúng tôi thấy một số điểm nhƣ sau :
(1) Cả SGK cũ và mới đều khẳng định thành ngữ là một cụm từ cố định. Tuy thuật ngữ sử dụng có khác nhau (tổ hợp từ / cụm từ) nhƣng đó là do ở mỗi thời kì khác nhau, khái niệm tổ hợp từ hay cụm từ đƣợc sử dụng. Điều quan trọng là cả hai loại SGK này đều khẳng định đƣợc tính cố định của thành ngữ về mặt cấu trúc hình thái. Cũng từ bảng trên chúng tôi nhận thấy, SGK cũ có sự giải thích rõ ràng hơn về tiêu chí tính cố định của thành ngữ. Theo các tác giả SGK cũ đó là sự khó thay đổi hoặc thêm bớt các từ cấu tạo nên thành ngữ. Mặc dù nhƣ trên chúng tôi đã nhận xét, cách đánh giá về tính cố định của thành ngữ nhƣ thế là chƣa đủ nhƣng ít nhất các tác giả SGK cũ cũng đã có ý thức giải thích cho học sinh hiểu thế nào là tính cố định của
thành ngữ. Trong khi đó, SGK mới không thấy có sự giải thích về tính cố định của thành ngữ. Nhƣ vậy, về đặc điểm này, cách giải thích của SGK cũ tỏ ra rõ ràng hơn SGK mới.
(2) Về vấn đề nghĩa của thành ngữ, cách giải thích của hai cuốn sách trên có khá nhiều điểm tƣơng đồng. Tuy nhiên, cũng theo cách phân tích chúng tôi đã làm ở phần 1.2.1 và 1.2.2 thì cách giải thích về nghĩa của thành ngữ ở SGK mới là hoàn chỉnh và rõ ràng hơn. Trƣớc hết, SGK khẳng định thành ngữ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Đây là một đặc điểm quan trọng trong việc nhận diện thành ngữ, cũng nhƣ một đặc điểm chứng minh cho tính cố định của thành ngữ về mặt ý nghĩa. Điều này SGK cũ chƣa nói đến. Còn về nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ, tuy SGK cũ và mới có dùng một số từ khác nhau nhƣng về nội dung cơ bản là giống nhau. Hai cuốn sách đều khẳng định nghĩa của thành ngữ có thể là nghĩa đen của các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ nhƣng thƣờng thông qua một số phép chuyển nghĩa nhƣ ẩn dụ, so sánh,…
(3) Vấn đề thứ ba là về tính bóng bẩy, biểu cảm hay hình tƣợng của thành ngữ. Cả hai cuốn sách này đều khẳng định thành ngữ có tính biểu cảm, tính hình tƣợng, tính bóng bẩy. Tuy nhiên, SGK khẳng định tiêu chí này ngay trong định nghĩa về thành ngữ và ngay sau tiêu chí về tính cố định của thành ngữ, trong khi đó, SGK mới lại coi đây là một đặc điểm nằm về phía chức năng hay vai trò, tác dụng của thành ngữ, nên đã nêu chúng trong mục II – Sử dụng thành ngữ (chức năng và vai trò của thành ngữ trong cấu tạo câu) chứ không phải trong mục I – Thế nào là thành ngữ (định nghĩa về thành ngữ). Chúng tôi thiên về ý kiến của SGK cũ, vì theo chúng tôi, tính bóng bẩy, biểu cảm hay hình tƣợng của thành ngữ là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận diện thành ngữ và nhất thiết phải nói đến nó trong định nghĩa về thành ngữ, phải là một trong những tiêu chí quan trọng mà khi nhắc đến thành ngữ ngƣời ta phải nhắc đến ngay.
(4) Về chức năng ngữ pháp của thành ngữ. Vấn đề này chúng tôi không thấy SGK cũ nói tới. Trong khi đó, SGK mới khẳng định thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động
từ,… Vì thành ngữ là một cụm từ cố định nên trong Từ vựng học về chức năng ngữ pháp, thực chất nó giống nhƣ một thực từ, tức là có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc thậm chí làm phụ ngữ trong các cụm từ. Do đó, cách nói của SGK mới là đúng và cần thiết. Cần cho các em thấy chức năng ngữ pháp của thành ngữ, vì thành ngữ cũng là một đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Biết đƣợc chức năng ngữ pháp của thành ngữ các em có thể sử dụng chúng một cách tốt hơn, đúng hơn.
(5) Về những biến thể của thành ngữ, cả hai cuốn sách đều khẳng định là trong một số trƣờng hợp, thành ngữ có thể thay đổi hay thêm bớt một số từ trong thành phần cấu tạo và tạo ra những biến thể.
(6) Về sự phân loại thành ngữ, trong cả hai cuốn sách hầu nhƣ chƣa nói đến vấn đề này. SGK cũ có chia thành hai loại bài Thành ngữ và Thành ngữ Hán Việt, tuy không nói cụ thể là sự phân loại thành ngữ nhƣng ít nhất các em học sinh cũng có thể biết đến các khái niệm thành ngữ và có cái gọi là thành ngữ Hán Việt trong tiếng Việt. Trong khi đó, SGK mới không hề nói đến sự phân loại thành ngữ. Theo chúng tôi, đây cũng là một thiếu sót lớn của cả hai bài học về thành ngữ trong hai cuốn sách này. Thành ngữ tiếng Việt vốn đa dạng, phong phú và có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một đặc điểm riêng về ý nghĩa, cấu trúc. Nếu căn cứ vào các cách phân loại này thì học sinh có thể hiểu sâu thêm về thành ngữ, cái hay cái đẹp của thành ngữ tiếng Việt.
Tuy nhiên, hạn chế này có thể đƣợc giải thích do khuôn khổ cuốn SGK có hạn, trong khi đó, lƣợng kiến thức về tiếng Việt mà học sinh phải học là quá lớn, quá nhiều nên không chỉ riêng kiến thức về thành ngữ mà còn rất nhiều đơn vị kiến thức nữa các em cũng chƣa đƣợc học sâu, học kĩ. Với thời lƣợng học 1 tiết (tƣơng đƣơng với 45 phút) trên lớp, có thể nói một bài học về thành ngữ nhƣ của SGK Ngữ văn 7, tập một là đã khá nhiều kiến thức và các em cũng chỉ có thể nắm đƣợc bằng ấy kiến thức trong một tiết học. Các nhà soạn sách nếu muốn viết kĩ hơn cũng không có đủ chỗ để viết, và cũng không có thời gian để các em học sinh nắm bắt hết đƣợc.
(7) Về các dạng bài tập luyện tập, chúng tôi nhận thấy mỗi cuốn sách có một ƣu điểm riêng. Nhƣng theo chúng tôi, các dạng bài tập trong SGK cũ chi tiết hơn, đa dạng hơn. Ví dụ, dạng bài tập giải thích nghĩa của các thành ngữ cho sẵn và đặt câu với các thành ngữ đó của SGK cũ là một dạng bài rất hay, có tính thực tiễn cao. Vì việc đặt câu với mỗi thành ngữ này sẽ là dịp để học sinh có thể hiểu sâu hơn nghĩa của các thành ngữ cũng nhƣ biết vận dụng các thành ngữ trong thực tế. Bài tập yêu cầu học sinh tìm hiểu các phƣơng thức chuyển nghĩa của thành ngữ trong SGK cũ cũng là một dạng bài tập hay. Nó giúp học sinh hiểu hơn về các phƣơng thức chuyển nghĩa của thành ngữ, từ đó hiểu sâu hơn về tính biểu cảm, bóng bẩy hay hình tƣợng của thành ngữ.
Nhận xét :
Nhƣ vậy, qua phần so sánh trên chúng ta đã có thể thấy đƣợc các bài học về thành ngữ trong mỗi cuốn SGK cũ và mới đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Cả hai bài dạy đều chƣa thực sự nêu ra đƣợc những định nghĩa thuyết phục nhất về thành ngữ, cũng nhƣ chƣa giải quyết đƣợc những yêu cầu đặt ra khi xem xét vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt. Theo chúng tôi, cách viết trong SGK mới (tức SGK Ngữ văn 7, tập một) là sáng sủa và dễ hiểu hơn, nêu đƣợc đầy đủ hơn không chỉ là định nghĩa về thành ngữ mà còn về các chức năng ngữ pháp của thành ngữ, cũng nhƣ vai trò, tác dụng của thành ngữ. Bài học này, nếu có thêm thời gian và các tác giả viết kĩ hơn về tính cố định của thành ngữ, về sự phân loại thành ngữ,… sẽ là một bài học về thành ngữ tốt cho học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học về thành ngữ tiếng Việt. 2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA
Trên đây là phân tích của chúng tôi về bài học lí thuyết về thành ngữ trong SGK. Ngoài bài học này, thành ngữ còn xuất hiện rất phong phú, đa dạng trong SGK của các cấp học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 và SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 12 (24 cuốn sách) và thu thập đƣợc 426 lượt xuất hiện của các thành ngữ trong SGK (chi tiết xin xem ở phần Phụ lục, phần cuối của luận văn). Sở dĩ, ở đây chúng
tôi dùng thuật ngữ lượt xuất hiện là vì khi tiến hành thu thập các thành ngữ
trong các cuốn sách, chúng tôi tiến hành thu thập theo sự xuất hiện của các thành ngữ trong mỗi cuốn sách. Vì thế, có một số thành ngữ đã xuất hiện ở cuốn SGK lớp trƣớc nhƣng trong cuốn SGK lớp sau vẫn có thể xuất hiện. Thậm chí, ngay trong một cuốn sách, một thành ngữ cũng có thể xuất hiện nhiều lần. Chúng tôi chủ trƣơng giữ nguyên lƣợt xuất hiện của các thành ngữ này và sắp xếp chúng theo thứ tự mà chúng xuất hiện trong SGK. Vì theo chúng tôi, cùng một thành ngữ xuất hiện trong các ngữ cảnh khác nhau thì càng làm phong phú thêm khả năng xuất hiện của thành ngữ đó và với những thành ngữ đa nghĩa, sự xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh sẽ làm cho ngƣời đọc nhận ra đƣợc các nghĩa khác nhau của thành ngữ đó. Hơn nữa, trên cơ sở đó, chúng tôi có thể khảo sát đƣợc tần số xuất hiện của các đơn vị thành ngữ trong SGK, thành ngữ nào xuất hiện nhiều, thành ngữ nào xuất hiện ít. Do đó, con số 426 ở đây là chỉ lượt xuất hiện của các thành ngữ trong SGK, chứ không phải là số lƣợng các thành ngữ có mặt trong SGK. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi vẫn dùng khái niệm số lƣợng các thành ngữ trong SGK đối với các lƣợt xuất hiện của thành ngữ này. Các thành ngữ trong SGK đƣợc chúng tôi thu thập lần lƣợt theo các đơn vị kiến thức trình bày trong SGK, tức là đối với mỗi cuốn SGK, chúng tôi tiến hành khảo sát từ đầu tới cuối cuốn sách, trong tất cả các mục của cuốn sách để xem có sự xuất hiện của thành ngữ không. Chúng tôi không lựa chọn một mục ngẫu nhiên nào, hay chỉ chọn riêng một số mục trong SGK. Từ những kết quả thu đƣợc (426 lƣợt xuất hiện của thành ngữ), sau đây chúng tôi tiến hành phân loại các thành ngữ xuất hiện trong SGK theo một số tiêu chí nhƣ sau : phân loại các thành ngữ theo dạng xuất hiện trong SGK (ngẫu nhiên trong các văn bản của SGK, theo bài viết của tác giả SGK hay do sự lựa chọn vì các mục đích khác nhau của ngƣời viết SGK) ; phân loại theo cấp học (thành ngữ xuất hiện trong SGK TH có khác gì với các thành ngữ xuất hiện trong SGK THCS và THPT) ; phân loại theo yếu tố cấu tạo nên thành ngữ (thành ngữ Hán Việt hay thành
ngữ Việt),… để thấy đƣợc các đặc điểm của các đơn vị thành ngữ xuất hiện trong SGK.