Các bài tập về thành ngữ trong sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 69)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

2.1.3. Các bài tập về thành ngữ trong sách giáo khoa

Bên cạnh các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản đƣợc học chính thức, các thành ngữ xuất hiện trong ngữ liệu, SGK của cả 3 cấp học còn có một hệ thống bài tập rất phong phú, đa dạng về bản thân đơn vị thành ngữ. Đây là các bài tập thực hành về thành ngữ nhằm giúp học sinh nắm sâu và chắc hơn đơn vị ngôn ngữ này. Trong tổng số các thành ngữ xuất hiện trong SGK, các thành ngữ trong các bài tập có số lƣợng là 91 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 21.4%, đứng thứ ba trong số 5 dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK. Con số 91 thành ngữ là những con số chúng tôi thống kê những thành ngữ đƣợc

nêu ra cụ thể trong các bài tập của SGK. Ngoài ra, số bài tập về thành ngữ trong SGK còn nhiều hơn, nhƣng với những bài tập chỉ yêu cầu tìm thành ngữ mà không có thành ngữ cụ thể thì chúng tôi chƣa đƣa vào trong luận văn này. Các bài tập về thành ngữ xuất hiện trong cả ba cấp học, bắt đầu từ SGK TH.

Thành ngữ chính thức xuất hiện trong SGK Tiếng Việt lớp 2 ở cả hai dạng trong các văn bản tập đọc và trong các ngữ liệu (ngẫu nhiên hay đƣợc chọn có chủ ý). Tuy nhiên, dạng bài tập thực hành về thành ngữ bắt đầu xuất hiện trong SGK lớp 3, khi khái niệm thành ngữ chính thức đƣợc đƣa vào SGK. Các dạng bài tập về thành ngữ trong SGK nhƣ sau :

– Xếp các thành ngữ cho sẵn vào nhóm thích hợp hoặc vào một chủ đề cho trƣớc

– Em hiểu các thành ngữ cho sẵn nhƣ thế nào ?

– Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ

– Cho sẵn các thành ngữ và nghĩa của chúng, yêu cầu học sinh ghép đúng thành ngữ và nghĩa tƣơng ứng

– Cho sẵn thành ngữ và các ngữ cảnh, yêu cầu học sinh ghép đúng thành ngữ vào các ngữ cảnh tƣơng ứng

– Tìm ý nghĩa hay giải thích ý nghĩa của các thành ngữ

– Tìm nghĩa của thành ngữ và từ đó nêu thái độ của học sinh về những hiện tƣợng mà thành ngữ nêu ra

– Tìm thành ngữ trong các văn bản cho sẵn, giải thích ý nghĩa của những thành ngữ đó

– Sƣu tầm các thành ngữ không có trong SGK

– Từ một văn bản văn học, giải thích ý nghĩa của thành ngữ có nguồn gốc từ văn bản đó

– Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

– Phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ trong các văn bản cho sẵn – So sánh đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ thông thƣờng

– Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ – Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn

Có thể thấy các dạng bài tập về thành ngữ rất phong phú, đa dạng. Các bài tập này đƣa ra những yêu cầu khá toàn diện đối với học sinh, từ việc nhận diện thành ngữ đến việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ, sử dụng thành ngữ

trong các ngữ cảnh thích hợp hay nhận xét về giá trị, hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ so với cách nói thông thƣờng. Các dạng bài tập này tuỳ theo từng cấp học mà có những yêu cầu khó dễ khác nhau cũng nhƣ có số lƣợng bài tập khác nhau ở mỗi lớp. Cụ thể tỉ lệ các thành ngữ trong các bài tập của mỗi cấp học là nhƣ sau :

Bảng 2.13. Tỉ lệ các thành ngữ trong các bài tập của SGK theo cấp học

Tổng số thành ngữ trong các bài tập của SGK ba cấp học Cấp học Số lượng Tỉ lệ (%) 91 TH 40 44 THCS 38 41.7 THPT 13 14.3

Từ bảng tỉ lệ này, chúng tôi nhận thấy số lƣợng các thành ngữ trong các bài tập ở SGK TH có tỉ lệ cao nhất (44%), và thấp nhất là ở SGK THPT (14.3%, bằng 1/3 số lƣợng các thành ngữ trong các bài tập ở SGK TH). Số lƣợng này ở SGK THCS cũng tƣơng đối nhiều (41.7%). Bảng so sánh này cho thấy, cũng giống nhƣ các thành ngữ sử dụng làm ngữ liệu theo phân tích ở trên, các thành ngữ trong các bài tập và các dạng bài tập về thành ngữ chủ yếu đƣợc phân bố và có sự phong phú đa dạng nhất ở SGK TH, càng lên cao số lƣợng này càng giảm dần, và đặc biệt là giảm xuống rất thấp ở SGK THPT. Đi vào khảo sát các dạng bài tập cụ thể ở từng cấp học, chúng tôi thấy nhƣ sau :

a) Ở SGK TH, dạng bài tập về thành ngữ là tƣơng đối phong phú, và xuất hiện khá đều đặn ở SGK các lớp 3, 4, 5. Các dạng bài tập chủ yếu về thành ngữ của SGK TH là :

+ Xếp các thành ngữ cho sẵn vào nhóm thích hợp hoặc vào một chủ đề cho trƣớc

+ Em hiểu các thành ngữ cho sẵn nhƣ thế nào ?

+ Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ

+ Cho sẵn các thành ngữ và nghĩa của chúng, yêu cầu học sinh ghép đúng thành ngữ và nghĩa tƣơng ứng

+ Cho sẵn thành ngữ và các ngữ cảnh, yêu cầu học sinh ghép đúng thành ngữ vào các ngữ cảnh tƣơng ứng

+ Tìm ý nghĩa hay giải thích ý nghĩa của các thành ngữ

+ Tìm nghĩa của thành ngữ và từ đó nêu thái độ của học sinh về những hiện tƣợng mà thành ngữ nêu ra

+ Chọn những thành ngữ thích hợp với nội dung của bài học + Đặt câu với các thành ngữ

Nhƣ vậy, các dạng bài tập về thành ngữ của SGK TH là đa dạng và các yêu cầu trong các bài tập nói chung là còn đơn giản. Các dạng bài tập này nhằm các mục đích : giúp học sinh hiểu đƣợc nghĩa của một số thành ngữ thƣờng gặp, có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em (các vấn đề về đạo đức, lối sống, về quê hƣơng, đất nƣớc,…) ; biết thực hành đặt thành ngữ vào ngữ cảnh tƣơng ứng ; tìm đƣợc các thành ngữ có nội dung, ý nghĩa cho sẵn,… Tuy nhiên, ở TH, các em học sinh chƣa đƣợc phân biệt thành ngữ và tục ngữ, do đó, có rất nhiều bài tập chúng tôi thấy SGK đƣa ra vừa thành ngữ vừa tục ngữ và yêu cầu các em giải thích nghĩa hay tìm nghĩa cho sẵn với thành ngữ, tục ngữ cho sẵn. Mặc dù, thành ngữ không phải là đơn vị kiến thức ngôn ngữ đƣợc học chính ở TH nhƣng có thể thấy dạng bài tập thực hành về thành ngữ ở TH là khá nhiều và dù các em chƣa đƣợc học lí thuyết về thành ngữ nhƣng các em đã có những tri thức nhất định về cái gọi là thành ngữ trong tiếng Việt. b) Ở cấp THCS, các bài tập về thành ngữ cũng nhiều tuy không phong phú, đa dạng và không đƣợc phân bố đồng đều nhƣ ở SGK TH. Các bài tập về thành ngữ chủ yếu xuất hiện trong SGK lớp 7 (phần bài học về thành ngữ) và lớp 9 (phần ôn tập về từ vựng toàn cấp), không thấy xuất hiện ở SGK lớp 6 và lớp 8. Các dạng bài tập về thành ngữ ở SGK THCS là :

+ Tìm thành ngữ trong các văn bản cho sẵn, giải thích ý nghĩa của những thành ngữ đó

+ Sƣu tầm các thành ngữ không có trong SGK

+ Từ một văn bản văn học, giải thích ý nghĩa của thành ngữ có nguồn gốc từ văn bản đó

+ Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn + Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Các dạng bài tập về thành ngữ ở SGK THCS nhìn chung khó hơn, với những yêu cầu cao hơn so với SGK TH. Lí do là vì ở THCS học sinh đã đƣợc học về thành ngữ, đã nắm đƣợc khái niệm thành ngữ, đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa và chức năng của thành ngữ. Tức là học sinh đƣợc học đầy đủ các tri thức tối thiểu về thành ngữ và học một cách có hệ thống. Do đó, những yêu cầu về thành ngữ đối với học sinh cũng cao hơn. Dạng bài tập phân biệt thành ngữ và tục ngữ ở THCS mới xuất hiện, bởi ở THCS học sinh đƣợc học cả về thành ngữ, tục ngữ, các em mới có đủ cơ sở để phân biệt thành ngữ, tục ngữ. Đối với học sinh TH, yêu cầu này chƣa đƣợc đặt ra. Tuy số lƣợng bài tập về thành ngữ trong SGK THCS có ít hơn SGK TH, nhƣng số lƣợng các thành ngữ xuất hiện trong các bài tập này vẫn khá nhiều và chỉ kém hơn một ít so với SGK TH (41.7 % ở THCS và 44% ở TH). Điều này cho thấy, ở cấp THCS, các bài tập về thành ngữ vẫn xuất hiện tƣơng đối nhiều.

c) Riêng ở SGK THPT, các bài tập về thành ngữ ít hẳn, chỉ xuất hiện duy nhất ở cuốn Ngữ văn 11, tập một, phần bài học Thực hành về thành ngữ, điển cố, các cuốn SGK khác không có một bài tập nào về thành ngữ. Các dạng bài tập về thành ngữ ở SGK THPT là :

+ Phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ trong các văn bản cho sẵn + So sánh đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ thông thƣờng

+ Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ + Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn

So với các dạng bài tập về thành ngữ ở hai cấp học trƣớc, các bài tập về ở SGK THPT kém phong phú hơn và cũng với một số lƣợng ít hơn. Tuy nhiên, mức độ yêu cầu của các bài tập này lại cao hơn. Các bài tập nhƣ so sánh đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác, nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ, phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ trong các văn bản là rất khó, yêu cầu học sinh phải có những tri thức cao về

diện thành ngữ, các tác giả SGK còn muốn học sinh phải hiểu đƣợc vai trò của thành ngữ, giá trị mà thành ngữ đem đến trong việc sử dụng nó.

Nhận xét :

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về các dạng bài tập về thành ngữ trong SGK của 3 cấp học. Có thể thấy các bài tập về thành ngữ trong SGK xuất hiện theo hình “xoáy trôn ốc” từ cấp TH đến THPT. Tức là càng ở các cấp học dƣới, số lƣợng bài tập, dạng bài tập, số lƣợng thành ngữ xuất hiện càng nhiều, càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng lên những cấp học trên số lƣợng bài tập, dạng bài tập và số lƣợng thành ngữ càng giảm đi bấy nhiêu. Mức độ yêu cầu của bài tập thì đi từ dễ đến khó, từ những yêu cầu đơn giản về việc nhận diện, hiểu nghĩa của thành ngữ ở những lớp dƣới tiến đến những yêu cầu ngày càng cao, càng sâu trong việc nhận diện thành ngữ, phân tích hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ. Tóm lại, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ quan trọng, nó không chỉ đƣợc học ở một cấp học mà đƣợc nhắc đi nhắc lại trong cả 3 cấp học không chỉ với một bài lí thuyết mà còn với những hình thức thực hành phong phú. Điều này thể hiện đƣợc vai trò của thành ngữ trong ngôn ngữ nói riêng và trong đời sống văn hoá của ngƣời Việt Nam nói chung. Tuy số lƣợng thành ngữ trong các bài tập thực hành không nhiều so với các thành ngữ trong các văn bản học chính thức hay trong các ngữ liệu, nhƣng thực sự các bài tập về thành ngữ đã làm cho học sinh nhận diện đƣợc thành ngữ, hiểu đúng, hiểu sâu thành ngữ và góp phần học tốt hơn thành ngữ trong các dạng xuất hiện khác của SGK.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)