Nhận xét chung về các dạng xuất hiện của thành ngữ trong sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 76)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

2.1.6.Nhận xét chung về các dạng xuất hiện của thành ngữ trong sách giáo khoa

Trên đây, chúng tôi đã trình bày một cách tổng quát về 5 dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK. Cách chia thành 5 dạng xuất hiện nhƣ vậy của thành ngữ chƣa hẳn đã là cách chia khoa học nhất, chính xác nhất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiến hành chia nhƣ thế để có thể dễ dàng tiếp cận với các thành ngữ trong SGK và một phần nào đó có thể xem xét đƣợc mục đích sử dụng thành ngữ của các tác giả SGK. Có thể trong cách phân chia nhƣ vậy, vẫn còn có những chỗ chƣa thật thống nhất giữa những thành ngữ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu trong các văn bản trích dẫn với các thành ngữ xuất hiện trong các văn bản đƣợc học trong phần văn học, hay giữa các thành ngữ làm ngữ liệu trong các dạng bài tập khác với các dạng bài tập về chính thành ngữ. Nhƣng mục đích của chúng tôi trong luận văn này không phải là làm rõ ràng, dứt khoát cái ranh giới đó mà mục đích của chúng tôi là làm thế nào để có thể tiếp cận đƣợc hết với các thành ngữ trong SGK một cách dễ hiểu nhất và nhanh nhất.

Các thành ngữ xuất hiện trong SGK nhìn chung là phong phú, đa dạng, dƣới nhiều hình thức và thể loại khác nhau. Đó có thể là những thành ngữ xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong các văn bản đƣợc đƣa vào chƣơng trình, có thể là những thành ngữ đƣợc tác giả SGK lựa chọn để làm ngữ liệu cho các bài học khác, hay là các thành ngữ đƣợc đƣa ra dƣới dạng các bài tập thực hành, bài học lí thuyết về thành ngữ,… Thành ngữ xuất hiện trong các SGK của các cấp học khác nhau có số lƣợng rất nhau và với những mục đích rất khác nhau. Trong SGK TH, thành ngữ xuất hiện tƣơng đối nhiều nhƣng chủ yếu dƣới dạng làm ngữ liệu và trong các bài tập thực hành. Các yêu cầu về thành ngữ đối với học sinh cũng đơn giản hơn, không yêu cầu học sinh nhận diện thành ngữ mà chỉ yêu cầu các em từ những thành ngữ đã có sẵn để thực

hiện các công việc khác, chủ yếu là để thực hành các đơn vị ngôn ngữ khác. Với học sinh THCS, thì yêu cầu về thành ngữ đối với các em phải là nắm đƣợc lí thuyết về thành ngữ, biết nhận diện thành ngữ trong các văn bản và nhất là có thể phân biệt thành ngữ với một số đơn vị khác (tục ngữ). Còn với học sinh THPT, các bài tập về thành ngữ không còn nhiều nhƣng lại với các yêu câu cao hơn hẳn, yêu cầu các em phải hiểu thật rõ vai trò, ý nghĩa của thành ngữ trong các văn bản nghệ thuật ; hiểu đƣợc các đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa của thành ngữ khác với các đơn vị ngôn ngữ thông thƣờng khác,… Các thành ngữ trong SGK phần lớn đƣợc giải thích nghĩa với đối tƣợng học sinh TH, nhƣng càng lên cao, với đối tƣợng học sinh lớn hơn, số lƣợng thành ngữ đƣợc giải nghĩa càng ít đi. Điều đó cho thấy, việc tự tìm và hiểu ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt là một việc làm cần thiết và quan trọng không chỉ với các em học sinh mà còn với bất cứ ngƣời dân Việt Nam nào. Với một số lƣợng tƣơng đối lớn (426 lƣợt xuất hiện của thành ngữ trong SGK của 3 cấp học), thành ngữ thực sự đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn ngữ nói chung. Và việc nghiên cứu các thành ngữ xuất hiện trong SGK là một việc làm cần thiết, nhất là trong việc nâng cao hơn chất lƣợng dạy học thành ngữ nói riêng và tiếng Việt nói chung trong nhà trƣờng phổ thông ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (Trang 76)