Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương (Trang 25)

Phòng kỹ thuật Phòng sản xuất, thiết kế Phòng KD

2.2.2.Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương

doanh của Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương

1. Nhóm rủi ro kinh tế tài chính:

Các rủi ro thuộc nhóm này gồm: rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi, rủi ro lãi suất, rủi ro giá cả…đây là các rủi ro Thuận Phương đã gặp phải và nguy cơ rủi ro lặp lại thường xuyên.

a) Rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi:

Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương là DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cung cấp các máy móc thiết bị tin học như máy tính , máy in ….hầu hết các sản phẩm đều phải nhập khẩu từ các nước như Mỹ, EU, Trung Quốc. Trong trường hợp công ty nhập khẩu máy móc thiết bị nhưng không đủ lương ngoại tệ dự trữ. Trong trường hợp này doanh nghiệp thường mua ngoại tệ với giá cao

hoặc vay ngoại tệ của ngân hàng. Các đồng tiền dung để thanh toán thường được chọn là USD, EUR, YPY…các đồng tiền này có tỷ giá thả nổi và luôn biến động. Công ty dự trữ có hạn nên khi xảy ra biến động sẽ có nguy cơ rủi ro cho công ty.

Năm 2009 Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương vay ngân hàng USD với tỷ giá 15.375 USD/VNĐ để nhập linh kiện máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nhưng đến thời hạn thanh toán (2011), tỷ giá USD tăng lên 15.765USD/VNĐ nên ngoài tiền lãi phải trả thì công ty phải trả thêm phần cho ngân hàng 390VNĐ cho mỗi USD.

Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến công ty bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc NHNN công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5%, thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một nguồn rủi ro mà không chỉ Thuận Phương mà nhiều DN có thể gặp phải.

b) Rủi ro lãi suất:

Những năm gần đây, chính sách lãi suất ở Việt Nam có nhiều biến động, các công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn cũng như rủi ro khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Ngày 11/6/2008, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 12% -14% nên có thời điểm lãi suất ngân hàng cho các công ty vay lên đến 18% - 21% / năm, các công ty không những phải vay vốn vói mức lãi suất cao mà còn khó tiếp cận nguồn vốn vì vậy hoạt động kinh doanh gặp rủi ro và bị gián đoạn, dẫn đến chậm tiến độ, chậm hợp đồng… ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Sau nhiều lần thay đổi lãi suất, đến 20/11/2008 NHNN hạ lãi suất cơ bản từ 12% - 11%, theo đó mức lãi suất các NHTM và tổ chức tín dụng cho công ty vay giảm từ 18% - 16.5%, như vậy các công ty vay trước đó đã không lường trước được sự thay đổi lãi suất.

c) Rủi ro giá cả:

Rủi ro này thường xuyên xuất hiện với Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương và các công ty kinh doanh cùng mặt hàng khác, do sức ép phải cạnh tranh về giá với các công ty khác đến từ trong nước cũng như công ty nước ngoài…Giá chào hàng, giá bán của các đối thủ lớn này thường thấp hơn của Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương nên làm giá thị trường giảm và trực tiếp ảnh hưởng đến hợp đồng, doanh số của công ty. Giá thị trường biến động còn

gây rủi ro cho công ty, giá tăng so với thời điểm ký hợp đồng làm công ty mất đi phần lợi nhuận cơ hội, giá giảm sẽ làm công ty mất lợi nhuận do chi phí sản xuất trước đó không đổi.

Ngoài ra, sự thay đổi giá các linh kiện, phu kiện thường xuyên thay đổi cũng là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho công ty. Công ty chủ yếu nhập linh kiện, máy móc của Trung Quốc, giá cả dao động thường xuyên và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường trong nước. Thời điểm giữa năm, giá linh kiện máy móc tăng cao do nhu cầu của thị trường trong nước. Để thực hiện đơn hàng nên công ty cũng gặp rủi ro vì phải mua linh kiện máy móc giá cao ảnh hưởng tới lợi nhuận. Công ty không lường trước rủi ro nên bị giảm lợi nhuận.

2. Nhóm rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý là những sự kiện pháp lý xảy ra bất ngờ gây ra những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho các công ty. Môi trường pháp lý ổn định là một trong những cơ sở quan trọng giúp công ty ổn định, yên tâm phát triển kinh doanh. Sự thay đổi theo hướng bất lợi của các quy định văn bản pháp lý như thắt chặt cơ chế quản lý. Tăng thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa..hoặc có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật là nguyên nhân gây ra rủi ro cho công ty. Làm suy giảm niềm tin của Công ty.

3. Nhóm rủi ro mang tính ngành

Ngành kinh doanh mặt hàng công nghệ và thiết bị máy móc tin học, hội chợ triển lãm có tính cạnh tranh cao do đó công ty thường gặp phải rủi ro cạnh tranh, rủi ro do đạo đức kinh doanh của đối thủ, rủi ro vận chuyển, rủi ro thanh toán…

a) Rủi ro cạnh tranh và rủi ro do đạo đức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Công ty phải cạnh tranh không chỉ với các công ty trong nước mà cả với các đối thủ lớn của Trung Quốc, Ấn Độ, …

* Rủi ro cạnh tranh trong nước: Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương là công ty kinh doanh mặt hàng công nghệ và thiết bị tin học đầu tiên ở Sóc Sơn thời điểm 2009 và gần như độc quyền về thời điểm đó ở khu vực Sóc Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc nhưng hiện nay công ty kinh doanh về mặt hàng

công nghệ càng nhiều tăng về quy mô và số lượng tạo ra nhiều rủi ro cạnh tranh cho công ty.

- Theo thống kê đến cuối năm 2009 số công ty kinh doanh mặt hàng trên ở Việt Nam là trên 1392, trong đó cáo các đối thủ có sức cạnh tranh mạnh như: Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim

* Rủi ro cạnh tranh với công ty nước ngoài:

Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương dẫn đầu trong các công ty kinh doanh mặt hàng công nghệ ở khu vực Sóc Sơn và các tỉnh miền núi khu vực phía bắc, nhưng trên thị trường quốc tế năng lực cạnh tranh còn thấp so với các đối thủ mạnh từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ….

Đại diện của công ty, nói về khó khăn của công ty: “Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào. Hơn thế nữa, hàng công nghệ từ Trung Quốc, các nước Asean, các nước có công nghệ cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây khó khăn không ít trong kinh doanh của Công ty.” (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

Ngoài ra, một số trường hợp các công ty của Việt Nam và nước ngoài thường cố tình chào giá thấp hơn giá thị trường để dành đơn hàng và thị phần của công ty.

b) Rủi ro vận chuyển, rủi ro thanh toán

Đây là các rủi ro công ty ít gặp, tuy nhiên nguy cơ rủi ro từ khâu vận chuyển và thanh toán luôn rất cao và có nhiều khả năng xảy ra. Công ty chủ yếu vận chuyển và thanh toán bằng đường bộ hoặc thông qua ngân hàng. Điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi hàng hóa vận chuyển có thể chậm so với quy định dẫn đến thiệt hại về tài sản cũng như uy tín của công ty.

4. Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định trong những năm qua, tuy nhiên phải cạnh tranh gay gắn và có nhiều biến động nên nhóm rủi ro từ nội bộ như: rủi ro thông tin, rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh, rủi ro nhân sự, rủi ro quản trị… thường xuyên xuất hiện.

a) Rủi ro thông tin: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rủi ro chính là công ty tiếp nhận thông tin chậm, quy trình xử lý thông tin chưa hiệu quả nên ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh. Năm 2009, giá linh kiện máy móc thay đổi lên xuống thất thường, công ty chưa nắm bắt thông tin kịp thời nên đối phó chậm khi giá biến động. Yếu tố tác động mạnh đến rủi ro thông tin là thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng thị trường…buộc công ty phải kịp thời thu thập thông tin, thay đổi sản phẩm, tìm hiểu và thâm nhập thị trường.

b) Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh :

Công ty có nguồn lực: trụ sở công ty tọa lạc ngay ngã tư Sóc Sơn nhưng do đất phải thuê. Trong tương lai có thể phải di chuyển đi chỗ khác. Việc di dời này sẽ ảnh hưởng đến tình hình lao đông, chi phí và doanh thu của công ty

c) Rủi ro nhân sự:

Nhân sự là nguồn lực quyết định của công ty, do hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin buôn bán máy móc thiết bị tin hoc, tổ chức triển lãm hội chợ nên nhân sự của công ty hầu như là các bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường, kinh nghiệm con thiếu. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro khi ký kết hợp đồng hay thái độ làm việc của từng nhân viên.

- Do trụ sở công ty nằm ngay ngã tư thị trấn Sóc Sơn nên có chi phí sinh hoạt cao hơn các khu vực khác. Chi phí tiền lương cũng cao hơn các khu vực.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý kỹ thuật công nghệ cho các đơn vị mới đầu tư còn chưa theo kịp với sự phát triển của công ty. Một số cán bộ quản lý cấp cao đến tuổi hưu trí cần có nhân sự đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu để thay thế.

Các rủi ro về nhân sự gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất, kinh doanh và tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

d) Rủi ro quản trị:

Đây là các rủi ro xuất phát từ hoạt động quản trị chưa hiệu quả, phương thức quản trị và năng lực quản trị của nhà quản trị chưa phù hợp. Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương cũng như đa số các công ty khác ở Việt Nam, chưa chú trọng và đầu tư đúng mức cho hoạt động quản trị, vì vậy nên chưa phát huy được năng lực nhà quản trị, cũng như chưa khai thác tối đa các nguồn lực.

Đặc biệt chưa tập trung và đầu tư cho công tác quản trị rủi ro nên chưa lường trước và chưa có biện pháp đối phó và quản trị rủi ro cho hiệu quả.

Do chưa phát triển được công tác quản trị rủi ro nên hoạt động kinh doanh buôn bán mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH tư vấn và công nghệ Thuận Phương (Trang 25)