Công tác đo lường, đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt (Trang 32)

Hiện tại công ty Hưng việt đang sử dụng hai phương pháp đó là phương pháp định tính và phương pháp tổng hợp.

Ở công tác này Công ty chỉ xác định những chi phí mà doanh nghiệp mất đi khi rủi ro xảy ra như chi phí khắc phục, chi phí bồi thường… Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro thường dựa trên phán đoán chủ quan của nhà quản trị cũng

như những thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro.

Thứ nhất đối cới phương pháp định tính: Công ty đánh giá, nhận xét chủ quan ở mỗi bộ phận phòng ban trong công ty về mức độ khác nhau như: Mức độ xấu- tốt, mức độ lớn nhỏ và tính nghiêm trọng của các rủi ro tại các bộ phận đó đã được xác định trước. Phương pháp định tính này công ty đã dựa vào cơ cấu tổ chức, phong cách làm việc và môi trường làm việc để đưa ra mức rủi ro. Đối với công ty, mức độ nghiêm trọng của rủi ro/ tổn thất luôn được xác định khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đó là nơi rủi ro thường xuyên xảy ra với mức độ tổn thất cao. Việc đánh giá này các phòng ban trong công ty không thực hiện thường xuyên, họ chỉ đánh giá đo lường khi có sự yêu cầu của trưởng phòng các phòng ban và giám đốc công ty.

Thứ hai đối với phương pháp tổng hợp: Công ty sẽ xác định tổn thất thông qua việc tư duy suy đoán và các công cụ kỹ thuật. Khi công ty tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm các đối tác, khi công ty ký kết hợp đồng và khi thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Công ty sẽ suy đoán các tổn thất trước khi thực hiện và dùng các công cụ kỹ thuật để đánh giá mức tổn thất công ty gặp phải.

Phòng thi công của công ty đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đo lường và đánh giá những tổn thất xảy ra cũng như mức độ thường xuyên của các tổn thất trong năm 2011 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Đánh giá mức độ thường xuyên của các tổn thất mà công ty phải chịu khi gặp phải những rủi ro trong quá trình thực thi các hợp đồng cho khách hàng.

STT Tổn thất của các rủi ro Mức độ thường xuyên Giá trị TB của mức độ thường xuyên Thứ tự độ thường xuyên 1 Phạt do vi phạm hợp đồng 1,6 1

2 Dịch vụ lắp đặt không đạt yêu cầu 2,4 2

3 Uy tín bị giảm 3,2 3

4 Mất chi phí khảo sát thiết kế mới 4,0 4

5 Mất chi phí sửa chữa lại 4,2 5

6 Các tổn thất khác 5,6 6

(Nguồn: Phòng thi công) Qua bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy được các tổn thất mà công ty có thể gặp phải khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên xảy ra của các tổn thất này là khác nhau, có loại tổn thất công ty hay gặp phải, có loại tổn thất mà công ty ít gặp phải

hơn. Theo thang điểm từ 1 đến 10 thể hiện mức tổn thất giảm dần. Tổn thất mà công ty thường xuyên gặp phải nhất là tổn thất do bị phạt hợp đồng. Tổn thất mà công ty thường xuyên gặp phải thứ 2 là dịch vụ lắp đặt không đạt yêu cầu, tổn thất này được đánh giá 2,4 điểm. Tùy thuộc vào mức độ thiếu sót mà công nhân của công ty gây ra, mức phạt sẽ khác nhau mà khách hàng đưa ra thường là 3% hay 5% trị giá dịch vụ mà công ty thực hiện.

Xếp thứ 3 là tổn thất do việc suy giảm uy tín, mất khách hàng với giá trị trung bình 3,2. Uy tín chiếm một vị trí quan trọng, bất kỳ một vi phạm nào cũng có thể làm cho uy tín của công ty bị suy giảm. Xếp thứ 4, thứ 5 lần lượt là tổn thất mất chi phí khảo sát thiết kế mới và chi phí sửa chữa lại. Cuối cùng là các tổn thất khác với giá trị trung bình 5,6.

Như vậy, công ty có thể lựa chọn ra 2 rủi ro để phòng ngừa đó là: Rủi ro liên quan đến số lượng, chất lượng dịch vụ, đây là rủi ro mà công ty gặp phải nhiều nhất, gặp 5 lần trong 8 hợp đồng và rủi ro do chất lượng lao động không đạt, xảy ra trong 3 lần trong 8 hợp đồng 2011 gây ra nhiều tổn thất nhất cho công ty. Theo phòng kế hoạch và tài chính của công ty Hưng Việt cho biết chỉ riêng 2 rủi ro nêu trên trong năm 2011 công ty đã bị tổn thất lên tới hơn 800.000.000 đồng. Vì thế, 2 rủi ro trên cần được công ty đưa ra các biện pháp phòng ngừa và trên thực tế công ty đã chọn 2 rủi ro này và phòng ngừa.

Như vậy,công tác đo lường và đánh giá tại công ty cũng được chú ý, bên cạnh đó công ty cần phải được thực hiện chủ động hơn và công ty cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau để việc đánh giá rủi ro được đưa ra nhanh hơn và chính xác hơn. Để qua đó công ty sẽ đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH TM và DV công nghiệp Hưng Việt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w