1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

128 6,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

Ở kiểu bài hình thành kiến thức mới, việc xác định các kiến thức trọng tâm, lập mối quan hệ giữa chúng bằng việc sơ đồ hóa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông là một cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN HÓA HỌC)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ SỬU

HÀ NỘI – 2012

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phong cách học tập V-A-K 12

Bảng 1.2 Hoạt động của các bán cầu não 13

Bảng 1.3 Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên 32

Bảng 2.1 Phân phối chương trình chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao 35

Bảng 2.2 Hệ thống bài tập hóa học sử dụng trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 52

Bảng 2.3 Hệ thống tư liệu điện tử hỗ trợ SĐTD trong dạy học chương nhóm nitơ 53 Bảng 3.1 Đối tượng thực nghiệm và giáo viên dạy thực nghiệm 88

Bảng 3.2 Bài dạy thực nghiệm sư phạm 89

Bảng 3.3 Phần trăm số học sinh thích học với sơ đồ tư duy 89

Bảng 3.4 Bảng đánh giá kết quả tính tích cực học tập học sinh 91

Bảng 3.5 Kết quả các bài kiểm tra của các lớp ĐC và TN 91

Bảng 3.6: Kết quả tổng hợp của 2 bài kiểm tra 92

Bảng 3.7 Phần trăm số HS đạt điểm Xi của bài KT 1 trường THPT An Dương 95

Bảng 3.8 Phần trăm số HS đạt điểm Xi của bài KT 1 trường THPT Thụy Hương 96 Bảng 3.9 Phần trăm số HS đạt điểm Xi của bài KT 2 trường THPT An Dương 97

Bảng 3.10 Phần trăm số HS đạt điểm Xi của bài KT 2 trường THPT Thụy Hương 98

Bảng 3.11 Phần trăm số HS đạt điểm Xi của 2 bài KT 99

Bảng 3.12 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng 100

Bảng 3.13 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 100

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Vai trò của hoạt động dạy và học trong dạy học tích cực 7

Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập 8

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh trong dạy và học tích cực 14

Hình 1.4: Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp graph 19

Hình 1.5: SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc 24

Hình 1.6 Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 8.0 26

Hình 1.7 Học sinh lớp 11 B10- trường THPT An Dương – thành phố Hải Phòng 33 Hình 1.8 Một vài sơ đồ tư duy học sinh tự xây dựng 33

Hình 2.1 SĐTD bài 9: Khái quát về nhóm nitơ 37

Hình 2.2 SĐTD bài 10: Nitơ 38

Hình 2.3 SĐTD bài 11: Amoniac và muối Amoni (tiết 1) 39

Hình 2.4 SĐTD bài 11: Amoniac và muối Amoni (tiết 2) 40

Hình 2.5 SĐTD bài 12: Axit nitric và muối Nitrat (tiết 1) 41

Hình 2.6 SĐTD bài 12: Axit nitric và muối Nitrat (tiết 2) 42

Hình 2.7 SĐTD bài 14: Photpho 43

Hình 2.8 SĐTD bài 15: Axit photphoric và muối Photphat 44

Hình 2.9 SĐTD bài 16: Phân bón hóa học 45

Hình 2.10 Graph liên hệ giữa nitơ và hợp chất của nitơ 46

Hình 2.11 Graph liên hệ giữa photpho và hợp chất của photpho 47

Hình 2.12 SĐTD bài 13 Luyện tập: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ 48

Hình 2.13 SĐTD bài 17 Luyện tập:Tính chất của photpho và hợp chất của photpho 49

Hình 2.14 SĐTD bài 18 Thực hành:Tính chất của một số hợp chất nitơ Phân biệt một số loại phân bón hóa học 51

Hình 2.15 Tư liệu bài 10: Nitơ 54

Hình 2.16 Tư liệu bài 11: Amoniac và muối Amoni (tiết 1) 54

Hình 2.17 Tư liệu bài 11: Amoniac và muối Amoni (tiết 2) 55

Hình 2.18 Tư liệu bài 12: Axit nitric và muối nitrat (tiết 1) 55

Hình 2.19 Tư liệu bài 12: Axit nitric và muối nitrat (tiết 2) 56

Hình 2.20 Tư liệu bài 14: Photpho 56

Trang 6

Hình 2.21 Tư liệu bài 15: Axit photphoric và muối Photphat 57

Hình 2.22 Tư liệu bài 16: Phân bón hóa học 57

Hình 2.23 SĐTD khung hướng dẫn HS tự học bài 10: Nitơ 58

Hình 2.24.SĐTD khung hướng dẫn HS tự học bài 11:Amoniac và muối amoni (tiết1) 58

Hình 2.25.SĐTD khung hướng dẫn HS tự học bài 12:Axit nitric và muối nitrat (tiết1) 59

Hình 3.1 Biểu đồ phần trăm số học sinh thích học với sơ đồ tư duy 90

Hình 3.2 Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 trường THPT An Dương 95

Hình 3.3 Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 trường THPT Thụy Hương 96

Hình 3.4 Đồ thị đường lũy tích bài KT 2 trường THPT An Dương 97

Hình 3.5 Đồ thị đường lũy tích bài KT 2 trường THPT Thụy Hương 98

Hình 3.6 Đồ thị đường lũy tích tổng hợp 99

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục các chữ viết tắt ii

Danh mục các bảng iii

Danh mục các biểu đồ iv

Mục lục vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 6

1.2 Dạy và học tích cực 7

1.2.1 Khái niệm dạy học tích cực 7

1.2.2 Học tập tích cực 8

1.2.3 Các phong cách học 11

1.2.4 Phương pháp dạy học tích cực 13

1.3 Phương pháp graph 17

1.3.1 Khái niệm graph trong toán học 17

1.3.2 Cách xây dựng graph nội dung dạy học 17

1.3.3 Sử dụng graph trong dạy học 18

1.3.4 Nhận xét, đánh giá về phương pháp graph 21

1.4 Sơ đồ tư duy 21

1.4.1 Khái niệm sơ đồ tư duy 21

1.4.2 Phương pháp lập SĐTD 22

1.4.3 Các phần mềm hỗ trợ lập SĐTD 25

1.4.4 Nhận xét, đánh giá về SĐTD 31

1.5 Thực trạng sử dụng phương pháp graph và SĐTD trong quá trình dạy học hóahọcở trường THPT tại thành phố Hải Phòng 32

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: THIẾT KẾ, SỬ DỤNG GRAPH VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM NITƠ HÓA HỌC 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 35

2.1 Mục tiêu và phân phối chương trình chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 35

2.1.1 Mục tiêu dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 35

Trang 8

2.1.2 Phân phối chương trình chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 35

2.2 Thiết kế graph và lập SĐTD cho các bài dạy chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 36

2.2.1 Thiết kế SĐTD cho các bài hình thành kiến thức mới 36

2.2.2 Thiết kế graph, SĐTD cho các bài ôn tập, luyện tập 46

2.2.3 Thiết kế SĐTD cho bài thực hành 50

2.3 Xây dựng và lựa chọn bài tập hóa học sử dụng trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 52

2.4 Sưu tầm và lựa chọn tư liệu điện tử hỗ trợ sử dụng SĐTD trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 52

2.5 Phương pháp sử dụng graph và SĐTD trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT 58

2.5.1 Hướng dẫn học sinh tự lập và tự học bằng SĐTD 58

2.5.2 Sử dụng SĐTD trong các dạng bài dạy hóa học 59

2.5.3 Thiết kế giáo án một số bài dạy chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT có sử dụng graph và SĐTD 60

Tiểu kết chương 2 86

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 87

3.1 Mục đích thực nghiệm 87

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 87

3.3 Chuẩn bị thực nghiệm 87

3.3.1 Địa bàn và giáo viên thực nghiệm 87

3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 87

3.3.3 Chuẩn bị tiến hành thực nghiệm 88

3.4 Tiến hành thực nghiệm 89

3.5 Kết quả thực nghiệm 89

3.5.1 Kết quả về mặt định tính 89

3.5.2 Kết quả về mặt định lượng 91

Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

1 Kết luận 102

2 Khuyến nghị 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 107

Trang 9

mà còn là nhiệm vụ của nhà trường đòi hỏi GV nghiên cứu xác định nguyên tắc, quy trình vận dụng của những PPDH tích cực vào các bài dạy Việc kết hợp các phương pháp truyền thống với các PPDH đặc thù như phương pháp mô hình hoá, phương pháp sơ đồ hóa… trong dạy học hóa học là một trong những giải pháp tốt thực hiện nhiệm vụ này Công nghệ dạy học hiện đại đã trở thành một xu thế chung của thế giới trong việc đổi mới giáo dục

Mỗi giáo viên (GV) cần sử dụng PPDH phù hợp áp dụng cho từng kiểu bài học: hình thành kiến thức mới, bài ôn tập, luyện tập và bài thực hành

Ở kiểu bài hình thành kiến thức mới, việc xác định các kiến thức trọng tâm, lập

mối quan hệ giữa chúng bằng việc sơ đồ hóa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

và truyền thông là một cách trình bày tốt để đơn giản hóa những nội dung trừu tượng, giúp HS tiếp thu ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn, nhờ đó tích cực hóa hoạt động học tập của HS

Các bài luyện tập, ôn tập có cấu trúc chung gồm 2 phần gồm kiến thức cần nhớ

và bài tập Với dạng bài này, GV cần lựa chọn phương pháp có tính khái quát cao

(sơ đồ hóa) giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các khái niệm, các kiến thức có tính

chất riêng lẻ đã nghiên cứu trong các bài học thành một hệ thống nhằm củng cố khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức của một phần hoặc một chương Thông qua bài luyện tập, GV kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức, khả năng tự học của HS, từ

đó tổ chức các hoạt động học tập thích hợp phát triển năng lực hành động của HS,

Trang 10

sự thích hợp này sẽ tích cực hóa hoạt động học tập của HS

Với bài thực hành là nhóm bài ít được chú ý nhất ở các trường phổ thông hiện

nay Nhóm bài này, GV có thể sơ đồ hóa không chỉ nội dung các thí nghiệm cần

thực hiện mà còn chú ý đến thao tác, kỹ năng thực hành của HS Sự cụ thể hóa này

sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS

Graph là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được vận dụng vào nhiều

ngành khoa học khác nhau Graph toán học là phương pháp khoa học có tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hoá, thể hiện các mối quan hệ của các

đối tượng được nghiên cứu Do đó rất thích hợp trong dạy học, sơ đồ hóa những

kiến thức cơ bản, quan trọng trong một phần, một chương và mối quan hệ giữa các kiến thức đó

Với tính sáng tạo cao và mang đậm nét cá nhân có sự kết hợp của “kiến thức và hội họa” nhằm huy động cả hai bán cầu não trái và phải cùng hoạt động, sơ đồ tư

duy (SĐTD) là một kỹ thuật dạy học tích cực giúp HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức

cần nắm vững theo các chủ đề xác định

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã giúp cho chúng tôi ý tưởng lựa chọn vấn

đề: “ Vận dụng phương pháp Graph và SĐTD trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng phương pháp Graph và SĐTD trong dạy học các kiểu bài: bài hình thành kiến thức mới; bài ôn tập, luyện tập; bài thực hành của chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, góp phần đổi mới PPDH hóa học trung học phổ thông (THPT)

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Tổng quan cơ cở lý luận về lý thuyết graph và SĐTD, việc vận dụng lý thuyết graph và SĐTD trong dạy học hóa học

- Phân tích nội dung, cấu trúc chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

- Nghiên cứu phương pháp sử dụng graph và SĐTD trong dạy học theo hướng dạy học tích cực

Trang 11

- Đánh giá tính hiệu quả của các graph và SĐTD đã thiết kế trong dạy chương nhóm nitơ hoá học 11 nâng cao thông qua thực nghiệm sư phạm

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế, sử dụng Graph và SĐTD trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài giải quyết mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hoá trong nhiệm

vụ nghiên cứu đã đề ra ở mục 2

- Về thời gian: học kỳ I năm học 2012 – 2013

- Về địa điểm: hai trường THPT của thành phố Hải Phòng

5 Giả thuyết khoa học

Nếu GV thiết kế được graph, SĐTD nội dung bài học đảm bảo tính khoa học, mỹ thuật và vận dụng trong dạy học hóa học với sự kết hợp hợp lý với các PPDH tích cực thì sẽ nâng cao tính tích cực học tập của HS – góp phần đổi mới PPDH hóa học

ở trường THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích, tổng quan các tài liệu về lý thuyết graph và SĐTD, những ứng dụng của

nó trong dạy học hóa học

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm lịch sử

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát quá trình dạy học hóa học ở trường THPT để đánh giá thực trạng tổ chức các giờ học

- Sử dụng phiếu điều tra và trao đổi với các chuyên gia, đồng nghiệp về sử dụng phương pháp graph và SĐTD trong dạy học hóa học

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm các đề xuất

6.3 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý kết quả

thực nghiệm sư phạm

Trang 12

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thiết kế, sử dụng graph và SĐTD trong dạy học học chương nhóm nitơ hóa học 11 nâng cao THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

sự phát triển của toán học và nhất là toán học ứng dụng, những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết graph đã có những bước tiến nhảy vọt Sau khi lý thuyết graph hiện đại được công bố, nhiều nhà toán học trên thế giới đã nghiên cứu làm cho môn học này ngày càng phong phú

Tony Buzan là một trong số ít những người dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm

ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việc theo quy luật đó để đạt được những sự thành công đáng kinh ngạc Ông là tác giả đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về não

và phương pháp học tập với hơn 80 tác phẩm đã xuất bản và 3 triệu bản đã được bán ra Nhiều cuốn sách và những sản phẩm giành được những thành công lớn ở hơn 100 nước với 30 ngôn ngữ, doanh thu lên đến hơn 100 triệu bảng Anh

Tony Buzan đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng về cơ bản rất đơn giản mà ông gọi là Bản đồ Tư duy (Mind Maps) - công cụ hỗ trợ tư duy được mô tả

là “Công cụ của bộ não” với hơn 250 triệu người sử dụng trên thế giới

Như vậy Mind Maps được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi

Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập

hơn Giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền

bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đã có nhiều phần mềm vẽ SĐTD được ra đời hỗ trợ cho việc sử dụng nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau một cách nhanh chóng và mỹ thuật

Trang 14

1.1.2 Ở Việt Nam

Từ năm 1971, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hoá graph toán học thành graph dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này Trong các công trình đó, giáo sư đã nghiên cứu những ứng dụng

cơ bản của lý thuyết graph trong khoa học giáo dục, đặc biệt trong giảng dạy hoá học Sau đó cũng đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực này

Năm 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: “Áp dụng phương pháp graph và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hoá học ở trường phổ thông”

Năm 1984, tác giả Phạm Tư đã hoàn thành luận án tiến sĩ về đề tài nghiên cứu

“Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ - Photpho ở lớp

11 trường phổ thông trung học” Với thành công của ông, lý thuyết graph đã được vận dụng như một phương pháp dạy học hoá học thực sự có hiệu quả

Trong một vài năm trở lại đây, SĐTD được biết đến và sử dụng khá nhiều ở các trường phổ thông ở Việt Nam, đặc biệt ở bậc THCS

Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp về việc sử dụng phương pháp graph và SĐTD trong dạy học hóa học đã được nghiên cứu như:

- Ngô Quỳnh Nga (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của HS trong giờ ôn tập – luyện tập phần kim loại hóa học 12 – THPT nâng cao – nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho HS Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

- Trần Thị Lan Phương (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao năng lực nhận thức , tư duy logic cho HS trong giờ luyện tập phần phi kim

10 THPT Luận văn Thạc sĩ , ĐH Vinh

- Lê Thị Thu Thủy (2010) Xây dựng và sử dụng grap, SĐTD các bài luyện tập phần dẫn xuất hiđocacbon lớp 11 nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

- Đoàn Thị Hòa (2011), Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần hiđrocacbon nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học THPT Luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội

Trang 15

- Đinh Thị Mến (2011) Sử dụng grap và SĐTD trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh

Các luận văn này hướng chú ý nhiều hơn vào việc sử dụng SĐTD để nâng cao chất lượng dạy và học các bài ôn tập, luyện tập, chưa chú ý đến các dạng bài dạy khác

1.2 Dạy và học tích cực [6]

1.2.1 Khái niệm dạy học tích cực

Dạy học tích cực là PPDH phải phát huy được tính tích cực nhận thức của học

sinh Nói cách khác, trong mọi hoạt động dạy học cần tuân thủ “Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm”

Trong dạy và học tích cực, thông qua vai trò thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên, người học phải được tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra và thực hiện các giải pháp đó Chính qua đó, người học lĩnh hội được nội dung học tập đồng thời phát triển năng

Trong dạy học tích cực, các hoạt động của giáo viên và học sinh khác về cơ bản

so với dạy học thụ động, vai trò của người dạy và học thể hiện qua sơ đồ:

Hình 1.1: Vai trò của hoạt động dạy và học trong dạy học tích cực

Người dạy (tác nhân)

Trang 16

Như vậy, trong dạy và học tích cực, người học là chủ thể của hoạt động học, tự tìm kiếm, xây dựng kiến thức bằng hoạt động của chính mình Giáo viên không đưa

ra cho họ các kiến thức có sẵn mà thay vào đó là những tình huống, những nhiệm

vụ thực tiễn cụ thể, sinh động để kích thích nhu cầu, động cơ muốn khám phá, giải quyết, từ đó phát huy tiềm năng sáng tạo của người học

Giáo viên trong dạy và học tích cực cần là người định hướng, tổ chức để người học tự tìm ra chân lí Giáo viên đồng thời cũng là người tổ chức các mối quan hệ trao đổi người dạy - người học, người học - người học, và là trọng tài khoa học, đưa

ra các kết luận và kiểm tra, đánh giá trên cơ sở người học tự kiểm tra - đánh giá

1.2.2 Học tập tích cực

1.2.2.1 Khái niệm và biểu hiện của học tập tích cực

Thuật ngữ “ tích cực học tập” chính là những hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ diễn ra bên trong người học Đó là những hoạt động chủ động của chủ thể (thực chất là tích cực nhận thức) đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Tính tích cực học tập nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, để nâng cao hiệu quả học tập Tính tích cực học tập liên quan đến một số yếu tố sau:

TÍCH CỰC HỌC TẬP

Trang 17

- Tập trung chú ý tới bài học/ nhiệm vụ học tập

- Mức độ tự giác vào tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi chép

- Có sáng tạo trong quá trình học tập

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao

- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình

- Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

 Các biểu hiện của học tích cực:

- Tìm tòi, khám phá, tiến hành thí nghiệm…

- So sánh, phân tích, kiểm tra

- Thực hành, xây dựng…

- Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn…

- Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc…

- Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ làm lại…

- Tính toán…

1.2.2.2 Động cơ học tập [14]

a) Động cơ được định nghĩa như là một trạng thái bên trong có tác dụng thúc đẩy,

khuyến khích, hướng dẫn và duy trì hành vi

Động cơ học tập của học sinh là xu hướng của học sinh tìm kiếm những hoạt động học thuật có ý nghĩa và có giá trị và cố gắng nhận được những lợi ích học thuật có định hướng từ những hoạt động đó Động cơ học tập có thể được hiểu như là một dấu hiệu chung và một tình huống một trạng thái cụ thể (Jere Brophy – 1988)

b) Các yếu tố tạo nên động cơ học tập: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, nhận thức

về chính mình và những gì bạn có ý định học và bạn dự định học nó như thế nào, tích cực tìm kiếm những thông tin mới, nhận thức rõ ràng về những thông tin phản hồi, tự hào thỏa mãn khi đạt được kết quả, không lo lắng hay sợ hãi sự thất bại…

* Để duy trì động cơ học tập của học sinh, giáo viên cần tập trung vào 3 mục tiêu chính sau đây:

 Làm cho học sinh tham gia nhiều hơn vào công việc của lớp học ( tạo ra một trạng thái động cơ học tập)

 Xây dựng mục tiêu lâu dài hơn và phải phát triển trong học sinh những yếu

tố thúc đẩy học tập để học sinh có thể tự giáo dục cho chính mình trong suốt cuộc đời (Bandura, 1993)

Trang 18

 Tạo điều kiện để học sinh tham gia vào quá trình nhận thức – suy nghĩ sâu sắc

về những gì chúng nghiên cứu và lĩnh hội (Blumenfeld, Puro và Mergendoller, 1992)

c) Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh

- Mục tiêu học tập: ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ của động cơ Mục tiêu cụ thể

thì sẽ giảm bớt độ khó và có thể đạt đến trong một tương lai gần và có xu hướng làm tăng động cơ và tính kiên trì, cung cấp chuẩn đánh giá khả năng thực hiện rõ ràng Mục tiêu mà có thể đạt được khá nhanh sẽ không bị gián đoạn bởi những quan

tâm khác của chủ thể Trong lớp học có hai loại mục tiêu chính: mục tiêu học tập và mục tiêu thể hiện Những học sinh đặt mục tiêu học tập lên trên hết có xu hướng tìm

kiếm những thử thách và kiên trì theo đuổi mục tiêu khi họ gặp khó khăn, bởi vì họ quan tâm đến việc nắm vững tài liệu và không lo lắng về sự thể hiện của họ khi so sánh với bạn cùng lớp Còn những học sinh có mục tiêu thể hiện thường tập trung vào việc xem xét xem họ được đánh giá bởi người khác như thế nào, khi mục tiêu này mà không thực hiện được, họ có thể lựa chọn những chiến lược phòng vệ và để tránh đi sự thất bại, họ giả vờ như không quan tâm và thể hiện như không cố gắng thực sự hoặc họ có thể từ bỏ luôn nhiệm vụ

- Thông tin phản hồi: Khi những thông tin phản hồi cho học sinh biết được là đã

đạt được mục tiêu hay vượt lên trên cả mục tiêu, học sinh sẽ cảm thấy thỏa mãn và thấy mình có đủ khả năng để đạt mục tiêu cao hơn trong tương lai Thông tin phản hồi nhấn mạnh vào quá trình tiến triển là những thông tin có hiệu quả nhất

- Sự chấp nhận mục tiêu: Khi học sinh chấp nhận mục tiêu do giáo viên đặt ra hay

xây dựng mục tiêu cho chính mình thì khi đó động cơ để thực hiện mục tiêu là rất lớn và ngược lại Khả năng chấp nhận mục tiêu sẽ lớn hơn nếu giáo viên làm việc cùng với gia đình học sinh để nhận biết và giám sát mục tiêu

- Nhu cầu học tập: nhu cầu có thể được xác định như là “những đòi hỏi sinh học

hay tâm lý; một trạng thái thiếu hụt mà thúc đẩy con người hoạt động đạt tới mục tiêu” ( Darley, Gluksberg và Kinchla, 1991) Khi mục tiêu là học tập thì đó là nhu cầu học tập Nguồn gốc của động cơ là nhu cầu Nhu cầu của con người khá đa dạng và có nhiều loại nhu cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến động cơ học tập Nguồn gốc động cơ học tập là do con người có nhu cầu ham hiểu biết Họ muốn học hỏi những điều mới lạ, họ thực sự vui sướng khi giải được bài toán hay chiến thắng một trò

Trang 19

chơi đoán chữ và họ muốn hoàn thiện năng lực của mình Tính tò mò và sự ham hiểu biết là động cơ quan trọng của học tập Nhiều công trình đã chứng minh rằng con người thích tìm kiếm những nhân tố khác lạ với cái họ đã biết nhưng lại không được quá xa lạ và khó hiểu, nếu không người học sẽ cảm thấy lo lắng thay vì sự tò mò

1.2.2.3 Hứng thú học tập

* Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động

* Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân

* Có hai loại hứng thú học tập:

- Hứng thú gián tiếp (hứng thú bên ngoài): là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, do những yếu tố bên ngoài gián tiếp liên quan đến đối tượng của hoạt động này gây nên

- Hứng thú trực tiếp (hứng thú bên trong): là hứng thú đến với nội dung tri thức, quá trình học tập và các phương pháp tiếp thu, vận dụng những nội dung tri thức đó

* Hứng thú học tập được biểu hiện ở 3 tiêu chí:

+) Về mặt nhận thức: học sinh nhận thức được vai trò của đối tượng hoạt động học tập trong cuộc sống, trong quá trình lĩnh hội và công tác

+) Về mặt xúc cảm: ham học, chờ đón kiến thức mới, nhận thức và lý giải được các nguyên nhân tạo ra sự yêu thích ấy ở học sinh

+) Về mặt hành động: đó là tính tìm kiếm tích cực (biết giả định, tìm cách khắc phục khó khăn để giải quyết vấn đề) Quá trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân của hứng thú nhận thức; ngoài ra còn là sự tự giác đọc thêm tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập, tìm hiểu và ứng dụng ở trong và ngoài nhà trường lĩnh vực mà mình

Trang 20

Phong cách học tập của HS có thể thực hiện bằng thị giác, thính giác, vận động Cách đơn giản nhất và phổ biến nhất để xác định các phong cách học tập khác nhau

là dựa vào các giác quan, thường đựơc gọi là mô hình VAK Khung mô hình này chia người học thành người học thị giác, người học thính giác, và người học vận động Người học “thị giác” làm việc có hiệu quả nhất với những thông tin trực quan; người học “thính giác” hiểu tốt nhất thông qua việc nghe; và người học “vận động” học thông qua xúc giác và vận động Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi dự án Nghiên cứu Chẩn đoán cho thấy 29% học sinh tiểu học và trung học là người học thị giác, 34% người học thính giác, và 37% học tốt nhất thông qua xúc giác (Miller, 2001)

Bảng 1.1 Phong cách học tập V-A-K

Thị giác Tranh ảnh, băng hình, đồ thị, sơ đồ, biểu đồ, mô hình

Thính giác Bài giảng, ghi âm, chuyện kể, âm nhạc, diễn đạt thành lời, đặt câu hỏi Vận động Biểu diễn, đóng vai, làm mô hình đất sét

Nhiều bản tóm tắt và bảng câu hỏi trực tuyến có thể giúp chúng ta xác định được phong cách học tập của mình Mặc dù phần lớn không đáng tin cậy về mặt khoa học nhưng chúng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các sở thích học tập khác nhau Tuy nhiên, giáo viên cũng phải cẩn trọng khi dựa vào sự tự đánh giá của học sinh về phong cách học tập của mình Các nhà nghiên cứu Barba, Milone, và Swassing (trích dẫn từ Cotton, 1998) cho rằng sở thích học tập của học sinh không hẳn là lĩnh vực mà các em giỏi nhất Hơn nữa, tất cả các phong cách học tập không nhất thiết phải phù hợp với tất cả các nội dung học tập Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy dựa trên phong cách học tập theo giác quan đòi hỏi giáo viên phải nắm vững nội dung kiến thức môn học và có sự phán đoán thật tốt

Một phương pháp phân loại các phong cách học tập cá nhân khác là dựa vào sự khác nhau của các bán cầu não Asselin và Mooney (trích dẫn từ Miller, 2001) chia học sinh thành người học bằng bán cầu não phải (tổng hợp), và người học bằng bán cầu não trái (phân tích) Nhìn chung, người học tổng hợp thường “nhìn sự vật theo tổng thể, đưa ra những khác biệt chủ yếu giữa các khái niệm, hướng về con người,

và đặt nội dung học tập trong bối cảnh xã hội” Trái lại, người học phân tích thường

Trang 21

nhìn sự vật theo từng bộ phận thay vì toàn thể và thường áp đặt những cấu trúc hay giới hạn cho các thông tin và khái niệm”

Cách thức mỗi cá nhân tập trung và ghi nhớ thông tin mới có liên quan tới quá trình nhận thức của họ thuộc dạng tổng hợp hay phân tích Một số học sinh học dễ dàng hơn khi thông tin được trình bày từng bước trong một chuỗi liên tục để dần dần dẫn đến cách hiểu khái niệm Những em khác lại học dễ dàng hơn khi hiểu khái niệm trước rồi sau đó tập trung vào chi tiết, hoặc khi các em tiếp cận thông tin bằng một câu chuyện hài hước nào đó liên quan tới kinh nghiệm của mình và được cung cấp nhiều ví dụ cũng như hình ảnh (Dunn, 1995, trang 18)

Bảng 1.2 Hoạt động của các bán cầu não

Bán cầu não trái Phân tích, logic, liên tục, từng bước một, dựa trên lý trí, từng

phần trong tổng thể Bán cầu não phải Toàn thể, ngẫu nhiên, trực giác, chủ quan, tổng hợp

1.2.4 Phương pháp dạy học tích cực [6]

1.2.4.1 Khái niệm

Thuật ngữ “phương pháp dạy và học tích cực” được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục/ dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Khái niệm phương pháp dạy và học tích cực là một khái niệm đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm hướng vào việc tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức và được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tái tạo cho mình kiến thức mà nhân loại đã có, tham gia giải quyết các vấn đề học tập, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao Phương pháp dạy và học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, mà là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật cụ thể khác nhau nhằm phát triển ở người học năng lực

sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề

Trang 22

Phương pháp dạy và học tích cực đem lại cho học sinh niềm vui sướng, hào

hứng, nó phù hợp với đặc tính ưa thích hoạt động của đa số trẻ em Việc học đối với các em trở thành niềm hạnh phúc, giúp các em tự khẳng định được mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo Như vậy, dạy và học tích cực nhấn mạnh đến tính hoạt động tích cực của người học và tính nhân văn của giáo dục Bản chất của dạy

và học tích cực là:

- Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ

- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng với đời sống xã hội

Trong dạy và học tích cực, mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh có thể được thể hiện qua sơ đồ:

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh trong dạy và học tích cực

Trong bối cảnh của thời kỳ mới và trong giai đoạn mà đòi hỏi giáo dục phải

phát triển mạnh mẽ, các nhà nghiên cứu đã nêu ra các tiêu chí quan trọng để đổi mới

phương pháp dạy và học như sau:

- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học;

- Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học;

- Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện

1.2.4.2 Nét đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

* Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Một trong những mục tiêu chính của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều mình chưa biết Tham gia vào các hoạt động học tập, người học được đặt vào những tình huống, họ được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, làm thí nghiệm, được khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết

Giảng viên/giáo viên

Tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn Học sinh Học sinh

Trang 23

vấn đề theo cách của mình, được động viên trình bày quan điểm riêng của người học Qua đó, người học không những chiếm lĩnh các kiến thức và kĩ năng mới mà còn làm chủ được cách thức xây dựng kiến thức, do đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được rèn luyện

Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục Giáo viên cần biết lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn học sinh phát triển các năng lực mà họ có thể sử dụng trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường,

ở hiện tại cũng như trong tương lai

Trong dạy học, cần rèn cho người học phương pháp tự học Nếu người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng say mê học tập, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người học và kết quả học tập sẽ được tăng lên

Dạy và học tích cực tập trung trọng tâm vào hoạt động học, tự học không chỉ trong giờ lên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà cả ở nhà, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, không có sự hướng dẫn của giáo viên

Hướng dẫn tự học, giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- HS có được tạo điều kiện để sáng tạo không?

- HS có thể hoạt động độc lập không?

- HS có được khuyến khích đưa ra những giải pháp của mình không?

- HS có thể xây dựng con đường/quá trình học tập cho riêng mình

- HS có thể lựa chọn các chủ đề, bài tập/nhiệm vụ khác nhau không?

- HS có thể tự đánh giá không?

- HS có được tự chủ trong các hoạt động học tập không?

*Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác

Trong dạy và học tích cực, giáo viên cần quan tâm đến sự phân hoá về trình độ nhận thức, cường độ, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của học sinh Để người học có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình, người dạy cần đặt họ vào môi trường học tập hợp tác trong các mối quan hệ thầy – trò, trò – trò, ở đó người học không chỉ học được qua thầy mà còn học được qua bạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ kích thích tính tích cực chủ động của mỗi cá nhân đồng thời hình thành

và phát triển ở người học năng lực tổ chức, điều khiển, lãnh đạo,các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề… và tạo môi trường học tập thân thiện

Trang 24

Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò quan trọng hoạt động của cá nhân trong quá trình học sinh làm việc cùng nhau, còn đề cao sự tương tác và ràng buộc lẫn nhau giữa các học sinh

* Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội

Theo dấu hiệu này của dạy và học tích cực, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được chủ động lựa chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tiến hành nghiên cứu giải quyết vấn đề và trình bày kết quả Đây thuộc đặc trưng lấy học sinh làm trung tâm theo nghĩa đầy đủ của thuật ngữ này Việc nghiên cứu có thể tiến hành hoàn toàn theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ

Các chủ đề/ nội dụng tìm hiểu, nghiên cứu và nội dung học có thể do học sinh

tự đề xuất hoặc lựa chọn trong số các chủ đề/ nội dung do giáo viên giới thiệu Các chủ đề/ nội dung học cần gắn với nhu cầu, lợi ích của người học cũng như của thực tiễn và xã hội Chính điều này làm cho kiến thức có tính ứng dụng và người học hiểu được rằng họ học các kiến thức đó để làm gì, kiến thức đó có thể giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn, trong xã hội

Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và tạo hứng thú của học sinh, nhu cầu, lợi ích của xã hộ nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả Nhấn mạnh đến sự quan tâm, hứng thú cũng như lợi ích của người học, giáo viên cần thiết kế các tình huống học sao cho lôi cuốn được sự tham gia tích cực, tự chủ của người học mà vẫn đảm bảo nguyên tắc phân hóa trong dạy học

* Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi

Việc coi trọng hướng dẫn tìm tòi là giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và nhấn mạnh rằng học sinh có thể học được phương pháp học thông qua hoạt động Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi đòi hỏi về phía người học sự học tập tích cực để tìm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra và về phía người dạy cần có hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả

Một nhiệm vụ học tập tốt là nhiệm vụ đặt ra thách thức đối với người học, nhiệm

vụ này không được quá dễ vì sẽ gây nhàm chán nhưng lại cũng không được quá khó

vì gây ra sự lo lắng và tâm lý sợ hãi thất bại đối với học sinh Để đạt được sự cân

Trang 25

bằng, các nhiệm vụ cần đa dạng và thiết kế cho từng đối tượng từng trình độ học sinh Giáo viên phải có sự hỗ trợ kịp thời và sự hỗ trợ này phải là những can thiệp tích cực

* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy và học tích cực, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên

Tự đánh giá là hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập, qua đó học sinh tự đánh giá những nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn là học sinh có thể phản hồi lại quá trình học của mình Tự đánh giá giúp học sinh ý thức hơn về quá trình học tập, về điểm mạnh, điểm yếu và cách học của mình để tiến bộ trong giai đoạn sau

Cùng với tự đánh giá, giáo viên cần tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau còn gọi là đánh giá “đồng đẳng” Hình thức đánh giá này diễn ra ở nhóm học sinh cùng lứa tuổi, không chỉ được dùng như một biện pháp đánh giá kết quả mà chủ yếu dùng

để hỗ trợ học sinh trong quá trình học

1.3 Phương pháp graph [2, 15, 40]

1.3.1 Khái niệm graph trong toán học

Graph bao gồm một tập hợp không rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh Mỗi yếu tố của A là một cặp (không xếp thứ tự) những yêu cầu rõ rệt của E Trong từng trường hợp một graph định hướng những yếu tố của A đều là những cặp có hướng và gọi là cung Một đôi hay một cặp có thể

hiểu được lựa chọn hơn một lần

1.3.2 Cách xây dựng graph nội dung dạy học

* Định nghĩa graph nội dung dạy học: Graph là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp

những kiến thức chủ chốt – cơ bản, cần và đủ - của một nội dung dạy học (đỉnh) và

cả logic phát triển bên trong của nó (cung)

* Nguyên tắc xây dựng graph nội dung dạy học: Dựa vào nội dung dạy học (khái

niệm, định luật, học thuyết, bài học …), chọn những kiến thức chủ chốt (kiến thức

cơ bản - cần và đủ), đặt chúng vào đỉnh của grap và nối các đỉnh với nhau bằng các cung theo logic dẫn xuất và sự phát triển nội dung bên trong

Trang 26

*Lập graph nội dung dạy học:

+) Bước 1: Xác định các đỉnh của graph Gồm các công việc chính như sau:

- Chọn các kiến thức chốt tối thiểu - cơ bản nhất, bản chất nhất của một khái niệm, một bài hay một chương Đỉnh là kiến thức hay nhiều kiến thức cùng loại

- Mã hoá kiến thức chốt cho thật súc tích, dễ hiểu, có thể dùng kí hiệu quy ước Mã hoá kiến thức chốt giúp ta rút gọn được graph, làm cho nó đỡ cồng kềnh mà dễ hiểu

sẽ hết sức cồng kềnh và mất giá trị khái quát hoá Do đó nên gộp hai hay nhiều kiến thức cùng loại, cùng ý nghĩa, cùng nội dung lại một đỉnh thì graph sẽ gọn

+) Bước 2 Thiết lập các cung: Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả

mối quan hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm sao phản ánh được logic phát triển của nội dung học tập

+) Bước 3 Hoàn thiện graph: Làm cho graph trung thành với nội dung được mô

hình hoá về cấu trúc logic, nhưng HS lại lĩnh hội được dễ dàng và đảm bảo mỹ thuật

về mặt trình bày

1.3.3 Sử dụng graph trong dạy học

GV có thể sử dụng phương pháp graph để hệ thống hoá nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài Việc tổ chức hoạt động học tập trong giờ học được thực hiện như sau:

- GV thực hiện giờ học bằng các tình huống dạy học của bài lên lớp theo graph, tức

là thiển khai graph nội dung thành hoạt động dạy học của mình và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội của trò

Trang 27

Hình 1.4: Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp graph

1.3.3.1 Sử dụng phối hợp graph với các PPDH khác

Trong giờ ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng phối hợp phương pháp graph với các phương pháp dạy học khác, cụ thể như:

- Phối hợp graph với thuyết trình nêu vấn đề: GV có thể nêu và giải quyết từng vấn

đề cơ bản ở các đỉnh của graph, trình bày mối liên hệ giữa các kiến thức bằng sự nối

HS tự kiểm tra đánh giá trình độ lĩnh hội bài học

GV lập graph nội dung

bài lên lớp

HS lĩnh hội graph nội dung bài lên lớp

GV chuyển graph nội

dung bài lên lớp thành

graph giáo án

Trên lớp GV triển khai

bài học theo phương

pháp graph

HS tự học ở nhà bằng phương pháp graph

Trang 28

các đỉnh graph và kết thúc bài thuyết trình là một sơ đồ đầy đủ các kiến thức cơ bản của chương

- Phối hợp graph với đàm thoại nêu vấn đề: GV tổ chức, điều khiển hoạt động hệ

thống các kiến thức chốt ở từng đỉnh của graph bằng các câu hỏi có liên quan HS làm việc độc lập trả lời câu hỏi, GV hệ thống chỉnh lý và điền vào các đỉnh của graph, GV và HS cùng thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản (cung) và cuối cùng sẽ có một graph hoàn chỉnh của bài luyện tập

- Phối hợp graph với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật: GV có thể sử dụng máy vi

tính với phần mềm trình diễn để trình bày nội dung bài luyện tập Bằng sự xuất hiện dần từng đỉnh của graph và kết hợp thêm các hình ảnh, tư liệu để minh hoạ hoặc khái quát, vận dụng kiến thức sẽ làm cho bài học hấp dẫn và sinh động hơn Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức chốt bằng đường nối các cung và kết thúc bài học là một graph nội dung hoàn chỉnh

Như vậy GV triển khai graph nội dung toàn bài ôn tập, tổng kết, HS nắm kiến thức qua graph và sử dụng graph cho quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà Hình thức này phù hợp với những chương có nhiều kiến thức, đồng thời giúp HS đọc được các trình bày nội dung kiến thức cần hệ thống theo sơ đồ và sự phát triển kiến thức thông qua các mối liên hệ giữa chúng

1.3.3.2 Hướng dẫn HS tự thiết lập graph nội dung bài luyện tập GV có thể thực hiện việc hướng dẫn HS lập graph nội dung bài ôn tập theo các bước và tăng dần mức độ tự lực của HS như sau:

- Bước 1 GV cung cấp graph câm (gồm các ô trống ở các đỉnh) và yêu cầu HS hoàn thành mã hoá nội dung của các đỉnh trong các khung của graph câm, lập các cung của graph Trong giờ ôn tập GV trình bày nội dung theo graph đã chuẩn bị, HS so sánh các graphcuar mình đã lập với graph của GV trình bày GV có thể yêu cầu HS trình bày sự chuẩn bị của mình, các bạn cùng góp ý để cùng nhau xây dựng một graph tối ưu

- Bước 2 GV yêu cầu HS tự thiết kế toàn bộ graph cho nội dung bài luyện tập, công việc này giao cho HS chuẩn bị trước khi luyện tập hoặc tổ chức cho HS thảo luận nhóm cùng thiết kế graph và tổ chức cho các nhóm hoặc cá nhân HS trình bày, cả lớp thảo luận nhận xét và chỉnh sửa để có graph bài học tối ưu

Trang 29

1.3.4 Nhận xét, đánh giá về phương pháp graph

Graph là phương pháp có tính khái quát cao giúp GV hệ thống kiến thức, tạo ra mối liên hệ các kiến thức dưới dạng các sơ đồ trực quan Sử dụng phương pháp graph khi ôn tập có thể hệ thống được một khối lượng lớn kiến thức vì graph có những tính năng như:

- Tính khái quát: Khi nhìn vào graph ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức,

logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng

- Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình ảnh

cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội dung quan trọng

- Tính hệ thống: Dùng graph có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương,

logic phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhanhschi tiết của logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan

- Tính súc tích: Graph cho phép dùng các kí hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh nên đã

nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ được những dấu hiệu thứ yếu của khái niệm

- Về tâm lý và sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng

ở các đỉnh của graph và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức

Phương pháp graph giúp hệ thống kiến thức về những chuyên đề nhỏ riêng biệt, với các vấn đề lớn thì sự mô tả bằng graph dễ gây sự rắc rối và khó nhìn

1.4 Sơ đồ tƣ duy [32, 33, 34, 35]

1.4.1 Khái niệm sơ đồ tư duy

SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương pháp ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, nó giống như cấu trúc của cây tự nhiên

SĐTD được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả bộ não Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh Khác với computer, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả một câu truyện) thì nó còn có khả

Trang 30

năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ não

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép Bằng cách dùng SĐTD, tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một mô hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn

1.4.2 Phương pháp lập SĐTD

* Lập SĐTD với bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm kết tinh thành một hình ảnh trung tâm hay chữ in chủ đề, sau

đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác

- Từ hình trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng toả rộng thành các nhánh

- Trên các nhánh liên kết đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, một từ hay một cụm từ chính (truyền tải được phần hồn của ý tưởng và giúp kích thích bộ nhớ) Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD, khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn, cá tính Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin

* Hai quy tắc lập SĐTD:

Quy tắc 1: Kĩ thuật

+) Kĩ thuật tạo sự nhấn mạnh trong SĐTD:

- Nên bắt đầu với hình ảnh ở tâm Một bức ảnh “có giá trị ngàn lời” kích thích tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng nhớ Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu

- Cần bố trí các thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD

- Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi bạn đọc lại những ghi chép sau này

- Sử dụng sự tương tác ngũ quan Sử dụng từ diễn tả, tạo động lực chứ không phải

kể chuyện

- Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy

Trang 31

- Cách dòng có tổ chức và thích hợp

+) Kĩ thuật tạo mối liên kết trong SĐTD:

- Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong SĐTD

- Dùng những hình thù ngẫu nhiên, kí hiệu để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định

để tìm thấy mối liên kết dễ dàng

- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh

- Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh Nhờ vậy, từ có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn

- Nên để tư duy càng “tự do” càng tốt Không nên đắn đo, bận tâm việc phải đặt các chi tiết ở đâu hay có nên đưa chúng vào không

- Nếu gặp trở ngại tạm thời trong tư duy, để trống một hay vài dòng, để thôi thúc não điền vào chỗ khuyết, tận dụng khả năng liên kết vô hạn của tư duy

+) Kĩ thuật tạo sự mạch lạc trong SĐTD:

- Mỗi dòng chỉ có một từ khoá

- Đặt tờ giấy nằm ngang có được nhiều khoảng trống hơn

- Luôn dùng chữ in, để tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc

- Luôn viết chữ in thẳng đứng

- Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh có cùng độ dài

- Nên dùng các đường kẻ cong cho các đường phân nhánh

- Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm

- Ảnh vẽ thật rõ ràng

- Đường bao quanh ôm sát các nhánh của cùng nhánh chính thành từng bó thông tin

+) Kĩ thuật tạo nên phong cách riêng cho SĐTD:

- Cá nhân hoá bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn như biểu tượng về chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa thời gian quan trọng

- Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường Quy tắc 2: Cách bố trí

- Trình tự phân cấp: Từ ý chủ đạo, mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ các ý tưởng

này lại tiếp tục mở rộng các liên kết mới, cứ tiếp tục như thế mở rộng phạm vi liên kết tới vô hạn Điều này chứng minh rằng bộ não con người bình thường bẩm sinh đều có khả năng liên kết, sáng tạo vô hạn

Trang 32

- Trình tự đánh số: Dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận hay

bài kiểm tra khi cần trình bày ý tưởng theo một trình tự cụ thể, theo thời gian hay thứ tự quan trọng Có thể đánh số theo trình tự để trình bày trước sau, có phân bố thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc lập SĐTD được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với hầu hết các quy tắc của SĐTD

Hình 1.5: SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc

* Lập SĐTD trong dạy học

Chuẩn bị lập SĐTD

- Đọc lướt: Bạn hãy lật hơi nhanh qua những trang sách để cảm nhận chung về cuốn

sách, nhận biết bố cục, cấu trúc, độ khó, vị trí các phần, tóm tắt, kết luận …

- Định thời gian và lượng kiến thức cần học: Sau khi ấn định lượng thông tin cần

đọc, hãy ghi ra giấy những gì bạn biết về nội dung sắp đọc thật nhanh dưới dạng từ khoá và SĐTD Việc làm này giúp nâng cao khả năng tập trung, kích thích hệ thống lưu trữ và khởi động tư duy theo đúng hướng

- Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu: Dưới dạng từ khoá và SĐTD, câu hỏi và mục

tiêu càng được xác lập chính xác bao nhiêu thì việc lĩnh hội kiến thức càng đạt hiệu quả bấy nhiêu

Trang 33

Ứng dụng vào việc lập SĐTD

- Đọc tổng quát: Đọc từ viết hoa, chữ in nghiêng, biểu đồ, hình ảnh, mục lục, ghi

chú, tóm tắt, kết luân … giúp nắm được các phần minh hoạ và trực quan trong sách Lúc này hãy hoàn thành hình ảnh trung tâm và các nhánh chính của SĐTD

- Đọc các chủ điểm: Cần chú ý đọc phần mở đầu và kết thúc của đoạn vì thông tin

có khuynh hướng tập trung ở phần mở đầu và phần cuối

- Đọc chi tiết: Nếu cần thêm thông tin thì hãy đọc chi tiết, vì phần lớn thông tin

quan trọng đã được xử lí ở hai giai đoạn trên

- Đọc ôn lại: Nếu cần đọc thêm các thông tin để hoàn thành các mục tiêu, trả lời câu

hỏi hoặc giải quyết vấn đề thì cần đọc ôn lại

- Ghi chú ngay trên sách và lập SĐTD: Chúng ta có thể ghi chú ngay trên sách bằng

cách gạch dưới những ý quan trọng, gạch những nhận xét, dùng những đường cong

để chỉ những thông tin không rõ ràng, các dấu chấm hỏi cho những phần bạn muốn nêu câu hỏi, các dấu chấm than cho những chi tiết đáng chú ý, SĐTD con ở hai bên

lề Lập một SĐTD phát triển dần dần SĐTD sẽ giúp bạn thấy các vướng mắc của

môn học và mối tương quan giữa môn mình đang học với các môn học khác

- Ôn tập thường xuyên: Và cuối cùng là bạn hãy ôn tập kiến thức thật thường xuyên

để kiến tạo kiến thức chúng ta có

1.4.3 Các phần mềm hỗ trợ lập SĐTD

Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến ta khó nhìn tổng thể vấn

đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý Còn SĐTD khắc phục được những nhược điểm trên do tập trung xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic Mặt khác SĐTD còn phù hợp với hoạt động của bộ não Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ đắc lực trong việc sơ đồ hoá bài học, đề tài nghiên cứu … như Mind Map; FreeMind; Mindjet MindManager

6, 7, 8, 9; Edraw Max – phiên bản 4.5, 5.0, 6.2; ConCeptdraw 7.0; iMindMap – phiên bản 2.0.8, 4.0.0 …

Trong luận vặn này, chúng tôi sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 8.0 (phiên bản 8) để lập SĐTD soạn thảo bài học hoá học:

Mindjet MindManager 8.0 là một trong các phần mềm để lập bản đồ tư duy (mindmap) tốt nhất hiện nay Với nhiều tính năng vượt trội, Mindjet MindManager

Trang 34

8.0 cho phép trình bày ý tưởng có đính kèm các chú thích, hình ảnh, sơ đồ, bảng tính … với nhiều công cụ biểu mẫu phong phú Nhờ phần mềm này, ta có thể lập SĐTD trên máy tính, vừa đẹp, nhanh lại rất tiện lợi

Cài đặt phần mềm: Cũng như cài đặt các phần mềm khác, chúng ta nhấp đúp vào tệp tin Setup.exe Sau đó, bấm Next và chọn đường dẫn đến nơi cần cài đặt (có thể dùng đường dẫn mặc định của máy là: C:/Program Files/) Tiếp theo, ta làm theo màn hình hướng dẫn setup Sau khi hoàn tất, đăng ký chương trình xong, ta chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt

Chạy chương trình: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng chương trình Mindjet MindManager 8 trên màn hình, hoặc có thể vào Start -> All Program -> Mindjet MindManager để khởi động chương trình Sau khi chạy chương trình sẽ có giao diện chính như sau:

Hình 1.6 Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 8.0

Trong hình giao diện gồm có hệ thống menu trên, tiếp là phần hiển thị nội dung SĐTD, bên phải là thanh taskbar có sẵn vài mục để cần ta có thể chọn thao tác nhanh, bên dưới cùng là trạng thái, các chế độ hiển thị nội dung và thanh công cụ

Trang 35

zoom để phóng to thu nhỏ nội dung SĐTD Sau đây, ta tìm hiểu sơ qua về hệ thống menu và cách tạo Map của phần mềm này

a) Hệ thống menu:

Menu Home cho ta hầu hết các chức năng cơ bản của chương trình

- Clipboard: Có các chức năng Copy, Cut, Paste và Format Painter

- Insert: Topic, Subtopic, Relationship, Callout và Boundary

- Map Markers: Icon Markers, Text Markers, Task Info

Menu Insert cho ta những thao tác trên topic như: thêm vào các topic nhánh, đường liên kết các mối quan hệ, hình bao, bảng tính Excel, báo giờ, nhãn, ngày giờ,

Menu Format cho ta định dạng các thành phần của map:

+ Topic Share: định dạng hình các Topic

+ Topic Line Style: chọn hình dáng của đường nối các topic trong nhánh

+ Growth Direction: định nghĩa kiểu phân nhánh của sơ đồ

+ Image Placement: vị trí của ảnh trong topic

+ Relationship Share: định dạng kiểu đường nối các topic

+ Boundary Share: hình bao của topic

+ Numbering: định dạng tự động số thứ tự topic nhánh trong cùng một topic

+ Font: kiểu chữ cho topic

Trang 36

+ Fill color: chỉ định màu nền cho topic

+ Line color: màu của nhánh

Menu Review chỉ giúp chúng ta hai thao tác quan trọng:

- Proofing:

+ Splelling : Kiểm tra lỗi chính tả và chỉnh tự động

+ Map Stats: Thông tin về sơ đồ Thông tin nay sẽ giúp chúng ta lưu

tác quyền của tác giả khi lưu chuyển công cộng

- New Comment: Mind manager 8.0 cho ta nhập vào một topic nhiều

comment, ở nhiều thời điểm khác nhau Một số chức năng khác ít thông dụng Menu View cho ta những thao tác để trình bày sơ đồ

- Presentation Mode: trình bày kiểu trình chiếu của PowerPoint

- Filter: Chọn lọc những đối tượng cần trình bày

- Show Branch Alone: Hiện chỉ một topic nhánh của topic chính

- Detail: Trình bày số nhánh của những mức theo ý

- Show/Hide: Hiện hoặc ẩn những đối tượng của tất cả topic

- Zoom: Phóng đại hoặc thu nhỏ

Menu Export cho phép ta chuyển sơ đồ thành các tập tin hoặc thư mục lưu nội dung của sơ đồ theo một hình thức khác

Trang 37

- Chuyển sang PDF Player

- Chuyển sang hình ảnh

- Chuyển sang Web

- Chuyển sang Word

- Chuyển sang Power Point

Menu Tools cho ta nhiều công cụ nhưng công cụ quan trọng nhất là Star Brainstorming Đây là công cụ thể hiện sự phối hợp giữa hai phương pháp làm việc theo nhóm: Brainstorminh và Mind mapping

Trang 38

- Insert chèn các đối tượng: Sau khi tạo được một sơ đồ đơn giản với chủ đề trung tâm, các chủ đề chính, chủ đề nhánh cùng với các đường liên hệ, chúng ta có nhu cầu đưa vào các chủ đề một số thông tin khác

+ Nút lệnh Alert sẽ cho ta thêm " báo " thời gian định trước

Chọn thời điểm và thời gian báo trước

+ Click chuột vào nút lệnh Label ta sẽ đánh nhãn cho một topic

+ Click chuột vào nút Date&Time, ta sẽ có ngày giờ nhập vào một topic

+ Bằng tổ hợp phím Ctrl+T ta sé có khung cửa sổ nhập ghi chú cho một topic hoặc dấu khung Note

+ Click chuột phải, chọn Image ta đưa một ảnh vào topic hiện hành Sau khi có ảnh

ta có thể chỉnh kích thước bằng chuột

+ Click chuột phải, ta chọn Add Attachement sẽ kèm một tập tin vào topic hiện hành, Add Hyperlink để liên kết với tập tin khác, Icon Markers để thêm biểu tượng vào nội dung nào đó của topic, hoặc Text markers sẽ đưa đoạn văn vào topic để đánh dấu để làm điều này ta cần Add new text để có nội dung đưa vào

- Ta sử dụng các nút lệnh trong menu Format để định dạng cho SĐTD

Trang 39

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giới thiệu cơ bản để chúng ta có thể hình dung được việc ứng dụng phần mềm Mindjet MindManager 8.0 tạo lập SĐTD là đẹp, nhanh và dễ dàng

1.4.4 Nhận xét, đánh giá về SĐTD

SĐTD giúp cho sự tương tác giữa não với thông tin đạt hiệu quả cao Có nhiều ưu điểm so với dạng ghi chú tuần tự:

- Ý chính ở trung tâm được xác định rõ hơn

- Mức độ quan trọng tương đối của mỗi ý được thể hiện rõ ràng Các ý quan trọng ở gần tâm hơn, còn những ý kém quan trọng nằm ở phía ngoài

- Kết nối giữa các khái niệm trọng tâm được nhận ra ngay nhờ vị trí kế cận và tính tương quan giữa chúng

- Việc nhớ lại hay ôn tập sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn

- Linh hoạt, cho phép dễ dàng bổ sung thông tin mới vào một chỗ thích hợp mà không cần phải gạch bỏ lộn xộn

- Mỗi sơ đồ có hình dạng và nội dung khác nhau Điều này rất tốt cho việc nhớ lại

- Trong mỗi lĩnh vực cần ghi chú sáng tạo hơn như chuẩn bị bài luận … đặc điểm

mở của sơ đồ sẽ giúp não có khả năng tạo ra các kết nối mới dễ dàng hơn

- Chỉ cần tập trung vào các ý tưởng chính, không lan man … dễ dàng nắm bắt ý khi đọc lại, ít tốn thời gian, không gây nhàm chán

SĐTD cũng có những nét tương đồng với graph dạy học ở tính khái quát, tính trực quan, tính hệ thống, tính súc tích, tâm lí của sự lĩnh hội… Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội là sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, có hình ảnh để hình dung đến kiến thức, sử dụng nhiều màu sắc để làm nổi bật thông tin, sử dụng nhiều từ khoá để cô đọng kiến thức Đa số các giáo viên khi áp dụng phương pháp grap chưa phát huy tối đa sức mạnh của màu sắc, chưa tận dụng tối đa các từ khoá, thường graph được đóng khung theo mỗi đỉnh, và trong khung đó có thể là tổng thể nhiều kiến thức được sắp xếp theo kiểu liệt kê, làm giảm khả năng kết nối thông tin Do vậy, giáo viên cần biết phối hợp những mặt mạnh của graph và SĐTD trong dạy học nhằm gây hứng thú cho người đọc khi trình bày nội dung một cách sáng tạo, lý thú, mới mẻ, rõ ràng … cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện, giúp hiểu sâu về vấn

Trang 40

đề, kích thích não sáng tạo do vận dụng cơ chế tư duy đa chiều của bộ não Sử dụng graph và SĐTD trong dạy học cùng với việc giáo viên tổ chức hoạt động dạy học phù hợp giúp khôi phục bản năng hiếu học, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

1.5 Thực trạng sử dụng phương pháp graph và SĐTD trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT tại thành phố Hải Phòng

Thông qua phiếu tham khảo ý kiến của 21 GV hóa của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chúng tôi tìm hiểu về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp graph và SĐTD trong dạy học hóa học Với việc sử dụng phương pháp graph và SĐTD được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.3 Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên

STT Phương pháp và hình thức tổ chức

dạy học

Mức độ sử dụng Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1 Sử dụng phương pháp graph 2(9,52%) 7(33,33%) 12(57,14%)

2 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học

bài hình thành kiến thức mới

2(9,52%) 4(19,05%) 15(71,43%)

3 Sử dụng SĐTD khi dạy học hóa học

bài ôn tập, luyện tập

Ngày đăng: 17/03/2015, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Ngọc An (2008), Rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học 11- tập một. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học 11- tập một
Tác giả: Ngô Ngọc An
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
2. Lê Thị Ngọc Anh (2008), Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.Luận văn Thạc sĩ toán học, trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Tác giả: Lê Thị Ngọc Anh
Năm: 2008
3. Cao Thị Thiên An (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học cao đẳng môn hóa học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học cao đẳng môn hóa học
Tác giả: Cao Thị Thiên An
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2010
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt Bỉ (2010). Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt Bỉ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1983
9. Hoàng Chúng (1992), Graph và giải toán phổ thông. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Graph và giải toán phổ thông
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
10. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản. NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
11. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1999
12. Trần Quốc Đắc (2007), Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11. NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11
Tác giả: Trần Quốc Đắc
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
13. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hóa học 11. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hóa học 11
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
14. Nguyễn Thanh Hƣng, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), Bài tập chọn lọc hóa học 11. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập chọn lọc hóa học 11
Tác giả: Nguyễn Thanh Hƣng, Nguyễn Thị Hồng Thúy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học giáo dục. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
16. Đinh Thị Mến (2011), Sử dụng grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT. Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Tác giả: Đinh Thị Mến
Năm: 2011
17. Lê Đình Nguyên (2007), 1000 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1000 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11
Tác giả: Lê Đình Nguyên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2007
18. Đặng Thị Oanh, Phạm Ngọc Bằng, Ngô Tuấn Cường, Nguyễn Xuân Tòng (2007), Bài tập trắc nghiệm và tự luận hóa học 11. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm và tự luận hóa học 11
Tác giả: Đặng Thị Oanh, Phạm Ngọc Bằng, Ngô Tuấn Cường, Nguyễn Xuân Tòng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
19. Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2008), Hòi đáp hóa học 11. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hòi đáp hóa học 11
Tác giả: Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
20. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học, tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hóa học, tập 1
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
21. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học phổ thông phần phương pháp dạy học hóa học 2. NXB Khoa học & kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học phổ thông phần phương pháp dạy học hóa học 2
Tác giả: Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm
Nhà XB: NXB Khoa học & kỹ thuật
Năm: 2009
22. Nguyễn Thị Sửu (2008), Tổ chức quá trình dạy học hoá học Trung học phổ thông. Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức quá trình dạy học hoá học Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Sửu
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w