Sử dụng graph trong dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 26)

GV có thể sử dụng phương pháp graph để hệ thống hoá nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài. Việc tổ chức hoạt động học tập trong giờ học được thực hiện như sau:

+) Hoạt động của GV gồm:

- GV tiến hành lập graph khung và graph nội dung của bài lên lớp dựa vào SGK và các tài liệu tham khảo khác.

- GV soạn graph phương pháp (hay các tình huống dạy học của bài lên lớp theo phương pháp graph).

- GV thực hiện giờ học bằng các tình huống dạy học của bài lên lớp theo graph, tức là thiển khai graph nội dung thành hoạt động dạy học của mình và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội của trò.

+) Hoạt động của HS gồm:

- Trên lớp trò nghe, hiểu ghi nhớ graph ban dầu là graph khung sau đó là graph nội dung chi tiết.

- Về nhà tự học bằng phương pháp graph để nắm vững nội dung bài học được kết tinh trong graph nội dung chi tiết của bài lên lớp.

- GV kiểm tra, đánh giá HS và HS tự kiểm tra đánh giá bản thân về trình độ lĩnh hội, kỹ năng sử dụng, khả năng tự lập về graph nội dung bài học.

Hình 1.4: Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp graph. 1.3.3.1. Sử dụng phối hợp graph với các PPDH khác

Trong giờ ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng phối hợp phương pháp graph với các phương pháp dạy học khác, cụ thể như:

- Phối hợp graph với thuyết trình nêu vấn đề: GV có thể nêu và giải quyết từng vấn đề cơ bản ở các đỉnh của graph, trình bày mối liên hệ giữa các kiến thức bằng sự nối

HS tự kiểm tra đánh giá trình độ lĩnh hội bài học

kỹ năng đọc, dịch, tự lập graph GV kiểm tra đánh giá

trò về chất lượng học, khả năng đọc, dịch,

lập graph

Quá trình áp dụng phương pháp graph vào dạy học

GV lập graph nội dung bài lên lớp

HS lĩnh hội graph nội dung bài lên lớp

GV chuyển graph nội dung bài lên lớp thành

graph giáo án

Trên lớp GV triển khai bài học theo phương

pháp graph

HS tự học ở nhà bằng phương pháp graph

các đỉnh graph và kết thúc bài thuyết trình là một sơ đồ đầy đủ các kiến thức cơ bản của chương.

- Phối hợp graph với đàm thoại nêu vấn đề: GV tổ chức, điều khiển hoạt động hệ thống các kiến thức chốt ở từng đỉnh của graph bằng các câu hỏi có liên quan. HS làm việc độc lập trả lời câu hỏi, GV hệ thống chỉnh lý và điền vào các đỉnh của graph, GV và HS cùng thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản (cung) và cuối cùng sẽ có một graph hoàn chỉnh của bài luyện tập.

- Phối hợp graph với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật: GV có thể sử dụng máy vi tính với phần mềm trình diễn để trình bày nội dung bài luyện tập. Bằng sự xuất hiện dần từng đỉnh của graph và kết hợp thêm các hình ảnh, tư liệu để minh hoạ hoặc khái quát, vận dụng kiến thức sẽ làm cho bài học hấp dẫn và sinh động hơn. Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức chốt bằng đường nối các cung và kết thúc bài học là một graph nội dung hoàn chỉnh.

Như vậy GV triển khai graph nội dung toàn bài ôn tập, tổng kết, HS nắm kiến thức qua graph và sử dụng graph cho quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Hình thức này phù hợp với những chương có nhiều kiến thức, đồng thời giúp HS đọc được các trình bày nội dung kiến thức cần hệ thống theo sơ đồ và sự phát triển kiến thức thông qua các mối liên hệ giữa chúng.

1.3.3.2. Hướng dẫn HS tự thiết lập graph nội dung bài luyện tập. GV có thể thực hiện việc hướng dẫn HS lập graph nội dung bài ôn tập theo các bước và tăng dần mức độ tự lực của HS như sau:

- Bước 1. GV cung cấp graph câm (gồm các ô trống ở các đỉnh) và yêu cầu HS hoàn thành mã hoá nội dung của các đỉnh trong các khung của graph câm, lập các cung của graph. Trong giờ ôn tập GV trình bày nội dung theo graph đã chuẩn bị, HS so sánh các graphcuar mình đã lập với graph của GV trình bày. GV có thể yêu cầu HS trình bày sự chuẩn bị của mình, các bạn cùng góp ý để cùng nhau xây dựng một graph tối ưu.

- Bước 2. GV yêu cầu HS tự thiết kế toàn bộ graph cho nội dung bài luyện tập, công việc này giao cho HS chuẩn bị trước khi luyện tập hoặc tổ chức cho HS thảo luận nhóm cùng thiết kế graph và tổ chức cho các nhóm hoặc cá nhân HS trình bày, cả lớp thảo luận nhận xét và chỉnh sửa để có graph bài học tối ưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 26)