* Định nghĩa graph nội dung dạy học: Graph là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp
những kiến thức chủ chốt – cơ bản, cần và đủ - của một nội dung dạy học (đỉnh) và cả logic phát triển bên trong của nó (cung).
* Nguyên tắc xây dựng graph nội dung dạy học: Dựa vào nội dung dạy học (khái
niệm, định luật, học thuyết, bài học …), chọn những kiến thức chủ chốt (kiến thức cơ bản - cần và đủ), đặt chúng vào đỉnh của grap và nối các đỉnh với nhau bằng các cung theo logic dẫn xuất và sự phát triển nội dung bên trong.
*Lập graph nội dung dạy học:
+) Bước 1: Xác định các đỉnh của graph. Gồm các công việc chính như sau:
- Chọn các kiến thức chốt tối thiểu - cơ bản nhất, bản chất nhất của một khái niệm, một bài hay một chương. Đỉnh là kiến thức hay nhiều kiến thức cùng loại.
- Mã hoá kiến thức chốt cho thật súc tích, dễ hiểu, có thể dùng kí hiệu quy ước. Mã hoá kiến thức chốt giúp ta rút gọn được graph, làm cho nó đỡ cồng kềnh mà dễ hiểu. Ví dụ:
Kiến thức chốt Xúc tác Nhiệt độ Áp suất Nồng độ
Mã hoá xt to p c
- Xếp các đỉnh grap: Xác định thứ tự của các kiến thức chốt và đặt chúng trong sơ đồ - chú ý tới tính khoa học, logic phát triển kiến thức chung và cả sự phát triển logic tình huống trong giờ học. Tuy nhiên nếu cứ mỗi kiến thức chốt xếp vào một đỉnh graph thì sẽ hết sức cồng kềnh và mất giá trị khái quát hoá. Do đó nên gộp hai hay nhiều kiến thức cùng loại, cùng ý nghĩa, cùng nội dung lại một đỉnh thì graph sẽ gọn.
+) Bước 2. Thiết lập các cung: Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối quan hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm sao phản ánh được logic phát triển của nội dung học tập.
+) Bước 3. Hoàn thiện graph: Làm cho graph trung thành với nội dung được mô hình hoá về cấu trúc logic, nhưng HS lại lĩnh hội được dễ dàng và đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày.