Phương pháp lập SĐTD

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 30)

* Lập SĐTD với bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm kết tinh thành một hình ảnh trung tâm hay chữ in chủ đề, sau đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác.

- Từ hình trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng toả rộng thành các nhánh. - Trên các nhánh liên kết đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, một từ hay một cụm từ chính (truyền tải được phần hồn của ý tưởng và giúp kích thích bộ nhớ). Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn.

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD, khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn, cá tính. Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin.

* Hai quy tắc lập SĐTD:

Quy tắc 1: Kĩ thuật

+) Kĩ thuật tạo sự nhấn mạnh trong SĐTD:

- Nên bắt đầu với hình ảnh ở tâm. Một bức ảnh “có giá trị ngàn lời” kích thích tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng nhớ. Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu. - Cần bố trí các thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD.

- Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi bạn đọc lại những ghi chép sau này.

- Sử dụng sự tương tác ngũ quan. Sử dụng từ diễn tả, tạo động lực chứ không phải kể chuyện.

- Cách dòng có tổ chức và thích hợp.

+) Kĩ thuật tạo mối liên kết trong SĐTD:

- Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong SĐTD.

- Dùng những hình thù ngẫu nhiên, kí hiệu để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định để tìm thấy mối liên kết dễ dàng.

- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh.

- Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh. Nhờ vậy, từ có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn. - Nên để tư duy càng “tự do” càng tốt. Không nên đắn đo, bận tâm việc phải đặt các chi tiết ở đâu hay có nên đưa chúng vào không.

- Nếu gặp trở ngại tạm thời trong tư duy, để trống một hay vài dòng, để thôi thúc não điền vào chỗ khuyết, tận dụng khả năng liên kết vô hạn của tư duy.

+) Kĩ thuật tạo sự mạch lạc trong SĐTD:

- Mỗi dòng chỉ có một từ khoá.

- Đặt tờ giấy nằm ngang có được nhiều khoảng trống hơn.

- Luôn dùng chữ in, để tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc. - Luôn viết chữ in thẳng đứng.

- Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh có cùng độ dài. - Nên dùng các đường kẻ cong cho các đường phân nhánh. - Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm.

- Ảnh vẽ thật rõ ràng.

- Đường bao quanh ôm sát các nhánh của cùng nhánh chính thành từng bó thông tin.

+) Kĩ thuật tạo nên phong cách riêng cho SĐTD:

- Cá nhân hoá bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn như biểu tượng về chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa thời gian quan trọng.

- Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường. Quy tắc 2: Cách bố trí

- Trình tự phân cấp: Từ ý chủ đạo, mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ các ý tưởng này lại tiếp tục mở rộng các liên kết mới, cứ tiếp tục như thế mở rộng phạm vi liên kết tới vô hạn. Điều này chứng minh rằng bộ não con người bình thường bẩm sinh đều có khả năng liên kết, sáng tạo vô hạn.

- Trình tự đánh số: Dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận hay bài kiểm tra khi cần trình bày ý tưởng theo một trình tự cụ thể, theo thời gian hay thứ tự quan trọng. Có thể đánh số theo trình tự để trình bày trước sau, có phân bố thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh.

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc lập SĐTD được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với hầu hết các quy tắc của SĐTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.5: SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc

* Lập SĐTD trong dạy học

Chuẩn bị lập SĐTD

- Đọc lướt: Bạn hãy lật hơi nhanh qua những trang sách để cảm nhận chung về cuốn sách, nhận biết bố cục, cấu trúc, độ khó, vị trí các phần, tóm tắt, kết luận …

- Định thời gian và lượng kiến thức cần học: Sau khi ấn định lượng thông tin cần đọc, hãy ghi ra giấy những gì bạn biết về nội dung sắp đọc thật nhanh dưới dạng từ khoá và SĐTD. Việc làm này giúp nâng cao khả năng tập trung, kích thích hệ thống lưu trữ và khởi động tư duy theo đúng hướng.

- Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu: Dưới dạng từ khoá và SĐTD, câu hỏi và mục tiêu càng được xác lập chính xác bao nhiêu thì việc lĩnh hội kiến thức càng đạt hiệu quả bấy nhiêu.

Ứng dụng vào việc lập SĐTD

- Đọc tổng quát: Đọc từ viết hoa, chữ in nghiêng, biểu đồ, hình ảnh, mục lục, ghi chú, tóm tắt, kết luân … giúp nắm được các phần minh hoạ và trực quan trong sách. Lúc này hãy hoàn thành hình ảnh trung tâm và các nhánh chính của SĐTD.

- Đọc các chủ điểm: Cần chú ý đọc phần mở đầu và kết thúc của đoạn vì thông tin có khuynh hướng tập trung ở phần mở đầu và phần cuối.

- Đọc chi tiết: Nếu cần thêm thông tin thì hãy đọc chi tiết, vì phần lớn thông tin quan trọng đã được xử lí ở hai giai đoạn trên.

- Đọc ôn lại: Nếu cần đọc thêm các thông tin để hoàn thành các mục tiêu, trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề thì cần đọc ôn lại.

- Ghi chú ngay trên sách và lập SĐTD: Chúng ta có thể ghi chú ngay trên sách bằng cách gạch dưới những ý quan trọng, gạch những nhận xét, dùng những đường cong để chỉ những thông tin không rõ ràng, các dấu chấm hỏi cho những phần bạn muốn nêu câu hỏi, các dấu chấm than cho những chi tiết đáng chú ý, SĐTD con ở hai bên lề. Lập một SĐTD phát triển dần dần. SĐTD sẽ giúp bạn thấy các vướng mắc của môn học và mối tương quan giữa môn mình đang học với các môn học khác.

- Ôn tập thường xuyên: Và cuối cùng là bạn hãy ôn tập kiến thức thật thường xuyên để kiến tạo kiến thức chúng ta có.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 30)