Nhận xét, đánh giá về phương pháp graph

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 29)

Graph là phương pháp có tính khái quát cao giúp GV hệ thống kiến thức, tạo ra mối liên hệ các kiến thức dưới dạng các sơ đồ trực quan. Sử dụng phương pháp graph khi ôn tập có thể hệ thống được một khối lượng lớn kiến thức vì graph có những tính năng như:

- Tính khái quát: Khi nhìn vào graph ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng.

- Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình ảnh cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội dung quan trọng.

- Tính hệ thống: Dùng graph có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương, logic phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhanhschi tiết của logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan.

- Tính súc tích: Graph cho phép dùng các kí hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh nên đã nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ được những dấu hiệu thứ yếu của khái niệm.

- Về tâm lý và sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở các đỉnh của graph và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức.

Phương pháp graph giúp hệ thống kiến thức về những chuyên đề nhỏ riêng biệt, với các vấn đề lớn thì sự mô tả bằng graph dễ gây sự rắc rối và khó nhìn.

1.4. Sơ đồ tƣ duy [32, 33, 34, 35]

1.4.1. Khái niệm sơ đồ tư duy

SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương pháp ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả. SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, nó giống như cấu trúc của cây tự nhiên.

SĐTD được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với computer, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả một câu truyện) thì nó còn có khả

năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng SĐTD, tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một mô hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

1.4.2. Phương pháp lập SĐTD

* Lập SĐTD với bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm kết tinh thành một hình ảnh trung tâm hay chữ in chủ đề, sau đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác.

- Từ hình trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng toả rộng thành các nhánh. - Trên các nhánh liên kết đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, một từ hay một cụm từ chính (truyền tải được phần hồn của ý tưởng và giúp kích thích bộ nhớ). Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn.

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD, khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn, cá tính. Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin.

* Hai quy tắc lập SĐTD:

Quy tắc 1: Kĩ thuật

+) Kĩ thuật tạo sự nhấn mạnh trong SĐTD:

- Nên bắt đầu với hình ảnh ở tâm. Một bức ảnh “có giá trị ngàn lời” kích thích tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng nhớ. Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu. - Cần bố trí các thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD.

- Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi bạn đọc lại những ghi chép sau này.

- Sử dụng sự tương tác ngũ quan. Sử dụng từ diễn tả, tạo động lực chứ không phải kể chuyện.

- Cách dòng có tổ chức và thích hợp.

+) Kĩ thuật tạo mối liên kết trong SĐTD:

- Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong SĐTD.

- Dùng những hình thù ngẫu nhiên, kí hiệu để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định để tìm thấy mối liên kết dễ dàng.

- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh.

- Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh. Nhờ vậy, từ có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn. - Nên để tư duy càng “tự do” càng tốt. Không nên đắn đo, bận tâm việc phải đặt các chi tiết ở đâu hay có nên đưa chúng vào không.

- Nếu gặp trở ngại tạm thời trong tư duy, để trống một hay vài dòng, để thôi thúc não điền vào chỗ khuyết, tận dụng khả năng liên kết vô hạn của tư duy.

+) Kĩ thuật tạo sự mạch lạc trong SĐTD:

- Mỗi dòng chỉ có một từ khoá.

- Đặt tờ giấy nằm ngang có được nhiều khoảng trống hơn.

- Luôn dùng chữ in, để tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc. - Luôn viết chữ in thẳng đứng.

- Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh có cùng độ dài. - Nên dùng các đường kẻ cong cho các đường phân nhánh. - Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm.

- Ảnh vẽ thật rõ ràng.

- Đường bao quanh ôm sát các nhánh của cùng nhánh chính thành từng bó thông tin.

+) Kĩ thuật tạo nên phong cách riêng cho SĐTD:

- Cá nhân hoá bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn như biểu tượng về chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa thời gian quan trọng.

- Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường. Quy tắc 2: Cách bố trí

- Trình tự phân cấp: Từ ý chủ đạo, mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ các ý tưởng này lại tiếp tục mở rộng các liên kết mới, cứ tiếp tục như thế mở rộng phạm vi liên kết tới vô hạn. Điều này chứng minh rằng bộ não con người bình thường bẩm sinh đều có khả năng liên kết, sáng tạo vô hạn.

- Trình tự đánh số: Dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận hay bài kiểm tra khi cần trình bày ý tưởng theo một trình tự cụ thể, theo thời gian hay thứ tự quan trọng. Có thể đánh số theo trình tự để trình bày trước sau, có phân bố thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh.

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc lập SĐTD được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với hầu hết các quy tắc của SĐTD.

Hình 1.5: SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc

* Lập SĐTD trong dạy học

Chuẩn bị lập SĐTD

- Đọc lướt: Bạn hãy lật hơi nhanh qua những trang sách để cảm nhận chung về cuốn sách, nhận biết bố cục, cấu trúc, độ khó, vị trí các phần, tóm tắt, kết luận …

- Định thời gian và lượng kiến thức cần học: Sau khi ấn định lượng thông tin cần đọc, hãy ghi ra giấy những gì bạn biết về nội dung sắp đọc thật nhanh dưới dạng từ khoá và SĐTD. Việc làm này giúp nâng cao khả năng tập trung, kích thích hệ thống lưu trữ và khởi động tư duy theo đúng hướng.

- Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu: Dưới dạng từ khoá và SĐTD, câu hỏi và mục tiêu càng được xác lập chính xác bao nhiêu thì việc lĩnh hội kiến thức càng đạt hiệu quả bấy nhiêu.

Ứng dụng vào việc lập SĐTD

- Đọc tổng quát: Đọc từ viết hoa, chữ in nghiêng, biểu đồ, hình ảnh, mục lục, ghi chú, tóm tắt, kết luân … giúp nắm được các phần minh hoạ và trực quan trong sách. Lúc này hãy hoàn thành hình ảnh trung tâm và các nhánh chính của SĐTD.

- Đọc các chủ điểm: Cần chú ý đọc phần mở đầu và kết thúc của đoạn vì thông tin có khuynh hướng tập trung ở phần mở đầu và phần cuối.

- Đọc chi tiết: Nếu cần thêm thông tin thì hãy đọc chi tiết, vì phần lớn thông tin quan trọng đã được xử lí ở hai giai đoạn trên.

- Đọc ôn lại: Nếu cần đọc thêm các thông tin để hoàn thành các mục tiêu, trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề thì cần đọc ôn lại.

- Ghi chú ngay trên sách và lập SĐTD: Chúng ta có thể ghi chú ngay trên sách bằng cách gạch dưới những ý quan trọng, gạch những nhận xét, dùng những đường cong để chỉ những thông tin không rõ ràng, các dấu chấm hỏi cho những phần bạn muốn nêu câu hỏi, các dấu chấm than cho những chi tiết đáng chú ý, SĐTD con ở hai bên lề. Lập một SĐTD phát triển dần dần. SĐTD sẽ giúp bạn thấy các vướng mắc của môn học và mối tương quan giữa môn mình đang học với các môn học khác.

- Ôn tập thường xuyên: Và cuối cùng là bạn hãy ôn tập kiến thức thật thường xuyên để kiến tạo kiến thức chúng ta có.

1.4.3. Các phần mềm hỗ trợ lập SĐTD

Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến ta khó nhìn tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn SĐTD khắc phục được những nhược điểm trên do tập trung xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Mặt khác SĐTD còn phù hợp với hoạt động của bộ não. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ đắc lực trong việc sơ đồ hoá bài học, đề tài nghiên cứu … như Mind Map; FreeMind; Mindjet MindManager 6, 7, 8, 9; Edraw Max – phiên bản 4.5, 5.0, 6.2; ConCeptdraw 7.0; iMindMap – phiên bản 2.0.8, 4.0.0 …

Trong luận vặn này, chúng tôi sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 8.0 (phiên bản 8) để lập SĐTD soạn thảo bài học hoá học:

Mindjet MindManager 8.0 là một trong các phần mềm để lập bản đồ tư duy (mindmap) tốt nhất hiện nay. Với nhiều tính năng vượt trội, Mindjet MindManager

8.0 cho phép trình bày ý tưởng có đính kèm các chú thích, hình ảnh, sơ đồ, bảng tính … với nhiều công cụ biểu mẫu phong phú. Nhờ phần mềm này, ta có thể lập SĐTD trên máy tính, vừa đẹp, nhanh lại rất tiện lợi.

Cài đặt phần mềm: Cũng như cài đặt các phần mềm khác, chúng ta nhấp đúp vào tệp tin Setup.exe. Sau đó, bấm Next và chọn đường dẫn đến nơi cần cài đặt (có thể dùng đường dẫn mặc định của máy là: C:/Program Files/). Tiếp theo, ta làm theo màn hình hướng dẫn setup. Sau khi hoàn tất, đăng ký chương trình xong, ta chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt.

Chạy chương trình: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng chương trình Mindjet MindManager 8 trên màn hình, hoặc có thể vào Start -> All Program -> Mindjet MindManager để khởi động chương trình. Sau khi chạy chương trình sẽ có giao diện chính như sau:

Hình 1.6. Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 8.0

Trong hình giao diện gồm có hệ thống menu trên, tiếp là phần hiển thị nội dung SĐTD, bên phải là thanh taskbar có sẵn vài mục để cần ta có thể chọn thao tác nhanh, bên dưới cùng là trạng thái, các chế độ hiển thị nội dung và thanh công cụ

zoom để phóng to thu nhỏ nội dung SĐTD. Sau đây, ta tìm hiểu sơ qua về hệ thống menu và cách tạo Map của phần mềm này.

a) Hệ thống menu:

Menu Home cho ta hầu hết các chức năng cơ bản của chương trình.

- Clipboard: Có các chức năng Copy, Cut, Paste và Format Painter. - Insert: Topic, Subtopic, Relationship, Callout và Boundary. - Map Markers: Icon Markers, Text Markers, Task Info.

Menu Insert cho ta những thao tác trên topic như: thêm vào các topic nhánh, đường liên kết các mối quan hệ, hình bao, bảng tính Excel, báo giờ, nhãn, ngày giờ, …

Menu Format cho ta định dạng các thành phần của map:

+ Topic Share: định dạng hình các Topic

+ Topic Line Style: chọn hình dáng của đường nối các topic trong nhánh. + Growth Direction: định nghĩa kiểu phân nhánh của sơ đồ.

+ Image Placement: vị trí của ảnh trong topic.

+ Relationship Share: định dạng kiểu đường nối các topic + Boundary Share: hình bao của topic.

+ Numbering: định dạng tự động số thứ tự topic nhánh trong cùng một topic. + Font: kiểu chữ cho topic.

+ Fill color: chỉ định màu nền cho topic. + Line color: màu của nhánh.

Menu Review chỉ giúp chúng ta hai thao tác quan trọng:

- Proofing:

+ Splelling : Kiểm tra lỗi chính tả và chỉnh tự động.

+ Map Stats: Thông tin về sơ đồ. Thông tin nay sẽ giúp chúng ta lưu tác quyền của tác giả khi lưu chuyển công cộng.

- New Comment: Mind manager 8.0 cho ta nhập vào một topic nhiều

comment, ở nhiều thời điểm khác nhau. Một số chức năng khác ít thông dụng. Menu View cho ta những thao tác để trình bày sơ đồ.

- Presentation Mode: trình bày kiểu trình chiếu của PowerPoint. - Filter: Chọn lọc những đối tượng cần trình bày.

- Show Branch Alone: Hiện chỉ một topic nhánh của topic chính. - Detail: Trình bày số nhánh của những mức theo ý.

- Show/Hide: Hiện hoặc ẩn những đối tượng của tất cả topic. - Zoom: Phóng đại hoặc thu nhỏ.

Menu Export cho phép ta chuyển sơ đồ thành các tập tin hoặc thư mục lưu nội dung của sơ đồ theo một hình thức khác.

- Chuyển sang PDF Player. - Chuyển sang hình ảnh. - Chuyển sang Web. - Chuyển sang Word.

- Chuyển sang Power Point.

Menu Tools cho ta nhiều công cụ nhưng công cụ quan trọng nhất là Star Brainstorming. Đây là công cụ thể hiện sự phối hợp giữa hai phương pháp làm việc theo nhóm: Brainstorminh và Mind mapping.

b) Cách tạo Map:

Click vào biểu tượng nhỏ ở góc trái màn hình ta sẽ tạo một tập tin map mới. Thông thường ta chọn Dafault Map

Hoặc cách khác: Click chuột vào gogs trái có chữ M đỏ. Giao diện sẽ cho ta một tập tin chỉ có một chủ đề trung tâm.

Tiếp theo dùng phím Insert và Enter ta được các topic một cách nhanh chóng, hoặc dùng chuột phải, chọn Insert.

Click chuột vào menu Relationship, ta sẽ tạo ra đường nối quan hệ các topic. Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí cuối ta sẽ được kết quả như ý.

- Insert chèn các đối tượng: Sau khi tạo được một sơ đồ đơn giản với chủ đề trung tâm, các chủ đề chính, chủ đề nhánh cùng với các đường liên hệ, chúng ta có nhu cầu đưa vào các chủ đề một số thông tin khác.

+ Nút lệnh Alert sẽ cho ta thêm " báo " thời gian định trước

Chọn thời điểm và thời gian báo trước.

+ Click chuột vào nút lệnh Label ta sẽ đánh nhãn cho một topic.

+ Click chuột vào nút Date&Time, ta sẽ có ngày giờ nhập vào một topic.

+ Bằng tổ hợp phím Ctrl+T ta sé có khung cửa sổ nhập ghi chú cho một topic hoặc dấu khung Note.

+ Click chuột phải, chọn Image ta đưa một ảnh vào topic hiện hành. Sau khi có ảnh ta có thể chỉnh kích thước bằng chuột.

+ Click chuột phải, ta chọn Add Attachement .. sẽ kèm một tập tin vào topic hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp Graph và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)