Kết quả chung đạt được:

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thạch Thành- Thanh Hóa (Trang 55)

THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-

2.5.1 Kết quả chung đạt được:

Kết quả thu đạt được trên toàn huyện

Ngay từ lúc mới thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH huyện Thạch Thành đã tập trung, chú trọng cho công tác thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu theo kế hoạch của BHXH tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc, kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ phát triển cao

Bảng 2.6 : Tình hình thu BHXH bắt buộc và BHYT tại BHXH huyện Thạch Thành giai đoạn 2005- 2010 Năm Số thu kế hoạch ( triệu đồng) Số thu thực tế ( triệu đồng ) Tỷ lệ thực hiện kế hoạch ( %) Tốc độ tăng liên hoàn ( %) 2005 12570 13029 103.7 - 2006 13503 14320 106 9.9 2007 16146 16221 100.5 13.2 2008 28997 29959 103 84.7 2009 37324 37443 100 24.9 2010 58592 56006 98 49.6

( nguồn : Bộ phận thu BHXH huyện Thạch Thành )

Ta nhận thấy số thu BHXH bắt buộc tăng dần qua các năm.

Trong năm 2008 có tốc độ tăng mạnh nhất do số thu thực hiện so với số thu thực hiện trong năm 2007 có chênh lệch nhiều nhất điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng thu của các chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc tại các đơn vị trên địa bàn trong năm 2008

là cao nhất trong thời kỳ từ năm 2005 đến 2010.

Trong năm 2006 có số thu thực hiện vượt kế hoạch là 6 % đây là kết quả khả quan của việc thu BHXH do công tác tuyên truyền và ý thức tham gia của người lao động và người sử dụng lao động.

Năm 2010 có số thu giảm đi 2% so với số thu kế hoạch có thể phân tích tình hình giảm sút này là do nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng, do trên địa bàn huyện năm qua có nhiều thiên tai nên ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động mà đặc biệt là người lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Từ đó làm giảm sút số thu thực tế của BHXH huyện song trong năm 2010 lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn các năm khác, tốc độc tăng liên hoàn là 49,6 % điều đó cho thấy tuy không đạt được số thu theo kế hoạch dự kiến nhưng lại có tăng trưởng cao do có số lượng người tham gia và số thu cao hơn năm 2009, từ đó có thể rút ra nhận xét số lượng người tham gia BHXH bắt buộc ngày càng cao và ý thức hơn trong việc thu nộp BHXH.

Có thể nói tình thu nộp BHXH bắt buộc trên địa bàn vừa qua có mức tăng trưởng mạnh và nhiều năm đạt vượt kế hoạch đề ra là do nhiều lý do

Thứ nhất: Thạch Thành là một huyện miền núi có diện tích rộng và dân số

đông có tỉ lệ lao động khá cao chiếm khoảng trên 40% trong đó có khoảng 80% là người lao động trong khối nhà nước và hành chính sự nghiệp. Cũng theo nghị định mới của chính phủ nghị định số 01/2003/NĐ-CP nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang hoạt động theo luật Doanh nghiệp, hội sản xuất doanh cá thể, người lao động... chính nhờ sự mở rộng của chính sách BHXH đã khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động có ý thức tham gia đóng góp.Từ đó dẫn đến số người tham gia BHXH hàng năm tăng lên khá lớn. Vì vậy đã tác động đến số thu BHXH là cho số thu BHXH cũng tăng nhanh trong các năm qua qua các năm. Chính sách BHXH đã mở rộng phạm vi bao phủ đến mọi đối tượng khuyến khích mọi người tham gia và đóng góp.

Thứ hai: Nhờ việc ra văn bản chính thức về luật BHXH năm 2006 của chính

phủ đã quy định rõ ràng về đối tượng thu nộp, mức đóng, quy trình thu, căn cứ đóng, phương thức đóng, xử phạt chậm nộp... và các chế độ cụ thể đã được phổ biến, đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng đặt dấu mốc quan trọng giúp cơ quan BHXH thuận tiện hơn trong việc thực hiện công tác thu BHXH trên địa bàn huyện.

đơn vị tham gia cũng gia tăng. Lý do chủ yếu là việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vượt ra khỏi phạm vi các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước như những năm trước. Đây là một con số hết sức có ý nghĩa với cơ quan BHXH bởi nó đánh dấu những nỗ lực không mệt mỏi của hệ thống cán bộ công nhân viên và lãnh đạo của cơ quan BHXH huyện Thạch Thành. Chính những nỗ lực đó đã làm cho số thu và số người tham gia không ngừng tăng lên qua các năm. Có thể nói một lý do khách quan nữa giúp làm tăng trưởng số thu và đối tượng tham gia đó là do tình hình kinh tế của đất nước ngày càng phát triển cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 đã có 5 đợt tăng lương tối thiểu liên tiếp giúp người lao động có tâm lý yên tâm hơn cho tương lai để làm việc và cống hiến xây dựng tổ quốc. Mặt khác việc tăng lương tối thiểu đã góp phần gia tăng lượng tiền phải đóng góp cho quỹ BHXH giúp năng cao chất lượng của các dịch vụ và tạo ra nguồn thu cho cơ quan BHXH từ việc đầu tư nguồn quỹ nhàn dỗi cho các lĩnh vực khác.

Bên cạnh những thuận lợi trong hoạt động thu, ta cũng chỉ ra được những khó khăn mà hầu hết các cơ quan BHXH cấp huyện gạp phải đó là trên địa bàn huyện các đơn vị tham gia chủ yếu là các đơn vị thuộc khối nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp như: UBND, HĐND, trường học, bệnh viện, các phòng ban...các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn hầu hết có quy mô nhỏ, sản xuất manh mún và hầu như không hoạt động liên tục mà có tính mùa vụ ( ví dụ : nhà máy đường, nhà máy gạch, nhà máy chế biến...) nên nhiều doanh nghiệp không có đủ điều kiện đóng nộp BHXH đúng theo pháp luật. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động về các chính sách BHXH nên họ đã làm lơ chuyện đóng góp BHXH bắt buộc cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có công đoàn hoặc nếu có thì hoạt động lỏng lẻo hơn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thạch Thành- Thanh Hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w